[tintuc]Rất nhiều người bệnh đái tháo đường có cùng thắc mắc tiểu đường có ăn được tôm không ?. Bởi lẽ, tôm từ lâu đã trở thành món ăn phổ biến, thậm chí là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, để bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn, người bệnh cần xem xét kỹ lưỡng để tránh gây tăng đường huyết và ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy, người tiểu đường có ăn được tôm không ? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng khám phá ngay trong bài viết sau.
Tiểu đường có ăn được tôm không và những lưu ý khi ănNgười bệnh tiểu đường có ăn được tôm không?
Bên cạnh phác đồ điều trị, sức khỏe và tình trạng của người đái tháo đường còn phụ thuộc phần lớn vào chế độ dinh dưỡng. Nếu thường xuyên ăn những thực phẩm có tải lượng đường cao, người bệnh có thể liên tục bị tăng đường huyết đột ngột, từ đó thúc đẩy nhiều biến chứng liên quan đến tim mạch, thận, thần kinh,… khởi phát.Do đó, để quản lý đường huyết thông qua chế độ dinh dưỡng, với bất kỳ món ăn nào, người bệnh cũng cần cân nhắc và tính toán thật kỹ lưỡng, bao gồm cả tôm. Vậybệnh tiểu đường có ăn tôm được không?

Giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết tôm

Để trả lời câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được tôm không ?, bạn cần nắm rõ giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết của loại thủy sản này. Bởi lẽ, đây là tiền đề giúp bạn trả lời không chỉ câu hỏi nên ăn hay không, mà còn là nên ăn bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe.Trước hết, tôm thường được coi là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm. Trung bình 100g tôm (đã nấu chín) có thể cung cấp khoảng 23g chất đạm, 107 kcal, 1.8g chất béo, 0.43g sắt, 95g canxi,…Tuy nhiên, giàu đạm, giàu dinh dưỡng thôi là chưa đủ. Để biết người bệnh tiểu đường có ăn được tôm không ?, bạn cần tìm hiểu thêm về chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) của thực phẩm này.Do tôm gần như không sở hữu chất đường bột (carbohydrates) trong thành phần dinh dưỡng, nên chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) của tôm đều bằng KHÔNG. Điều này có nghĩa là việc tiêu thụ tôm không có rủi ro gây tăng đường huyết sau bữa ăn. Vậy, ngườibệnh tiểu đường ăn tôm được không?

Tiểu đường có ăn được tôm không?

Người bệnh tiểu đường ĂN ĐƯỢC tôm. Bởi lẽ, như đã đề cập, việc tiêu thụ tôm gần như không có rủi ro khiến đường huyết tăng cao sau bữa ăn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tính toán hàm lượng hợp lý khi bổ sung tôm vào thực đơn để tránh những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy đến do ăn quá nhiều tôm (như rối loạn tiêu hóa, tăng protein niệu,…).
Tiểu đường có ăn được tôm không?Người bệnh tiểu đường được ăn tôm bởi loại thực phẩm này không có rủi ro gây tăng đường huyết

Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu tôm?

TheoHiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, người bệnh tiểu đường nên ăn tôm ít nhất hai lần mỗi tuần, tương đương với khoảng 150 - 170g tôm / tuần .Mặt khác, một sốnghiên cứucũng đã chỉ rõ, giới hạn về hàm lượng protein tối đa trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nên nằm trong khoảng từ 1 - 2g protein / kg thể trạng, trong khi tôm lại chứa đến 23g protein / 100g.Như vậy, để tôm trở thành một phần trong chế độ ăn uống cân đối và khoa học, người bệnh tiểu đường không nên tiêu thụ quá 4.3 - 8.7g tôm / kg thể trạng / ngày. Lưu ý:
  • Trên đây chỉ là những khuyến nghị chung, không mang tính chất thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ.
  • Trên thực tế, để có được câu trả lời và con số chính xác cho thắc mắc tiểu đường có ăn được tôm không ? và nên ăn bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe?, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Bởi lẽ, mỗi thể trạng khác nhau đều có nhu cầu về protein khác nhau.

Tôm có tốt cho người tiểu đường không?

Tiêu thụ tôm có thể đem lại nhiều lợi ích TỐT cho người tiểu đường. Bởi lẽ, bên cạnh việc gần như không gây tăng đường huyết, tôm còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và tình trạng bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của tôm:
  • Hỗ trợ hạ đường huyết và giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch: Crom - một loại khoáng chất có trong tôm đã đượcchứng minhlà có thể giúp tăng cường chức năng chuyển hóa của insulin, từ đó góp phần điều hòa lượng đường trong máu, giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người tiểu đường tuýp 2;
  • Góp phần kiểm soát cân nặng:
    • Tôm rất giàu chất đạm (protein) nhưng lại chứa ít calo và chất béo. Vì vậy, so với các loại thịt khác, tiêu thụ tôm thường ít có nguy cơ gây tăng cân, béo phì.
    • Lợi ích này đặc biệt tốt cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 (T2D) bởi cácsố liệu thống kêcho thấy, có đến 90% trường hợp mắc T2D đồng mắc bệnh béo phì.
  • Hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể: Kẽm trong tôm có thể hỗ trợ hệ miễn dịch và chức năng tiêu hóa. Trong khi đó, sắt giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển ổn định. Ngoài ra, niacin và selen trong tôm còn có khả năng cải thiện độ nhạy insulin ở các tế bào, góp phần điều hòa mức glucose máu và các chỉ số cholesterol máu.
Như vậy, ngườibệnh tiểu đường ăn tôm được khôngchỉ do chỉ số GI thấp mà còn bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và những lợi ích mà thực phẩm này đem lại.
Tôm có tốt cho người tiểu đường không?Tôm phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn của người bệnh tiểu đường tuýp 2 - đối tượng có tỷ lệ béo phì đạt đến 90%

Tiểu đường ăn nhiều tôm có an toàn không?

Nhìn chung, việc ăn quá nhiều tôm là KHÔNG AN TOÀN đối với sức khỏe của người bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi người bệnh có tiền sử dị ứng với tôm. Lúc này, việc ăn quá nhiều tôm có thể gây ra các phản ứng tiêu cực như sốc phản vệ, dị ứng, phát ban, khó thở và rối loạn tiêu hóa,Ngoài ra, do thịt tôm cũng sở hữu một hàm lượng purin tương đối cao, nên việc ăn nhiều tôm có thể thúc đẩy sự lắng đọng của các tinh thể sodium urate (SA) trong máu. SA là muối của axit uric, phụ phẩm xuất hiện sau quá trình phân giải purin trong cơ thể. Nồng độ SA cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút (gout) và sỏi thận.Vì vậy, dù tôm là thực phẩm tương đối an toàn cho sức khỏe, bạn vẫn cần tiêu thụ điều độ và đa dạng hóa thực đơn để tránh những rủi ro không mong muốn.

Cách ăn tôm tốt hơn cho người bệnh tiểu đường

Trong nhiều trường hợp, ngườibệnh tiểu đường ăn tôm được khôngcòn phụ thuộc vào cách lựa chọn và chế biến. Bởi nếu chế biến không lành mạnh, tôm có thể có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Dưới đây là một số lưu ý khi chế biến và ăn tôm mà bạn cần nắm rõ:
  • Kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ và chất béo lành mạnh: Tôm là một nguồn giàu chất đạm nhưng ít chất béo và không có chất xơ. Do đó, khi tiêu thụ tôm, người bệnh tiểu đường nên ăn kèm với các thực phẩm giàu chất xơ (bắp cải, cải bó xôi,…) cũng như chất béo lành mạnh (cá thu, cá trích, dầu ô-liu,…) để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể;
  • Lựa chọn tôm tươi: Tôm tươi, ít chứa hóa chất tăng trọng thường có phần thân hơi cong, căng thịt nhưng không mập mạp bất thường. Ngoài ra, các khớp vỏ trên thân tôm linh hoạt, không bị rời rạc, đầu tôm và thân tôm dính chặt với nhau;
  • Hạn chế sử dụng dầu mỡ trong chế biến: Để giảm thiểu nguy cơ béo phì và biến chứng tim mạch, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên các món tôm hấp, tôm luộc và tránh các món tôm lăn bột chiên (rán) hoặc xào với quá nhiều dầu mỡ;
  • Hạn chế muối và đường: Tôm sở hữu hàm lượng natri tương đối cao, vì vậy ngoài việc hạn chế đường, người tiểu đường cũng nên hạn chế sử dụng muối khi chế biến tôm. Thay vào đó, bạn có thể tận dụng nguồn gia vị tự nhiên như tỏi, gừng, nghệ, thảo mộc,… để cải thiện hương vị;
  • Theo dõi lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn: Tuy tôm ít có nguy cơ khiến đường huyết tăng cao, người bệnh vẫn nên cẩn thận và theo dõi đường huyết thường xuyên để tránh những rủi ro tăng đường huyết bất ngờ, đặc biệt là khi ăn tôm được ăn cùng với ngũ cốc, đậu, hạt và rau củ quả.
Cách ăn tôm tốt hơn cho người bệnh tiểu đườngNgười bệnh tiểu đường nên ăn tôm chung với thực phẩm giàu chất xơ

Gợi ý một số món ăn với tôm ngon và tốt cho người bị tiểu đường

Bên cạnh câu hỏibệnh tiểu đường có ăn tôm được không?, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về các món ăn lành mạnh với tôm trước khi bổ sung thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng. Dưới đây là một số gợi ý món ăn với tôm ngon và tốt cho người bệnh tiểu đường đến từ Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng:

1. Đậu hũ trứng hấp tôm

Nguyên liệu: 200g đậu hũ trứng, 100g cà rốt, 200g tôm tươi, 2g muối, 2g đường ăn kiêng, hạt tiêu. Cách làm:
  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Đậu hũ cắt khoanh dài 8 - 10 cm;
    • Cà rốt gọt vỏ thái móng;
    • Tôm bóc vỏ bỏ chỉ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
  • Bước 2: Ướp tôm với muối, đường, hạt tiêu và trộn đều. Khoét một vòng tròn ở chính giữa miếng đậu hũ rồi nhồi phần tôm đã trộn vào;
  • Bước 3: Đặt đậu hũ lên trên miếng cà rốt rồi đem đi hấp đến khi tôm chín. Tắt bếp rồi thưởng thức.
Đậu hũ trứng hấp tôm cho người tiểu đườngĐậu hũ trứng hấp tôm là món ăn giàu protein, giúp làm chậm quá trình tăng đường huyết sau ăn

2. Canh khổ qua tôm thịt

Nguyên liệu: 3 trái khổ qua, 1 lít nước, 120g thịt băm, 9 con tôm tươi, 60g giò sống, 2 củ cà rốt, 30g nấm mèo, 2 nhánh hành lá, 3g muối, 2g đường ăn kiêng, hạt tiêu. Cách làm:
  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Khổ qua rửa sạch, cắt bỏ 2 đầu và bỏ hạt;
    • Cà rốt gọt vỏ rồi lấy một nửa cắt hạt lựu, một nửa thái lát mỏng;
    • Tôm bóc vỏ bỏ chỉ rồi băm nhuyễn;
    • Hành lá rửa sạch rồi cắt nhỏ;
    • Nấm mèo ngâm nước ấm, rồi thái hạt lựu.
  • Bước 2: Trộn đều tôm, thịt, giò sống, nấm mèo, cà rốt thái hạt lựu với muối, đường và hạt tiêu;
  • Bước 3: Nhồi chặt phần nhân đã trộn vào ruột khổ qua. Đun sôi nước rồi thả khổ qua vào nấu chín;
  • Bước 4: Khi khổ qua chín, nêm nếm lại cho vừa ăn, thêm hành lá rồi tắt bếp.

3. Tôm xào sốt BBQ với thơm

Nguyên liệu: 500g tôm tươi, 400g thơm (dứa), 5ml dầu ô-liu, 1 trái ớt chuông, 50g sốt thịt nướng BBQ, 2g đường ăn kiêng, hạt tiêu. Cách làm:
  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Tôm bóc vỏ bỏ chỉ, rửa sạch;
    • Thơm gọt vỏ thái lát;
    • Ớt chuông rửa sạch thái miếng vừa ăn;
  • Bước 2: Đun nóng dầu ô-liu rồi cho tôm vào đảo đều. Khi tôm săn lại thì bỏ ra đĩa;
  • Bước 3: Tiếp tục đun nóng dầu rồi cho thơm và ớt chuông vào đảo đều. Sau 1 - 2 phút, cho sốt thịt nướng vào tiếp tục đảo;
  • Bước 4: Khi ớt chuông và thơm chín, cho tôm vào đảo đều với sốt. Nêm nếm đường, hạt tiêu cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Tôm xào thơm sốt BBQ mang hương vị chua ngọt tự nhiên, kích thích vị giác

4. Trứng cuộn rong biển và tôm hấp

Nguyên liệu: 150g tôm tươi, 2 quả trứng gà, 50g thịt heo băm, 2 củ cà rốt, 1 bắp ngô ngọt, 2 lá rong biển khô, 2g muối, 2g đường ăn kiêng, 10g bột bắp, 20ml nước, 5ml dầu ô-liu. Cách làm:
  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Tôm bóc vỏ bỏ chỉ, rửa sạch rồi cắt đôi;
    • Cà rốt gọt vỏ rồi bào nhỏ;
    • Ngộ ngọt luộc chín, tách hạt;
  • Bước 2: Trộn đều tôm, cà rốt, ngô, thịt heo băm với muối, đường, để trong 15 phút;
  • Bước 3: Trong khi đó, đánh tan trứng với nước và bột bắp. Đun nóng dầu ô liu rồi rán cho trứng vàng đều;
  • Bước 4: Đặt trứng lên trên lá rong biển khô, cho hỗn hợp tôm thịt vào giữa rồi cuộn chặt. Đem trứng cuộn đi hấp khoảng 10 phút rồi thưởng thức.

5. Súp tôm bông cải xanh

Nguyên liệu: 2 củ khoai tây, 1/2 bông cải xanh, 3 con tôm tươi, 2g muối, 1g đường ăn kiêng. Cách làm:
  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu;
    • Bông cải xanh rửa sạch, cắt hạt lưu;
    • Tôm bóc vỏ bỏ chỉ, băm nhuyễn.
  • Bước 2: Đun sôi 200ml nước rồi cho khoai tây vào nấu cho đến khi chín nhừ. Sau đó, nghiền nhuyễn khoai trong nồi;
  • Bước 3: Tiếp tục khoai tây đun dưới lửa nhỏ, cho tôm băm nguyễn vào nấu cùng. Khi thịt tôm vừa chín thì cho bông cải xanh vào nấu thêm 2 phút;
  • Bước 4: Nêm nếm muối, đường ăn kiêng cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Súp tôm bông cải xanh có chỉ số đường huyết thấp, tốt cho người bệnh tiểu đường
Xem thêm:
  • Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?
  • Thực đơn cho người tiểu đường 7 ngày
  • Món ăn cho người tiểu đường ổn định đường huyết
  • Tiểu đường ăn cua được không, lợi ích, rủi ro và lưu ý khi ăn

Những loại hải sản thay thế tôm cho người bệnh tiểu đường

Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường có ăn được tôm không ? là Có, song người bệnh không thể chỉ tiêu thụ thực phẩm này mà cần đa dạng chế độ ăn, thay thế tôm bằng các loại hải sản khác nhau, cụ thể:

1. Ghẹ

Tương tự như tôm, ghẹ cũng là một nguồn dồi dào chất đạm, đồng thời ít chất béo và calo. Ngoài ra, vitamin B12 có trong ghẹ cũng đượcchứng minhlà có khả năng giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm thiểu nguy cơ tăng đường huyết ở người tiểu đường.

2. Cua

Cua cũng sở hữu hàm lượng cao chất đạm, vitamin B12 và ít chất béo, calo. Vì vậy, đây cũng là sự lựa chọn lý tưởng thay thế cho tôm trong chế độ ăn cho người tiểu đường.

3. Cá hồi

Cá hồi là một lựa chọn tuyệt vời cho người tiểu đường, nhất là người bệnh tiểu đường tuýp 2. Bởi lẽ, cá hồi rất giàu axit béo omega-3 - loại chất béo lành mạnh cótác dụngkháng viêm, chống oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch, viêm khớp,… ở người bệnh tiểu đường.
Cá hồi là lựa chọn dinh dưỡng phù hợp để thay thế tôm trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường

4. Cá chẽm

Bên cạnh cá hồi, cá chẽm cũng sở hữu hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào, rất có lợi cho hệ tim mạch. Ngoài ra, hàm lượng cao vitamin B12 trong cá chẽm còn có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng kháng insulin, ổn định đường huyết. Vì vậy, đây cũng là lựa chọn đáng cân nhắc thay thế cho tôm trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường.

5. Cá ngừ

Trung bình 100g cá ngừ có thể cung cấp khoảng 18.475 mg niacin (vitamin B3), tương đương với 115% nhu cầu hàng ngày. Dưỡng chất này có khả năng cải thiện độ nhạy insulin, đồng thời tăng cường cholesterol tốt trong máu, giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch,/Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi người tiểu đường có ăn được tôm không  từ Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ kiến thức và thông tin hữu ích, giúp bạn trả lời tường tận thắc mắc tiểu đường có ăn được tôm không ?.Nhìn chung, người bệnh tiểu đường có ăn được tôm không chỉ bởi chỉ số đường huyết thấp, mà còn do hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và những lợi ích mà thực phẩm này đem lại.Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề người tiểu đường có ăn được tôm không ? hoặc bất cứ loại thực phẩm nào khác, hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng qua hotline https://m.me/fit.vn.je để được tư vấn chi tiết.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Cám ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi

Đăng ký nhận tin

Lưu ý: các sản phẩm trên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

© Bản quyền thuộc về Vay.Vn.Je Thiết kế bởi Web.Vn.Je 2021
Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn