[tintuc]Nhiều người thắc mắc rằng tiểu đường ăn lê được không ; bởi lẽ, đây là loại quả thơm ngon, dễ chế biến thành nhiều món ăn chính hay món tráng miệng. Vậy, người bị tiểu đường có ăn được quả lê không? Chuyên gia dinh dưỡng nhân định gì về vấn đề này? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng làm rõ trong bài viết sau đây.
Tiểu đường ăn lê được không là thắc mắc của nhiều người bệnh
Giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết của lê
Tìm hiểu chỉ số đường huyết, tải lượng đường huyết và giá trị dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh làm rõ vấn đề tiểu đường ăn lê được không .1. Giá trị dinh dưỡng
Quả lê cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Trung bình 100g lê chứa khoảng:- Năng lượng: 57 kcal;
- Protein: 0.4 g;
- Chất béo: 0.1 g;
- Carbohydrate: 15 g;
- Chất xơ: 3.1 g;
- Cholesterol: 0 mg;
- Đường: 9.69 g (sucrose: 0.43 g, glucose: 2.5 g, fructozơ: 6.76 g);
- Vitamin: A (1 µg), B6 (0,03 mg), C (4,3 mg);
- Natri: 1 mg;
- Kali: 116 mg;
- Magie: 7 mg.
2. Chỉ số đường huyết & tải lượng đường huyết
Dựa trên chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm, người bệnh có thể đánh giá được tốc độ làm tăng mức đường huyết sau khi ăn. Cụ thể như sau:- Tốc độ tăng đường huyết chậm khi chỉ số GI bằng hoặc dưới 55;
- Tốc độ tăng đường huyết ở mức trung bình khi chỉ số GI trong khoảng từ 56 đến 69;
- Tốc độ tăng đường huyết nhanh khi chỉ số GI từ 70 trở lên.
- Nguy cơ làm tăng đường huyết thấp khi chỉ số GL bằng hoặc dưới 10;
- Nguy cơ làm tăng đường huyết ở mức trung bình khi chỉ số GL từ 11 đến 19;
- Nguy cơ làm tăng đường huyết cao khi chỉ số GL từ 20 trở lên.
Mức đường huyết không bị ảnh hưởng quá nhiều sau khi ăn lê
Tiểu đường ăn lê được không?
Người bệnh tiểu đường ĐƯỢC ĂN lê ở lượng vừa phải bởi vì đây là loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) lẫn tải lượng đường huyết (GL) nằm ở mức thấp. Điều này có nghĩa là việc tiêu thụ lê với khối lượng phù hợp sẽ không khiến cho đường huyết bị tăng cao hoặc tăng đột ngột.Đây là điều rất quan trọng đối với sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường; bởi vì, việc kiểm soát mức đường huyết luôn ổn định là điều kiện tiên quyết để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng tiểu đường nguy hiểm, như suy thận, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu lê?
Với tải lượng đường (GL) bằng 4.7, nếu chỉ ăn lê, người mắc bệnh tiểu đường có thể được phép ăn đến 425g mà không cần phải lo lắng quá nhiều về nguy cơ tăng đường huyết sau bữa ăn. Lưu ý:
Vì vậy, mặc dù ăn lê ít có nguy cơ làm tăng mức đường huyết, nhưng, người bệnh tiểu đường cũng không nên tiêu thụ lê quá 200g trong mỗi khẩu phần ăn và dưới 300g / ngày.- Hàm lượng khuyến nghị nêu trên chỉ nên được áp dụng trong trường hợp người bệnh chưa ăn bất kỳ thực phẩm nào chứa carbohydrate trong vòng 2 giờ gần nhất.
- Việc tiêu thụ nhiều hơn 200 - 300g lê / lần ăn có thể gây rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy,…) do dư thừa chất xơ.
Lê có tốt cho người tiểu đường không?
Ăn lê TỐT cho người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ với lượng vừa phải. Bên cạnh việc sở hữu tải lượng đường thấp, an toàn cho kế hoạch kiểm soát đường huyết, ăn lê còn có thể :1. Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Trung bình 100g quả lê chỉ cung cấp 57 kcal; trong khi đó, cùng khối lượng thì lượng calo trong các loại quả khác lần lượt là 88.7 kcal (chuối), 95 kcal (mít), 66.9 kcal (nho).Các số liệuthống kê cho thấy, có khoảng 80% đến 90% người bệnh tiểu đường tuýp 2 mắc đồng thời bệnh béo phì; vì vậy, việc cắt giảm calo nạp vào cơ thể là điều cầu thiết.2. Hỗ trợ ổn định đường huyết
Quả lê chứa nhiều chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thu đường từ các thực phẩm khác. Điều này tốt cho người bệnh tiểu đường. Vì thế, trả lời câu hỏi tiểu đường ăn lê được không , các chuyên gia đều cho là được.3. Hạn chế biến chứng tiểu đường
- Bệnh tim mạch: Nghiên cứucho biết, chất chống oxy hóa anthocyanins trong lê có thể giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh tim mạch thông qua cơ chế giảm các cytokine gây viêm và cải thiện thành phần lipid máu.
- Rối loạn lipid máu: Mức cholesterol máu cao là tác nhân hàng đầu thúc đẩy biến chứng tim mạch khởi phát ở người bệnh tiểu đường. Trong khi đó, bổ sung chất xơ (một thành phần dinh dưỡng trong lê) đượcchứng minhcó thể góp phần làm giảm mức cholesterol trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường liên quan đến tim mạch.
- Tăng huyết áp: Lê chứa nhiều kali (116 mg / 100g). Bổ sungkalicó thể góp phần giúp làm giảm tình trạng cao huyết áp - yếu tố hàng đầu thúc đẩy biến chứng suy thận và bệnh tim mạch khởi phát ở người bệnh tiểu đường.
Quả lê mang lại nhiều lợi ích góp phần cải thiện bệnh tiểu đường
Tiểu đường ăn nhiều lê có an toàn không?
Người bệnh tiểu đường ăn nhiều lê là KHÔNG AN TOÀN cho sức khỏe, bởi vì:1. Làm tăng đường huyết
Trong lê có chứa một lượng đường nhất định (dù ít). Vì vậy, tiêu thụ lê quá mức vẫn tiềm ẩn nguy cơ làm tăng mức đường huyết sau bữa ăn.Đối với người bệnh tiểu đường, việc tăng đường huyết liên tục có thể làm thúc đẩy các biến chứng tiểu đường khởi phát như rối loạn mỡ máu, suy thận, bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, tổn thương thần kinh ngoại biên…2. Gây tăng cân
Ăn quá nhiều lê có thể khiến cơ thể dung nạp thừa năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ tăng cân.Trong khi đó, việc kiểm soát cân nặng là điều quan trọng góp phần giúp người bệnh tiểu đường hạn chế nguy cơ khởi phát các biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch…Tóm lại, mắc bệnhtiểu đường có ăn được lê không? Câu trả lời là được. Tuy vậy, để bảo vệ sức khỏe, người bệnh chỉ nên tiêu thụ loại quả này với khối lượng vừa phải.Cách ăn lê tốt hơn cho người bệnh tiểu đường
Người tiểu đường ăn lê được không ? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, để tối ưu lợi ích từ việc tiêu thụ quả lê, người bệnh tiểu đường cần lưu ý một số vấn đề sau đây:- Kiểm soát khẩu phần ăn: Dưới 200g là khẩu phần ăn lê hợp lý và an toàn cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Nếu quả lê được tiêu thụ sau bữa chính, người bệnh chỉ nên ăn dưới 75 - 100g để kiểm soát được hàm lượng đường dung nạp vào cơ thể.
- Chọn quả lê tươi, vừa chín tới:
- Để tối ưu hàm lượng dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên ăn quả lê có màu sắc tươi tắn, vỏ ngoài đều màu, không bị dập nát hay chuyển màu sậm.
- Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh chọn lê chín già; bởi vì, khi đó hàm lượng đường trong loại quả này có thể gia tăng đáng kể.
- Kết hợp với thực phẩm có lợi cho sức khỏe khác:
- Để nâng cao hiệu quả tăng cường sức khỏe, người bệnh tiểu đường nên ăn lê kết hợp với thực phẩm giàu protein, chất xơ và chất béo tốt khác như rau xanh, ngũ cốc, sữa chua không đường, các loại đậu và hạt.
- Điều này góp phần giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu, hỗ trợ duy trì mức đường huyết ổn định.
- Tránh ăn lê đã qua chế biến: Hiện nay, trên thị trường có nhiều chế phẩm từ lê như lê sấy, salad lê đóng hộp, mứt lê… Người bệnh tiểu đường cần tránh ăn các sản phẩm này vì chúng có thể chứa nhiều đường, chất phụ gia, chất bảo quản có hại cho sức khỏe.
- Kiểm tra mức đường huyết: Thường xuyên kiểm tra đường huyết vào lúc trước và sau khi ăn lê là cách giúp người bệnh tiểu đường có thể theo dõi được phản ứng của cơ thể; từ đó, có biện pháp điều chỉnh khối lượng tiêu thụ sao cho phù hợp.
Người bệnh tiểu đường nên ưu tiêu ăn lê tươi thay vì lê đã qua chế biến
Gợi ý một số món ăn với lê ngon và tốt cho người bị tiểu đường
Nếu như sau khi đã hiểu rõ vấn đề tiểu đường ăn lê được không nhưng vẫn chưa biết nên chế biến loại quả này như thế nào vừa kích thích vị giá vừa đảm bảo tốt cho sức khỏe, người bệnh có thể tham khảo 5 công thức món ăn sau đây:1. Salad lê táo
Nguyên liệu
- Quả lê: 1 quả;
- Quả táo: 1 quả;
- Dầu ô-liu: 3 muỗng canh;
- Giấm: 2 muỗng canh;
- Hành tây: 1 củ;
- Bột thì là: 1 muỗng canh;
- Gia vị: Đường ăn kiêng (2 muỗng cà phê), muối (½ muỗng cà phê), tiêu xay (1 muỗng cà phê).
Các bước thực hiện
- Đầu tiên, rửa sạch, thái mỏng hành tây quả lê và quả táo;
- Sau đó, pha sốt trộn salad bằng cách hòa tan các nguyên liệu bao gồm giấm, đường ăn kiêng, muối, tiêu xay, dầu ô-liu, bột thì là;
- Kế tiếp, chuẩn bị tô lớn cho tất cả các nguyên liệu bao gồm lê, táo, hành tây và sốt trộn salad đã pha vào trộn đều;
- Cuối cùng, trình bày món ăn ra đĩa và thưởng thức.
2. Sinh tố bơ, lê
Nguyên liệu
- Quả lê: 1 quả;
- Quả bơ: ½ quả;
- Sữa chua ít đường: 1 hộp;
- Đá bào: 1 chén nhỏ;
- Đường ăn kiêng: 1 muỗng cà phê.
Các bước thực hiện
- Đầu tiên, gọt vỏ, bỏ hạt và thái nhỏ quả lê; tách lấy thịt quả bơ;
- Sau đó, cho bơ, lê, sữa chua, đá bào và đường ăn kiêng vào máy xay nhuyễn;
- Cuối cùng, cho hỗn hợp ra ly và thưởng thức.
3. Gà chưng lê
Nguyên liệu
- Quả lê: 1 quả;
- Đùi gà: 1 cái;
- Cà rốt: 1 củ;
- Sả cây: 1 nhánh;
- Hành lá: 1 nhánh;
- Dầu hạt cải: 20 ml;
- Tiêu xay: 1 muỗng cà phê;
- Gia vị: Nước mắm (1 muỗng canh); đường ăn kiêng (2 muỗng cà phê), dầu hào (1 muỗng canh).
Các bước thực hiện
- Đầu tiên, rửa sạch, chặt khúc và ướp đùi gà với tiêu xay, nước mắm và dầu hào trong khoảng 20 phút;
- Sau đó, gọt vỏ, rửa sạch và thái nhỏ cà rốt; rửa sạch và thái khúc sả cây; rửa sạch, cắt ngang phần đầu và lấy hết ruột của quả lê ra ngoài; thái hạt lựu phần ruột lê;
- Kế tiếp, xào săn phần đùi gà đã ướp gia vị với dầu hạt cải khoảng 5 phút;
- Tiếp tục, xếp lần lượt các nguyên liệu bao gồm đùi gà, cà rốt, ruột quả lê và sả cây cắt khúc vào vỏ quả lê;
- Sau đó, cho thêm nước vào xăm xắp miệng quả lê và chưng cách thủy với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút;
- Cuối cùng, trình bày món ăn ra đĩa và thưởng thức khi còn nóng cùng với cơm hoặc bún.
4. Salad lê bắp cải
Nguyên liệu
- Quả lê: 1 quả;
- Bắp cải mini: 100 g;
- Quả việt quất: 50 g;
- Dầu ô-liu: 2 muỗng canh;
- Giấm táo: 1 muỗng canh;
- Tỏi băm: 1 muỗng cà phê;
- Gia vị: Muối (1 muỗng cà phê), đường ăn kiêng (2 muỗng cà phê), tiêu xay (1 muỗng cà phê).
Các bước thực hiện
- Đầu tiên, pha nước trộn salad với các nguyên liệu bao gồm tỏi băm, giấm, muối, đường, tiêu xay, dầu ô-liu;
- Sau đó, rửa sạch, gọt vỏ và thái mỏng quả lê; rửa sạch và thái đôi bắp cải mini; rửa sạch và để ráo quả việt quất;
- Kế tiếp, xào sơ bắp cải mini với dầu ô-liu và cho ra tô;
- Sau đó, cho thêm lê đã thái mỏng, việt quất và nước trộn salad vào đảo đều tay;
- Cuối cùng, trình bày salad lê bắp cải ra đĩa và thưởng thức.
5. Salad lê hạt điều
Nguyên liệu
- Quả lê: 1 quả;
- Hạt điều rang nguyên vị: 80 g;
- Rau xà lách rocket: 80 g;
- Dầu ô-liu: 1 muỗng cà phê;
- Sốt mayonnaise ít béo: 1 muỗng canh.
Các bước thực hiện
- Đầu tiên, gọt vỏ, rửa sạch và thái mỏng quả lê; rửa sạch rau xà lách rocket;
- Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế vào tô lớn và trộn đều với 1 muỗng canh sốt mayonnaise ít béo cùng 1 muỗng cà phê dầu ô-liu;
- Cuối cùng, trình bày món ăn ra đĩa và thưởng thức.
Salad lê hạt điều là món ngon giàu chất xơ, chất béo tốt, protein thực vật có lợi cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường
Xem thêm:
- Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?
- Thực đơn cho người tiểu đường
- Món ăn cho người tiểu đường
- Tiểu đường ăn lựu được không?
Những loại hoa quả thay thế lê cho người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường ăn lê được không ? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, để đa dạng thực đơn ăn uống, người bệnh có thể luân phiên thay thế lê bằng các loại trái cây khác trong chế độ ăn uống của mình.Dưới đây là 5 loại trái cây có thể được sử dụng thay thế quả lê trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh tiểu đường:1. Táo
Táo là loại quả có tải lượng đường huyết ở mức thấp (GL = 5). Vì vậy, tiêu thụ táo không ảnh hưởng nhiều đến mức đường huyết sau bữa ăn của người bệnh tiểu đường.Ngoài ra, chất chống oxy hóa quercetin trong quả táo đã đượcchứng minhcó thể giúp tối ưu quá trình chuyển hóa glucose trong tế bào, hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định.Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung táo vào chế độ ăn uống của mình.2. Đào
Đào rất ít calo và có tải lượng đường huyết ở mức thấp (GL = 4); đồng thời, loại quả này có chứa chất xơ góp phần giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Bên cạnh đó, quả đào còn chứa vitamin C hỗ trợ cơ thể nâng cao khả năng kháng viêm, giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường hiệu quả.3. Cherry
Ngoài việc sở hữu tải lượng đường thấp (GL = 4), tiêu thụ cherry (quả anh đào) còn đượcchứng minhcó khả năng cải thiện sức khỏe mạch máu, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vấn đề về gan.Qua đó, bổ sung loại quả này vào chế độ dinh dưỡng có thể góp phần làm chậm sự khởi phát các biến chứng liên quan đến mạch máu và gan ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.4. Cam
Quả cam chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 6.2 lần so với quả lê. Cụ thể, trên cùng một khối lượng là 100g cam cung cấp đến 26.7 mg vitamin C; trong khi đó, quả lê chỉ cung cấp 4.3 mg vitamin C.Bổ sung vitamin C giúp cơ thể cải thiện tình trạng kháng insulin và hỗ trợ tuyến tụy tăng cường tổng hợp hóc-môn hạ đường huyết insulin, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để duy trì đường huyết ổn định cho người bệnh.Quả cam rất giàu vitamin C tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Trên đây là tổng hợp những thông tin xoay quanh chủ đềbệnh tiểu đường có ăn được quả lê không, tiêu thụ với khối lượng như thế nào là an toàn. Nhìn chung, người bệnh tiểu đường được phép ăn lê, miễn là tiêu thụ với khối lượng phù hợp.Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, người bệnh đã có thể hiểu rõ vấn đề tiểu đường ăn lê được không . Để tìm hiểu sâu sắc hơn về cách thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học cho người mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể liên hệ đến Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng thông qua số hotline https://m.me/fit.vn.je . Chúc bạn nhiều sức khỏe!Đánh giá bài viết
Không có nhận xét nào: