[tintuc] Có bầu ăn rau răm được không ? Đây là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu trong lần đầu tìm kiếm các loại thực phẩm an toàn để tiêu thụ trong thai kỳ. Hiện nay, có nhiều “lời đồn” cho rằng việc ăn loại rau này có thể dẫn đến sảy thai. Vậy, thực hư chuyện này ra sao? Có bầu ăn được rau răm không? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Có bầu ăn rau răm được không?
Rau răm (tên khoa học: Persicaria odorata) là một loại rau có vị cay nồng tự nhiên kèm hương thơm tươi mát đặc trưng. Chính vì thế, loại rau này thường được dùng để làm gia tăng hương vị hoặc ăn kèm với các món ăn như gỏi, cháo, lẩu và đặc biệt là các món xào. Vậy, bàbầu có ăn được rau răm không?Thành phần dinh dưỡng của rau răm
Trước khi biết được có bầu ăn rau răm được không , mẹ cần tìm hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng chứa trong loại rau này.Cụ thể, trung bình 100g rau răm chứa 54 calo, trong đó bao gồm 7.7g chất đường bột (carbohydrates), 1.9g chất xơ, 4.7g đạm (protein) và 0.5g chất béo (fat).Như vậy, có thể nói, thành phần dinh dưỡng của rau răm nhìn chung là giống với các loại rau khác (giàu chất xơ và carbohydrate). Vậy, mẹbầu có được ăn rau răm không? Có nên ăn nhiều rau răm không?Có bầu ăn rau răm được không?
Mẹ bầu ĂN ĐƯỢC rau răm nhưng chỉ nên tiêu thụ ở một lượng hợp lý (ít hơn 30 - 50g / ngày).Nguyên nhân là bởi loại rau này vừa chứa các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, vừa chứa một số ít hợp chất đượcchứng minhlà có nguy cơ gây sảy thai (khi tiêu thụ quá mức), điển hình như apiol, myristicin và aldehyde decanal.Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới vẫn chưa có bất kỳ khuyến nghị chính thức nào từ các tổ chức y tế uy tín về việc cảnh báo mẹ bầu tránh tiêu thụ rau răm.Bên cạnh đó, vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy ăn rau răm quá mức có thể gây sảy thai ở người.Không những thế, thực tế cũng cho thấy, việc ăn rau răm ở mức độ vừa phải nhìn chung là rất an toàn đối với hầu hết mẹ bầu và thai nhi.Do đó, trả lời câu hỏi bà bầu ăn rau răm được không , các chuyên gia đều cho là được, song cần giới hạn khối lượng và tần suất tiêu thụ.Tuy nhiên, nếu mẹ muốn bảo vệ sự an toàn tuyệt đối cho thai nhi, cũng như muốn an tâm dưỡng thai mà không cần phải lo lắng quá mức, việc kiêng cữ rau răm hoàn toàn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, cũng có thể được xem là việc nên làm.Mẹ bầu có thể ăn rau răm nhưng chỉ nên tiêu thụ ở lượng giới hạn
Bà bầu ăn rau răm có tốt không?
Bà bầu ăn rau răm TỐT khi được tiêu thụ ở lượng vừa phải. Nguyên nhân là vì loại rau này chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, không thể thiếu trong việc duy trì sức khỏe của mẹ, cũng như sự phát triển bình thường của thai nhi, chẳng hạn như:- Vitamin A: Giúp tăng cường miễn dịch ở mẹ bầu, đồng thời thúc đẩy quá trình biệt hóa tế bào để hình thành các cơ quan và hệ thần kinh ở thai nhi diễn ra thuận lợi;
- Vitamin C: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa và hỗ trợ hấp thụ sắt, ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Điều này cũng góp phần làm giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân (dưới 2.5kg) hoặc có kích thước (chiều dài) nhỏ hơn bình thường (dưới 49 cm).
- Chất chống oxy hóa: Theonghiên cứu, rau răm chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như alkaloids, flavonoids, saponins, tannins, triterpenoids,… Đây đều là những dưỡng chất có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, chống viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tật (đặc biệt là ung thư);
- Khoáng chất: Rau răm giàu canxi, sắt và kali, hỗ trợ sự phát triển của xương, sản xuất hemoglobin (hồng cầu) và cân bằng điện giải trong cơ thể.
Mẹ bầu ăn nhiều rau răm có sao không?
Mẹ bầu KHÔNG NÊN ĂN NHIỀU rau răm. Nguyên nhân là bởi trong lá rau răm có chứa một số hợp chất có thể kích thích co bóp tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai. Một trong những chất này là apiol, myristicin và các thành phần có đặc tính bay hơi như aldehyde decanal.Trong đó, apiol và myristicin là những hợp chất không chỉ tồn tại riêng trong rau răm mà còn có thể được tìm thấy trong một số loại rau mùi (rau thơm) khác như mùi tây, ngò rí, thì là,…Dưới đây là phân tích chi tiết về một số tác động mà các loại hợp chất này có thể ảnh hưởng xấu đến sức của mẹ và bé:1. Apiol
Là hợp chất có khả năng ức chế quá trình co bóp tử cung, làm giảm nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, khi hấp thụ quá nhiều apiol (ở liều có thể gây ngộ độc cho gan của mẹ), tình trạng sảy thai lại có thể xảy ra.Lý giải cho nghịch lý này, một sốnghiên cứucho rằng, tình trạng sảy thai xảy ra không phải do tác động của apiol trong việc gây co bóp trực tiếp lên tử cung, mà là do tác động gián tiếp, chẳng hạn như gây xuất huyết nhau thai.2. Myristicin
Bên cạnh việc kích thích tử cung, myristicin cũngđược cholà có thể đi qua nhau thai và làm tăng nhịp tim của thai nhi, dẫn đến các rối loạn bất thường trong chu trình phát triển tự nhiên của bé khi được tiêu thụ quá mức.3. Aldehyde decanal
Theonghiên cứu, trong quá trình phát triển tự nhiên, bào thai luôn có cơ chế tự đào thải aldehyde một cách thường xuyên để ngăn ngừa tổn thương DNA. Do đó, việc hấp thụ phải aldehyde decanal quá nhiều từ rau răm có thể được nghi ngờ là nguồn cơn làm tăng nguy cơ gây sảy thai.Tóm lại, những hợp chất này có nguy cơ kích thích tử cung và có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ.Do đó, tốt nhất là mẹ bầu nên tránh việc tiêu thụ rau răm quá mức, hoặc chỉ nên tiêu thụ rau răm khi đã được bác sĩ sản khoa cho phép.Việc tiêu thụ quá nhiều rau răm có thể làm tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu
Các loại rau gia vị thay thế rau răm cho mẹ bầu
Có bầu ăn rau răm được không ? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, việc thay thế rau răm bằng các loại thảo mộc khác có thể giúp mẹ an tâm hơn trong việc dưỡng thai.Dưới đây là danh sách một số loại rau mùi và củ quả tự nhiên vừa có khả năng cải thiện hương vị cho món ăn, vừa giúp mẹ duy trì được sức khỏe thai kỳ ổn định:1. Sả
Sả có hương vị tươi mát, xen lẫn chút cay nồng dịu nhẹ. Khi thêm sả vào các món ăn, nó không chỉ tạo hương thơm hấp dẫn mà còn giúp món ăn trở nên ngon miệng hơn. Sả thường được sử dụng trong các món hấp / xào, chẳng hạn như nghêu hấp sả, cá hấp sả, ốc / gà xào sả ớt.So với các loại rau mùi khác (rau răm, thì là, lá bạc hà,…), sả đượcchứng minhlà loại rau gia vị hiếm hoi KHÔNG có tác dụng độc hại đối với thai kỳ.Bên cạnh đó, sả còn chứa nhiều vitamin C, một dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ hấp thụ sắt, ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và duy trì làn da khỏe mạnh cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.2. Gừng
Gừng có hương vị cay nồng, thường được dùng để gia tăng hương vị hoặc khử mùi tanh cho món ăn, chẳng hạn như với các món với cá (cá trê chiên mắm gừng, cá trắm hấp gừng,…) hoặc gà (gà hấp gừng, gà xào gừng,…).Xét về thành phần dinh dưỡng, trong gừng có chứa gingerol, một chất chống oxy hóa có đặc tính “làm ấm” bụng một cách tự nhiên, giúp giảm triệu chứng buồn nôn và ốm nghén, rất hữu ích cho mẹ bầu.Mặt khác, gingerol còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi các bệnh nhiễm trùng và duy trì sức khỏe tổng thể.3. Nghệ
Nghệ có màu vàng đẹp mắt, thường được sử dụng để tạo màu sắc và góp phần cải thiện hương vị cho các món ăn, đặc biệt là các món kho và xào, chẳng hạn như lươn kho nghệ, ếch xào sả nghệ, lòng xào nghệ, dê xào lăn (có sử dụng nghệ).Xét về thành phần dinh dưỡng, trong nghệ chứa curcumin, một chất chống oxy hóa mạnh có đặc tính kháng viêm, giúp giảm viêm nhiễm và cải thiện sức khỏe tổng thể của mẹ bầu và thai nhi.Curcumin cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa, góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến dạ dày, bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ.Nghệ giàu chất chống oxy hóa cucurmin, tốt cho sức khỏe
4. Rau húng quế
Rau húng quế có hương vị thơm mát, cay nhẹ, thường được dùng để tăng hương vị và trang trí cho các món xào và món gỏi (nộm).Loại rau này chứa nhiều vitamin K, giúp duy trì sức khỏe xương và hỗ trợ quá trình đông máu, cần thiết cho cả mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt là giai đoạn gần đến ngày dự sinh.Vitamin K cũng giúp mẹ bầu cải thiện tốt các triệu chứng ốm nghén trong 3 tháng đầu, đồng thời hỗ trợ thai nhi phát triển hệ cơ xương khớp toàn diện trong 6 tháng cuối thai kỳ.5. Tía tô
Lá tía tô có hương vị cay nhẹ cùng hậu vị chua tinh tế, thường được dùng để tăng hương vị và màu sắc cho các món gỏi (nộm) hoặc món cuốn (ăn kèm với bánh tráng).Theonghiên cứu, tiêu thụ tía tô có thể làm giảm nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu bằng cách tăng cường khả năng tiếp nhận và duy trì bào thai ở lớp nội mạc tử cung. Do đó, bổ sung tía tô vào chế độ ăn của mẹ bầu để thay thế cho rau răm là lựa chọn đáng cân nhắc.Trên đây là những thông tin quan trọng về tác động của rau răm đối với sức khỏe thai kỳ. Tóm lại, trả lời câu hỏi bà bầu ăn rau răm được không , các chuyên gia cho là được, nhưng cần giới hạn khối lượng và tần suất ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Xem thêm:
- Những loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi
- Một số loại rau bà bầu không nên ăn nhiều kẻo sảy thai sinh non
- Bầu ăn rau cần được không?
Đánh giá bài viết
Không có nhận xét nào: