[tintuc]Nhận biết sớm các dấu hiệu sảy thai là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bởi lẽ, các số liệu thống kê cho thấy, có đến25.2%số ca sảy thai có thể được phòng ngừa bằng cách phát hiện triệu chứng kịp thời, từ đó giảm thiểu rủi ro xảy ra. Vậy, hiện tượng sảy thai là gì? Dấu hiệu bị sảy thai thường gặp ra sao? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Sảy thai là gì?
Sảy thai là tình trạng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Đây là giai đoạn mà thai nhi chưa đủ phát triển để có thể sống sót ngoài cơ thể mẹ. Lúc này, thai nhi thường có kích thước nhỏ hơn 16.5 cm về chiều dài, và cân nặng thường nhẹ hơn 300 gam.Tỷ lệ sảy thai ở Việt Nam và thế giới
TheoTổ chức Y tế Thế giới(WHO), sảy thai là lý do phổ biến nhất dẫn đến mất con trong thai kỳ. Trên thế giới, tỷ lệ sảy thai thường dao động trong khoảng từ 10 - 20%, tính riêng trên những trường hợp sản phụ biết rõ mình đang mang thai.Lấy tỷ lệ sảy thai trung bình bằng 15%, điều này đồng nghĩa với việc có gần23 triệuca sảy thai mỗi năm hoặc 44 ca sảy thai mỗi phút xảy ra ở phạm vi toàn cầu.Tuy nhiên trên thực tế, con số này có thể cao hơn. Điều này là do nhiều trường hợp sảy thai thường xảy ra quá sớm, trước khi sản phụ kịp nhận thức được rằng bản thân mình đã thụ thai, nên không được tính vào dữ liệu báo cáo nêu trên.Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo củaQuỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc(UNICEF), tỷ lệ sảy thai có thể rơi vào khoảng 4.2%.Mặc dù hầu hết những ngườibị sảy thai(80 - 85%) đều có thể tiếp tục mang thai một cách khỏe mạnh sau đó, nhưng trải nghiệm này vẫn không hề dễ dàng với phần lớn mẹ bầu, để lại nhiều “nút thắt” khó vượt qua trong tâm lý.Một số loại sảy thai
Có 7 loại sảy thai thường gặp, đó là:- Dọa sảy thai (hay còn gọi là động thai);
- Sảy thai không thể tránh khỏi;
- Sảy thai không hoàn toàn;
- Sảy thai hoàn toàn;
- Sảy thai không có triệu chứng;
- Sảy thai nhiễm trùng
- Sảy thai liên tiếp.
Loại sảy thai | Đặc điểm | Triệu chứng |
Dọa sảy thai, hay còn gọi là động thai (Threatened Miscarriage) | Tình trạng có dấu hiệu sảy thai nhưng thai nhi vẫn còn nhịp tim trong tử cung. | Chảy máu âm đạo, đau ít hoặc không đau, cổ tử cung vẫn đóng (không giãn). |
Sảy thai không thể tránh khỏi (Inevitable Miscarriage) | Tình trạng sảy thai bắt buộc phải xảy ra (không thể tránh khỏi) khi mẹ bầu bị chảy máu, chuột rút và giãn cổ tử cung quá mức. | |
Sảy thai không hoàn toàn (Incomplete Miscarriage) | Thai nhi đã chết nhưng cơ thể mẹ chưa đào thải được các phần mô hoại tử ra khỏi tử cung. | Có thể bao gồm chảy máu, chuột rút, đau bụng,… |
Sảy thai hoàn toàn (Complete Miscarriage) | - Thai nhi và tất cả các mô thai (nhau thai, cuống rốn,…) được cơ thể tống ra ngoài tử cung hoàn toàn. - Thường xảy ra đối với các trường hợp sảy thai xảy ra trước 12 tuần. | Chảy máu, đau bụng giảm dần sau khi tất cả mô thai được đào thải ra ngoài. |
Sảy thai không có triệu chứng (Asymptomatic Miscarriage) | - Thai nhi mất nhịp tim nhưng không có triệu chứng rõ ràng, thường được phát hiện qua siêu âm. - Mẹ cần trải qua một thủ thuật để làm giãn tử cung, tạo điều kiện để các mô hoại tử chảy ra ngoài giống như kinh nguyệt. | Không có triệu chứng rõ ràng, có thể có chảy máu nhẹ. |
Sảy thai nhiễm trùng | Sảy thai kèm theo nhiễm trùng trong tử cung | Sốt cao, đau bụng dữ dội, mệt mỏi, tim đập nhanh |
Sảy thai liên tiếp, hay còn gọi là sảy thai tái phát (Recurrent Miscarriage) | - Sảy thai từ hai lần trở lên liên tiếp. - Tỷ lệbị sảy thai2 lần liên tiếp ở mẹ bầu được ước tính là khoảng 0.2 - 1% | Phụ thuộc vào từng lần sảy thai, thường là chảy máu và đau bụng. |
Tỷ lệ sảy thai theo tuần
Trên thực tế, có đến hơn 80% các trường hợp sảy thai xảy ra trong ba tháng đầu (trước tuần thứ 12) của thai kỳ, và dưới 5% trường hợp sảy thai diễn ra trong tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 13 đến tuần 19).Nhìn chung, nguy cơ (xác suất) sảy thai của mẹ bầu càng giảm khi thai kỳ càng trưởng thành. Chi tiết hơn, dưới đây là bảng phân bố nguy cơ sảy thai theo tuần mà mẹ bầu có thể tham khảo:Tuần thai | Nguy cơ sảy thai | Tỷ lệ trên tổng số ca sảy thai |
Thứ 4 | 25% | Hơn 80% |
Thứ 5 | 21.3% | |
Thứ 6 | 9.4% | |
Thứ 7 | 4.2% | |
Thứ 8 | 1.5% | |
Thứ 9 | 0.5% | |
Thứ 12 | 0.7% | |
Thứ 13 - 19 | <0.5% | Dưới 15% |
Nguyên nhân sảy thai là gì?
Nguyên nhân gây sảy thai có thể đến từ các vấn đề của nhiễm sắc thể, tử cung, nhiễm trùng hoặc do các nguyên nhân khác. Cụ thể như sau:1. Nguyên nhân do nhiễm sắc thể
Theonghiên cứu, sảy thai xảy ra càng sớm thì nguyên nhân đến từ yếu tố di truyền (rối loạn nhiễm sắc thể) càng cao.Nhiễm sắc thể (NST) là những cấu trúc trong tế bào mang gen. Mỗi người có 23 cặp NST, tương ứng với 46 NST. Mỗi cặp bao gồm một NST truyền từ mẹ và một từ cha.Trong số các ca sảy thai ở 12 tuần đầu thai kỳ, có khoảng 50 - 80% trường hợp có liên quan đến bất thường về nhiễm sắc thể, thường là lệch bội - tình trạng phôi có số lượng nhiễm sắc thể không chính xác. Điều này thể dẫn tới nhiều dạng sảy thai khác nhau, như sảy thai do:- Hỏng trứng: Phôi thai đã bám vào tử cung nhưng không phát triển thành em bé. Nếu gặp trường hợp này, sản phụ có thể thấy dấu hiệu xuất huyết ra máu có màu nâu sẫm ở đầu thai kỳ.
- Thai chết trong tử cung: Phôi ngừng phát triển và chết.
- Thai trứng (molar pregnancy): Tình trạng nhau thai không hình thành đúng cách, phát triển thành một khối u nang (túi nhỏ chứa đầy chất lỏng) nên không thể cung cấp thức ăn và oxy cho em bé.
- Chuyển vị: Tình trạng một phần của nhiễm sắc thể di chuyển sang nhiễm sắc thể khác, gây ra một số ít các trường hợp sảy thai nhiều lần (sảy thai tái phát).
- Các vấn đề khác về nhiễm sắc thể: Như dị tật thai vô sọ (một loại khuyết tật ống thần kinh), bệnh trisomy (có thể gây ra hội chứng Down), suy thận hoặc bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh).
2. Nguyên nhân liên quan đến tử cung
Các vấn đề về tử cung và cổ tử cung có thể gây sảy thai bao gồm:- Tử cung có vách ngăn: Đây là tình trạng tử cung bị chia thành hai phần riêng biệt bởi một dải cơ hoặc mô. Đây là một bất thường phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ gây sảy thai nhiều lần. Nếu phát hiện sớm tình trạng này, bác sĩ sản khoa có thể đề nghị phẫu thuật trước khi mang thai để giảm nguy cơ gây sảy thai.
- Hội chứng Asherman: Tình trạng tồn tại một hoặc nhiều vết sẹo làm tổn thương niêm mạc tử cung. Hội chứng này có thể gây sảy thai liên tiếp trước khi sản phụ kịp nhận thức được là mình đang mang thai.
- U xơ, polyp hoặc sẹo do phẫu thuật: Những vấn đề này có thể làm giảm không gian phát triển của thai nhi trong tử cung hoặc cản trở việc cung cấp máu đến nuôi em bé. Nếu được phát hiện sớm trước khi mang thai, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ chúng.
- Suy cổ tử cung (cổ tử cung yếu): Đây là tình trạng cổ tử cung mở quá sớm trong thai kỳ mà không gây đau hay co thắt. Bác sĩ có thể đề nghị khâu vòng cổ tử cung để giữ cho cổ tử cung đóng lại, ngăn ngừa sảy thai.
3. Nguyên nhân nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng thường gặp có thể gây sảy thai bao gồm:- Nhiễm virus Parvo B19: Mẹ bầu nhiễm virus này có thể gây ra tình trạng thiếu máu trầm trọng ở thai nhi, dẫn đến suy tim sung huyết và khiến thai chết trong tử cung.
- Nhiễm virus chi Cytomegalo: Làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc nếu không thì hạn chế sự phát triển của thai nhi và sinh non.
- Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs):
- Bao gồm các bệnh herpes (mụn rộp) sinh dục và giang mai. Bạn có thể mắc phải khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm trong thai kỳ.
- Nếu nghi ngờ mắc STI, mẹ bầu hãy báo ngay cho bác sĩ bởi việc xét nghiệm và điều trị sớm có thể bảo vệ cả mẹ và thai nhi.
- Listeriosis:
- Đây là một loại virus gây nhiễm trùng máu đến từ thực phẩm. TheoTrung tâm Kiểm soát&Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mẹ bầu có nguy cơ nhiễm phải loại virus này cao hơn gấp 10 lần so với người bình thường.
- Nếu nghi ngờ nhiễm phải listeriosis, sản phụ hãy gọi ngay cho bác sĩ. Lúc này, bác sĩ có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị và đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.
4. Nguyên nhân khác
Bao gồm tình trạng xuất hiện huyết khối (cục máu đông) bất thường, bong nhau thai sớm (placental abruption), vỡ ối sớm hoặc chuyển dạ sinh non (preterm labor).Các yếu tố làm tăng nguy cơ sẩy thai
Các yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai có thể bao gồm:- Tiền sử sảy thai: Sau một lần sảy thai, nguy cơ sảy thai ở lần mang thai tiếp theo là khoảng20%. Sau 2 lần sảy thai liên tiếp, nguy cơ sảy thai lần nữa tăng lên khoảng 25%. Sau 3 lần sảy thai liên tiếp trở lên, nguy cơ sảy thai lần nữa là khoảng 30 - 40%.
- Tuổi tác: Nguy cơ sảy thai tăng lên khi bạn già đi. Trung bình một người phụ nữ 35 tuổi có 20% nguy cơbị sảy thai, trong khi đó nguy cơ này có thể tăng lên 80% ở độ tuổi 45.
- Tiếp xúc với độc chất: Hút thuốc, uống rượu / bia, sử dụng ma túy hoặc tiếp xúc quá nhiều với các hóa chất độc hại như dung môi, chì, asen, bức xạ, hoặc ô nhiễm không khí,… đều có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Bệnh lý khác:
- Bệnh rối loạn tự miễn (như Hội chứng kháng phospholipid, bệnh lupus ban đỏ);
- Bệnh béo phì;
- Các rối loạn liên quan đến hormone (như hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh khiếm khuyết pha hoàng thể (thiếu hụt hóc-môn progesterone);
- Bệnh tiểu đường có từ trước thai kỳ;
- Bệnh tăng huyết áp có từ trước thai kỳ;
- Các vấn đề về tuyến giáp;
- Bệnh thận nặng;
- Bệnh tim bẩm sinh;
- Suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
- Xét nghiệm trước khi sinh: Tuy hiếm gặp nhưng việc thực hiện một số thủ tục như chọc ối và lấy mẫu nhung mao màng đệm có thể tiềm ẩn nguy cơ gây sảy thai.
- Tổn thương ở bụng: Như bị ngã hoặc va chạm mạnh ở bụng, đặc biệt là từ tam cá nguyệt thứ hai, có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Dùng thuốc ảnh hưởng đến thai kỳ: Như thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, naproxen, diclofenac,….) và thuốc trị mụn isotretinoin (vitamin A);
- Mang thai khi đang đặt vòng tránh thai: Tuy hiếm gặp nhưng trong một số ít “tai nạn” hy hữu, mẹ bầu vẫn có thể đậu thai ngay khi sử dụng vòng tránh thai. Điều này cũng làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Căng thẳng: Dù là tâm lý hay thể chất, dù là ngắn hạn hay dài hạn, đều có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Yếu tố kinh tế, xã hội, tài chính, gia đình: Bất bình đẳng về chủng tộc / sắc tộc, tài chính không đảm bảo, hôn nhân không hạnh phúc, nguy cơ bạo lực hoặc thiếu hụt dinh dưỡng cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Caffeine: Theonghiên cứu, cứ mỗi 100 mg caffeine được tiêu thụ hàng ngày trong thai kỳ có thể làm tăng 14 - 26% nguy cơ sảy thai. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế cà phê, đồng thời ưu tiên tiêu thụ cà phê decaf (dòng cà phê đã được loại bỏ protein) thay cho cà phê truyền thống.
Ai dễ bị sảy thai?
Dựa trên các yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai nêu trên, có thể thấy, đối tượng dễbị sảy thaibao gồm:- Người đã từngbị sảy thai;
- Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên;
- Người hút thuốc, uống rượu hoặc dùng ma túy;
- Người tiếp xúc với hóa chất gây hại (rượu bia, thuốc lá, ma túy, caffeine, kim loại nặng hoặc tác nhân gây ô nhiễm trong không khí, nguồn nước và thực phẩm);
- Người có các bệnh lý như:
- Rối loạn tự miễn dịch;
- Béo phì;
- Vấn đề về hormone;
- Bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hoặc các vấn đề về tuyến giáp;
- Bệnh thận nặng hoặc bệnh tim bẩm sinh;
- Suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
- Người dùng thuốc không đúng chỉ định;
- Người đang mang thai khi sử dụng vòng tránh thai;
- Người chịu căng thẳng kéo dài hoặc có hoàn cảnh kinh tế / xã hội / gia đình khó khăn.
6 dấu hiệu sảy thai thường gặp
Một sốdấu hiệu bị sảy thaithường gặp bao gồm:1. Chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo là dấu hiệu sảy thai phổ biến nhất ở sản phụ. Việc xuất huyết có thể diễn tiến ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc chảy máu nhẹ dưới dạng dịch tiết có màu hồng / nâu đến tình trạng chảy máu đỏ tươi, kèm theo xuất hiện cục máu đông.Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý, chảy máu nhẹ trong ba tháng đầu của thai kỳ là triệu chứng khá phổ biến và không nhất thiết làdấu hiệu của sảy thai.Nếu gặp phải triệu chứng chảy máu âm đạo, tốt hơn hết bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chính xác. Điều này đặc biệt quan trọng hơn khi bạn đã có tiền sử sảy thai từ trước.2. Đau lưng và bụng dưới
Đau lưng và đau bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai vì chúng thường liên quan đến những thay đổi bất thường xảy ra trong tử cung khi thai nhi không còn phát triển bình thường.Dưới đây là một số nguồn cơn cho thấy triệu chứng đau bụng dưới có thể là dấu hiệu sảy thai cần được cảnh giác:- Co thắt tử cung: Khi cơ thể chuẩn bị đẩy ra các mô thai ra ngoài, tử cung có thể co thắt mạnh hơn bình thường, gây ra đau ở vùng lưng và bụng dưới, tương tự như cơn đau kinh nguyệt nhưng ở cường độ mạnh hơn.
- Áp lực trong vùng bụng: Khi thai nhi không còn phát triển, tử cung có thể gặp phải áp lực do mô thai và dịch ối bị tích tụ quá mức, gây ra cảm giác đau ở vùng lưng và bụng dưới.
- Viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng: Nếu mô thai không được đẩy ra ngoài hoàn toàn, có thể gây ra viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng, dẫn đến đau lưng và đau bụng dưới.
3. Mất triệu chứng ốm nghén
Sự vắng mặt của các triệu chứng ốm nghén (buồn nôn, nôn mửa,…), đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai.Nguyên nhân là bởi trong thai kỳ, ốm nghén thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang sản xuất ra một số nội tiết tố thai kỳ quan trọng (như hCG) để duy trì sự phát triển của thai nhi.Khi các triệu chứng ốm nghén đột ngột biến mất, đây có thể là dấu hiệu rằng mức hormone này đã giảm. Điều này có thể xảy ra khi thai nhi không còn phát triển hoặc đã chết.Tuy nhiên, sự vắng mặt của các triệu chứng ốm nghén không phải lúc nào cũng có nghĩa là sảy thai. Đôi khi, các triệu chứng ốm nghén có thể giảm một cách tự nhiên khi cơ thể bạn điều chỉnh lại mức hormone hoặc bước vào các giai đoạn khác nhau của thai kỳ.Vì thế, nếu bạn lo lắng về sự vắng mặt của các triệu chứng ốm nghén, đặc biệt là trong 12 tuần thai đầu tiên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kịp thời.4. Dịch âm đạo bất thường
Dịch âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai vì khi thai nhi không còn phát triển, cơ thể có thể tiết ra nhiều dịch hoặc máu để đẩy ra các mô thai.Dịch này có thể có màu khác thường, như màu hồng, đỏ, nâu, hoặc có mùi khó chịu. Sự thay đổi trong dịch âm đạo, đặc biệt khi kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng hoặc chảy máu, có thể cho thấy thai nhi đang gặp vấn đề hoặc đã ngừng phát triển.5. Chuột rút
Chuột rút có thể là dấu hiệu sảy thai khi tử cung cần co thắt mạnh mẽ để tống các mô thai khi không còn phát triển ra khỏi cơ thể.Những cơn co thắt này gây ra các cơn đau bụng dưới, tương tự như đau kinh nguyệt nhưng mạnh hơn. Chuột rút kèm theo chảy máu âm đạo hoặc dịch bất thường có nhiều nguy cơ cho thấy sảy thai đang diễn ra hoặc sắp xảy ra.6. Thử thai âm tính
Thử thai âm tính có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai vì khi thai nhi không còn phát triển, nồng độ hóc-môn hCG (hormone thai kỳ) trong cơ thể sẽ giảm xuống mức thấp hơn thông thường.Thử thai dựa vào việc phát hiện nội tiết tố hCG, nên khi lượng hormone này giảm, kết quả thử thai có thể chuyển từ dương tính sang âm tính. Sự thay đổi này cho thấy thai kỳ không còn tiếp tục phát triển như dự kiến. Lưu ý: Nếu bạn có thai nhưng que thử thai cho ra kết quả âm tính, điều này không nhất thiết là bạn đãbị sảy thai.Để chắc chắn hơn, bạn nên thăm khám bác sĩ để được xét nghiệm máu hoặc siêu âm bởi các phương pháp này chính xác hơn trong việc xác định thai kỳ và tình trạng sức khỏe của bản thân.Cần làm gì ngay khi có dấu hiệu sảy thai?
Ngay khi có dấu hiệu xảy ra, sản phụ cần gọi ngay cho bác sĩ sản khoa gần nhất để được tư vấn và đặt lịch thăm khám càng sớm càng tốt.Lưu ý, nếu sản phụ có các dấu hiệu sảy thai nghiêm trọng, hãy chủ động đặt lịch cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất mà không cần phải đợi ý kiến từ bác sĩ cá nhân. Một số dấu hiệu sảy thai nghiêm trọng, cần được cấp cứu kịp thời bao gồm:- Âm đạo bị xuất huyết nặng, cần sử dụng nhiều hơn 2 băng vệ sinh / giờ trong vòng ít nhất 3 giờ liên tiếp;
- Có sự xuất hiện của huyết khối lớn hoặc các mô có màu trắng xám lẫn trong dịch tiết ra từ âm đạo;
- Bị sốt trên 38.5°C;
- Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn so với đau bụng kinh;
- Cơn đau chỉ xảy ra ở một bên của bụng;
- Chóng mặt, hoa mắt và đau đầu.
Biện pháp giữ thai khi có dấu hiệu dọa sảy
Nếu bạn đã có dấu hiệu dọa sảy thai, dưới đây là một số biện pháp cần thực hiện để làm tăng khả năng giữ thai:- Nghỉ ngơi nhiều: Tránh các hoạt động nặng nhọc, nên nghỉ ngơi và giữ tâm trạng thoải mái.
- Tránh quan hệ tình dục: Kiêng quan hệ tình dục để giảm áp lực lên tử cung.
- Theo dõi sức khỏe: Liên tục theo dõi các triệu chứng và liên hệ với bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt, vitamin C và axit folic.
- Tránh tiếp xúc với các chất độc hại: Tránh xa các hóa chất độc hại và môi trường ô nhiễm.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Luôn thảo luận với bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích trong quá trình mang thai, về việc xây dựng lối sống khoa học và sử dụng thuốc theo chỉ định, chẳng hạn như thuốc bổ sung hormone progesterone.
Phương pháp chẩn đoán sảy thai
Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán sảy thai thông dụng bao gồm:- Khám phụ khoa: Bác sĩ kiểm tra cổ tử cung để xem có dấu hiệu mở rộng (giãn) hay không, từ đó ước lượng được rủi ro sảy thai của bạn.
- Siêu âm: Đây là phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi. Siêu âm có thể giúp xác định được nhịp tim, đánh giá sự phát triển của thai nhi cũng như bất thường ở tử cung của mẹ. Nếu kết quả thử nghiệm không rõ ràng, bạn có thể cần phải siêu âm lại sau khoảng một tuần.
- Xét nghiệm máu: Nhằm đo lường nồng độ hormone hCG (human chorionic gonadotropin) trong máu. Mức hCG giảm hoặc không tăng như mong đợi có thể là dấu hiệu sảy thai .
- Xét nghiệm nước tiểu: Đo nồng độ hCG trong nước tiểu cũng có thể giúp chẩn đoán sảy thai.
- Xét nghiệm mô học ( histology examination hoặc tissue tests): Giúp xác nhận và tìm kiếm nguyên nhân chính xác dẫn đến sảy thai.
Phụ nữ sau sảy thai có thể gặp những biến chứng hay di chứng gì không?
Phụ nữ sau sảy thai có thể gặp một số biến chứng và di chứng như:- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng tử cung có thể xảy ra nếu mô thai không được loại bỏ hoàn toàn.
- Chảy máu nhiều: Mất máu quá nhiều có thể dẫn đến thiếu máu.
- Tổn thương tử cung: Trong một số trường hợp hiếm gặp, các thủ thuật y tế được áp sau sảy thai (nạo hút thai, sử dụng thuốc kích thích co cơ tử cung,….) có thể gây tổn thương tử cung.
- Sảy thai tái phát: Người có tiền sử sảy thai sẽ có nguy cơ cao hơn về sảy thai ở lần mang thai kế tiếp.
- Tổn thương tâm lý: Phụ nữ thường trải qua cảm giác buồn bã, trầm cảm, lo âu hoặc mặc cảm tội lỗi hậu sảy thai. Điều này có thể mất nhiều thời gian để chữa lành, thường là vài tháng đến vài năm.
Phục hồi sau khi bị sảy thai
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc cá nhân, có thể giúp mẹ bầu nhanh chóng khôi phục lại cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần sau khi nhận được chẩn đoán chính thức về việc sảy thai của mình:1. Tư duy đúng đắn
Sau khi sảy thai, mẹ bầu có thể trải qua nhiều “cơn bão” cảm xúc mãnh liệt, như cảm thấy tội lỗi, buồn bực, chán chường hoặc bất lực. Lúc này, mẹ cần nhận ra rằng đây đều là những cảm xúc hết sức bình thường.Sản phụ cũng không nên tự trách bản thân mình rằng do đã làm điều gì đó nên mới dẫn đến sảy thai. Bởi lẽ, trong hầu hết trường hợp, sảy thai xảy ra là do nguyên nhân di truyền. Đồng thời, đây cũng là cách mà cơ thể chủ động lựa chọn để chấm dứt thai kỳ khi thai nhi không tăng trưởng bình thường.Để cảm thấy thoải mái hơn, bạn hãy chủ động nói chuyện với bạn đời, bác sĩ sản khoa, gia đình và bạn bè. Nếu cần, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của một chuyên gia tâm lý trị liệu hoặc tham gia vào các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng để dần thích nghi lại với cuộc sống.2. Sử dụng băng vệ sinh
Sau khibị sảy thai, bạn có thể bị chảy máu âm đạo tương tự hoặc nhiều hơn một chút so với kỳ kinh bình thường, kéo dài trong vòng 1 - 2 tuần. Mức độ chảy máu sẽ giảm sau một tuần.Để cầm máu, bạn hãy ưu tiên dùng băng vệ sinh mặc ngoài (loại có cánh hoặc không cánh) thay vì loại tampon cần phải đút sâu vào trong âm đạo.3. Giảm đau
Bạn có thể cảm thấy đau bụng trong nhiều ngày sau khi sảy thai. Lúc này, hãy cân nhắc sử dụng acetaminophen (theo chỉ định của bác sĩ) để giảm nhẹ triệu chứng hoặc cắt cơn đau tạm thời.4. Chế độ ăn uống
Ăn uống với nhiều chất sắt và vitamin C để cơ thể nhanh tái tạo máu / niêm mạc tử cung, đồng thời hạn chế nhiễm trùng.Bà bầu bị sảy thai sau bao lâu thì có thể mang thai lại?
Về mặt bản chất, mẹ bầu có thể mang thai lại sớm nhất là 2 tuần sau khibị sảy thaimà không cần phải đợi đến khi chu kỳ kinh nguyệt “bình thường” trở lại. Bởi lẽ, sau khibị sảy thai, cơ thể của mẹ đã bắt đầu quay trở lại với “nhịp điệu” sinh sản thông thường.Điều này có nghĩa là bạn có thể rụng trứng trước khi tới kỳ kinh nguyệt kế tiếp. Vì thế, nếu bạn thụ thai trong lần rụng trứng đầu tiên này, bạn vẫn có thể thấy dấu hiệu dương tính trên que thử thai như bình thường.Nhiềunghiên cứucũng đã chứng minh, việc mang thai lại trong vòng 3 tháng hậu sảy thai cho thấy tỷ lệ tái phát sảy thai thấp hơn đến 3 lần so với việc mang thai lại trong vòng 6 - 18 tháng hậu sảy thai.Tuy nhiên trên thực tế, các bác sĩ sản khoa có thể chỉ định thời gian chờ tối ưu là lâu hơn 3 tháng, hoặc thậm chí là kéo dài hơn 6 tháng (theo khuyến nghị củaTổ chức Y tế Thế giới- WHO) đế tiếp tục có thai lần nữa.Điều này là nhằm đảm bảo rằng phụ nữ có đủ thời gian để lấy lại lượng dinh dưỡng dự trữ đã mất, cắt giảm cân nặng dư thừa và loại bỏ mọi tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng kéo dài từ lần sảy thai gần đây nhất.Do đó, để biết chính xác khoảng thời gian chờ để có thể mang thai lại lần nữa, bạn cần chủ động hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết.Biện pháp phòng ngừa sảy thai
Không có cách nào để phòng ngừa triệt để việc sảy thai bởi đây là một quá trình tự nhiên, thường không xảy ra đột ngột mà kéo dài trong vài ngày, khi cơ thể từ chối việc tiếp tục giữ thai nhi (vốn đã không còn phát triển bình thường) trong tử cung.Điều nên làm | Điều không nên làm |
Thăm khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi sức khỏe của bạn và thai nhi. | Nhấc vật nặng, cúi thấp người, đẩy, kéo hoặc có bất kỳ hành động nào khác đòi hỏi phải gồng hoặc rặn. |
Dinh dưỡng khoa học: Ăn uống giàu chất sắt (thịt đỏ, rau lá xanh, các loại hạt, đậu và thủy hải sản).- Ăn uống giàu vitamin C (ổi, táo, bông cải xanh, ớt chuông, rau lá xanh,….).- Chỉ ăn chín uống sôi. | Dùng loại băng vệ sinh dạng tampon / dụng cụ thụt rửa / kem thoa / thuốc để đưa vào sâu bên trong âm đạo. |
Uống bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai (theo chỉ định của bác sĩ) để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh và sảy thai. | Tắm bồn / hút thuốc / uống rượu bia / dùng thuốc không đúng chỉ định / tiếp xúc nhiều với hóa chất. |
Duy trì cân nặng hợp lý: Tăng 1 - 2 kg / 3 tháng đầu;- Tăng 4 - 5 kg / 3 tháng giữa;- Tăng 5 - 6 kg / 3 tháng cuối. | Tiêu thụ nhiều hơn 200 mg caffeine / ngày |
Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng và lo âu quá mức. | Tiếp tục quan hệ tình dục khi đã có dấu hiệu dọa sảy thai (động thai). |
Kiểm soát tốt các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp và các vấn đề về tuyến giáp trước và trong thai kỳ. | Chưa tiêm phòng đầy đủ nhưng thường xuyên tiếp xúc với người / vật có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. |
Không có nhận xét nào: