[tintuc] Tiểu đường ăn nho được không là câu hỏi được nhiều người bệnh đái tháo đường quan tâm khi muốn thưởng thức hương vị thơm ngon của nho nhưng lo ngại việc gia tăng đường huyết. Nho là loại quả phổ biến, được yêu thích không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mà còn bởi các lợi ích sức khỏe đi kèm. Vậy, người bệnh tiểu đường có ăn được nho không? Trong bài viết sau, hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng khám phá sâu hơn về mối quan hệ giữa nho và bệnh tiểu đường, từ đó tìm ra lời giải đáp xác đáng cho thắc mắc tiểu đường có ăn nho được không.
Người bệnh tiểu đường ăn nho được không?
Nho có nhiều đường không? Chỉ số đường huyết của nho
Nho là loại trái cây chứa nhiều đường. Trung bình 100g nho có thể chứa từ 17 - 23g đường tùy theo chủng loại và mức độ chín của chúng. Khi so sánh với các loại trái cây khác, nho chứa hàm lượng đường nhiều hơn cả chuối, táo, cam, dâu tây, việt quất, dưa hấu và lê.Chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết của nho cũng có sự khác biệt nhất định tùy theo chủng loại nho. Cụ thể như sau:Loại nho | Chỉ số đường huyết (GI) | Tải lượng đường huyết (GL) |
Nho đỏ | 45 | 8.1 |
Nho xanh | 45 | 5.4 |
Nho đen | 59 | 11 |
- Chỉ số đường huyết của nho, hay còn gọi là chỉ số Glycemic Index hoặc GI, là đơn vị đo lường tốc độ làm tăng đường huyết sau 2 giờ tiêu thụ nho.
- Tải lượng đường huyết, hay còn gọi là chỉ số Glycemic Load hoặc GL, là đơn vị đo lường mức độ làm tăng đường huyết sau 2 giờ tiêu thụ 100g nho.
Tiểu đường ăn nho được không?
Người bệnh tiểu đường ĐƯỢC ĂN nho, miễn là ăn với một lượng phù hợp. Nguyên nhân là vì nho có chỉ số GI và GL đều chỉ nằm ở mức từ thấp đến trung bình. Do đó, khi được tiêu thụ trong một khẩu phần cân đối, nho ít có nguy cơ khiến đường huyết tăng cao, an toàn cho kế hoạch quản lý nồng độ glucose máu của người bệnh tiểu đường.Nho xanh và nho đỏ có chỉ số đường huyết thấp hơn nho đen
Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu nho?
Để tránh tình trạng đường huyết tăng cao sau bữa ăn, người bệnh tiểu đường cần giới hạn lượng nho tiêu thụ sao cho tổng tải lượng đường huyết (GL) đến từ khẩu phần ăn không vượt quá giá trị 20 - mức giới hạn an toàn dành cho việc quản lý đường huyết.Trong khi đó, trung bình 100g các loại nho có tải lượng đường huyết (GL) dao động trong khoảng từ 5.4 đến 11. Như vậy, người bệnh không nên ăn quá 180 - 370g nho / lần để tránh làm đường huyết tăng cao sau bữa ăn.Chi tiết hơn, dưới đây là giới hạn tiêu thụ nho an toàn dành cho người bệnh tiểu đường, căn cứ theo tải lượng đường huyết (GL) của từng loại nho:Loại nho | Tải lượng đường huyết (GL) | Giới hạn khẩu phần nho (g)/lần |
Nho đỏ | 8.1 | 247 g/lần |
Nho xanh | 5.4 | 370 g/lần |
Nho đen | 11 | 180 g/lần |
Lưu ý:
Tóm lại, người bệnh tiểu đường ăn nho được không ? Câu trả lời là được nhưng cần tiêu thụ nho một cách vừa phải, cân đối để đảm bảo an toàn cho sức khỏe tổng thể.- Trên đây là giới hạn tiêu thụ nho an toàn được tính toán trong trường hợp người bệnh chỉ tiêu thụ nho như là một thực phẩm chứa carbohydrate duy nhất trong cữ ăn.
- Nếu ăn nho như một món tráng miệng hoặc như một món ăn kèm trong bữa ăn chứa nhiều carbohydrate, người bệnh cần hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cắt giảm khối lượng nho sao cho phù hợp, đảm bảo đường huyết ổn định sau bữa ăn.
- Dù việc tiêu thụ dưới 247g nho đỏ 370g nho xanh là chưa đủ để khiến đường huyết tăng cao, song việc tiêu khối lượng lớn nho (trên 200g / cữ ăn) có thể làm tăng nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đau dạ dày,…) bởi trong nho chứa nhiều chất xơ và axit (tồn tại dưới dạng vitamin và chất chống oxy hóa). Do đó, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc không nên tiêu thụ quá 200g nho / lần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều hơn 247g nho đỏ trong mỗi cữ
Nho có tốt cho người tiểu đường không?
Khi được tiêu thụ một cách vừa phải, nho có thể đem lại nhiều tác dụng TỐT đối với sức khỏe của người bệnh tiểu đường, trong đó bao gồm việc:1. Chống lại cơ chế sinh bệnh tiểu đường tuýp 2
- Nho, đặc biệt là nho đỏ, chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin - một chất đượcchứng minhcó khả năng kích hoạt con đường chuyển hóa AMPK (AMP-activated protein kinase) ở tế bào.
- Khi AMPK được kích hoạt, nó thúc đẩy tế bào tăng cường hấp thụ glucose từ hệ tuần hoàn. Điều này giúp cải thiện mức độ đáp ứng của tế bào đối với insulin - hóc-môn điều hòa đường huyết, từ đó hỗ trợ làm chậm tiến triển của bệnh đái tháo đường tuýp 2.
- Điều này đặc biệt quan trọng với người bệnh tiểu đường tuýp 2 bởi vì cơ chế sinh bệnh tiểu đường dạng này là do các tế bào kháng lại insulin và trì hoãn việc hấp thụ glucose từ máu.
2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Nho chứa nhiều resveratrol. Đây là một chất chống oxy hóa đượcchứng minhcó khả năng cải thiện chức năng mạch máu bằng cách kích thích tế bào nội mạc tăng cường tổng hợp NO (oxit nitric) - một chất có vai trò làm giãn mạch, hạ huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Điều này đặc biệt quan trọng với người bệnh tiểu đường bởi bệnh tim mạch được cho là biến chứng phổ biến hàng đầu có liên quan đến bệnh tiểu đường, xảy ra với khoảng4%trường hợp mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Vỏ nho giàu chất chống oxy hóa resveratrol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Tiểu đường ăn nhiều nho có an toàn không?
Nhìn chung, việc tiêu thụ nho một cách vừa phải là AN TOÀN cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, ăn nho quá mức có thể đem đến nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm, bao gồm việc:- Gây tăng đường huyết, thúc đẩy bệnh tiểu đường tiến triển nặng và khởi phát biến chứng;
- Tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa như đau dạ dày (do nho chứa nhiều axit) hoặc tiêu chảy (do nho chứa nhiều chất xơ);
- Rủi ro hấp thụ phải quá nhiều thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ thực vật nếu nho không được rửa kỹ;
- Nguy cơ làm giảm tác dụng của thuốc, điển hình là thuốc làm loãng máu. Nguyên nhân là bởi trong nho có chứa một lượng lớn resveratrol, có thể ảnh hưởng đến thuốc chống đông máu warfarin, một loại thuốc được dùng phổ biến để ngăn ngừa huyết khối và đột quỵ.
Cách ăn nho tốt hơn cho người bệnh tiểu đường
Bị tiểu đường ăn nho được không ? Câu trả lời là được. Dưới đây là một số cách ăn nho khoa học, giúp người bệnh tiểu đường có thể an tâm thưởng thức loại trái cây này mà không cần phải đau đầu vì các vấn đề sức khỏe liên quan. Cụ thể như sau:- Sơ chế nho kỹ càng: Rửa nho thật sạch dưới vòi nước lạnh hoặc tốt hơn là ngâm nho trong dung dịch vệ sinh rau củ chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và các hóa chất bám trên bề mặt nho. Điều này không chỉ đem lại tác dụng bảo vệ sức khỏe mà còn giúp nho phục hồi được độ tươi ngon tự nhiên.
- Ưu tiên chọn nho đạt chứng nhận organic: Nho organic là loại nho được nuôi trồng tự nhiên, không cần sử dụng bất kỳ hóa chất độc hại nào trong quá trình canh tác. Điều này góp phần làm giảm các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn có thể xảy đến với người bệnh tiểu đường.
- Không nên bỏ vỏ: Vỏ nho chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn phần thịt bên trong. Mặt khác, ăn cả vỏ cũng giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, từ đó hỗ trợ kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu.
- Ưu tiên ăn cả quả thay vì ép lấy nước: Khi ăn cả quả, bạn sẽ nhận được đầy đủ lượng chất xơ có trong nho, điều này giúp giảm tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn. Ngược lại, nước ép nho thường không có chất xơ, có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu.
- Hạn chế tối đa việc tiêu thụ nho khô: Trên cùng một khối lượng, tải lượng đường huyết (GL) của nho khô có thể cao gấp5 - 6lần nho tươi. Thế nên, hạn chế ăn nho khô giúp người bệnh tránh được nguy cơ tăng đường huyết đột ngột.
- Theo dõi lượng đường trong máu trước và sau khi ăn nho: Điều này giúp bạn hiểu rõ phản ứng của cơ thể mình với nho, từ đó điều chỉnh lượng tiêu thụ phù hợp.
Người bệnh tiểu đường nên ăn nho tươi thay vì nho khô
Gợi ý một số món ăn với nho ngon và tốt cho người bị tiểu đường
Người tiểu đường ăn nho được không ? Câu trả lời là được. Ngoài việc dùng làm món tráng miệng, nho có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng khác nhau, chẳng hạn như trộn salad hoặc xay sinh tố. Dưới đây là công thức làm một số món salad hoặc sinh tố ngon từ nho, có chỉ số đường huyết thấp, phù hợp cho người bệnh tiểu đường:1. Salad táo nho cần tây
Nguyên liệu
- 2 quả táo đỏ chín, cắt hạt lựu;
- 10 - 15 quả nho;
- 85g cần tây, thái nhỏ;
- 1/4 cốc hạnh nhân hoặc quả óc chó, thái nhỏ hoặc băm nhỏ (tùy chọn);
- 1/4 cốc mayonnaise ít chất béo hoặc mayonnaise làm từ sữa chua tách béo, không đường;
- Một vài giọt nước cốt chanh (để ngăn táo thay đổi màu);
- 1/4 cốc sữa chua Hy Lạp không đường;
- 1 thìa canh dầu ô-liu;
- 1 thìa canh giấm táo;
- Muối và tiêu để nêm nếm;
- Một chút syrup ăn kiêng không calo hoặc đường cỏ ngọt stevia để thay thế cho đường kính trắng.
Cách làm
Chuẩn bị nguyên liệu:- Rửa sạch táo và cần tây. Cắt táo thành hạt lựu và thái nhỏ cần tây. Nho có thể bổ đôi hoặc để nguyên trái tùy thích.
- Nếu sử dụng hạnh nhân hoặc quả óc chó, thái nhỏ hoặc băm nhẹ để dễ dàng trộn đều.
- Trong một bát nhỏ, trộn đều sữa chua Hy Lạp, dầu ô-liu, giấm và một chút muối và tiêu. Thêm một chút đường ăn kiêng hoặc syrup ăn kiêng nếu muốn vị ngọt nhẹ.
- Thêm vài giọt nước cốt chanh để điều vị và giúp táo không bị thâm.
- Trong một bát lớn, cho vào táo, nho, cần tây với vụn hạnh nhân hoặc quả óc chó.
- Đổ sốt mayonnaise đã chuẩn bị lên trên và trộn đều cho tới khi các thành phần được phủ đều.
2. Salad nho thịt gà
Nguyên liệu
- 300g ức gà, luộc chín và xé nhỏ;
- 60 - 85g nho không hạt, cắt đôi;
- 1 bó xà lách mỡ, rửa sạch và xé nhỏ
- 30g hành tây đỏ, thái mỏng
- 30g hạnh nhân hoặc quả óc chó, thái nhỏ hoặc băm nhuyễn (tùy chọn)
- 100g sốt mayonnaise không đường, làm từ sữa ít béo;
- 1/4 cốc sữa chua Hy Lạp không đường;
- 1 thìa canh dầu ô-liu;
- 1 thìa canh giấm táo;
- 1 thìa cà phê đường cỏ ngọt stevia.
- Muối và tiêu để nêm nếm.
Cách làm
Chuẩn bị nguyên liệu:- Luộc ức gà cho chín, để nguội rồi xé nhỏ.
- Rửa sạch và xé nhỏ xà lách mỡ.
- Thái mỏng hành tây và chuẩn bị nho đã cắt đôi.
- Trong một bát lớn, cho ức gà xé, nho, xà lách mỡ và hành tây đỏ vào;
- Đổ sốt mayonnaise đã chuẩn bị lên trên và nhẹ nhàng trộn đều để tất cả nguyên liệu được phủ đều sốt.
- Rắc vụn hạnh nhân hoặc quả óc chó lên trên salad trước khi ăn.
Salad nho thịt gà là món ăn giàu đạm và chất xơ, hỗ trợ điều hòa đường huyết hiệu quả
3. Salad dưa leo và nho
Nguyên liệu
- 3 - 5 quả dưa leo, thái lát mỏng;
- 10 - 15 quả nho xanh không hạt, cắt đôi;
- 50 ml giấm táo;
- 2 thìa canh dầu ô-liu;
- 2 tép tỏi;
- 1 thìa cà phê mật ong hoặc đường cỏ ngọt stevia;
- Muối và tiêu đen để nêm nếm;
- Một vài nhánh thì là hoặc mùi tây, thái nhỏ để trang trí (tùy chọn).
Cách làm
Chuẩn bị nguyên liệu: Rửa sạch dưa leo và nho xanh. Bào bớt vỏ rồi thái lát mỏng dưa leo, còn nho xanh thì bổ đôi, tỏi thì băm nhuyễn. Làm sốt giấm táo: Trong một cái bát nhỏ, trộn đều giấm táo, dầu ô-liu, đường ăn kiêng, muối và tiêu đen. Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp hòa quyện. Trộn salad:- Trong một bát lớn, cho vào dưa leo, nho xanh và tỏi băm.
- Đổ hỗn hợp sốt giấm táo đã chuẩn bị lên trên và nhẹ nhàng trộn đều để tất cả nguyên liệu được phủ đều.
- Rắc thì là hoặc mùi tây thái nhỏ lên trên để trang trí.
- Món này ngon hơn khi ăn lạnh.
4. Sinh tố kiwi nho xanh
Nguyên liệu
- 2 quả kiwi, gọt vỏ và cắt thành miếng;
- 1 chén 10 - 15 quả nho xanh (ưu tiên mua loại không hạt);
- 1/2 cốc sữa hạnh nhân hoặc sữa chua Hy Lạp không đường (để tăng protein và giảm lượng đường);
- 1/2 cốc nước dừa hoặc nước lọc (tuỳ chọn, để điều chỉnh độ lỏng của sinh tố);
- Một vài lá bạc hà tươi (nếu thích);
- Đá viên (nếu thích sinh tố mát lạnh).
Cách làm
Chuẩn bị nguyên liệu:- Gọt vỏ và cắt kiwi thành miếng vừa phải.
- Rửa sạch nho xanh. Nếu dùng loại nho có hột, chú ý bỏ hạt để tránh làm sinh tố bị chát.
- Cho kiwi, nho xanh, sữa hạnh nhân (hoặc sữa chua) và nước dừa (hoặc nước lọc) vào máy xay sinh tố.
- Thêm đá nếu bạn thích uống lạnh;
- Xay nhuyễn cho đến khi hỗn hợp mịn và đồng nhất.
Sinh tố kiwi nho xanh giàu vitamin C và chất chống oxy hóa polyphenols, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể
5. Sinh tố bơ và nho xanh
Nguyên liệu
- 1 quả bơ chín, bỏ hạt và lấy phần thịt;
- 1 chén nho xanh không hạt;
- 250 ml nước dừa hoặc nước lọc để điều chỉnh độ lỏng;
- 15 - 20g đường cỏ ngọt stevia;
- Đá viên (nếu thích uống lạnh).
Cách làm
Chuẩn bị nguyên liệu:- Bổ đôi quả bơ, bỏ hạt và dùng muỗng gạt lấy toàn bộ phần thịt bơ bên trong.
- Nho xanh rửa sạch và lấy hạt (nếu có).
- Cho bơ, nho xanh và nước dừa vào máy xay sinh tố.
- Thêm đường nếu thích uống ngọt và đá nếu thích uống lạnh.
- Xay nhuyễn cho đến khi hỗn hợp mịn và đồng nhất.
Xem thêm:
- Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?
- Thực đơn cho người tiểu đường
- Món ăn cho người tiểu đường
- Tiểu đường ăn lê được không?
Những loại hoa quả thay thế nho cho người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường ăn nho được không ? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, việc xây dựng một chế độ ăn uống đa dạng bằng cách luân phiên thay thế nho với các loại hoa quả khác có thể giúp bạn nhận được nhiều lợi ích sức khỏe hơn là chỉ tập trung tiêu thụ mỗi nho.Dưới đây là danh sách một số loại hoa quả có tải lượng đường huyết thấp, an toàn cho người bệnh tiểu đường, có thể được dùng để thay thế nho trong khẩu phần ăn hàng ngày:1. Dâu tây
Dâu tây có tải lượng đường huyết (GL) bằng 1.9. Trong khi đó, nho xanh, nho đỏ và nho đen lần lượt có GL bằng 5.4, 8.1 và 11.Điều này cho thấy trên cùng một khối lượng tiêu thụ, ăn dâu tây có thể làm đường huyết tăng ít hơn ăn nho xanh 2.8 lần, nho đỏ 4.2 lần và nho đen 5.8 lần.Do đó, thay thế nho bằng dâu tây là sự lựa chọn đúng đắn cho chế độ ăn của người bệnh tiểu đường.2. Việt quất
Việt quất có chỉ số đường huyết (GI) bằng 53, tức cao hơn GI của nho đỏ, nho xanh và thấp hơn nho đen.Tuy nhiên, vì việt quất sở hữu hàm lượng carbohydrate thấp hơn cả 3 loại nho nêu trên, nên tải lượng đường huyết (GL) của việt quất chỉ nằm ở mức 4, tức thấp hơn GL của nho từ 35 - 175%.Điều này cho thấy thay thế nho bằng việt quất có thể giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn, hỗ trợ tiến trình điều trị bệnh tiểu đường diễn ra thuận lợi.3. Ổi
Tiểu đường ăn được nho không? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, ổi lại có tải lượng đường huyết (GL) thấp hơn nho từ 2.5 - 10.2 lần. Do đó, trên cùng khối lượng tiêu thụ, ăn ổi tạo điều kiện thuận lợi để ổn định đường huyết tốt hơn việc ăn nho.Bên cạnh đó, trong ổi còn chứa nhiều vitamin C. Trung bình 100g ổi chứa 228 mg vitamin C, tức gấp 57 lần hàm lượng vitamin C chứa trong 100g nho.Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ mô khỏi sự tấn công của các phản ứng oxy hóa xảy ra khi nồng độ đường huyết tăng cao, giúp người bệnh dự phòng nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, suy thận hoặc tổn thương hệ thần kinh.Ổi vừa sở hữu tải lượng đường huyết thấp, vừa chứa nhiều vitamin C hơn nho
4. Bưởi
Bưởi có tải lượng đường huyết (GL) bằng 3, tức thấp hơn cả nho đỏ, nho xanh và nho đen. Những đặc tính này làm cho bưởi trở thành một món ăn nhẹ lý tưởng trong cữ phụ dành cho người bệnh tiểu đường.Bên cạnh đó, bưởi còn chứa nhiều naringenin. Đây là một hợp chất thuộc nhóm polyphenols, đượcchứng minhcó đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, bảo vệ gan / thận, điều hòa miễn dịch và chống lại cơ chế sinh bệnh đái tháo đường. Do đó, tiêu thụ bưởi có thể hỗ trợ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh này, giúp người bệnh duy trì được sức khỏe tối ưu.5. Táo
Ngoài việc sở hữu tải lượng đường huyết thấp (GL bằng 5), táo còn chứa nhiều chất chống oxy hóa quercetin.Nghiên cứucho thấy, quercetin có tác dụng bảo tồn chức năng tuyến tụy, kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều insulin hơn để báo hiệu cho tế bào tăng cường hấp thụ glucose.Nhờ đó, tiêu thụ táo vừa giúp hạ thấp lượng đường glucose trong máu, vừa ức chế quá trình tổng hợp glucose quá mức ở gan, hỗ trợ dự phòng biến chứng gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ do dư thừa glucose ở người bệnh tiểu đường.Như vậy, thông qua bài viết trên, bạn đã được cung cấp những thông tin chi tiết về câu hỏi tiểu đường ăn nho được không cùng các yếu tố liên quan.Mặc dù nho chứa đường tự nhiên có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết, nhưng khi được tiêu thụ điều độ trong khuôn khổ một chế độ ăn uống cân bằng, nho vẫn có thể là một phần của chế độ ăn lành mạnh dành cho người bị tiểu đường.Trong trường hợp bạn vẫn còn quan ngại, chưa biết tiểu đường ăn nho được không , hãy chủ động gọi đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để được các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tư vấn chính xác. Bởi lẽ, cơ thể mỗi người đều có những phản ứng đường huyết khác nhau sau khi ăn nho, cần được thăm khám và tư vấn rõ ràng bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.Đánh giá bài viết
Không có nhận xét nào: