[tintuc]Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, bao gồm cả việc lựa chọn sữa cho người tiểu đường . Bởi lẽ, ăn uống hợp lý giúp duy trì đường huyết ổn định và hỗ trợ dự phòng các biến chứng nguy hiểm. Vậy, tiêu chí để chọn ra những dòng sữa tốt cho người tiểu đường là gì? Đâu là danh sách các loại sữa dành cho người tiểu đường được yêu thích hiện nay? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng khám phá ngay trong bài viết sau

sữa cho người tiểu đườngLựa chọn sữa cho người tiểu đường cần đáp ứng những tiêu chí nào?

Sữa ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?

Sữa chứa khoảng 10 - 15% khối lượng là carbohydrate (chất đường bột), trong đó có khoảng ⅓ lượng carbohydrate (5% khối lượng sữa) là đường lactose.Vào cơ thể, toàn bộ lượng carbohydrate này, bao gồm cả đường lactose, có thể được chuyển hóa thành glucose máu và làm tăng đường huyết.Tuy nhiên, mức độ làm tăng đường huyết sau khi uống sữa là khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào một số yếu tố như:
  • Lượng lactose tiêu thụ: Khi tiêu thụ một lượng nhỏ lactose, cơ thể có thể dễ dàng chuyển hóa chúng nên không làm tăng đường huyết đột ngột. Tuy nhiên, khi tiêu thụ một lượng lớn, có thể gây ra tình trạng tăng đường huyết nhanh chóng.
  • Khả năng dung nạp lactose:
    • Ở người bình thường: Khi lactose được tiêu hóa, enzyme lactase sẽ phân hủy nó thành glucose và galactose. Sau đó, gan sẽ tiếp tục chuyển đổi galactose thành đường glucose, đưa chúng vào máu và làm tăng đường huyết.
    • Ở người bất dung nạp lactose: Lactose không thể được phân giải và tiêu hóa đúng cách, dẫn đến sự lên men trong ruột và không thể làm tăng đường huyết sau đó. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và làm phức tạp việc quản lý lượng đường trong máu do tình trạng viêm và căng thẳng quá mức đường tiêu hóa.

Chỉ số đường huyết và tải lượng đường của sữa

Sữa có chỉ số đường huyết (GI) dao động trong khoảng từ 20 - 47 và tải lượng đường (GL) biến thiên trong khoảng từ 1.1 - 3.9 , tùy thuộc vào từng loại sữa. Trong đó:
  • GI: Là đơn vị đo lường tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn, được tính trên thang điểm 100. Cụ thể, GI dưới 55/100 được xem là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tức chỉ làm tăng đường huyết một cách chậm rãi sau khi tiêu thụ.
  • GL: Là đơn vị đo lường mức độ làm tăng đường huyết sau khi tiêu thụ 100g thực phẩm. Theo quy ước, thực phẩm sở hữu mức GL từ 0 đến 10 chỉ có thể làm tăng nhẹ đường huyết (tăng không đáng kể).
Dưới đây là danh sách chỉ số đường huyết và tải lượng đường của một số dòng sữa thường gặp hiện nay:
STT Loại sữa Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường (GL)
1 Sữa bò nguyên chất 33 - 47 1.3 - 1.6
2 Sữa bò gầy (tách béo) 27 - 43 1.3 - 1.6
3 Sữa dê 24 1.1
4 Sữa bột toàn phần 26 10.5
5 Sữa đặc có đường 60 34
6 Sữa milo bột 54.3 37.8
7 Sữa milo nước 35.8 3.7
8 Sữa uống lên men Yakult 45.8 8.46
9 Sữa đậu nành 30 1.8
10 Sữa hạnh nhân 25 - 30 0.3 - 0.5
11 Sữa yến mạch 69 3.5
Như vậy, ngoại trừ sữa đặc và sữa milo bột nguyên chất (chưa pha loãng), hầu hết các dòng sữa nước đều là thực phẩm có cả chỉ số đường huyết lẫn tải lượng đường nằm ở mức thấp. Vậy, người tiểu đường uống sữa được không?
Chỉ số đường huyết và tải lượng đường của sữaHầu hết các loại sữa nước đều có chỉ số GI và GL nằm ở mức thấp

Tiểu đường có được uống sữa không?

Người bệnh tiểu đường ĐƯỢC UỐNG sữa bởi khi được tiêu thụ ở một lượng vừa phải, sữa không có nguy cơ khiến đường huyết tăng cao, an toàn cho kế hoạch quản lý sức khỏe của người bệnh tiểu đường.Nhìn chung, sữa có thể là một phần của chế độ ăn uống cân bằng cho người tiểu đường khi được lựa chọn đúng loại và kiểm soát chặt chẽ hàm lượng tiêu thụ.Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi quyết định bổ sung sữa vào chế độ ăn hàng ngày, người bệnh cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ để tránh các tương tác thuốc hoặc phản ứng bất lợi (nếu có), từ đó đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tiểu đường uống sữa có tốt không?

Uống sữa đem lại nhiều tác dụng TỐT cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là bởi sữa sở hữu mật độ dưỡng chất cao hơn đáng kể so với các loại thực phẩm khác.Ngoài việc cung cấp cho cơ thể calo / carbohydrate / protein và chất béo, sữa còn là một nguồn dồi dào vitamin và khoáng chất, với hơn 13 loại vitamin và 11 khoáng chất khác nhau, trong đó nổi bật nhất là hàm lượng cao vitamin D, vitamin nhóm B, canxi, kẽm, magiê và selen.Dưới đây là vai trò của các dưỡng chất này đối với sức khỏe của người bệnh tiểu đường:
Dưỡng chất Vai trò với sức khỏe tổng thể Vai trò hỗ trợ bệnh tiểu đường
Carbohydrate Cung cấp glucose và năng lượng cho tế bàoĐường trong sữa chủ yếu là đường lactose, ít có khả năng làm tăng đường huyết nhanh như các loại đường khác
Protein Cung cấp 9 loại axit amin thiết yếu để sửa chữa tế bào- Giúp no lâu, làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate ở ruột

- Chứa leucine, isoleucine và valine - ba loại axit amin có tác dụng kích thích tuyến tụy tiết insulin để điều hòa đường huyết sau bữa ăn.[1]

Chất béo Cần thiết cho quá trình tổng hợp các hóc-môn quan trọng
Vitamin D Hỗ trợ hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏeHỗ trợ cải thiện đường huyết ở người bệnh tiểu đường loại 1[2]
Vitamin nhóm B

(B6, B12)

Giúp chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ chức năng hệ thần kinhHỗ trợ cải thiện tình trạng kháng insulin và ngăn ngừa biến chứng gan nhiễm mỡ[3][4]
Canxi Quan trọng cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương và răngVừa làm giảm tình trạng kháng insulin - nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường tuýp 2, vừa hỗ trợ ngăn ngừa sự thiếu hụt hóc-môn tuyến giáp (PTH) ở người bệnh tiểu đường.[5]
Kẽm Hỗ trợ hệ miễn dịch, chữa lành vết thươngCải thiện độ nhạy insulin, giảm căng thẳng oxy hóa và bảo vệ thận khỏi tổn thương[6]
Magiê Tham gia vào hơn 300 phản ứng enzyme trong cơ thểCải thiện độ nhạy insulin, giúp tế bào tăng cường hấp thụ glucose từ máu.[7]
Selen Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thươngGiúp tăng độ nhạy insulin và điều hòa lượng đường trong máu[8]

Cách chọn sữa dành cho người tiểu đường

Khi chọn các loại sữa cho người tiểu đường , bạn cần lưu tâm đến 4 tiêu chí sau:

1. Chỉ số đường huyết và tải lượng đường thấp

Người tiểu đường cần chọn sữa có chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) thấp. Trong đó, GI nhỏ hơn 55 và GL nhỏ hơn 10 được xem là các thông số đường huyết phù hợp với sữa cho người tiểu đường .Điều này giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn vì chúng không gây tăng đường huyết đột ngột, từ đó giảm nguy cơ khởi phát các biến chứng liên quan đến tiểu đường (bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, suy thận,…).

2. Hàm lượng chất béo và mức chất béo bão hòa

Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên chọn dòng sữa ít béo (low-fat milk) hoặc không béo (skim milk) để hạn chế nguy cơ tích tụ mỡ thừa, béo phì và mắc phải các bệnh rối loạn chuyển hóa (gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,…).Mặt khác, chọn sữa cho người tiểu đường chứa ít chất béo bão hòa cũng rất quan trọng, bởi nó giúp dự phòng nguy cơ xơ vữa động mạch - tình trạng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ.Tóm lại, việc tiêu thụ sữa ít béo không chỉ hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý mà còn giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Cách chọn sữa dành cho người tiểu đườngĐọc kỹ bảng thành phần giúp người bệnh lựa chọn được loại sữa chứa ít chất béo bão hòa

3. Hàm lượng protein

Protein là dưỡng chất quan trọng giúp sửa chữa, duy trì và xây dựng cơ bắp. Trong khi đó, mô cơ chính là một trong những loại tế bào có nhu cầu sử dụng glucose nhiều nhất trên cơ thể. Vì thế, bổ sung protein để ngăn ngừa sự thoái hóa cơ bắp cũng gián tiếp góp phần cải thiện tình trạng kháng insulin và hỗ trợ điều hòa đường huyết về lâu dài.

4. Chọn các sản phẩm sữa phù hợp với thể trạng của người bệnh

Người bệnh nên chọn những dòng sữa cho người tiểu đường phù hợp với đặc điểm thể trạng và sở thích cá nhân. Ví dụ:
  • Người không dung nạp lactose nên chọn sữa không lactose để tránh các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, tiêu chảy.
  • Người ăn chay có thể chọn sữa thực vật như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa dừa để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cần thiết mà vẫn tuân thủ chế độ ăn uống cá nhân.
Như vậy, việc chọn sữa phù hợp với thể trạng giúp người bệnh tránh được các phản ứng phụ có thể gây phản ứng tiêu cực với sức khỏe.Trong khi đó, lựa chọn sữa phù hợp với sở thích cá nhân góp phần tạo cảm giác thoải mái trong ăn uống. Điều này rất quan trọng để người bệnh duy trì thói quen dùng sữa lâu dài.
Xem thêm:
  • Bị tiểu đường có ăn được sữa chua không?

9 loại sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất

Sau khi đã biết rõ tiêu chí để lựa chọncác loại sữa dành cho người tiểu đường, dưới đây là gợi ý 9 loạisữa tốt cho người tiểu đườngđến từ Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng mà bạn nên tham khảo:

1. Sữa tươi tách béo hoặc ít béo

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
27 - 47 1.3 - 1.6
Trên thị trường sữa tươi dành cho người tiểu đường hiện nay, có 3 dòng sữa chính, được phân loại theo mức độ béo, đó là là sữa tươi tách béo (chứa ít hơn 1% fat), sữa tươi tách béo (chứa từ 1 - 3% fat) và sữa tươi nguyên chất (3% fat).Như đã trình bày bên trên, người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ dòng sữa tươi tách béo hoặc ít béo, tức chứa ít hơn 3% fat. Điều này không những giúp kiểm soát cân nặng, mà còn hỗ trợ dự phòng sớm các biến chứng tim mạch.
Sữa tươi tách béo hoặc ít béo, sữa cho người tiểu đườngSữa tươi không đường dòng low-fat là lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường

2. Sữa lactose-free

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
27 - 47 1.3 - 1.6
Sữa không chứa lactose phù hợp cho người tiểu đường mắc chứng không dung nạp lactose, giúp tránh được các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy.Tương tự như sữa tươi, sữa lactose-free vẫn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như protein, canxi và vitamin D.Việc chọn sữa không lactose giúp người tiểu đường duy trì sức khỏe tiêu hóa, kiểm soát đường huyết tốt hơn và đảm bảo hấp thụ các dưỡng chất quan trọng một cách hiệu quả.

3. Sữa chua Hy Lạp

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
11 0.4
Sữa chua Hy Lạp có thể được coi là dòng sữa chua cho người tiểu đường bởi chúng sở hữu hàm lượng protein cao hơn loại sữa chua truyền thống, giúp kéo dài cảm giác no và làm chậm quá trình hấp thụ đường ở ruột.Mặt khác, sữa chua Hy Lạp còn có chỉ số đường huyết thấp (GI bằng 11), tức thấp hơn 3 lần so với sữa chua thông thường (GI 35), góp phần hạn chế nguy cơ làm tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.
sữa dành cho người tiểu đường, sữa chua Hy LạpSữa chua Hy Lạp có kết cấu sánh mịn và giàu protein hơn sữa chua truyền thống

4. Sữa hạnh nhân

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
25 - 30 0.3 - 0.5
Trong số các dòngsữa dành cho tiểu đường, sữa hạnh nhân nổi bật với tải lượng đường huyết nằm ở mức rất thấp (GL bằng 0.3 - 0.5).Điều này có nghĩa là tiêu thụ sữa hạnh nhân ở lượng vừa phải (200 - 400 ml / lần) không có rủi ro làm đường huyết tăng cao, an toàn cho kế hoạch kiểm soát glucose máu của người bệnh tiểu đường.Mặt khác, loại sữa này còn chứa nhiều vitamin E. Trung bình 100g sữa hạnh nhân có thể đáp ứng 19% nhu cầu khuyến nghị vitamin E hàng ngày dành cho người trưởng thành.Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh. Bổ sung 400 - 700 mg vitamin E / đượcchứng minhcó khả năng hỗ trợ điều hòa đường huyết lúc đói ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 chỉ sau 10 tuần.

5. Sữa đậu nành

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
30 1.8
Sữa đậu nành xứng đáng có mặt trong danh sáchsữa trị tiểu đườngbởi chúng sở hữu hàm lượng carbohydrate và calo thấp, đồng thời là nguồn cung cấp dồi dào protein và chất xơ.Trong khi protein giúp người bệnh no lâu thì chất xơ lại góp phần làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, hỗ trợ duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định.Đặc biệt, trong đậu nành còn chứa nhiều isoflavones - một nhóm hợp chất đượcchứng minhcó khả năng thúc đẩy quá trình hấp thụ glucose từ máu vào tế bào trên phạm vi toàn thân, hỗ trợ điều hòa đường huyết tối ưu.
Sữa đậu nành chứa nhiều isoflavones, hỗ trợ làm giảm tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường

6. Sữa hạt lanh không đường

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
Dưới 35 Dưới 0.6
Ngoài việc sở hữu chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết thấp, sữa hạt lanh còn chứa hàm lượng B1 (thiamine) cao vượt ngưỡng các loại sữa cho người tiểu đường khác.Trung bình 100g hạt lanh có thể cung cấp 1644 mg thiamine, tương đương với 137% nhu cầu khuyến nghị vitamin B1 hàng ngày dành cho người trưởng thành.Nghiên cứucho thấy, bổ sung vitamin B1 giúp ngăn ngừa sự hình thành các sản phẩm phụ có hại của quá trình chuyển hóa glucose, từ đó làm giảm căng thẳng oxy hóa và cải thiện chức năng nội mô, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người bệnh tiểu đường.

7. Sữa hạt điều

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
Dưới 25 Dưới 3.1
Bên cạnh việc sở hữu tải lượng đường huyết thấp, sữa hạt điều còn chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như kẽm và mangan.Nếu kẽm đượcchứng minhcó khả năng cải thiện độ nhạy insulin ở tế bào thìnghiên cứucũng cho thấy, mangan có tác động tăng cường hoạt động sản xuất insulin (hóc-môn điều hòa đường huyết) ở tuyến tụy.Như vậy, thông qua nhiều tác động hiệp đồng, bổ sung sữa hạt điều có thể giúp cơ thể sử dụng glucose máu hiệu quả và ổn định đường huyết tốt hơn.
Sữa hạt điều giàu kẽm và mangan, tốt cho người bệnh tiểu đường

8. Sữa bắp

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
20.8 1.87
Bên cạnh việc sở hữu tải lượng đường huyết thấp, sữa bắp còn chứa rất ít calo (25 calo / 100g), tức chỉ bằng 25 - 30% mức năng lượng của các dòng sữa tươi truyền thống.Điều này khiến sữa bắp trở thành một lựa chọn dinh dưỡng đáng cân nhắc cho người bệnh tiểu đường đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, hỗ trợ người bệnh kiểm soát cân nặng hiệu quả
Sữa bắp chứa hàm lượng calo thấp hơn 3 - 4 lần so với sữa bò truyền thống
Trên đây là những phân tích chi tiết về 9 loạisữa dành cho tiểu đườngđược nhiều người quan tâm, giúp bạn trả lời câu hỏi “người tiểu đường nên uống sữa gì?” một cách khoa học.

Sữa cho người tiểu đường nào tốt?

Một số dòng sữa cho người tiểu đường tốt hiện nay bao gồm:
STT Nhãn sữa cho người tiểu đường Giá thành / khối lượng
(Tham khảo)
1 Sữa Glucerna cho người tiểu đường 852.000đ / 800g
2 Sữa Ensure Diabetes Care cho người tiểu đường 789.000đ / 400g
3 Sữa tiểu đường Vinamilk Sure Diecerna 521.000đ / 900g
4 Sữa Glucare Gold cho người tiểu đường 369.000đ / 850g
5 Sữa cho người tiểu đường Gluvita Gold Vitadairy 554.000đ / 900g
6 Sữa tiểu đường NutiFood DiabetCare Gold 500.000đ / 900g
7 Sữa NutiFood Värna Diabetes dành cho người tiểu đường 540.000đ / 850g
8 Sữa tiểu đường Colos Glucare Nutricare 489.000đ / 800g
9 Sữa Nutricare Cerna dành cho người tiểu đường 638.000đ / 900g
10 Sữa tiểu đường Nestlé Boost Glucose Control 415.000đ / 400g

Người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào?

Người tiểu đường nên uống sữa vào bữa sáng, bữa phụ chiều hoặc uống trước khi ngủ đêm 1 tiếng. Nguyên nhân là vì:
  • Uống sữa vào bữa sáng: Giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết để khởi đầu ngày mới. Sữa giàu protein và ít carbohydrate giúp duy trì mức đường huyết ổn định suốt buổi sáng, ngăn ngừa cảm giác đói và giảm nguy cơ ăn quá nhiều vào các bữa sau.
  • Uống sữa vào bữa phụ chiều: Giúp cung cấp năng lượng và giữ cho mức đường huyết ổn định trong suốt buổi chiều. Đây là thời điểm tốt để bổ sung dưỡng chất mà không làm tăng đột ngột đường huyết, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và tránh ăn vặt không lành mạnh
  • Uống sữa trước khi ngủ đêm 1 tiếng: Giúp cơ thể có nguồn protein ổn định trong suốt đêm, hỗ trợ quá trình phục hồi và xây dựng cơ bắp. Đồng thời, sữa giúp duy trì mức đường huyết ổn định trong khi ngủ, ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết ban đêm, giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Người tiểu đường nên uống bao nhiêu sữa một ngày?

Lượng sữa mà người bệnh tiểu đường tiêu thụ trong một ngày phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân và tình trạng sức khỏe của từng người. Thông thường, khẩu phần từ 1 - 2 ly (230 - 450 ml) sữa không đường hoặc ít béo mỗi ngày có thể được xem là lượng tiêu thụ hợp lý.Điều quan trọng là người bệnh cần phải theo dõi lượng đường trong máu sau khi uống sữa để xem cách mà cơ thể phản ứng. Nếu thấy mức đường huyết tăng, cần điều chỉnh lượng sữa hoặc chọn loại sữa ít carbohydrate hơn.Tốt hơn hết, người bệnh cần luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định lượng sữa phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.
Người bệnh tiểu đường có thể tiêu thụ từ 1 đến 2 ly sữa mỗi ngày

Người bị tiểu đường uống nhiều sữa có sao không?

Sữa chứa một lượng đường lactose và carbohydrate nhất định. Vì thế, uống quá nhiều (trên 300 - 400 ml / lần) vẫn có nguy cơ làm tăng cao đường huyết. Điều này góp phần dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến bệnh tiểu đường như béo phì, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, bệnh tim mạch, suy thận,…Mặt khác, tiêu thụ quá nhiều sữa cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa , đặc biệt là với người có tiền sử dị ứng đạm sữa bò hoặc đường lactose.Không những thế, việc tiêu thụ nhiều sữa chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa và cholesterol, điển hình như sữa bò tươi nguyên chất, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho người bệnh tiểu đường.Do đó, người tiểu đường nên hạn chế lượng sữa tiêu thụ, đồng thời ưu tiên lựa chọn loại sữa ít béo, không đường để bảo vệ sức khỏe tối ưu.

Các loại sữa người bệnh tiểu đường nên tránh

Người bệnh tiểu đường cần hạn chế tiêu thụ sữa nguyên kem, sữa có đường và sữa được bổ sung nhiều hương liệu. Nguyên nhân là bởi:

1. Sữa nguyên kem

Sữa nguyên kem chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và béo phì. Bên cạnh đó, đối với người bệnh tiểu đường, việc tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa cũng đượcchứng minhlà có khả năng thúc đẩy tình trạng kháng insulin tiến triển, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.

2. Sữa có đường

Sữa có đường dễ gây tăng đột ngột đường huyết. Điều này làm việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn, từ đó làm tăng nguy cơ khởi phát biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường (bệnh tim mạch, suy thận, tổn thương thần kinh,…).

3. Sữa socola hoặc sữa có hương vị khác

Sữa socola và các loại sữa có nhiều hương vị thường chứa lượng đường và carbohydrate cao hơn dòng sữa truyền thống. Tiêu thụ các loại sữa này có thể làm tăng nhanh mức đường huyết, ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát bệnh.
Sữa chứa nhiều hương liệu (chocolate, dâu tây,…) thường có hàm lượng carbohydrate cao hơn sữa tươi truyền thống

Những trường hợp người bị tiểu đường không nên uống sữa

Người bị tiểu đường không nên uống sữa trong các trường hợp dị ứng với đạm sữa bò, không dung nạp đường lactose hoặc có tiền sử bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa.Cụ thể, dị ứng đạm sữa bò có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng như phát ban, phù nề, khó thở. Trong khi đó, không dung nạp lactose có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy và đau bụng.Các tình trạng trên không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát đường huyết và sức khỏe tổng quát của người tiểu đường.

Những lưu ý khi sử dụng sữa dành cho người tiểu đường

Khi tiêu thụ sữa cho người tiểu đường , bạn cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng sau để tối ưu hóa lợi ích sức khỏe nhận được từ loại thực phẩm này:
  • Kết hợp sữa với thực phẩm khác: Người bệnh cần ưu tiên kết hợp uống sữa với các thực phẩm giàu chất xơ và protein như thịt nạc, thủy hải sản, đậu, hạt hoặc ngũ cốc nguyên cám để làm chậm quá trình hấp thụ đường ở ruột;
  • Theo dõi lượng đường trong máu sau khi uống sữa: Giúp bạn hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của sữa đến nồng độ glucose máu, từ đó điều chỉnh lượng tiêu thụ phù hợp.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Người bệnh cần chủ động tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung sữa vào chế độ ăn để lựa chọn đúng loại sữa phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của bản thân.
  • Duy trì lối sống khoa học: Bên cạnh việc uống sữa, người bệnh cũng cần duy trì hoạt động thể chất đều đặn, quản lý căng thẳng và uống đủ nước để hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Cụ thể:
    • Hoạt động thể chất: Giúp cải thiện độ nhạy insulin và tăng cường nhu cầu sử dụng glucose tự nhiên của cơ thể;
    • Quản lý đường huyết: Giúp cân bằng hệ thống nội tiết tố (hoc-môn), đặc biệt là những loại hóc-môn có nhiệm vụ điều hòa quá trình phân giải, hấp thụ và sử dụng glucose;
    • Uống đủ nước: Giúp tăng cường chức năng của thận, hỗ trợ lọc và đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi máu một cách hiệu quả.Nghiên cứucho thấy, người uống ít hơn 500 ml / mỗi ngày có nguy cơ bị tăng đường huyết cao hơn đáng kể so với những người uống trên 500 ml nước / ngày. Do đó, uống đủ nước là điều kiện cơ bản hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh diễn ra thuận lợi.
Uống đủ nước hỗ trợ quá trình điều hòa đường huyết diễn ra thuận lợi
Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề bổ sung sữa vào chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Hy vọng rằng danh sách 9 loại sữa mà Trung tâm dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng gợi ý bên trên đã cung cấp cho bạn thêm nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm muacác loại sữa dành cho người tiểu đường.Tóm lại, việc lựa chọn đúng loại sữa phù hợp là điều rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường. Trong trường hợp cần tư vấn sâu hơn về việc bổ sung sữa cho người tiểu đường , bạn có thể gọi đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để được các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng hỗ trợ kịp thời.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Administrator | tháng 8 21, 2024 | |

Trở về trang chủ

Không có nhận xét nào: