[tintuc] Có bầu ăn rau đay được không là vấn đề được hầu hết sản phụ lưu tâm bởi đây là loại rau ngon ngọt, thanh mát, được nhiều người ưa thích. Không những thế, các món ăn từ rau đay cũng thường bổ dưỡng và dễ tiêu hóa, Tuy nhiên, việc bổ sung chúng vào chế độ ăn thai kỳ cần được xem xét kỹ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Vậy, có bầu ăn được rau đay không? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

bầu ăn rau đay được khôngMẹ bầu ăn rau đay được không?
Rau đay (jute mallow) là một loại rau ăn lá thuộc họ Gai (Tiliaceae), có tên khoa học là Corchorus olitorius, phổ biến trong ẩm thực châu Á và châu Phi. Hương vị của rau đay thường nhẹ nhàng, dễ chịu, nuốt vào cảm nhận rõ vị ngọt nhưng không quá gắt. Khi nấu chín, rau đay tạo ra một chất nhớt tự nhiên giống với rau mồng tơi, giúp cải thiện kết cấu cho món ăn nên thường được ưa chuộng trong các món canh hoặc súp. Vậy, mẹbầu ăn được rau đay không?

Thành phần dinh dưỡng của rau đay

Để tìm ra câu trả lời xác đáng cho thắc mắc có bầu ăn rau đay được không , sản phụ cần biết thêm về thành phần dinh dưỡng chứa trong loại rau này.Cụ thể, trung bình 100g rau đay cung cấp cho cơ thể 34 calo, 5.8g carbohydrates (chất đường bột), 4.7g đạm (protein) và 0.3g chất béo (fat).Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa đến 18 loại vitamin và khoáng chất khác nhau, trong đó nổi bật với hàm lượng cao vitamin B2, B6, B9 (folate), C cùng với lượng lớn khoáng chất sắt, đồng, canxi và magiê. Cụ thể như sau:
Dưỡng chất nổi bật Hàm lượng trên 100g rau đay Mức đáp ứng (%) nhu cầu hàng ngày của cơ thể
Vitamin B2 0.546 mg42%
Vitamin B6 0.6 mg35%
Vitamin B9 (folate) 123 mcg31%
Vitamin C 37 mg41%
Sắt 4.76 mg26%
Đồng 0.26 mg29%
Canxi 208 mg16%
Magiê 64 mg15%
Tương tự như các loại thực vật khác, lá của cây rau đay cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa thuộc nhóm polyphenolics, điển hình như axit caffeic, axit trans-ferulic, rutin, axit ellagic và quercetin. Vậy, mẹbầu có ăn được rau đay không?

Bà bầu ăn rau đay được không?

Bà bầu ĐƯỢC ĂN rau đay bởi loại rau này sở hữu thành phần dinh dưỡng an toàn đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.Không những thế, nhờ chứa nhiều chất chuyển hóa thứ cấp flavonoids alkaloids, tiêu thụ rau đay được chứng minh có khả năng ngăn ngừa chuyển dạ sớm (sinh non) bằng cách làm giảm đáng kể biên độ co bóp của cơ trơn tử cung, cũng như số lần co thắt của cơ bụng. (1,2,3)Nhờ tác động giãn cơ, lá rau đay cũng được ứng dụng nhiều trong y học dân tộc để giúp quá trình chuyển dạ và sinh con của phụ nữ trở nên dễ dàng hơn, điển hình như ở nền y học của người Yoruba - một nhóm dân tộc sinh sống chủ yếu ở Nigeria.Tóm lại, trả lời câu hỏi bà bầu ăn rau đay được không , các chuyên gia đều cho là được, miễn là tiêu thụ ở lượng vừa phải và chế biến đúng cách.
Bà bầu ăn rau đay được không?Các món súp nấu từ rau đay thường có độ nhầy (nhớt) đặc trưng

Có bầu ăn rau đay có tốt không?

Có bầu ăn rau đay TỐT cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Bên cạnh tác dụng hỗ trợ dự phòng biến chứng chuyển dạ sớm, tiêu thụ rau ray còn có thể đem đến nhiều lợi ích khác như:
Dưỡng chất Lợi ích sức khỏe
Với mẹ bầu Với thai nhi
Vitamin B2 - Hỗ trợ chuyển hóa năng lượng.

- Duy trì sức khỏe miễn dịch, thị lực, làn da và mái tóc.

- Hỗ trợ phát triển xương, cơ và thần kinh.

- Tối ưu hóa cân nặng và chiều dài sau sinh của trẻ. (4)

Vitamin B6 - Giúp cơ thể chuyển hóa protein và carbohydrate.

- Giảm buồn nôn khi ốm nghén. (5)

Hỗ trợ hình thành các tế bào hồng cầu, kháng thể và chất dẫn truyền thần kinh mới.
Vitamin B9 (folate) - Ngừa bệnh thiếu máu.

- Giảm nguy cơ sinh non hoặc sinh ra trẻ bị nhẹ cân.

- Tổng hợp vật liệu di truyền (DNA, RNA) và biệt hóa tế bào.

- Ngừa dị tật bẩm sinh ở tủy sống và não bộ.

Vitamin C - Tăng cường miễn dịch.

- Giảm nguy cơ sinh non do bong nhau thai sớm. (6)- Cải thiện độ đàn hồi của mạch máu, ngăn ngừa tiền sản giật. (7)- Ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

- Giảm nguy cơ táo bón. (8)

- Hỗ trợ hình thành collagen cho gân, xương, cơ và da.

- Tăng cường số lượng mạch máu và lượng oxy mà thai nhi nhận được.

Sắt - Ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

- Giảm nguy cơ sinh non.

Hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu, giảm nguy chậm phát triển trong tử cung. (9)
Đồng Giúp cơ thể tạo ra hồng cầu và giữ cho các tế bào thần kinh và hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnhTham gia hình thành mô liên kết ở da / xương / gân / cơ, tế bào hồng cầu, tim, mạch máu.
Canxi - Tham gia vào quá trình co mạch, giãn mạch, chức năng cơ, dẫn truyền thần kinh, truyền tín hiệu nội bào và tiết hormone. (10)

- Giảm nguy cơ tiền sản giật. (11)

Giúp hình thành xương, hộp sọ, răng và cơ bắp.
Magiê Giảm nguy cơ sinh non, tiền sản giật. (12)Giảm nguy cơ trẻ chậm tăng trưởng trong tử cung. (13)
Hợp chất chống oxy hóa polyphenols - Điều hòa đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

- Hạn chế tăng cân mất kiểm soát và tích tụ mỡ nội tạng. (14)

Bảo vệ DNA và giảm nguy cơ ung thư.
Tóm lại, mẹbầu ăn rau đay được khôngchỉ vì chúng khả năng làm giảm nguy cơ sinh non, mà còn có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu, đồng thời hỗ trợ thai nhi phát triển một cách tối ưu.

Mẹ bầu ăn nhiều rau đay có sao không?

Bà bầu ăn rau đay được không đồng nghĩa với việc nên tiêu thụ loại rau này một cách quá mức. Bởi lẽ, việc ăn quá nhiều rau đay có thể làm tăng nguy cơ gây:
  • Rối loạn tiêu hóa: Rau đay khi nấu chín tiết ra nhiều chất nhầy (chủ yếu chứa chất xơ hòa tan pectin). Vì thế, ăn nhiều có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,…đặc biệt là với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
  • Giảm khả năng hấp thụ canxi: Rau đay chứa nhiều oxalat, hợp chất có thể bắt cặp với canxi ở ruột và ngăn cản quá trình hấp thụ canxi từ ruột vào máu. Do đó, tiêu thụ rau đay quá mức có thể dẫn đến thiếu hụt canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tóm lại, mẹ bầu chỉ nên ăn rau đay ở lượng vừa phải, đồng thời kết hợp hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Mẹ bầu ăn nhiều rau đay có sao không?Tiêu thụ rau đay quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa

Phụ nữ mang thai ăn rau đay sao cho đúng?

Phụ nữ mang thai có thể ăn rau đay nhưng cần tuân thủ một số lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa lợi ích sức khỏe. Cụ thể, mẹ bầu cần:
  • Lựa chọn rau đay tươi và chất lượng: Chọn rau đay tươi, không bị héo úa hay có dấu hiệu bị sâu bệnh để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cao nhất.
  • Rửa sạch rau trước khi chế biến: Đảm bảo rửa sạch rau đay nhiều lần dưới vòi nước chảy, đồng thời kết hợp ngâm 20 phút trong nước muối loãng để loại bỏ đất cát, vi khuẩn và thuốc bảo vệ thực vật có thể còn sót lại.
  • Nấu chín rau đay: Rau đay nên được nấu chín trước khi ăn. Tránh ăn rau đay sống để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và các vấn đề về tiêu hóa.
  • Ăn với lượng vừa phải: Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị mẹ bầu không nên ăn quá 3, 4, 5 đơn vị rau / ngày, lần lượt tương ứng với tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Mỗi đơn vị rau tương ứng với 80g rau tươi (chưa nấu chín).
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi thêm rau đay vào chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem liệu có bầu ăn rau đay được không , có an toàn cho cơ địa cá nhân hay không.
Bằng cách tuân thủ những lưu ý nêu trên, mẹ bầu có thể yên tâm bổ sung rau đay vào chế độ ăn uống mà không cần phải suy nghĩ quá mức về việc mangbầu có được ăn rau đay không.

Các món ngon với rau đay cho mẹ bầu

Vì rau đay sau khi nấu chín có độ nhớt cao, nên loại rau này chủ yếu được dùng để nấu các món canh trong bữa cơm gia đình. Mẹ bầu có thể cân nhắc nấu các món canh ngon từ rau đay để bữa ăn bớt khô khan và dễ tiêu hóa hơn, chẳng hạn như:

1. Canh cua rau đay

Nguyên liệu

Thành phần (cho 2 người ăn):
  • Cua đồng: 1kg;
  • Rau đay: 100g;
  • Rau dền: 100g;
  • Nước mắm: 2 muỗng canh;
  • Hạt nêm: 1/2 muỗng cà phê;
  • Muối: 1 muỗng cà phê;
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh;
  • Hành tím băm: 1/2 muỗng cà phê.

Cách làm

  • Chuẩn bị cua:
    • Cua mua về rửa sạch, ngâm trong nước để loại bỏ bùn đất. Tách mai, yếm và rửa sạch cua.
    • Bỏ cua vào cối giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn. Đổ vào cua một ít muối và 1 lít nước, sau đó lọc qua rây để lấy nước cua. Loại bỏ bã.
  • Chuẩn bị rau:
    • Rửa sạch các loại rau: rau đay và rau dền.
    • Nhặt ra (chỉ lấy lá non), sau đó rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ.
  • Nấu nước cua:
    • Cho nước lọc cua vào nồi, đun trên bếp.
    • Khuấy đều tay để tránh nước cua bị vón cục và đậy vung hờ để tránh nước cua bị trào ra ngoài khi sôi.
    • Khi nước sôi và phần riêu cua nổi lên mặt, bạn tắt bếp và chắt riêng phần riêu cua ra.
  • Nấu canh: Cho nồi nước lọc cua trở lại bếp. Thêm rau đay và rau dền vào nồi. Đun sôi trở lại, nêm 2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối và khuấy đều.
  • Phi hành: Phi thơm hành tím băm với 1 muỗng canh dầu ăn cho vàng. Sau đó, thêm hành phi vào nồi canh.
  • Hoàn thành: Khi rau đã chín, cho phần riêu cua vào nồi, khuấy đều và đun sôi trong vài phút để gia vị thấm đều.
  • Thưởng thức: Múc canh ra bát và thưởng thức khi còn nóng.
Canh cua rau đay tốt cho bà bầuCanh cua rau đay thanh mát thích hợp dùng trong cữ trưa

2. Canh rau đay, mồng tơi nấu tôm

Nguyên liệu

Thành phần (cho 2 người ăn):
  • Tôm tươi: 50g;
  • Rau đay: 1 bó (khoảng 120g);
  • Mồng tơi: 1 bó (khoảng 120g);
  • Nước: 1 lít;
  • Nước mắm: 1 - 2 muỗng canh;
  • Hạt nêm: 1 - 2 muỗng cà phê;
  • Hành tím: 1 củ;
  • Đường: 1 - 2 muỗng cà phê.

Cách làm

  • Sơ chế nguyên liệu:
    • Tôm tươi rửa sạch, bóc vỏ và bỏ đầu, rút chỉ đen. Ướp tôm với 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng canh nước mắm trong 15 phút.
    • Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
    • Rau đay và mồng tơi nhặt lá nón, rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ.
  • Nấu canh:
    • Đun sôi 1 lít nước trên bếp. Khi nước sôi, cho tôm đã ướp vào nấu trong 5 phút.
    • Thêm rau đay và mồng tơi vào nồi, khuấy đều và nấu thêm 3 - 5 phút nữa cho rau chín mềm.
  • Hoàn thành:
    • Nêm nếm lại canh với nước mắm, hạt nêm và đường cho vừa ăn.
    • Tắt bếp, múc canh ra bát và thưởng thức khi còn nóng.
Canh rau đay, mồng tơi nấu tôm cho phụ nữ mang thaiCanh rau đay mồng tơi nấu tôm vừa dễ thực hiện, vừa giàu dinh dưỡng

3. Canh rau đay, mướp hương nấu nấm và thịt bằm

Nguyên liệu

Thành phần (khoảng 2 người ăn):
  • Rau đay: 150g;
  • Mướp hương: 1 trái vừa (khoảng 200g);
  • Thịt nạc dăm băm: 125g;
  • Nấm rơm: 100g;
  • Gia vị: hạt nêm, muối, tiêu, dầu ăn.

Cách làm

  • Sơ chế nguyên liệu:
    • Rau đay và mướp rửa sạch, thái nhỏ.
    • Nấm rơm ngâm nước muối loãng 10 phút, rửa sạch và thái lát.
    • Thịt băm ướp với hành tím băm nhỏ, tiêu, hạt nêm, muối và dầu ăn, để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
  • Nấu canh:
    • Đun nóng dầu ăn trong nồi, cho hành tím băm vào phi thơm.
    • Cho thịt băm đã ướp vào xào chín tới, sau đó thêm nấm vào đảo đều.
    • Có thể nêm chút nước mắm để thịt và nấm đậm đà hơn khi ăn.
    • Khi nấm vừa mềm thì đổ 1 lít nước vào nồi, đun sôi.
    • Khi nước sôi, cho mướp vào nấu cho đến khi mềm, sau đó thêm rau đay vào, nêm gia vị vừa ăn, đun sôi thêm 5 phút rồi tắt bếp.
  • Hoàn thành: Múc canh ra tô, rắc thêm chút tiêu lên trên và thưởng thức khi còn nóng.
Kết hợp mướp hương với rau đay là sự lựa chọn lý tưởng bởi cả hai đều sở hữu nhiều chất xơ hòa tan pectin
Xem thêm:
  • Bà bầu nên ăn gì tốt?
  • Thực đơn đủ chất cho bà bầu
  • Công thức món ăn ngon cho bà bầu
  • Bầu ăn rau bắp cải được không?

Nên ăn rau gì khi mang thai ngoài rau đay?

Mặc dù câu trả lời cho thắc mắc có bầu ăn rau đay được không là được, thai phụ vẫn không nên tiêu thụ loại rau này một cách quá mức, mà cần đảm bảo chế độ ăn cân đối, đa dạng bằng cách luân phiên thay thế rau đay với các loại rau khác để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, chẳng hạn như:

1. Rau dền

Rau dền chứa hàm lượng cao sắt (2.32 mg / 100g), giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, rau dền còn cung cấp nhiều chất xơ, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón.Sắt trong rau dền không chỉ quan trọng đối với mẹ bầu mà còn giúp phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Trong khi đó, chất xơ đượcchứng minhcó khả năng làm giảm nguy cơ chậm phát triển thần kinh ở trẻ sau sinh.Vì thế, nếu đang lo lắng quá mức về việc mangbầu có được ăn rau đay không, mẹ có thể cân nhắc bổ sung rau dền để thay thế cho rau đay trong chế độ ăn uống hàng ngày.

2. Mướp

Mướp chứa nhiều chất xơ hòa tan (pectin), rất tốt cho phụ nữ mang thai. Chất xơ trong mướp có độ nhớt cao, giống với chất xơ tiết ra từ rau đay. Do đó, kết hợp mướp hương với rau đay để nấu canh có thể là lựa chọn lý tưởng, giúp nâng cao hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn thai kỳ.Ngoài chất xơ, mướp còn chứa nhiều vitamin C (20.4 mg / 100g), hỗ trợ hệ miễn dịch và giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ sắt tốt hơn. Đối với thai nhi, vitamin C giúp sản xuất collagen - mô liên kết quan trọng của da, xương, gân, cơ bắp và mạch máu, tạo điều kiện để bé phát triển tối ưu.

3. Đậu bắp

Tương tự như mướp và rau đay, đậu bắp khi nấu chính cũng tiết ra một lớp nhầy chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin. Tiêu thụ nhiều chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường ở ruột, từ đó làm giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ của mẹ bầu.Bên cạnh đó, đậu bắp còn chứa nhiều folate (60 mcg / 100g). Đây là một dưỡng chất quan trọng giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở ống thần kinh của thai nhi, điển hình như dị tật thai vô sọ và dị tật nứt đốt sống.
Đậu bắp chứa nhiều chất xơ và folate, tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

4. Rau mồng tơi

Rau mồng tơi là một nguồn thực phẩm giàu canxi và magiê. Canxi giúp ngăn ngừa biến chứng tiền sản giật ở mẹ, đồng thời hỗ trợ sự phát triển xương và răng của thai nhi. Trong khi đó, magiê giúp thư giãn cơ bắp và ngăn ngừa chuột rút, một vấn đề thường gặp trong thai kỳ.

5. Cải bó xôi

Cải bó xôi là một nguồn thực phẩm giàu sắt và vitamin A, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Sắt giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, cung cấp đủ oxy cho cơ thể mẹ và bé. Trong khi đó, vitamin A vừa giúp mẹ bầu duy trì thị lực, vừa hỗ trợ cho sự phát triển của mắt và hệ miễn dịch của thai nhi.Trên đây là những thông tin quan trọng về thành phần dinh dưỡng cũng như lợi ích và rủi ro khi bổ sung rau đay vào chế độ ăn thai kỳ. Nhìn chung, bổ sung rau đay vào chế độ ăn uống hàng ngày là một lựa chọn an toàn cho phụ nữ mang thai, miễn là tiêu thụ ở lượng vừa phải và chế biến đúng cách.Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối ưu khi ăn rau đay, mẹ bầu vẫn cần tham vấn thêm ý kiến bác sĩ trước khi tích hợp loại rau này vào thực đơn hàng ngày. Để được tư vấn sâu hơn về chủ đề có bầu ăn rau đay được không , mẹ có thể gọi đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để được các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng hỗ trợ kịp thời.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Administrator | tháng 8 31, 2024 | |

Trở về trang chủ

Không có nhận xét nào: