[tintuc]Nhiều người bệnh đái tháo đường thường tự hỏi tiểu đường ăn chôm chôm được không và không biết liệu có rủi ro gì khi thưởng thức loại quả này. Chôm chôm là một loại trái cây nhiệt đới được yêu thích bởi hương vị giòn ngọt. Tuy nhiên, chính vị ngọt của chôm chôm đã khiến nhiều người bệnh quan ngại về rủi ro làm tăng đường huyết sau khi tiêu thụ. Vậy, người tiểu đường có ăn được chôm chôm không? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Tiểu đường ăn chôm chôm được không và những lưu ý khi ănNgười bệnh tiểu đường ăn chôm chôm được không?

Giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết của chôm chôm

Để tìm ra câu trả lời chính xác cho việc tiểu đường ăn chôm chôm được không , người bệnh cần biết được chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) của loại thực phẩm này.Cụ thể, chôm chôm có chỉ số đường huyết (GI) bằng 42.06 và tải lượng đường (GL) bằng 7.05. Trong đó:
Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
- Là thước đo tốc độ mà thực phẩm làm tăng mức đường huyết sau khi tiêu thụ.- Thực phẩm có chỉ số GI cao (trên 70) gây tăng đột ngột mức đường huyết, trong khi thực phẩm có chỉ số GI thấp (dưới 55) làm tăng mức đường huyết một cách chậm rãi.- Là thước đo mức độ làm tăng đường huyết sau khi tiêu thụ 100g thực phẩm. GL được tính bằng cách lấy GI nhân cho phần trăm (%) tổng lượng carbohydrate chứa trong 100g khẩu phần.- Thực phẩm có chỉ số GL cao (trên 20) khiến đường huyết tăng cao, trong khi thực phẩm có chỉ số GL thấp (dưới 10) làm đường huyết tăng ít.
Như vậy, với chỉ số đường huyết (GI) bằng 42.06 và tải lượng đường (GL) bằng 7.05, chôm chôm thuộc nhóm thực phẩm có cả chỉ số GI và GL nằm ở mức thấp. Vậy, người bệnhtiểu đường có ăn chôm chôm được không?

Tiểu đường ăn chôm chôm được không?

Người bệnh tiểu đường ĐƯỢC ĂN chôm chôm. Nguyên nhân là bởi loại quả này sở hữu cả chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) nằm ở mức thấp (GI bằng 42.6 và GL bằng 7.05).Điều đó có nghĩa là tiêu thụ chôm chôm một cách cân đối sẽ không gây ra sự gia tăng đột ngột hoặc tăng cao mức đường huyết sau khi ăn, làm cho chúng trở thành một lựa chọn thân thiện hơn với chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi so với các thực phẩm có chỉ số GI và GL cao.

Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu chôm chôm?

Người bệnh tiểu đường có thể ăn được tối đa 283g chôm chôm trong mỗi cữ ăn. Nguyên nhân là bởi tải lượng đường (GL) chứa trong 283g chôm chôm có giá trị bằng 20 - mức giới hạn an toàn cho người bệnh tiểu đường. Do đó, tiêu thụ nhiều hơn cột mốc 283g chôm chôm sẽ làm tăng cao đường huyết, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu chôm chôm?Người bệnh tiểu đường được ăn chôm chôm nhưng cần kiểm soát chặt chẽ khối lượng khẩu phần
Lưu ý: Hàm lượng tiêu thụ chôm chôm được khuyến nghị trên đây chỉ nên được áp dụng trong trường hợp người bệnh tiêu thụ chúng như một nguồn carbohydrate duy nhất.Nếu ăn chôm chôm như một món tráng miệng hoặc ăn kèm với thực phẩm giàu carbohydrate, khối lượng khẩu phần ăn cần được tiết chế hơn nữa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chôm chôm có tốt cho người tiểu đường không?

Khi được tiêu thụ một cách cân đối, chôm chôm có thể đem lại nhiều tác dụng TỐT cho sức khỏe, điển hình như việc:

1. Cải thiện tình trạng kháng insulin

Kháng insulin là tình trạng tế bào từ chối việc hấp thụ glucose từ máu theo sự điều phối của hóc-môn insulin. Đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp khiến đường huyết tăng cao và dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2.Trong khi đó, chôm chôm lại chứa nhiều mangan. Trung bình 100g chôm chôm chứa đến 0.343 mg mangan, tương đương với 15% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày dành cho người trưởng thành.Mangan là loại khoáng chất đượcchứng minhcó khả năng làm tăng khả năng dung nạp glucose ở tế bào. Nhờ đó, hấp thụ mangan từ chôm chôm có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng kháng insulin và làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2.Ngược lại, thiếu hụt mangan có thể làm trầm trọng thêm các dấu hiệu oxy hóa gây rối loạn chức năng nội mô, khiến tình trạng kháng insulin trở nặng và thúc đẩy bệnh tiểu đường khởi phát nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Tăng cường sản xuất insulin

Trong cơ thể người, tế bào beta ở tuyến tụy là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất ra insulin, hóc-môn giúp hạ đường huyết sau bữa ăn.Do đó, bất kỳ vấn đề nào xảy ra với tuyến tụy (ví dụ như bị tổn thương do sự tấn công của hệ miễn dịch) đều có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường.Trong khi đó, chôm chôm lại chứa nhiều vitamin B3 (1352 mg / 100g). Đây là dưỡng chất đượcchứng minhcó tác dụng bảo vệ các tế bào beta ở tuyến tụy, giúp trì hoãn sự phát triển của những kiểu hình tiểu đường có nguyên nhân đến từ sự thiếu hụt insulin do tổn thương ở tuyến tụy, điển hình như bệnh đái tháo đường tuýp 1.Nhờ các lợi ích sức khỏe nêu trên, chôm chôm có thể trở thành một phần trong chế độ ăn uống khoa học dành cho người bệnh tiểu đường, miễn là tiêu thụ với lượng hợp lý.Tóm lại, người bệnh tiểu đường ăn chôm chôm được không chỉ bởi chúng sở hữu chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) nằm ở mức thấp, mà còn nhờ vào sự hiện diện của hàm lượng cao mangan và vitamin B3 chứa trong loại quả này.
Chôm chôm có tốt cho người tiểu đường không?Phần thịt quả chôm chôm (màu trắng đục) chứa nhiều mangan và vitamin B3

Tiểu đường ăn nhiều chôm chôm có an toàn không?

Người bệnh tiểu đường ăn nhiều chôm chôm (trên 283g / cữ) là KHÔNG AN TOÀN . Mặc dù chôm chôm có chỉ số đường huyết (GI) thấp và tải lượng đường (GL) thấp, việc ăn quá nhiều chôm chôm có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe như:

1. Làm tăng đường huyết

  • Chôm chôm chứa nhiều carbohydrate (bao gồm đường, chất xơ và tinh bột). Trung bình 100g chôm chôm có chứa đến 21g carbohydrate, tức cao hơn nhiều so với các loại trái cây phổ biến như táo, chuối, dưa hấu, lê, nho, mận,…
  • Do đó, tiêu thụ quá nhiều chôm chôm có thể làm tăng mức đường huyết, thúc đẩy bệnh tiểu đường khởi phát nhiều biến chứng nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch (bệnh mạch vành), suy thận, tổn thương võng mạc,…

2. Làm tăng cân

  • Trung bình 100g chôm chôm chứa từ 70 - 80 calo, tức cao hơn xoài, táo, lê, ổi, nho, bưởi, cam, chuối,… và chỉ thấp hơn mít và sầu riêng. Do đó, ăn nhiều chôm chôm cũng cung cấp một lượng calo đáng kể, dẫn đến tăng cân mất kiểm soát và khiến bệnh tiểu đường tiến triển nặng.
  • Điều này đặc biệt quan trọng khi các số liệu ước tính cho thấy, có đến 80% hoặc thậm chí90%người bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng đang mắc bệnh béo phì. Do đó, việc kiểm soát calo trong khẩu phần ăn của nhóm đối tượng này là điều cần được chú trọng.
Tóm lại, người bệnh tiểu đường ăn chôm chôm được không ? Câu trả lời là được nhưng cần tiêu thụ một cách chừng mực, có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng đến tổng lượng carbohydrate tiêu thụ ít nhất là trong 2 giờ gần nhất, tính từ thời điểm muốn tiêu thụ chôm chôm.

Cách ăn chôm chôm tốt hơn cho người bệnh tiểu đường

Để việc ăn chôm chôm trở nên an toàn và tốt cho người bệnh tiểu đường, cần tuân theo một số nguyên tắc sau:
  • Kiểm soát khẩu phần: Ăn chôm chôm với lượng vừa phải, khoảng 1 - 2 quả mỗi lần ăn tráng miệng hoặc từ 3 - 4 quả mỗi lần ăn khi đói. Điều này giúp kiểm soát lượng đường và carbohydrate tiêu thụ, tránh làm tăng đột ngột mức đường huyết;
  • Chọn chôm chôm đúng cách: Hãy ưu tiên tiêu thụ chôm chôm tươi thay vì các loại chôm chôm đóng lon (ngâm syrup) hoặc chôm chôm sấy khô. Bởi lẽ, các loại chôm chôm được đóng gói theo quy trình công nghiệp thường được bổ sung thêm đường để gia tăng độ ngọt, tiềm ẩn nguy cơ làm tăng cao đường huyết dù chỉ tiêu thụ ở một lượng nhỏ;
  • Theo dõi đường huyết: Trước và sau khi ăn chôm chôm 2 giờ, hãy chủ động dùng máy đo glucose máu tại nhà để kiểm tra mức đường huyết. Việc làm này giúp bạn hiểu rõ phản ứng của cơ thể và điều chỉnh lượng chôm chôm tiêu thụ sao cho phù hợp;
  • Kết hợp với thực phẩm khác: Ăn chôm chôm cùng với các thực phẩm giàu chất xơ, protein và chất béo lành mạnh như các loại hạt, sữa chua không đường, rau lá xanh hoặc rau củ quả. Sự kết hợp này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, duy trì mức đường huyết ổn định;
  • Chế độ ăn cân bằng: Đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng, không nên chỉ quan tâm tiểu đường ăn chôm chôm được không mà cần kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể;
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm chôm chôm vào khẩu phần ăn hàng ngày. Điều này không những giúp bạn trả lời được câu hỏi người tiểu đường ăn chôm chôm được không , mà còn có thể tạo điều kiện để bạn an tâm thưởng thức chôm chôm một cách khoa học, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cách ăn chôm chôm tốt hơn cho người bệnh tiểu đườngNgười bệnh tiểu đường nên ưu tiên tiêu thụ chôm chôm tươi thay vì các loại đã trải qua quá trình chế biến công nghiệp (sấy khô, ngâm syrup, làm mứt,…)

Gợi ý một số món ăn từ chôm chôm ngon và tốt cho người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn chôm chôm được không ? Câu trả lời là được. Chôm chôm không chỉ ngon khi được ăn tươi theo cách truyền thống, mà còn có thể trở thành một điểm nhấn hấp dẫn trong nhiều món mặn như gỏi (nộm), canh hoặc các món xào.Dưới đây là công thức nấu một số món ăn ngon từ chôm chôm, phù hợp cho người bệnh tiểu đường bởi nguyên liệu không hề chứa đường kính trắng, hỗ trợ người bệnh kiểm soát bệnh kiểm soát đường huyết tối ưu. Cụ thể như sau:

1. Gỏi chôm chôm tôm thịt

Nguyên liệu

  • 200g tôm tươi, bóc vỏ, bỏ chỉ lưng;
  • 200g thịt nạc luộc, thái lát mỏng;
  • 10-12 quả chôm chôm, bóc vỏ, bỏ hạt và tách múi;
  • 1 củ hành tây, thái mỏng;
  • 1 củ cà rốt, bào sợi;
  • 1 quả dưa leo, thái sợi;
  • 1 ít rau thơm (ngò rí, húng quế), rửa sạch và cắt nhỏ;
  • 1 quả ớt, thái lát mỏng (tùy chọn);
  • 2 tép tỏi, băm nhuyễn;
  • 2 muỗng canh nước mắm;
  • 1 - 2 muỗng canh nước cốt chanh (tùy khẩu vị);
  • 1 muỗng canh dầu ô-liu;
  • 1 - 2 muỗng canh đường cỏ ngọt stevia (tùy khẩu vị);
  • 1/4 muỗng cà phê muối.

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu:
  • Chuẩn bị tôm: Luộc tôm trong nước sôi khoảng 2-3 phút đến khi tôm chín và có màu hồng. Vớt tôm ra, để ráo.
  • Chuẩn bị thịt: Luộc thịt nạc trong nước sôi với một ít muối đến khi chín. Vớt ra, để nguội rồi thái lát mỏng.
  • Chuẩn bị rau củ: Thái mỏng hành tây, bào sợi cà rốt và dưa leo. Rửa sạch và cắt nhỏ rau thơm.
  • Chuẩn bị chôm chôm: Bóc vỏ, bỏ hạt và tách múi chôm chôm.
Làm nước mắm trộn gỏi: Trong một bát nhỏ, trộn đều nước mắm, nước cốt chanh, dầu ô-liu hoặc dầu mè, đường cỏ ngọt (stevia), muối, tỏi băm và ớt thái lát. Trộn gỏi:
  • Trong một bát lớn, cho tôm, thịt, chôm chôm, hành tây, cà rốt và dưa leo vào.
  • Rưới đều nước mắm trộn gỏi lên trên các nguyên liệu.
  • Nhẹ nhàng trộn đều để các nguyên liệu thấm đều nước mắm.
  • Rắc rau thơm cắt nhỏ lên trên và trộn đều lần nữa.
Thưởng thức: Cho gỏi ra đĩa, trang trí thêm một ít rau thơm lên trên nếu muốn.
Gỏi chôm chôm tôm thịt cho người bệnh tiểu đườngGỏi chôm chôm tôm thịt giàu protein và chất xơ, tốt cho người bệnh tiểu đường

2. Gỏi gà chôm chôm

Nguyên liệu

  • 200g ức gà, luộc chín và xé sợi;
  • 10 - 12 quả chôm chôm, bóc vỏ, bỏ hạt và tách múi;
  • 1 củ hành tây, thái mỏng;
  • 1 củ cà rốt, bào sợi;
  • 1/2 chén rau răm, rửa sạch và cắt nhỏ;
  • 1/2 chén rau húng lủi, rửa sạch và cắt nhỏ;
  • 1 quả ớt, thái lát mỏng (tùy chọn);
  • 2 tép tỏi, băm nhuyễn;
  • 2 muỗng canh nước mắm;
  • 2 muỗng canh nước cốt chanh;
  • 1 muỗng canh dầu dầu mè;
  • 2 muỗng cà phê đường cỏ ngọt (stevia);
  • 1/4 muỗng cà phê muối.

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu:
  • Chuẩn bị gà: Luộc ức gà trong nước sôi với một ít muối đến khi chín. Vớt ra, để nguội rồi xé sợi.
  • Chuẩn bị chôm chôm: Bóc vỏ, bỏ hạt và tách múi chôm chôm.
  • Chuẩn bị rau củ: Thái mỏng hành tây, bào sợi cà rốt. Rửa sạch và cắt nhỏ rau răm và rau húng lủi.
Làm nước mắm trộn gỏi: Trong một bát nhỏ, trộn đều nước mắm, nước cốt chanh, dầu mè, đường cỏ ngọt (stevia), muối, tỏi băm và ớt thái lát. Trộn gỏi:
  • Trong một bát lớn, cho gà xé sợi, chôm chôm, hành tây, cà rốt vào.
  • Rưới đều nước mắm trộn gỏi lên trên các nguyên liệu.
  • Nhẹ nhàng trộn đều để các nguyên liệu thấm đều nước mắm.
  • Rắc rau răm và rau húng lủi cắt nhỏ lên trên và trộn đều lần nữa.
  • Cho gỏi ra đĩa, trang trí thêm một ít rau thơm lên trên nếu muốn.

3. Gà hấp chôm chôm

Nguyên liệu

  • 1 con gà;
  • 1 kilogam chôm chôm;
  • 1 bó hành lá (cỡ 75 - 100g);
  • 1 muỗng canh muối;
  • 2 muỗng canh đường;
  • 2 muỗng cà phê bột ngọt;
  • 4 tép tỏi;
  • 1 trái ớt;
  • 1 muỗng canh tương ớt;
  • ½ trái chanh.

Cách làm

Chuẩn bị gà: Làm sạch gà và để ráo nước. Chuẩn bị chôm chôm và hành lá:
  • Bóc vỏ chôm chôm, để nguyên phần thịt và hạt.
  • Rửa sạch hành lá, cắt khúc và quấn lại từng bó nhỏ.
Chuẩn bị hỗn hợp gia vị: Cho vào cối 4 tép tỏi, 1/2 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, và 1/2 trái ớt. Giã nhuyễn các nguyên liệu. Ướp gà:
  • Đặt gà vào thau và phết đều hỗn hợp gia vị đã giã lên toàn bộ con gà.
  • Quét thêm tương ớt lên cả trong và ngoài con gà.
  • Ướp gà trong 30 phút, cho hành lá và chôm chôm vào ướp cùng.
Hấp gà:
  • Đặt nồi lên bếp, thêm 1 chén nước vào nồi. Sử dụng xửng hấp lót dưới đáy nồi.
  • Đặt gà vào nồi hấp cách thủy. Đậy nắp kín và nấu gà ở lửa vừa trong 15 phút, sau đó hạ lửa nhỏ và nấu thêm 15 phút nữa cho đến khi gà chín mềm.
Chuẩn bị muối ớt chấm
  • Trong một chén, trộn đều 1/2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 1/2 trái ớt giã nhuyễn.
  • Thêm 1/2 trái chanh vắt nước vào chén, khuấy đều.
Hoàn thành và thưởng thức:
  • Khi gà chín, cho gà vào dĩa to. Gà hấp chôm chôm đã sẵn sàng để thưởng thức.
  • Khi ăn, không nên bỏ hạt chôm chôm vì nó rất bùi.
  • Dùng muối ớt chấm kèm để tăng hương vị cho món ăn.
Hạt chôm chôm sau khi hấp ăn rất bùi, là một sự kết hợp tuyệt vời khi ăn cùng gà hấp

4. Canh chôm chôm nhồi thịt

Nguyên liệu

  • 12 trái chôm chôm;
  • 100g nấm kim châm;
  • 200g khoai tây;
  • 150g cà rốt;
  • 300g sườn heo;
  • 100g thịt xay;
  • 100g giò sống;
  • 50g hành lá, ngò rí.
  • Gia vị: Hạt nêm, tiêu

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu:
  • Bỏ sườn heo vào nồi hầm với 700ml nước trong 30 phút để lấy nước dùng.
  • Bóc vỏ chôm chôm, cắt đầu để lấy hạt mà không làm nứt phần thịt quả.
  • Rửa sạch nấm kim châm, cắt khúc 3cm.
  • Gọt vỏ khoai tây và cà rốt, rửa sạch và cắt thành hình lục giác vừa ăn.
  • Rửa sạch và cắt nhỏ hành lá và ngò rí.
Chuẩn bị nhân nhồi:
  • Trộn thịt xay và giò sống với nhau, thêm một ít hành lá cắt nhuyễn.
  • Nêm một muỗng cà phê hạt nêm và một ít tiêu, quết đều cho đến khi thịt mịn.
  • Nhồi hỗn hợp thịt vào trong trái chôm chôm.
Nấu canh:
  • Cho khoai tây và cà rốt vào nồi nước dùng hầm vừa chín.
  • Cho chôm chôm nhồi thịt vào nồi hầm thêm 10 phút.
  • Thêm nấm kim châm vào nồi, nấu thêm 3 phút rồi tắt bếp.
Hoàn thành:
  • Múc canh ra tô, rắc hành lá và ngò rí lên trên, thêm một chút tiêu.
  • Canh chôm chôm nhồi thịt có thể dùng chung với bún hoặc bánh mì.

5. Thịt bò xào chôm chôm

Nguyên liệu

  • 350g thịt bò, thái lát mỏng;
  • 100g chôm chôm, bóc vỏ và bỏ hạt;
  • 20g ngò gai, cắt nhỏ;
  • 5g tiêu;
  • 2 muỗng canh dầu ô-liu;
  • 2 muỗng canh nước tương;
  • 1 muỗng canh dầu hào.
  • 1 - 2 muỗng cà phê đường cỏ ngọt stevia.

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu:
  • Rửa sạch chôm chôm, lột vỏ và tách lấy thịt.
  • Rửa sạch thịt bò, thái lát mỏng theo chiều ngang của thớ thịt.
  • Ướp thịt bò với dầu hào và một chút tiêu trong khoảng 15 phút để thấm gia vị.
Xào thịt bò và chôm chôm:
  • Đun nóng chảo với dầu ô-liu trên lửa vừa.
  • Khi dầu nóng, cho thịt bò vào xào nhanh tay trong khoảng 2 phút đến khi thịt vừa chín tới thì lấy thịt ra khỏi chảo, cho vào một dĩa nhỏ.
  • Trong cùng chảo, thêm chôm chôm vào xào với lửa lớn trong khoảng 3 phút đến khi chôm chôm mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn.
  • Cho thịt bò trở lại chảo, xào đều với chôm chôm.
  • Thêm nước tương, dầu hào, đường cỏ ngọt, tiêu và ngò. Trộn đều trong 1-2 phút đến khi các nguyên liệu thấm đều gia vị.
  • Tắt bếp và bày món ăn ra đĩa.
Thịt bò xào chôm chôm đem đến trải nghiệm ẩm thực mới lạ cho chế độ ăn của người bệnh tiểu đường
Xem thêm:
  • Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?
  • Thực đơn cho người tiểu đường
  • Món ăn cho người tiểu đường
  • Tiểu đường ăn nhãn được không?

Những loại hoa quả thay thế chôm chôm cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn chôm chôm được không ? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, bên cạnh loại quả này, trong tự nhiên vẫn còn nhiều loại trái cây khác sở hữu tải lượng đường thấp hơn chôm chôm, giúp người bệnh cải thiện hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt hơn, chẳng hạn như:

1. Nho

Nho xanh có tải lượng đường huyết (GL) bằng 5.4, tức thấp hơn GL của chôm chôm đến 23.5%. Như vậy, trên cùng khối lượng tiêu thụ, việc thay thế chôm chôm bằng nho xanh có thể giúp người bệnh tiểu đường cải thiện được hiệu quả kiểm soát đường huyết lên thêm 23.5%, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi.

2. Táo

Táo có tải lượng đường (GL) bằng 5. Trong khi đó, GL của chôm chôm lại nằm ở mức 7.05, tức cao hơn táo 1.41 lần.Điều này cho thấy, trên cùng khối lượng tiêu thụ, việc ăn chôm chôm có thể làm đường huyết tăng cao hơn khi ăn táo đến 1.41 lần.Do đó, thay thế chôm chôm bằng táo có thể là lựa chọn dinh dưỡng tối ưu hơn, phù hợp cho kế hoạch kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường.

3. Lê

Ngoài việc sở hữu tải lượng đường thấp (GL bằng 4.7), lê còn chứa nhiều chất xơ hơn chôm chôm. Trung bình 100g lê có chứa 3.1g chất xơ, trong khi chôm chôm chỉ chứa 1.4g chất xơ, tức thấp hơn lê đến 121%.Bổ sung nhiều chất xơ có thể làm chậm quá trình phân giải carbohydrate và hấp thụ đường ở ruột, từ đó hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn. Do đó, thay thế chôm chôm bằng lê có thể giúp người bệnh cải thiện đáng kể hiệu quả kiểm soát đường huyết trong chế độ ăn hàng ngày.
Lê chứa hàm lượng chất xơ cao hơn chôm chôm đến 121%

4. Dâu tây

Dâu tây có tải lượng đường huyết (GL) bằng 1.9, trong khi chôm chôm có GL bằng 7.05. Điều này cho thấy trên cùng khối lượng tiêu thụ, ăn dâu tây có thể giúp đường huyết sau bữa ăn hạ thấp hơn 3.7 lần so với khi ăn chôm chôm. Vì vậy, thay thế chôm chôm bằng dâu tây có thể là lựa chọn dinh dưỡng đáng cân nhắc mà người bệnh tiểu đường không nên bỏ lỡ.

5. Cam

Ngoài việc sở hữu tải lượng đường thấp (GL bằng 4.1), cam còn chứa nhiều vitamin C hơn chôm chôm. Xét trên cùng khối lượng, cam chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 9 - 10 lần chôm chôm.Bổ sung đầy đủ vitamin C là điều quan trọng với người bệnh tiểu đường bởi dưỡng chất này có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp cải thiện tình trạng kháng insulin ở tế bào, đồng thời góp phần tăng cường chức năng tổng hợp ra insulin (hóc-môn điều hòa đường huyết) ở tuyến tụy, qua đó gián tiếp hỗ trợ người bệnh duy trì được mức đường huyết trong ngưỡng an toàn.Kết thúc bài viết, câu hỏingười tiểu đường có ăn được chôm chôm khôngđã được làm sáng tỏ. Nhìn chung, việc bổ sung chôm chôm vào chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường cần được tiến hành một cách cẩn trọng.Điều quan trọng là cần theo dõi chặt chẽ tác động của chôm chôm đến mức đường huyết và thực hiện các điều chỉnh cần thiết dựa trên phản ứng của cơ thể. Có như vậy, bạn mới có thể an tâm thưởng thức loại quả này mà không cần lo ngại về các biến chứng sức khỏe.Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề bổ sung chôm chôm vào chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường, bạn có thể gọi ngay đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để được tư vấn chi tiết. Tại đây, các chuyên gia đến từ Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng sẽ cung cấp cho bạn lời khuyên chính xác dựa trên tình trạng bệnh lý cá nhân, giúp bạn hiểu rõ tiểu đường ăn chôm chôm được không và ăn bao nhiêu là đủ.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Administrator | tháng 8 10, 2024 | |

Trở về trang chủ

Không có nhận xét nào: