[tintuc]Nhiều người bệnh đái tháo đường thường có chung thắc mắc tiểu đường có ăn được cà rốt không ?. Bởi lẽ, cà rốt là nguyên liệu phổ biến trong nhiều món ăn Việt. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng tiêu thụ loại củ này có thể làm tăng đường huyết. Vậy, thực hư chuyện này ra sao? Người tiểu đường có ăn được cà rốt không ? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng khám phá ngay trong bài viết sau.

tiểu đường có ăn được cà rốt khôngNgười bệnh tiểu đường có ăn được cà rốt không?

Giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết của cà rốt

Để trả lời chính xác câu hỏi tiểu đường có ăn được cà rốt không ?, bạn cần hiểu rõ về chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) của thực phẩm này.Trước hết, chỉ số GI của cà rốt bằng 30 (thuộc nhóm thấp), còn GL bằng 2 (thuộc nhóm thấp). Tuy nhiên, sau khi được nấu chín, cà rốt lại có GI bằng 85 (thuộc nhóm cao) còn GL bằng 4.25 (vẫn thuộc nhóm thấp).Trong đó, chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (Gl) lần lượt là hai đơn vị phản ánh tốc độ mức độ làm tăng đường huyết của thực phẩm sau 2 giờ tiêu thụ.Như vậy, các thông số đường huyết nêu trên cho thấy, tiêu thụ cà rốt vẫn có rủi ro làm khiến đường huyết tăng nhanh sau bữa ăn, tuy nhiên mức tăng dường như không đáng kể. Đây sẽ là thông tin quan trọng giúp bạn trả lời câu hỏitiểu đường ăn cà rốt được không?.

Tiểu đường có ăn được cà rốt không?

Người bệnh tiểu đường ĂN ĐƯỢC cà rốt, miễn là tiêu thụ chúng ở lượng vừa phải. Bởi lẽ, cà rốt - tuy có thể làm tăng nhanh đường huyết sau khi được nấu chín, nhưng mức độ tăng thường không đáng kể, an toàn cho kế hoạch kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Cà rốt có tốt cho người tiểu đường không?

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, cà rốt rất có lợi cho người tiểu đường. Một số lợi ích sức khỏe mà cà rốt có thể đem lại bao gồm hỗ trợ kiểm soát đường huyết, kháng viêm, chống oxy hóa,… Cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Chất xơ trong cà rốt, khi đi vào hệ tiêu hóa, có tác dụng cản trở quá trình hấp thụ đường ở ruột, từ đó làm chậm quá trình tăng đường huyết sau bữa ăn.

2. Cải thiện hệ tiêu hóa

Theonghiên cứu, chất xơ từ cà rốt cũng có thể giúp cân bằng và thúc đẩy hoạt động trao đổi chất của hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa thường gặp như nôn, buồn nôn, chướng bụng, táo bón,….

3. Chống oxy hóa, kháng viêm và dự phòng biến chứng

Cà rốt sở hữu hàm lượng cao chất chống oxy hóa như beta-carotene, polyphenols, quercetin,…Bên cạnh việc làm dịu các tổn thương, viêm nhiễm do tiểu đường, những chất chống oxy hóa kể trên cũng đượcchứng minhlà có khả năng hỗ trợ điều hòa glucose, kích thích bài tiết insulin và cải thiện chức năng mạch máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến tim mạch, thận và thần kinh,…Như vậy, người bệnh tiểu đường có ăn được cà rốt không chỉ bởi chúng sở hữu các thông số đường huyết an toàn, mà còn do những tác động có lợi đến sức khỏe tổng thể mà thực phẩm này đem lại.
Cà rốt có tốt cho người tiểu đường không?Cà rốt giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, tốt cho người bệnh tiểu đường

Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu cà rốt?

Trên thực tế, việc đưa ra quyết định người bệnh tiểu đường có ăn được cà rốt không còn cần phải cân nhắc thêm yếu tố khối lượng tiêu thụ.Để xác định hàm lượng cà rốt tối đa mà người bệnh tiểu đường có thể tiêu thụ, bạn cần tính toán dựa trên tải lượng đường (GL) của thực phẩm này.TheoHệ thống Thang đo Phân loại Thực phẩm Quốc tế, mức tải lượng đường tối thiểu để một khẩu phần ăn làm tăng cao đường huyết là bằng 20.Trong khi đó, mức GL của 100g cà rốt (đã được nấu chín) là 4.25. Như vậy, để tiêu thụ cà rốt mà không làm đường huyết tăng cao, bạn có thể tính toán hàm lượng tiêu thụ dựa trên công thức sau:
Hàm lượng ăn cà rốt an toàn = GL tối đa / GL cà rốt * 100 = 20 / 4.25 * 100 = 470.5g
Như vậy, dựa trên các phép tính lý thuyết, người bệnh tiểu đường có thể an tâm ăn đến 470.5g / cữ ăn mà không cần phải lo sợ rủi ro tăng cao đường huyết.
Tuy nhiên, trên thực tế:
  • Để đảm bảo tính cân đối cho khẩu phần ăn theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia , hàm lượng rau củ (bao gồm cà rốt) nên được giới hạn ở mức tối đa 240 - 320 g/ngày , chia thành tối thiểu 2 lần ăn, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Nếu ăn kèm cà rốt với thực phẩm giàu carbohydrate khác (cơm, rau lá xanh, đậu, hạt, ngũ cốc, hoa quả tươi,…), bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cắt giảm khẩu phần cà rốt lại cho phù hợp.

Tiểu đường ăn nhiều cà rốt có an toàn không?

Ăn quá nhiều cà rốt là KHÔNG AN TOÀN đối với người bệnh tiểu đường. Bởi lẽ, cà rốt vẫn có thể làm tăng đường huyết cao nếu tiêu thụ quá mức.Điều này có thể góp phần thúc đẩy các biến chứng của bệnh tiểu đường khởi phát như bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim mạch (suy tim, nhồi máu cơ tim,…), gan nhiễm mỡ, suy thận,… Vì vậy, dù có thể ăn cà rốt, người bệnh tiểu đường nên tính toán thật kỹ khối lượng khẩu phần trước khi tiêu thụ thực phẩm này.
Tiểu đường ăn nhiều cà rốt có an toàn không?Tiêu thụ cà rốt quá mức vẫn có thể làm tăng đường huyết sau bữa ăn

Cách ăn cà rốt tốt hơn cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có ăn được cà rốt không ? Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên để ăn cà rốt một cách an toàn và tối ưu lợi ích từ thực phẩm này, bạn có thể áp dụng những lưu ý sau:
  • Kết hợp với protein và chất béo lành mạnh: Kết hợp cà rốt với thực phẩm giàu protein (như thịt nạc gà, phi lê cá) và giàu chất xơ (rau củ quả) có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, ổn định đường huyết, đồng thời đáp ứng đầy đủ và cân bằng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể;
  • Chọn cà rốt đúng cách: Cà rốt tươi thường có màu cam sáng, vỏ nguyên vẹn. Cầm trên tay, củ có độ nặng vừa phải, cho cảm giác chắc thịt bên trong. Người bệnh nên ưu tiên những củ cà rốt như vậy để kết hợp vào thực đơn hàng ngày.
  • Cách chế biến: Cà rốt nên được chế biến theo phương pháp hấp, luộc. Đồng thời, hạn chế tối đa việc chiên rán hoặc chế biến cà rốt với nhiều dầu mỡ, vì những món ăn như vậy có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kiểm soát cân nặng và quản lý đường huyết.
  • Lưu ý khi dùng gia vị: Khi chế biến, người bệnh nên hạn chế sử dụng muối và đường, giúp hạn chế nguy cơ tăng đường huyết cũng như huyết áp. Để tạo hương vị cho món ăn mà không ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn có thể ưu tiên các loại gia vị tự nhiên như rau mùi, hành lá.
  • Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên: Bạn cần quan sát phản ứng của cơ thể đối với cà rốt bằng cách theo dõi lượng đường trong máu trước và sau mỗi bữa ăn. Điều này có thể giúp bạn phát hiện ra những điều chưa phù hợp và điều chỉnh chế độ ăn kịp thời.

Gợi ý một số món ăn từ cà rốt ngon và tốt cho người bị tiểu đường

1. Canh tôm, cà rốt bông cải

Thành phần

  • Tôm sú tươi: 300g;
  • Bông cải xanh: 100g;
  • Bông cải trắng: 100g;
  • Cà rốt: 50g;
  • Hạt nêm: ½ muỗng cà phê;
  • Muối: 1g;
  • Đường ăn kiêng: 1 muỗng cà phê;
  • Dầu ô-liu: 5 ml.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Tôm rửa sạch, bỏ đầu, bóc vỏ, rút chỉ lưng, sau đó đập dập;
  • Tách bông cải xanh và bông cải trắng thành từng cụm vừa ăn, rửa sạch;
  • Cà rốt bỏ vỏ, thái lát.
Bước 2: Xào tôm:
  • Bắc nồi lên bếp, đun nóng dầu;
  • Cho tôm vào xào khoảng 1 phút đến khi tôm chín tái.
Bước 3: Nấu canh:
  • Đổ 500 ml nước lọc vào nồi tôm xào, nấu trong 10 phút đến khi nước sôi;
  • Cho cà rốt và bông cải vào nấu tiếp trong 10 phút;
  • Thêm hạt nêm, muối, đường vào khuấy đều rồi tắt bếp.
Canh tôm, cà rốt bông cải cho người bệnh đái tháo đườngCanh tôm, cà rốt và bông cải mang hương vị thanh ngọt tự nhiên

2. Salad bắp cải tím cà rốt

Thành phần

  • Bắp cải tím: 150g;
  • Bắp cải xanh: 150g;
  • Cà rốt: 1 củ;
  • Ngò rí: 10g;
  • Hành lá: 1 cây;
  • Giấm táo: 110 ml;
  • Đường ăn kiếng: 3g;
  • Dầu mè: 5 ml;
  • Mè trắng (rang): 5g;
  • Muối: 1g;
  • Tiêu.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị nước sốt:
  • Cho giấm táo, đường ăn kiếng, dầu mè, mè rang, muối, tiêu vào tô lớn;
  • Khuấy đều cho các nguyên liệu hòa tan vào nhau.
Bước 2: Chuẩn bị rau củ:
  • Cà rốt bào vỏ, xắt sợi;
  • Hành lá và ngò rí rửa sạch, xắt nhỏ;
  • Bắp cải tím và bắp cải xanh rửa sạch, xắt sợi.
Bước 3: Trộn salad:
  • Cho tất cả nguyên liệu rau củ gồm bắp cải tím, bắp cải xanh, cà rốt, hành lá và ngò rí vào tô nước sốt;
  • Trộn thật đều để tất cả rau củ thấm đều gia vị.

3. Ức gà xào cà rốt, bắp hột và đậu Hà Lan

Thành phần

  • Ức gà: 1 miếng;
  • Rượu vang: 5 ml;
  • Nước tương: 3 ml;
  • Bột bắp: 5g;
  • Tỏi: 2 tép;
  • Dầu ô-liu: 5 ml;
  • Muối: 1g;
  • Đường ăn kiếng: 2g;
  • Cà rốt: 1 củ;
  • Đậu Hà Lan: 80g;
  • Hạt ngô: 80g.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Gọt vỏ cà rốt, thái nhỏ hạt lựu;
  • Rửa sạch ngô và đậu Hà Lan;
  • Rửa sạch thịt ức gà, thấm khô nước, rồi thái nhỏ hạt lựu. Ướp thịt gà với rượu vang, nước tương, bột bắp trong khoảng 5 phút;
  • Băm nhỏ tỏi (hoặc xay nhỏ).
Bước 2: Xào rau củ:
  • Làm nóng dầu trong chảo;
  • Xào tỏi băm cho đến khi thơm;
  • Thêm cà rốt, đậu Hà Lan và bắp hột vào xào.
  • Thêm một bát nước nhỏ và đun nhỏ lửa trong hai phút cho đến khi nước cạn.
Bước 3: Xào thịt gà:
  • Thêm thịt gà thái hạt lựu đã ướp vào chảo và xào nhanh tay;
  • Xào cho đến khi gà chín, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Ức gà xào cà rốt, bắp hột và đậu Hà Lan cho người bệnh tiểu đườngỨc gà xào cà rốt không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều protein, giúp người bệnh no lâu và hỗ trợ điều hòa đường huyết

4. Gỏi cà rốt dưa leo

Thành phần

  • Dưa leo: 2 trái;
  • Cà rốt: 2 củ;
  • Nước mắm: 5 ml;
  • Tỏi: 1 củ;
  • Ớt: 2 trái;
  • Nước cốt chanh: 10 ml;
  • Đường ăn kiếng: 5g;
  • Hành tím: 3 củ;
  • Rau (ngò rí, rau thơm, húng quế…): 1 bó.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Cà rốt, dưa leo rửa sạch, bào sợi rồi đem ngâm với nước cốt chanh trong 2 phút;
  • Tỏi băm nhuyễn;
  • Ớt cắt nhỏ;
  • Hành tím thái mỏng và phi thơm với dầu ăn.
Bước 2: Chuẩn bị nước mắm tỏi ớt:
  • Pha nước mắm với đường ăn kiêng, tỏi băm và ớt cắt nhỏ, khuấy đều cho đường tan hoàn toàn.
Bước 3: Trộn salad:
  • Vớt dưa leo và cà rốt ra đĩa;
  • Rưới nước mắm tỏi ớt lên và trộn đều;
  • Thêm hành phi các loại rau (ngò rí, rau thơm, húng quế…) và thưởng thức.

5. Đậu que cà rốt xào thịt băm

Thành phần

  • Đậu que: 500g;
  • Cà rốt: 3 củ;
  • Thịt nạc: 200g;
  • Đậu hũ non: 200g;
  • Hạt nêm: 2g;
  • Dầu ăn: 5 ml;
  • Muối: 2g;
  • Tiêu: 1g;
  • Hành tím: 3 củ;
  • Tỏi: 2 tép.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Đậu que tước bỏ cuống và sợi xơ hai bên, rửa sạch, dùng dao cắt chéo thành khúc vừa ăn;
  • Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt sợi;
  • Thịt nạc xát chút muối, rửa sạch, băm nhuyễn;
  • Đậu hũ non cắt khối vuông nhỏ.
Bước 2: Xào thịt và đậu hũ:
  • Đun nóng dầu, phi hành và tỏi băm cho thơm;
  • Thêm thịt băm vào xào săn;
  • Thêm đậu hũ non vào xào chín.
Bước 3: Chần rau củ:
  • Đun sôi nước, thêm chút muối;
  • Lần lượt chần sơ cà rốt và đậu que.
Bước 4: Xào rau củ với thịt và đậu hũ:
  • Thêm cà rốt, đậu que vào cháo thịt đã xào với đậu hũ;
  • Đảo đều 5 phút cho tất cả rau củ chín hoàn toàn;
  • Nêm lại gia vị cho vừa ăn (muối, tiêu, hạt nêm) rồi tắt bếp.
Đậu que cà rốt xào thịt bò là món ăn vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng
Xem thêm:
  • Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?
  • Thực đơn cho người tiểu đường
  • Món ăn cho người tiểu đường
  • Tiểu đường ăn khoai tây được không?

Những thực phẩm thay thế cà rốt cho người bệnh tiểu đường

Bên cạnh cà rốt, người bệnh tiểu đường có thể luân phiên tiêu thụ nhiều loại rau củ khác nhau để chế độ ăn thêm phong phú và giàu dinh dưỡng, chẳng hạn như:

1. Củ su hào

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
20 2.1
Su hào được xem là lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường nhờ tải lượng đường thấp hơn cà rốt đến hơn 2 lần.Điều này có nghĩa là trên cùng khối lượng tiêu thụ, việc thay thế cà rốt bằng su hào giúp đường huyết sau bữa ăn giảm xuống hơn 50%, tốt cho người bệnh tiểu đường.Bên cạnh chỉ số GL thấp, su hào còn chứa nhiều chất xơ (3.2g/100g), có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường ở ruột, ngăn ngừa sự gia tăng đột ngột của đường huyết sau bữa ăn.

2. Củ dền

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
15 2.6
Bên cạnh tải lượng đường thấp, củ dền còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene, vitamin C, polyphenols,…Những chất này đều có tác dụng hỗ trợ cải thiện các tổn thương bên trong cơ thể xảy ra khi đường huyết tăng cao, từ đó góp phần bảo sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ khởi phát các biến chứng liên quan như suy thận, suy gan,…

3. Đậu Hà Lan

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
35 4.5
Khác biệt với các loại rau củ khác, đậu Hà Lan không chỉ là thực phẩm giàu chất xơ mà còn chứa nhiều protein. Cả protein và chất xơ đều đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình hấp thu đường, hạn chế tình trạng tăng đột ngột đường huyết sau bữa ăn.Ngoài ra, đậu Hà Lan còn chứa nhiều vitamin nhóm B, C, K,… và khoáng chất thiết yếu như kali, magie và sắt,…, giúp duy trì sức khỏe thể chất tối ưu trong quá trình cải thiện bệnh tiểu đường.
Đậu Hà Lan không những giàu chất xơ mà còn giàu protein, tốt cho việc kiểm soát đường huyết

4. Su su

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
50 2.3
Quả su su sở hữu chỉ số đường huyết thấp, ít carbohydrate nhưng giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan (pectin), có khả năng làm chậm quá trình hấp thụ đường ở ruột, tốt cho người bệnh tiểu đường.Bên cạnh tác dụng ổn định đường huyết, chất xơ hòa tan còn đượcchứng minhlà có khả năng giúp cải thiện tình trạng kháng insulin (nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường tuýp 2).Do đó, thay thế quả su su cho cà rốt sẽ là sự lựa chọn đáng cân nhắc để hỗ trợ người bệnh tiểu đường làm chậm tiến triển của bệnh.

5. Củ cải trắng

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
15 0.5
Củ cải sở hữu tải lượng đường thấp hơn 8.5 lần so với cà rốt. Do đó, trên cùng khối lượng tiêu thụ, việc thay thế cà rốt bằng củ cải trắng có thể hạ thấp mức đường huyết sau bữa ăn xuống 88.2%, tốt cho người bệnh tiểu đường.Bên cạnh tải lượng đường thấp, củ cải còn chứa nhiều kali, giúp điều hòa nhịp tim và cân bằng huyết áp, hỗ trợ người bệnh ngăn ngừa các biến chứng tim mạch liên quan đến bệnh tiểu đường.Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi người bệnh tiểu đường có ăn được cà rốt không ? đến từ Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng . Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõtiểu đường ăn cà rốt được không, cũng như nện ăn bao nhiêu là tốt cho sức khỏe.Nếu bạn còn bất kỳ khúc mắc nào liên quan tới vấn đề người bệnh tiểu đường có ăn được cà rốt không , hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng qua hotline https://m.me/fit.vn.je để được tư vấn chi tiết. Chúc bạn nhanh chóng xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, cân đối để kiểm soát bệnh hiệu quả!
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Administrator | tháng 8 25, 2024 | |

Trở về trang chủ

Không có nhận xét nào: