[tintuc] Có bầu uống rau má được không ? Đây là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm khi muốn thưởng thức hương vị thơm ngon của loại thức uống này. Nước rau má có đặc tính giải nhiệt, là lựa chọn hàng đầu khi cơ thể bỗng dưng cảm thấy “nóng trong người”. Vậy, mẹ bầu uống nước rau má được không? Tiêu thụ nước rau má có ảnh hưởng gì đến thai nhi? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

bầu uống rau má được khôngBà bầu uống rau má được không? Có an toàn cho thai nhi hay không?
Nước rau má là thức uống được chế biến từ lá của cây rau má, một loại cây thân thảo (tên tiếng Anh: Centella asiatica), mọc bò sát đất, thường được sử dụng trong y học cổ truyền và ẩm thực nhờ vào các đặc tính dinh dưỡng và dược liệu nổi bật của chúng. Vậy, bà bầu uống rau má được không ?

Thành phần dinh dưỡng của nước rau má

Trước khi tìm hiểu xem liệu có bầu uống rau má được không , bạn cần hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng chứa trong thức uống này.Nước rau má được làm bằng cách xay nhuyễn lá rau má tươi với nước, sau đó lọc lấy nước để uống. Do đó, về cơ bản, thành phần dinh dưỡng trong nước rau má tươi nguyên chất cũng chính là giá trị pha loãng của các hợp chất tự nhiên sẵn có trong cây rau má tươi.Cụ thể, trung bình 100 ml nước rau má tươi (pha theo tỷ lệ 1 rau : 2 nước) có thể cung cấp cho cơ thể 13.3 calo, 2.3g chất đường bột, 0.8g chất đạm và 0.1g chất béo.Chi tiết hơn, dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng của 100 ml nước rau má mà mẹ bầu nên tham khảo:
Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng trong 100 ml nước rau má

pha theo tỷ lệ 1 rau : 2 nước

Phần trăm giá trị dinh dưỡng so với mức khuyến nghị hàng ngày

(%DV)

Năng lượng 13.3 kcal0.7%
Chất đường bột 2.3 g0.8%
Chất đạm 0.8 g1.6%
Chất béo 0.1 g0.1%
Chất xơ 2.0 g7.0%
Niacin (B3) 0.3 mg1.7%
Riboflavin (B2) 0.03 mg2.3%
Thiamine (B1) 0.1 mg6.7%
Vitamin A 166.1 mcg18.3%
Vitamin C 5.3 mg5.9%
Natri 35.9 mg1.5%
Kali 156.0 mg3.3%
Canxi 58.0 mg4.4%
Sắt 5.0 mg27.6%
Magiê 23.7 mg3.3%
Phốt pho 5.7 mg0.5%
Kẽm 0.8 mg7.0%
Có thể thấy, tuy chứa ít calo, nhưng nước rau má lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nổi bật với hàm lượng cao sắt, kẽm cùng vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B3,…) và vitamin C. Vậy, phụ nữ có bầu uống rau má được không ?

Bà bầu uống rau má được không?

Theo ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, bà bầu ĐƯỢC PHÉP uống rau má. Nguyên nhân là bởi nước ép / xay từ loại rau này hoàn toàn KHÔNG chứa bất kỳ hợp chất nào có rủi ro gây bất lợi cho thai kỳ, đặc biệt là các chất có nguy cơ co thắt tử cung, khiến mẹ bầu bị bong nhau thai sớm hoặc sinh non.Tóm lại, việc uống nước rau má là an toàn đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhìn chung, tiêu thụ nước rau má có thể trở thành một phần trong chế độ ăn uống cân đối của hầu hết mẹ bầu, miễn là dung nạp ở lượng vừa phải và đảm bảo tính đa dạng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Có có bầu uống rau má có tốt không?Mẹ bầu uống rau má được không? Câu trả lời là “được” bởi chúng sở hữu bảng thành phần dinh dưỡng lành tính

Có có bầu uống rau má có tốt không?

Rau má có thể đem lại nhiều tác dụng TỐT cho sức khỏe. Sau khi đã biết rõ bàbầu uống được rau má không, sản phụ cũng nên tìm hiểu về một số lợi ích mà loại rau này có thể đem đến cho cơ thể, chẳng hạn như việc:

1. Cải thiện tâm trạng, giảm lo âu, mất ngủ

Bước vào thai kỳ, nồng độ hóc-môn progesterone tăng cao có thể khiến mẹ bầu dễ mệt mỏi vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm.Ngoài ra, các yếu tố chủ quan khác như cảm giác khó chịu ở vùng bụng do sự phát triển nhanh của thai nhi, căng thẳng trong công việc / gia đình / tài chính cũng góp phần làm tăng mức độ lo âu, gây rối loạn giấc ngủ ở mẹ bầu.Trong bối cảnh này, việc uống nước rau má đượcchứng minhcó thể đem đến tác dụng an thần, chống lo âu và “xoa dịu” cảm xúc chỉ sau 60 phút tiêu thụ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để mẹ dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

2. Ngăn ngừa tình trạng suy giãn tĩnh mạch

Khi thai nhi phát triển, mẹ bầu có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để ngồi hoặc nằm bởi vì việc đi lại thường xuyên trong lúc này đã trở nên khó khăn.Việc ít vận động dẫn đến tuần hoàn máu suy giảm, làm máu ứ đọng ở các khớp chân và khiến một ít dịch lỏng rò rỉ ra ngoài thành mạch. Đây là lúc bệnh suy giãn tĩnh mạch khởi phát, khiến chân mẹ bị phù nề và đau nhức.Lúc này, việc tiêu thụ rau má đượcchứng minhcó khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng cách tăng cường tuần hoàn máu, đồng thời làm giảm tính thẩm thấu của thành mạch.Vì vậy, bà bầu ăn rau má được không chỉ bởi đặc tính tăng cường tuần hoàn máu (tốt cho thai nhi), mà còn nhờ vào khả năng hỗ trợ ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chân (tốt cho mẹ bầu).

3. Ngừa rạn da

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian thai nhi tăng trưởng vượt trội về kích thước, to hơn 30cm chiều dài. Trong khi đó, 3 tháng cuối thai kỳ lại là thời điểm thai nhi bứt phá “thần tốc” về khối lượng, tăng thêm khoảng 2.4 kg cân nặng.Điều này góp phần lý giải vì sao mẹ bầu thường dễ bị rạn da khi bắt đầu bước sang tam cá nguyệt thứ 2.Trong khi đó, rau má lại có chứa 4 hợp chất quan trọng là axit asiatica (AA), asiaticoside (AS), madecassoside (MS) và axit madecassic (MA).Đây đều là những dưỡng chất đượcchứng minhcó khả năng kích thích cơ thể tăng cường tổng hợp thêm collagen - mô liên kết ở da, giúp da tăng cường độ đàn hồi, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng rạn da vùng bụng quá mức trong thai kỳ hoặc thậm chí là sau quá trình sinh nở.
Có có bầu uống rau má có tốt không?Uống nước rau má có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng rạn da bụng ở mẹ bầu

4. Tăng cường miễn dịch

Nước rau má giàu kẽm. Trung bình 100 ml nước rau má có thể đáp ứng khoảng 7% nhu cầu kẽm hàng ngày của cơ thể.Kẽm trong nước rau má giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách tham gia vào quá trình sản xuất và hoạt động của các tế bào bạch cầu, bao gồm tế bào lympho T và lympho B.Cả hai đều là những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể phát hiện và tiêu diệt vi khuẩn / vi-rút xâm nhập từ môi trường bên ngoài.Do đó, tiêu thụ rau má có thể góp phần bảo vệ cả mẹ và bé tốt hơn trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.Tóm lại, mẹ bầu ăn rau má được không chỉ bởi rau má sở hữu bảng thành phần dinh dưỡng lành tính, an toàn, mà còn do sự hiện diện của nhiều dưỡng chất có lợi, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể cho cả mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai uống rau má sao cho đúng?

Mẹ bầu cần nắm rõ một số nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng trong việc uống rau má để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể như sau:

1. Rửa rau đúng cách

TheoTạp chí Khoa học & Công nghệ Thực phẩm, lá rau má tươi có nhiều mầm bệnh (vi khuẩn, nấm, giun sán,…) hiện diện trên bề mặt và giữa các lá. Do đó, việc rửa bằng nước máy không thể đảm bảo loại bỏ các mầm bệnh này.Cũng theo báo cáo, rửa rau má bằng dung dịch nước điện phân có tính axit, nước điện phân có tính kiềm, hoặc kết hợp cả 2 loại nước này, được cho là phương pháp rửa rau tốt nhất cho sức khỏe.Nếu không tìm thấy nước điện phân, mẹ có thể thay thế bằng cách rửa rau má với dung dịch pha loãng từ muối ăn (natri clorua).
Phụ nữ mang thai uống rau má sao cho đúng?Rau má mọc gần mặt đất nên mẹ bầu cần rửa sạch rau với nước muối trước khi xay nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe

2. Chú ý lượng tiêu thụ

Mỗi ngày chỉ nên uống một ly nước rau má với dung tích từ 250 đến 400ml. Bởi lẽ, uống lượng nhiều hơn có thể làm tăng nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa hoặc mất cân bằng dinh dưỡng;

3. Thời điểm tiêu thụ

Tránh uống rau má cùng lúc hoặc ngay sau bữa ăn chính vì nó có thể làm loãng dịch vị dạ dày, gây khó tiêu. Thời điểm tốt nhất để uống rau má là trong bữa phụ buổi chiều, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất trong rau má một cách trọn vẹn;

4. Ưu tiên uống vị nguyên bản

Hạn chế pha thêm đường, sữa đặc, hoặc sữa dừa để giảm lượng calo và đường không cần thiết. Điều này hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa trong thai kỳ, chẳng hạn như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,…;

5. Hỏi ý kiến bác sĩ

Trước khi quyết định uống rau má mỗi ngày, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng việc bổ sung rau má là phù hợp với tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé.

Công thức đồ uống từ nước rau má đổi vị cho bà bầu

Bà bầu uống rau má được không ? Câu trả lời là “được”. Ngoài việc sở hữu nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nước rau má còn có thể được pha chế một cách dễ dàng thành nhiều loại thức uống khác nhau. Dưới đây là gợi ý về một số loại nước rau má vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng mà mẹ bầu có thể thực hiện ngay tại nhà:

1. Nước rau má đậu xanh

Nguyên liệu

  • Rau má: 300g;
  • Đậu xanh: 200g;
  • Đường trắng: 2 muỗng canh;
  • Nước lọc: 400 ml.

Cách làm

Ngâm đậu xanh:
  • Rửa sạch đậu xanh.
  • Ngâm đậu xanh trong nước khoảng 2 - 3 tiếng để đậu nở.
Chuẩn bị rau má:
  • Ngâm rau má với nước muối loãng trong 5 phút.
  • Rửa sạch rau má rồi cắt nhỏ.
Nấu đậu xanh:
  • Cho đậu xanh đã ngâm nở vào nồi.
  • Đổ nước vào xâm xấp mặt đậu và nấu chín mềm.
Xay rau má:
  • Cho rau má và 400ml nước lọc vào máy xay sinh tố.
  • Xay nhuyễn rồi lọc qua rây để lấy nước.
Kết hợp các nguyên liệu:
  • Cho đậu xanh đã nấu chín, 2 muỗng canh đường trắng và nước rau má vào máy xay sinh tố.
  • Xay đến khi hỗn hợp mịn và đồng nhất.
  • Rót nước rau má đậu xanh ra ly. Thêm đá viên nếu thích uống lạnh.

2. Rau má nước dừa

Nguyên liệu

  • Rau má: 200g;
  • Nước dừa: 400 ml;
  • Đường trắng: 2 muỗng canh;
  • Cơm dừa: 200g (tùy chọn).

Cách làm

  • Rửa sạch rau má, loại bỏ những lá bị dập úa.
  • Chọn loại dừa có cơm mềm để ăn ngon hơn.
  • Cho 200g rau má, 400ml nước dừa, 2 muỗng canh đường vào máy xay sinh tố.
  • Chọn chế độ xay nhuyễn các nguyên liệu.
  • Lọc bỏ xác rau má qua rây, chỉ giữ lại nước rồi rót ra ly.
  • Nạo sẵn cơm dừa để riêng. Nếu thích, có thể cho thêm dừa nạo lên trên và thưởng thức.
Rau má nước dừa cho mẹ bầuMón rau má nước dừa ngon hơn khi thưởng thức với đá lạnh

3. Rau má sữa dừa

Nguyên liệu

  • Rau má: 300g;
  • Nước cốt dừa: 200 ml;
  • Nước dừa tươi: 100 ml;
  • Sữa đặc: 100 ml;
  • Đường trắng: 30g
  • Nước lọc: 1 lít.

Cách làm

Chuẩn bị rau má:
  • Rửa sạch rau má, ngắt bỏ phần thân và những cọng bị vàng.
  • Cho rau má vào máy xay sinh tố, thêm khoảng 1 lít nước lọc và xay nhuyễn từ từ.
  • Sau khi xay xong, lọc qua rây để lấy nước rau má, bỏ bã.
Phần sữa dừa:
  • Cho vào nồi 100ml nước dừa tươi và 30g đường, đun nhỏ lửa.
  • Tiếp tục thêm 100ml sữa đặc và 200ml nước cốt dừa, khuấy đều hỗn hợp cho đến khi sôi và hoà quyện.
  • Đun lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sữa dừa sôi lăn tăn, tắt bếp.
Hoàn thành:
  • Cho đá viên vào ly, rót phần sữa dừa vào trước.
  • Tiếp theo, cho nước rau má đã xay lọc lên trên.
  • Trang trí thêm cơm dừa nạo sợi nếu thích.

4. Nước ép rau má, táo, dứa

Nguyên liệu

  • Rau má: 200g;
  • Táo: 1 quả;
  • Dứa: 1/2 quả;
  • Nước lọc: 200 ml;
  • Đường (tùy chọn): 1 - 2 muỗng cà phê;
  • Đá viên (tùy chọn).

Cách làm

Chuẩn bị rau má: Rửa sạch rau má, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo. Chuẩn bị táo và dứa:
  • Rửa sạch táo, gọt vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ, bỏ hạt.
  • Gọt vỏ dứa, bỏ mắt, cắt thành miếng nhỏ.
Xay hỗn hợp:
  • Cho rau má, táo, dứa và 200ml nước lọc vào máy xay sinh tố.
  • Xay nhuyễn cho đến khi hỗn hợp mịn.
Lọc lấy nước ép:
  • Dùng rây hoặc vải lọc để lọc hỗn hợp vừa xay, chỉ lấy phần nước, bỏ bã.
  • Thêm đường và đá (tùy chọn):
  • Nếu muốn ngọt hơn, có thể thêm 1-2 muỗng cà phê đường vào nước ép và khuấy đều.
Hoàn thành: Rót nước ép ra ly và thưởng thức. Cho thêm đá viên nếu muốn uống lạnh.

5. Nước rễ tranh, rau má, mía lau

Nguyên liệu

  • Rau má: 200g;
  • Rễ tranh: 50g;
  • Mía lau: 1/2 cây;
  • Đường: 1 - 2 muỗng canh.

Cách làm

Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Mía lau: Chặt khoảng nửa cây, rửa sạch, gọt vỏ và chẻ thành khúc mỏng.
  • Rau má: Rửa sạch, để ráo nước.
  • Rễ tranh: Rửa sạch, cắt khúc.
Nấu nước rau má rễ tranh mía lau:
  • Xếp mía lau dưới đáy nồi, thêm rễ tranh lên trên, cuối cùng là rau má.
  • Đổ nước vào nồi sao cho ngập hỗn hợp khoảng 1 lóng tay (khoảng 2 - 3 lít nước).
  • Đun sôi từ từ, khi nước sôi, hạ lửa nhỏ và nấu cho đến khi nước còn lại khoảng 2/3 (khoảng 1 - 1.5 lít) để đảm bảo nước ngọt và thơm.
Lọc và thưởng thức:
  • Dùng rây nhỏ để lọc hỗn hợp, lấy phần nước và bỏ bã.
  • Nước rau má rễ tranh mía lau có thể uống ngay khi còn ấm hoặc để lạnh tùy theo sở thích.
  • Nếu muốn uống lạnh, để nước nguội rồi cho vào tủ lạnh. Nếu muốn uống ngọt, có thể cho đường trực tiếp vào ly rồi khuấy đều.
Nước rau má mía lau rễ tranh có đặc tính giải nhiệt, thích hợp để dùng trong những ngày nóng

Nên uống gì trong thai kỳ ngoài nước rau má?

Bà bầu uống rau má được không ? Câu trả lời là “được”. Tuy nhiên, thay vì chỉ tập trung tiêu thụ mỗi nước rau má, mẹ bầu nên ưu tiên kết hợp nhiều loại thức uống khác nhau trong khẩu phần ăn để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, chẳng hạn như:

1. Nước dừa

Nước dừa giàu kali, magiê và natri, giúp duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mất nước và chuột rút thường gặp ở mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và bé đều tăng cao.Mặt khác, nước dừa còn chứa polyphenoloxidase (PPO) và peroxidase (POD), hai loại enzyme tự nhiên có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ bầu có thể uống 1 - 2 cốc (250 - 500 ml) nước dừa mỗi ngày để tận dụng lợi ích sức khỏe quan trọng này.

2. Nước ép lựu

Nước ép lựu giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenol, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và tăng cường sức khỏe tim mạch. Polyphenol trong lựu còn hỗ trợ giảm viêm và cải thiện tuần hoàn máu.Mặt khác, lựu còn chứa hàm lượng cao vitamin C và K.Nghiên cứucho thấy, vitamin K và vitamin C khi dùng cùng nhau có thể giúp giảm triệu chứng ốm nghén ở một số phụ nữ một cách đáng kể.Theo đó, 91% mẹ bầu bổ sung 5 mg vitamin K và 25 mg vitamin C mỗi ngày cho biết chứng ốm nghén đã biến mất hoàn toàn chỉ sau 3 ngày.Do đó, bổ sung nước ép lựu thay cho nước rau má có thể là một lựa chọn đáng cân nhắc, đặc biệt cần thiết cho những sản phụ đang gặp tình trạng ốm nghén.

3. Nước cam

Nước cam là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ thai nhi khỏi những tác nhân gây bệnh.Mặt khác, vitamin C trong nước cam giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.Rau má cũng chứa vitamin C (khoảng 5.3mg/100ml), nhưng nước cam cung cấp lượng vitamin C cao hơn, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mẹ bầu.Ngoài ra, nước cam còn cung cấp nhiều folate (vitamin B9). Đây là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của não bộ và tủy sống ở thai nhi. Mẹ bầu nên uống một ly nước cam tươi mỗi ngày để tận dụng các lợi ích này.
Nước cam giàu folate, cần thiết cho sự hình thành hệ thần kinh ở thai nhi

4. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc chứa apigenin, một chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Mặt khác, apigenin còn đượcchứng minhcó đặc tính ức chế hóc-môn gây căng thẳng (cortisol), giúp cơ thể thư giãn, giảm lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ, rất cần thiết cho mẹ bầu.Trong rau má, các chất chống viêm và tăng cường miễn dịch cũng hiện diện, nhưng trà hoa cúc lại đặc biệt hiệu quả trong việc hỗ trợ thư giãn tâm trí, tạo điều kiện thuận lợi để mẹ bầu tận hưởng thai kỳ một cách an yên, hạnh phúc và trọn vẹn.

5. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành là một nguồn cung cấp dồi protein, canxi và vitamin D. Nếu protein trong sữa đậu nành giúp xây dựng và sửa chữa các mô, cần thiết cho việc duy trì sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển ổn định của thai nhi, thì canxi cùng vitamin D lại hỗ trợ trẻ hình thành nên hệ xương chắc khỏe, đồng thời ngăn ngừa loãng xương ở mẹ bầu.Rau má có chứa một lượng nhỏ canxi (khoảng 58mg trên 100ml), nhưng sữa đậu nành cung cấp lượng canxi cao hơn. Mẹ bầu có thể uống 1 - 2 ly sữa đậu nành mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.Tóm lại, bàbầu có uống được rau má không? Câu trả lời là “CÓ”. Rau má mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch. Tuy nhiên, mẹ bầu nên uống với lượng vừa phải và tránh thêm quá nhiều đường hoặc sữa để làm giảm nguy cơ khởi phát một số biến chứng rối loạn chuyển hóa trong thai kỳ.Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ có bầu uống rau má được không , cũng như những lưu ý quan trọng khi tiêu thụ thức uống này. Nếu có nhu cầu hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung nước rau má vào thực đơn hàng ngày, bạn có thể liên hệ đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để được các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tư vấn chi tiết.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Administrator | tháng 8 24, 2024 | |

Trở về trang chủ

Không có nhận xét nào: