[tintuc]Có bầu ăn rau cần được không ? Đây là câu hỏi nhiều sản phụ quan tâm khi muốn bổ sung thêm rau xanh vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Rau cần, với hương vị thơm ngon, đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, việc mẹ bầu có ăn được rau cần không lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Trong bài viết sau, hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu xem liệu bà bầu ăn được rau cần không, và nếu được thì nên ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe.
Mẹ bầu ăn rau cần được không?
Tại Việt Nam, chúng ta quen thuộc với 2 loại rau cần: rau cần tây (celery) và rau cần ta. Rau cần ta (tên khoa học: Oenanthe javanica), hay còn được gọi là rau cần nước (tên tiếng anh: water dropwort), là một loại thực vật lá xanh thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Rau cần ta thường được sử dụng phổ biến trong các món xào, nấu canh hoặc ăn kèm trong các món bún nước. Trong phạm vi bài viết này, Thực Phẩm Chức Năng sẽ giải đáp bầu ăn rau cần nước được không. Thành phần dinh dưỡng của rau cần
Trước khi biết được có bầu ăn rau cần được không , mẹ cần tìm hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng chứa trong loại rau này.Cụ thể, trung bình 100g rau cần chứa 17 calo, đến từ 2.77g carbohydrate, 1.68g protein và 0.08g chất béo.Như vậy, có thể thấy, rau cần chứa rất ít calo. Sở dĩ rau cần chứa hàm lượng calo thấp là do tỷ trọng của nước trong loại rau này rất cao, chiếm từ 88 - 93% khối lượng. Điều này làm cho chúng trở thành một lựa chọn dinh dưỡng nhẹ nhàng, phù hợp cho hầu hết các bữa ăn trong ngày.Bên cạnh đặc tính chứa nhiều nước và ít calo, rau cần cũng được biết đến là một loại rau sở hữu hàm lượng cao chất xơ, vitamin và khoáng chất. Trong đó, nổi bật nhất là lượng lớn vitamin A, B9 (folate), K, C cùng với mangan, đồng, kali, sắt. Cụ thể như sau:Dưỡng chất | Hàm lượng trên 100g rau cần | Phần trăm so với nhu cầu khuyến nghị hàng ngày (%DV) |
Chất xơ | 2.1 g | 8% |
Vitamin A | 134.4 mcg | 15% |
Vitamin E | 0.59 mg | 4% |
Vitamin K | 134.4 mcg | 112% |
Vitamin B1 | 0.03 mg | 2% |
Vitamin B2 | 0.11 mg | 8% |
Vitamin B3 | 1.01 mg | 6% |
Vitamin B5 | 0.35 mg | 7% |
Vitamin B6 | 0.09 mg | 5% |
Vitamin B9 (folate) | 92.4 mcg | 23% |
Vitamin C | 16.8 mg | 19% |
Natri | 15.96 mg | 1% |
Kali | 344.4 mg | 7% |
Canxi | 28.56 mg | 3% |
Magiê | 20.16 mg | 5% |
Phốt - pho | 42.84 mg | 4% |
Sắt | 1.34 mg | 7% |
Kẽm | 0.25 mg | 2% |
Đồng | 0.13 mg | 14% |
Mangan | 1.04 mg | 52% |
Bà bầu ăn rau cần được không?
Bà bầu ĐƯỢC ĂN rau cần ta (cần nước) bởi loại rau này được chứng minh là an toàn đối với sức khỏe khi được tiêu thụ ở lượng vừa phải.Cụ thể, theo cácnghiên cứuđược tiến hành trên chuột, ở liều tiêu thụ 195g rau cần tươi / kg thể trọng, kết quả cho thấy rau cần là thực phẩm an toàn, không gây tử vong cho chuột non, đồng thời không gây ra bất kỳ thay đổi nào bất thường trên gan và thận của chuột sau 14 tuần thử nghiệm.Điều này được thể hiện qua việc các chỉ số xét nghiệm men gan, đường huyết, protein toàn phần, albumin, urea và creatinine của chuột đều nằm ở ngưỡng bình thường.Hơn nữa, trong các xét nghiệm tế bào tủy xương chuột sau khi được tiêu thụ rau cần tươi ở liều 32.5 - 130g / kg thể trọng, kết quả cho thấy rau cần không biểu hiện có độc tính di truyền rõ ràng.Ở liều tiêu thụ thấp hơn (9.75 - 19.5g / kg thể trọng), rau cần cho thấy không có ảnh hưởng nào đáng kể đến trọng lượng, lượng thức ăn nạp vào, hành vi và các chỉ số xét nghiệm máu ở chuột.Bên cạnh đó, cũng không tìm thấy các dấu hiệu tổn thương nào ở ở não bộ, tim, gan, lách, phổi, thận, tuyến thượng thận, tinh hoàn (đối với chuột đực) và buồng trứng (đối với chuột cái).Như vậy, có thể thấy, rau cần là một loại rau gần như an toàn tuyệt đối với các chức năng sinh học ở động vật, bao gồm cả cơ thể người. Do đó, trả lời câu hỏi có bầu ăn rau cần được không , các chuyên gia đều cho là “ĐƯỢC”, miễn là tiêu thụ chúng ở lượng vừa phải nhằm đảm bảo tính cân đối trong khẩu phần ăn hàng ngày.Rau cần gần như không có khả năng gây ngộ độc tế bào, an toàn cho mẹ bầu và thai nhi
Có bầu ăn rau cần có tốt không?
Có bầu ăn rau cần có thể đem lại nhiều lợi ích TỐT cho sức khỏe bởi vì loại rau này chứa đến 19 loại vitamin và khoáng chất khác nhau, trong đó nổi bật với hàm lượng cao vitamin A, B9, C, K cùng với kali, mangan, sắt và đồng.Những dưỡng chất này đều đóng vai trò quan trọng cho một thai kỳ khỏe mạnh. Cụ thể như sau:Dưỡng chất | Vai trò với sức khỏe | |
Của mẹ bầu | Của thai nhi | |
Vitamin A | Giúp duy trì thị lực tốt, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ da và niêm mạc. | Hỗ trợ sự phát triển của tim, phổi, thận, mắt, hệ thần kinh trung ương và xương (2) |
Vitamin B9 (folate) | Ngăn ngừa thiếu máu, bệnh thần kinh ngoại biên, giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. | Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh, não và cột sống. (3) |
Vitamin C | - Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ sắt, duy trì sức khỏe của da và mô liên kết. - Giảm nguy cơ vỡ ối sớm (sinh non) (4) | Thúc đẩy sự phát triển của xương, răng, mô cơ, da và mạch máu, bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương. |
Vitamin K | Hỗ trợ quá trình đông máu, duy trì sức khỏe của xương, ngăn ngừa chảy máu quá mức. (5) | Hỗ trợ sự phát triển của hệ thống tuần hoàn, ngăn ngừa dị tật ở xương hoặc chảy máu bất thường sau sinh. |
Kali | Giúp duy trì cân bằng điện giải, hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp, giảm nguy cơ chuột rút. | Hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh, cơ bắp, chức năng tim mạch, duy trì cân bằng điện giải. |
Mangan | Hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo, duy trì sức khỏe của xương và mô liên kết. | Thúc đẩy sự phát triển của xương và mô, ngăn ngừa tình trạng trẻ sinh ra nhẹ cân (6) |
Đồng | Hỗ trợ sản xuất hồng cầu, duy trì hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ sắt. (7) | Giúp phát triển mô và hệ thần kinh. |
Sắt | Ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt (8) | Ngừa thiếu máu, cung cấp đầy đủ lượng oxy để hỗ trợ thai nhi phát triển tối ưu. |
Rau cần giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe
Phụ nữ mang thai ăn rau cần sao cho đúng?
Để việc ăn rau cần trở nên an toàn hơn với sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý đến những điểm sau:1. Lượng ăn tối đa
Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú của Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, giới hạn về lượng tiêu thụ rau cần của mẹ bầu cần có sự thay đổi theo từng giai đoạn mang thai, cụ thể:- Ba tháng đầu thai kỳ: Không nên ăn quá 240g rau cần / ngày;
- Ba tháng giữa thai kỳ: Không nên ăn quá 320g rau cần / ngày;
- Ba tháng cuối thai kỳ: Không nên ăn quá 400g rau cần / ngày.
2. Sơ chế kỹ lưỡng
Rau cần phải được rửa kỹ, ngâm trong nước muối hoặc dung dịch rửa rau chuyên dụng để loại bỏ một số vi khuẩn / ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm thường gặp như khuẩn E.coli, Listeria, Salmonella, v.v…Điều này đặc biệt quan trọng khi các số liệu củaTrung tâm Ngăn ngừa & Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ(CDC) cho thấy, mẹ bầu có nguy cơ bị nhiễm khuẩn Listeria cao hơn gấp 10 lần so với người khác.3. Hạn chế ăn rau sống
Rau cần có thể được kết hợp vào chế độ ăn uống dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ các món chứa rau cần nấu chín (món xào / hấp / luộc) thay vì các món cần phải ăn rau cần tươi sống (món gỏi / nộm).Tóm lại, có bầu ăn rau cần được không ? Câu trả lời là “ĐƯỢC”, nhưng cần tiêu thụ đúng cách (rửa kỹ, hạn chế ăn sống) cùng với việc giới hạn khối lượng khẩu phần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.Mẹ bầu ăn nhiều rau cần có sao không?
Mẹ bầu ăn nhiều rau cần (trên 240 - 400g / ngày) có thể đem đến nhiều tác động nguy hại cho sức khỏe, trong đó bao gồm việc làm tăng nguy cơ bị:1. Rối loạn tiêu hóa
Ăn nhiều rau cần có thể gây đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy do hàm lượng chất xơ cao. Điều này không những làm mẹ bầu cảm thấy không thoải mái, mà còn có thể gây sa sút thể lực do rối loạn hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm.2. Mất cân bằng dinh dưỡng
Ăn quá nhiều rau cần có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng vì tập trung tiêu thụ một loại rau duy nhất sẽ làm giảm lượng dưỡng chất hấp thụ được từ các nguồn thực phẩm khác, từ đó góp phần thúc đẩy các biến chứng thai kỳ nguy hiểm khởi phát (sinh non, tiền sản giật, sảy thai,…) do thiếu hụt vi chất thiết yếu.Vì vậy, để an toàn, mẹ bầu không nên ăn lượng quá lớn. Thay vì ăn nhiều rau cần, mẹ bầu nên ưu tiên chế độ ăn đa dạng, đủ chất và cân bằng.3. Tăng nguy cơ mắc sỏi thận
Theo phân loại củaTrung tâm An toàn Thực phẩm Hong Kong, rau cần được xếp vào nhóm thực phẩm có nồng độ oxalate cao (1480 - 1700g oxalat / 100g rau). Do đó, tiêu thụ rau cần quá nhiều hoặc thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ hình thành tinh thể oxalat trong ống thận, gây bệnh sỏi thận.Tóm lại, có bầu ăn rau cần được không ? Câu trả lời là “ĐƯỢC” nhưng không nên ăn quá nhiều. Nếu cần tư vấn chính xác khối lượng rau cần an toàn để tiêu thụ trong thai kỳ, mẹ bầu cần đặt lịch hẹn với bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chi tiết.Mẹ bầu cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung rau cần vào khẩu phần ăn hàng ngày
Các món ngon với rau cần cho mẹ bầu
Có bầu ăn rau cần được không ? Câu trả lời là “ĐƯỢC”. Loại rau này không chỉ an toàn, giàu dinh dưỡng, mà còn sở hữu hương vị giòn ngọt tự nhiên, thích hợp để bổ sung vào chế độ ăn của hầu hết mọi người, bao gồm cả mẹ bầu.Dưới đây là danh sách gợi ý một số món ăn thơm ngon và bổ dưỡng từ rau cần mà mẹ bầu có thể chế biến ngay tại nhà:1. Bò xào cần nước
Nguyên liệu
- Thịt bò: 100g;
- Cần nước: 1 bó (86g);
- Cần tây: 7 cây;
- Tỏi: 4 tép;
- Bột ngọt: 1/3 muỗng cà phê;
- Tiêu: 1 muỗng cà phê;
- Hạt nêm: 1 muỗng cà phê;
- Nước tương: 3 muỗng cà phê;
- Dầu ăn: 3 muỗng cà phê.
Hướng dẫn thực hiện
Sơ chế thịt bò:- Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng.
- Tỏi băm nhuyễn.
- Ướp thịt bò với tỏi băm, tiêu, bột ngọt, hạt nêm và nước tương trong 15 phút.
- Cần nước và cần tây rửa sạch, cắt khúc.
- Đun nước sôi, chần cần nước và cần tây trong 30 giây, sau đó vớt ra để ráo.
- Tiếp tục dùng chảo đó, cho thêm dầu ăn, xào cần nước và cần tây với lửa lớn khoảng 2 phút.
- Khi rau vừa chín tới, cho thịt bò vào, đảo nhanh tay để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
- Nêm gia vị lại cho vừa ăn, tắt bếp.
Bò xào cần nước cung cấp nhiều vitamin nhóm B, tốt cho sức khỏe của mẹ và bé
2. Canh cá rô đồng nấu rau cần ta
Nguyên liệu
- Cá rô đồng: 1 kg;
- Rau cần nước: 1 bó (khoảng 100g);
- Cà chua: 4 trái;
- Hành lá, thì là: 1 nắm vừa đủ;
- Hành tím: 2 củ;
- Gừng: 1 miếng nhỏ;
- Gia vị: Muối, nước mắm, hạt nêm, tiêu xay, dầu ăn.
Hướng dẫn thực hiện
Sơ chế nguyên liệu:- Cá rô đồng: Rửa sạch, làm sạch, để ráo.
- Rau cần nước: Rửa sạch, cắt khúc.
- Cà chua: Rửa sạch, cắt múi cau.
- Hành lá, thì là: Rửa sạch, cắt nhỏ.
- Hành tím: Bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
- Gừng: Bóc vỏ, rửa sạch, đập dập.
- Đun nóng dầu ăn trong nồi, phi thơm hành tím và gừng.
- Cho cá vào chiên sơ hai mặt để giữ độ dai và thơm cho cá.
- Tiếp theo, thêm cà chua vào xào sơ để tạo màu cho nước canh.
- Thêm vào nồi khoảng 1.5 lít nước, đun sôi.
- Khi nước sôi, hạ lửa, nêm gia vị vừa ăn với muối, nước mắm, hạt nêm và tiêu xay.
- Thả rau cần nước vào nồi, đun thêm khoảng 3 - 5 phút cho rau chín.
- Cuối cùng, cho hành lá và thì là vào, khuấy đều rồi tắt bếp.
3. Bún chay với nấm và rau cần nước
Nguyên liệu
- Bún: 2 phần;
- Cà chua: 150g;
- Đậu phụ: 2 miếng;
- Nấm linh chi nâu (hoặc nấm bào ngư): 100g;
- Rau cần nước: 1 bó (khoảng 100g);
- Gia vị: Nước mắm chay, hạt nêm chay, nước lọc.
Hướng dẫn thực hiện
Chuẩn bị nguyên liệu:- Rau cần: Rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm.
- Đậu phụ: Để nguyên miếng chiên rồi sau đó cắt vuông hoặc cắt miếng vừa chiên tùy thích.
- Cà chua: Rửa sạch, cắt múi cau.
- Cho cà chua vào xào tới khi cà chua mềm, thêm nước vào đủ dùng.
- Đậy vung và nấu thêm 5-7 phút.
- Khi nước canh sôi, cho rau cần vào chần qua rồi vớt ra, xếp vào bát bún.
- Nêm gia vị: Nước mắm, hạt nêm.
- Cho đậu phụ và nấm vào nồi, nấu thêm 5 - 10 phút.
- Xếp bún và rau cần đã chần vào tô.
- Chan nước dùng nóng lên trên.
- Thêm đậu phụ, nấm vào tô và thưởng thức.
Bún chay với nấm và rau cần nước mang vị ngọt tự nhiên đến từ nhiều loại rau củ quả
4. Bún gạo xào cần nước tim heo
Nguyên liệu
- Bún gạo khô: 150g;
- Tim heo: 1 cái (khoảng 250g);
- Cà rốt: 1/2 củ;
- Rau cần nước: 100g (lấy phần cọng);
- Hành lá: 5 cọng;
- Hành tím băm: 1 muỗng cà phê;
- Dầu hào: 1 muỗng canh;
- Nước tương: 3 muỗng canh;
- Tiêu xay: 1/2 muỗng cà phê;
- Dầu ăn: 2 muỗng canh.
Hướng dẫn thực hiện
Chuẩn bị nguyên liệu:- Tim heo: Rửa sạch, thái lát mỏng. Ướp tim với hành tím băm, tiêu xay và dầu hào. Để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
- Cà rốt: Rửa sạch, bào sợi.
- Rau cần nước: Rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
- Ngâm bún gạo với nước sôi có pha 1 ít muối trong khoảng 1 phút rồi vớt ra để ráo.
- Làm nóng dầu ăn trong chảo, phi thơm hành tỏi băm. Thêm tim heo vào xào đến khi chín.
- Tiếp tục cho rau cần nước và cà rốt vào xào nhanh tay.
- Thêm bún gạo vào chảo, rưới nước tương, đảo đều để bún thấm gia vị. Thêm hành lá cắt khúc và tiêu xay, trộn đều lần cuối và tắt bếp.
- Món ăn đã hoàn thành, dọn ra đĩa và thưởng thức.
5. Bún cá diêu hồng cần nước
Nguyên liệu
- Cá diêu hồng: 1 con (khoảng 600g);
- Bún: 500g;
- Rau cần nước: 100g;
- Hành lá: 5 cọng;
- Gia vị: muối, tiêu, nước mắm, đường phèn.
Hướng dẫn thực hiện
Chuẩn bị cá: Cá diêu hồng: Bóp muối rửa sạch, cắt khoanh và cắt đôi bỏ xương. Ướp cá với muối và tiêu trong 5 phút rồi chiên vàng giòn. Nấu nước dùng: Dùng đầu và xương cá cho vào nồi nấu nước dùng. Thêm muối, đường phèn và hành tím đập dập vào nấu chung. Sau khi xương cá ra hết chất ngọt, lọc bỏ xương, giữ lại nước dùng. Hoàn thiện món ăn:- Đun sôi lại nước dùng, cho các lát cá đã chiên vào đun. Nêm thêm nước mắm cho vừa ăn.
- Trụng bún qua nước sôi, cho bún vào tô. Chan nước dùng và cá lên trên, cuối cùng thêm rau cần và hành lá xắt nhỏ lên trên.
Bún cá diêu hồng vừa dễ thực hiện, vừa thơm ngon bổ dưỡng
Xem thêm:
- Bà bầu nên ăn gì?
- Thực đơn cho bà bầu
- Công thức món ăn cho bà bầu
- Bầu ăn rau lang được không?
Nên ăn rau gì khi mang thai ngoài rau cần?
Bà bầu ăn rau cần được không ? Câu trả lời là “ĐƯỢC”. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa khẩu phần ăn hàng ngày cũng là “nhiệm vụ” cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể cho cả mẹ và bé.Do đó, thay vì tập trung ăn rau cần quá nhiều, mẹ bầu nên xen kẽ việc ăn rau cần với các loại rau củ quả khác để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, chẳng hạn như:1. Cải bó xôi
Cải bó xôi chứa nhiều sắt, vitamin A và vitamin C. Trong đó:- Sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu, từ đó đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho thai nhi.
- Vitamin A hỗ trợ phát triển thị giác, hệ thần kinh và một số cơ quan trọng yếu (tim, phổi, thận,…) của trẻ.
- Vitamin C có thể giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và hấp thụ sắt từ thực phẩm tốt hơn.
2. Cải xoăn (kale)
Cải xoăn rất giàu vitamin K và vitamin C. Vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu và sự phát triển xương của thai nhi, còn vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm triệu chứng ốm nghén cho mẹ bầu.Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cao trong cải xoăn cũng giúp cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng táo bón thường gặp ở mẹ bầu, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.3. Bắp cải
Bắp cải là nguồn dồi dào folate (vitamin B9) và chất chống oxy hóa glucosinolates.Folate quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Trong khi đó, glucosinolates đượcchứng minhcó ảnh hưởng tích cực đến việc cải thiện hành vi của thai nhi thông qua việc điều chỉnh liên tục hệ vi sinh vật ở đường ruột của mẹ.Bắp cải giàu folate, hỗ trợ sự phát triển thần kinh ở thai nhi
4. Cà chua
Bước vào thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng cao hơn khiến mẹ phải tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn, từ đó làm lượng chất béo hấp thụ cao hơn thông thường.Theonghiên cứu, chế độ ăn nhiều chất béo khi mang thai có thể làm tăng tình trạng căng thẳng oxy hóa, kích thích viêm nhiễm và tích tụ chất béo ở nhau thai.Trong khi đó, cà chua lại chứa nhiều lycopene, một chất chống oxy hóa có thể làm giảm tác động tiêu cực của chất béo lên nhau thai, từ đó góp phần bảo vệ sự phát triển ổn định của thai nhi.Bên cạnh đó, cà chua còn giàu kali, giúp duy trì cân bằng nước, điện giải và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp trong thai kỳ.Vì vậy, bổ sung cà chua có thể là lựa chọn dinh dưỡng lý tưởng dành cho mẹ bầu, đặc biệt là khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.5. Cà rốt
Cà rốt giàu beta-carotene, tiền chất của vitamin A, rất quan trọng cho sự phát triển thị giác, hệ thần kinh và miễn dịch của thai nhi. Beta-carotene cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ bầu, từ đó bảo vệ mẹ và bé khỏi nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm khuẩn có thể xảy đến do hệ miễn dịch suy yếu.Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh việc bổ sung rau cần vào chế độ ăn của mẹ bầu. Như vậy, trả lời câu hỏi “bà bầu ăn được rau cần không?”, các chuyên gia đều đồng tình với câu trả lời là “được”. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích từ loại rau này, mẹ bầu cần lưu ý cách chế biến và lượng tiêu thụ hàng ngày.Bên cạnh đó, điều quan trọng là mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm rau cần vào chế độ ăn hàng ngày. Có như vậy, mẹ bầu mới hiểu rõ có bầu ăn rau cần được không và biết cách tiêu thụ chúng một cách an toàn. Nếu cần đặt lịch tư vấn với các bác sĩ tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng , mẹ hãy chủ động gọi đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để được hỗ trợ sớm. Chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!Đánh giá bài viết
Không có nhận xét nào: