[tintuc]Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc có bầu ăn rau tần ô được không vì đây là loại rau xuất hiện nhiều trong các món lẩu tại Việt Nam. Trong thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm an toàn để tiêu thụ là điều rất quan trọng bởi chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sinh nở. Vậy, bà bầu ăn rau tần ô được không ? Nếu được thì nên ăn bao nhiêu là đủ? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng khám phá ngay trong bài viết sau.
Mẹ bầu ăn rau mồng tơi được không?
Rau tần ô (tên khoa học: Chrysanthemum coronarium), còn được gọi là cải cúc, là một loại rau lá xanh được trồng phổ biến ở nhiều nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Rau tần ô có lá nhỏ, thân mảnh đi kèm mùi thơm đặc trưng, mới ăn vào cho vị đắng nhẹ, nhưng sau khi nhai để lại hậu vị ngọt thanh, thường được dùng để chế biến các món xào, lẩu hoặc nấu canh. Vậy, bà bầu ăn rau tần ô được không ?Thành phần dinh dưỡng của rau tần ô
Trước khi biết rõ có bầu ăn rau tần ô được không , mẹ cần tìm hiểu nhanh về thành phần dinh dưỡng chứa trong loại rau này.Theo dữ liệu từBộ Nông nghiệp Hoa Kỳ(USDA), tiêu thụ 100g rau tần ô có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 24 kcal. Mức năng lượng này chủ yếu đến từ 3.02g carbohydrates (chất đường bột), 3.36g protein (đạm) và 0.56g chất béo.Như vậy, có thể thấy, rau tần ô là một trong số ít những loại rau lá xanh có hàm lượng protein cao hơn cả carbohydrates.Xét về thành phần nguyên tố vi lượng, rau tần ô chứa đến 9 loại vitamin và 6 khoáng chất khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là hàm lượng cao vitamin A, folate (vitamin B9), vitamin K cùng với lượng lớn sắt, mangan và magiê. Cụ thể như sau:Dưỡng chất | Hàm lượng | Mức đáp ứng (%) so với nhu cầu hàng ngày của người trưởng thành |
Vitamin A | 116 mcg | 13% |
Vitamin B1 | 0.13 mg | 11% |
Vitamin B2 | 0.144 mg | 11% |
Vitamin B3 | 0.531 mg | 3% |
Vitamin B5 | 0.221 mg | 4% |
Vitamin B6 | 0.176 mg | 10% |
Vitamin B9 (folate) | 177 mcg | 44% |
Vitamin C | 1.4 mg | 2% |
Vitamin K | 350 mcg | 292% |
Canxi | 117 mg | 9% |
Sắt | 2.29 mg | 13% |
Magiê | 32 mg | 8% |
Mangan | 0.943 mg | 41% |
Natri | 118 mg | 5% |
Kẽm | 0.71 mg | 6% |
Bà bầu ăn rau tần ô được không?
Bà bầu ĐƯỢC ĂN rau tần ô (cải cúc), miễn là tiêu thụ chúng ở lượng vừa phải và chỉ ăn khi đã nấu chín. Nguyên nhân là bởi bên trong rau tần ô chưa ghi nhận chứa bất kỳ hóa chất thực vật (phytochemical) nào có khả năng kích thích tử cung co thắt, gây ngộ độc hoặc tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.Tóm lại, rau tần ô là thực phẩm an toàn để bổ sung vào chế độ ăn của mẹ bầu. Tuy nhiên, có bầu ăn rau tần ô được không đồng nghĩa với việc sản phụ nên tiêu thụ loại rau này một cách quá mức hoặc ăn sai cách.Mẹ bầu được ăn rau tần ô, miễn là tiêu thụ đúng cách
Bà bầu ăn rau tần ô có tốt không?
Khi được tiêu thụ ở lượng vừa phải và nấu chín kỹ, rau tần ô có thể đem lại nhiều lợi ích TỐT cho sức khỏe thai kỳ. Nguyên nhân là bởi loại rau này chứa hàm lượng lớn protein, chất xơ, vitamin A, folate (vitamin B9), vitamin K, sắt, mangan và magiê.Tất cả đều là những dưỡng chất không thể thiếu cho việc duy trì sức khỏe của mẹ và hỗ trợ sự phát triển của bé. Cụ thể như sau:Dưỡng chất | Lợi ích sức khỏe | |
Với sản phụ | Với thai nhi | |
Protein | - Hỗ trợ tổng hợp DNA, tăng cường thể tích máu nuôi thai nhi;- Giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non và sảy thai. - Giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ. | Cần thiết để tổng hợp protein và xây dựng tế bào. |
Chất xơ | Bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ngăn ngừa táo bón, giảm nguy cơ tiền sản giật (2) | Giảm nguy cơ chậm phát triển thần kinh ở trẻ sơ sinh (3) |
Vitamin A | - Tăng cường miễn dịch; - Ngừa quáng gà. (4) | Hỗ trợ hình thành tim, phổi, thận, mắt, xương cũng như hệ tuần hoàn, hô hấp và hệ thần kinh trung ương. |
Folate (vitamin B9) | Ngừa bệnh thiếu máu. | Ngừa dị tật thai vô sọ và dị tật nứt đốt sống (5) |
Vitamin K | Hỗ trợ đông máu, giúp vết thương nhanh lành. | - Hỗ trợ hình thành xương và răng. - Ngừa xuất huyết nội so hoặc chảy máu quá mức sau sinh |
Sắt | - Ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. - Giảm nguy cơ sinh non và sảy thai. | - Cung cấp đủ oxy cho thai nhi phát triển. - Hỗ trợ hình thành tế bào máu, cơ bắp và não bộ. (6) |
Mangan | Hỗ trợ điều hòa huyết áp, ngừa biến chứng tiền sản giật (7) | Hỗ trợ hình thành mô liên kết ở xương / sụn, các yếu tố đông máu và hormone sinh dục. |
Magiê | Ngừa tình trạng co thắt tử cung, giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non và sảy thai (8) | Ngừa tình trạng trẻ chậm phát triển trong tử cung và sinh ra nhẹ cân9 |
Mẹ bầu ăn nhiều rau tần ô có sao không?
Mẹ bầu ăn nhiều rau tần ô có thể bị rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…) bởi trong rau tần ô chứa nhiều chất xơ, thành phần không thể được tiêu hóa hoàn toàn ở ruột.Giống bất kỳ thực phẩm nào khác, mẹ bầu chỉ nên ăn rau tần ô ở lượng vừa phải, như một phần của chế độ ăn uống đa dạng và cân đối trong thai kỳ. Tóm lại, bà bầu ăn rau tần ô được không có nghĩa là nên ăn nhiều, mà cần tiêu thụ đúng cách.Phụ nữ mang thai ăn rau tần ô sao cho đúng?
Để tiêu thụ rau tần ô đúng cách, mẹ bầu cần:- Rửa sạch: Trước khi chế biến, mẹ cần rửa sạch rau tần ô dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn, thuốc bảo vệ thực vật và vi khuẩn. Tốt hơn, mẹ nên ngâm rau trong dung dịch nước muối loãng khoảng 5 - 10 phút để làm sạch hiệu quả hơn.
- Bảo quản lạnh: Rau tần ô dễ héo. Do đó, sau khi mua về, mẹ cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để giữ cho rau tươi ngon. Tránh để rau ở nhiệt độ phòng vì dễ dẫn đến mất chất dinh dưỡng và héo úa.
- Ưu tiên ăn chín: Mẹ bầu nên ăn rau tần ô đã được nấu chín để phòng ngừa các nguy cơ liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn và ký sinh trùng. Nấu chín cũng giúp rau dễ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
- Ăn vừa phải: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ bầu trong:
- 3 tháng đầu thai kỳ: Nên ăn khoảng 240g rau nói chung bao gồm rau tần ô (khoảng 2 chén rau luộc chín) mỗi ngày;
- 3 tháng giữa thai kỳ: Nên ăn khoảng 320g rau nói chung bao gồm rau tần ô (khoảng 2 + 2/3 chén rau luộc chín) mỗi ngày;
- 3 tháng cuối thai kỳ: Nên ăn khoảng 400g rau nói chung bao gồm rau tần ô (khoảng 3 + 1/3 chén rau luộc chín) mỗi ngày.
- Hỏi ý kiến bác sĩ: Trước khi thêm rau tần ô vào chế độ ăn hàng ngày, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo việc tích hợp loại rau này là an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Mẹ bầu không nên ăn nhiều hơn 2 - 3 chén rau tần ô mỗi ngày
Các món ngon với rau tần ô cho mẹ bầu
Bà bầu ăn rau tần ô được không ? Câu trả lời là được. Với hương vị thanh mát pha chút đắng đặc trưng, rau tần ô thích hợp để chế biến thành các món canh, xào hoặc ăn kèm với bún, chẳng hạn như:1. Canh rau tần ô nấu viên tôm thịt
Nguyên liệu (khẩu phần: 2 người):- Thịt heo băm: 150g;
- Tôm tươi: 200g;
- Rau tần ô (cải cúc): 150g;
- Muối: 1 muỗng cà phê;
- Hạt nêm: 2 muỗng cà phê;
- Tiêu: 1/2 muỗng cà phê.
- Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rửa sạch tôm, bỏ đầu và vỏ, băm nhuyễn;
- Sau đó, trộn đều tôm với thịt heo băm, thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, tiêu và trộn đều;
- Rửa sạch rau tần ô, để ráo nước.
- Tạo viên tôm thịt: Vo hỗn hợp tôm và thịt thành những viên nhỏ, đều nhau.
- Nấu nước dùng: Đun sôi 1 lít nước, thả các viên tôm thịt vào nấu. Khi nước sôi trở lại, nêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm vào nồi.
- Thêm rau: Cho rau tần ô vào nồi, nấu thêm 2 phút cho rau chín mềm thì tắt bếp nhanh để rau không bị rụt.
- Hoàn thiện và thưởng thức: Múc canh ra bát. Rắc thêm tiêu và ngò rí nếu thích.
Canh rau tần ô nấu thịt viên vừa dễ thực hiện, vừa giàu dưỡng chất
2. Trứng chiên rau cải cúc
Nguyên liệu (khẩu phần: 2 người):- Trứng gà: 1 quả;
- Rau tần ô (cải cúc): 100g;
- Bột mì: 2 muỗng canh;
- Dầu ăn: 3 muỗng canh;
- Muối: 1/3 muỗng cà phê;
- Bột nêm: 1/3 muỗng cà phê.
- Chuẩn bị rau tần ô: Nhặt sạch rau tần ô, rửa sạch với nhiều nước rồi để ráo. Sau đó thái nhỏ rau cải cúc.
- Trộn hỗn hợp trứng: Cho rau tần ô đã thái nhỏ vào tô, đập trứng gà vào tô rau. Thêm bột mì, 1/3 muỗng cà phê muối và 1/3 muỗng cà phê bột nêm vào hỗn hợp. Khuấy đều hỗn hợp cho tất cả nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
- Chiên trứng: Đun nóng 3 muỗng canh dầu ăn trên chảo ở lửa vừa. Khi dầu nóng, múc từng muỗng hỗn hợp trứng và rau tần ô vào chảo, dàn mỏng thành hình tròn. Chiên vàng đều hai mặt, lật nhẹ để không bị vỡ.
- Hoàn thiện và thưởng thức: Khi trứng rau tần ô đã chín vàng đều hai mặt, gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu. Ăn nóng với cơm.
3. Canh tần ô nấu tôm tươi
Nguyên liệu (khẩu phần: 2 người):- Rau tần ô (cải cúc): 1 bó (khoảng 150g);
- Tôm tươi: 100g;
- Tỏi: 2 tép;
- Hành tím: 1 củ;
- Hạt nêm: 2 muỗng cà phê;
- Tiêu: 1/3 muỗng cà phê;
- Nước mắm: 1 muỗng canh;
- Đường: 1/2 muỗng cà phê;
- Dầu ăn: 1 muỗng canh;
- Nước lọc: 600 ml.
- Chuẩn bị rau: Nhặt và rửa sạch rau tần ô, để ráo nước.
- Chuẩn bị tôm: Tôm rửa sạch, bóc vỏ, rút chỉ đen, ướp với 1 muỗng cà phê hạt nêm.
- Chuẩn bị hành tỏi: Tỏi và hành tím bóc vỏ, băm nhỏ.
- Xào tôm: Làm nóng 1 muỗng canh dầu ăn trong nồi, cho hành tím và tỏi băm vào phi thơm. Sau đó, cho tôm vào xào đến khi tôm chín và thơm.
- Nấu nước dùng: Khi tôm chín, cho 600 ml nước lọc vào nồi, đun sôi.
- Nêm nếm gia vị: Khi nước sôi, cho rau tần ô vào nồi. Nêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm, 1/3 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê đường. Đun canh sôi lại, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Hoàn thiện và thưởng thức: Múc canh ra tô, thưởng thức khi còn nóng.
Canh tần ô nấu tôm tươi giàu đạm và chất xơ, hỗ trợ dự phòng tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu
4. Bún cá rô nấu rau tần ô
Nguyên liệu (khẩu phần: 2 người):- Cá rô: 1 con;
- Chả cá: 3 miếng;
- Cà chua: 1 trái;
- Thơm (dứa): 1/8 trái;
- Tía tô: 5g;
- Rau răm: 5g;
- Hành lá: 1/2 cây;
- Rau tần ô (cải cúc): 100g;
- Nước mắm: 2 muỗng canh;
- Bột ngọt: 1 muỗng cà phê;
- Hạt nêm: 1 muỗng cà phê;
- Tiêu: 1/2 muỗng cà phê;
- Hành tím: 1 củ;
- Tỏi: 1 tép;
- Bún tươi: 300g.
- Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rửa sạch cá rô, chả cá, rau tần ô, cà chua, tía tô, rau răm và hành lá. Ngâm trong nước muối loãng trong 5 phút rồi để ráo.
- Thái lát mỏng cà chua và thơm.
- Hành lá và tía tô rửa sạch, thái nhỏ.
- Hành tím và tỏi băm nhuyễn.
- Nấu nước dùng:
- Đun sôi 1 lít nước với 1 củ hành nướng sơ, cho xương và đầu cá rô vào nấu trong 20 phút. Chắt bỏ bọt và lọc lấy nước dùng trong.
- Thêm vào nước dùng 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng cà phê bột ngọt, nêm nếm vừa ăn.
- Chiên cá rô: Cắt cá rô thành các miếng vừa ăn. Chiên cá trong chảo dầu nóng đến khi vàng giòn, vớt ra để ráo dầu.
- Nấu canh: Trong nồi nước dùng, cho cà chua, thơm, rau tần ô, tía tô, rau răm và hành lá vào nấu. Đun nhỏ lửa cho đến khi rau chín mềm và thấm gia vị.
- Hoàn thành món ăn:
- Chần bún tươi qua nước sôi, để ráo.
- Xếp bún vào tô, thêm cá rô chiên vàng và chả cá chiên. Đổ nước dùng cùng rau lên trên. Rắc thêm tiêu và hành phi nếu thích.
5. Cải cúc xào tỏi
Nguyên liệu (khẩu phần: 2 người):- Rau tần ô (cải cúc): 1 bó (khoảng 150g);
- Tỏi: 25g (khoảng 5 tép tỏi);
- Hạt nêm: 1 muỗng cà phê;
- Dầu ăn: 1 muỗng canh.
- Chuẩn bị rau và tỏi:
- Nhặt sạch rau tần ô, rửa sạch kỹ dưới vòi nước rồi để ráo.
- Bóc vỏ, rửa sạch tỏi, băm nhuyễn.
- Xào rau và tỏi:
- Đun nóng 1 muỗng canh dầu ăn trong chảo, cho tỏi băm vào phi thơm vàng.
- Khi tỏi vàng và có mùi thơm, cho rau tần ô vào xào trên lửa vừa. Đảo đều liên tục để rau chín đều và không bị cháy.
- Thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, tiếp tục xào thêm 3 - 4 phút cho rau chín tới, thấm đều gia vị.
- Hoàn thiện và thưởng thức: Khi rau tần ô đã chín mềm, tắt bếp. Múc rau ra đĩa, dùng ngay khi còn nóng để thưởng thức hương vị tươi ngon của rau.
Cải cúc xào tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe
Xem thêm:
- Những thực phẩm tốt cho bà bầu nên ăn
- Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu
- Công thức món ăn đủ chất cho bà bầu
- Bầu ăn rau cải được không?
Nên ăn rau gì khi mang thai ngoài rau tần ô?
Có bầu ăn rau tần ô được không ? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc mẹ bầu chỉ nên ăn mỗi loại rau này mà bỏ qua nhiều nguồn dưỡng chất quý giá khác.Bởi lẽ, trong thế giới thực phẩm vẫn còn tồn tại nhiều loại rau lá xanh có thành phần dinh dưỡng tốt tương tự hoặc thậm chí hơn rau tần ô, chẳng hạn như:1. Các loại rau họ Cải
Bên cạnh việc chứa nhiều vitamin C, K và folate tương tự như rau tần ô, các loại rau họ Cải (bông cải xanh, cải bó xôi, bắp cải,…) còn chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa glucoraphanin (GF).Theonghiên cứu, bổ sung GF vào chế độ ăn uống trong thời kỳ mang thai có thể hỗ trợ ngăn ngừa được các khiếm khuyết về nhận thức ở con cái trưởng thành, bao gồm rối loạn phổ tự kỷ (ASD) và chứng tâm thần phân liệt.2. Rau dền
Rau dền cũng chứa vitamin C, K và folate, nhưng hàm lượng các chất này lại không cao như ở tần ô. Bù lại, hàm lượng canxi trong rau dền lại cao hơn rau tần ô đến 90%.Trung bình 100g rau dền có thể đáp ứng đến17%nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể người trưởng thành, trong khi đó con số này ở rau tần ô chỉ dừng lại ở mức 9%.Trong thai kỳ, canxi là dưỡng chất không thể thiếu để hỗ trợ mẹ ngăn ngừa biến chứng tiền sản giật, đồng thời giúp thai nhi phát triển hệ xương và răng một cách tối ưu.3. Rau muống
Xét trên cùng khối lượng tiêu thụ, mặc dù hàm lượng folate (vitamin B9) trong rau muống chỉ bằng ⅓ so với tần ô, nhưng hàm lượng vitamin A và C trong loại rau này lại cao hơn rau tần ô gấp hàng chục lần.Cụ thể, rau muống chứa hàm lượng vitamin A và C lần lượt cao hơn 16 lần và 46 lần so với rau tần ô. Cả hai đều là những dưỡng chất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển các cơ quan của thai nhi, đặc biệt là ở mắt, tim, phổi, da, cơ bắp và xương.Rau muống chứa hàm lượng vitamin A và C cao gấp hàng chục lần so với tần ô
4. Rau mồng tơi
Bên cạnh hàm lượng vitamin A, C và folate dồi dào, rau mồng tơi còn chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin. Vào hệ tiêu hóa, pectin có thể hỗ trợ làm chậm quá trình phân giải và hấp thụ đường ở ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ - tình trạng rối loạn đường huyết tương đối phổ biến ở mẹ bầu.5. Mướp
Mướp chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin C, B6 và folate. Trong đó:- Vitamin C: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn;
- Vitamin B6: Hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein và sự phát triển của não bộ thai nhi;
- Folate: Cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Đánh giá bài viết
Không có nhận xét nào: