[tintuc]Nhiều người bệnh đái tháo đường thường băn khoăn, không biết tiểu đường ăn măng cụt được không khi muốn thưởng thức loại trái cây này. Măng cụt từ lâu đã nổi tiếng với hương vị mềm ngọt tự nhiên. Chính vì lẽ đó, nhiều người thường quan ngại rằng ăn măng cụt có thể gây tăng đường huyết. Vậy, thực hư chuyện này ra sao? Người tiểu đường có ăn được măng cụt không? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Chỉ số đường huyết và tải lượng đường của măng cụt
Theo cácsố liệu báo cáođáng tin cậy từ Viện Dinh dưỡng trực thuộc Đại học Mahidol (Thái Lan), măng cụt tươi có chỉ số đường huyết (GI) bằng 58.5 ± 8.9% , tùy theo mức độ chín và giống măng cụt, còn tải lượng đường (GL) trung bình trong 100g măng cụt tươi dao động ở mức 11.5 ± 1.8 .Chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) là hai thông số quan trọng giúp đánh giá tác động của thực phẩm lên mức glucose máu sau 2 giờ tiêu hóa thức ăn. Cụ thể như sau:Chỉ số đường huyết (GI) | Tải lượng đường huyết (GL) |
- Đo lường tốc độ mà thực phẩm làm tăng mức đường huyết sau khi được tiêu hóa so với dung dịch glucose thuần túy (được gán cho giá trị GI bằng 100). - Một thực phẩm sở hữu GI dưới 55 được coi là thấp, từ 56 - 69 là trung bình và từ 70 trở lên là cao. | - GL là một chỉ số đại diện cho mức độ làm tăng đường huyết của thực phẩm, được tính bằng cách lấy GI nhân cho tổng số gam carbohydrate chứa trong một khối lượng thực phẩm nhất định. - So với GI, GL cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về ảnh hưởng đến mức đường huyết của một khẩu phần ăn cụ thể (có khối lượng cho trước). GL dưới 10 là thấp, 11-19 là trung bình và 20 trở lên là cao. |
Tiểu đường ăn măng cụt được không?
Người bệnh tiểu đường ĐƯỢC ĂN măng cụt nhưng chỉ nên tiêu thụ chúng ở mức vừa phải bởi vì măng cụt sở hữu cả chỉ số GI lẫn GL nằm ở mức trung bình.Điều đó có nghĩa là tiêu thụ chúng có thể làm tăng mức đường huyết một cách tương đối (nhanh hơn so với các thực phẩm có GI thấp). Do đó, việc giới hạn khẩu phần ăn măng cụt trong mỗi suất ăn là điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro khiến đường huyết tăng cao.Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu măng cụt?
Trung bình 100g măng cụt có tải lượng đường (GL) bằng 11.5 ± 1.8 . Trong khi đó, giới hạn về tải lượng đường an toàn trong mỗi suất ăn của người bệnh tiểu đường được khuyến nghị duy trì ở dưới mức 20. Do đó, người bệnh tiểu đường không nên ăn quá 150g măng cụt nếu 2 giờ gần nhất chưa dung nạp bất kỳ thực phẩm nào khác.Trong khi đó, nếu người bệnh thưởng thức măng cụt sau bữa chính như một món tráng miệng, khẩu phần măng cụt cần được cắt giảm hoặc thậm chí giảm nhiều hơn để đảm bảo đường huyết không tăng cao sau bữa ăn.Măng cụt có tốt cho người tiểu đường không?
Khi được tích hợp trong một chế độ ăn uống cân đối, việc tiêu thụ măng cụt có thể đem lại nhiều tác động TỐT cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là bởi măng cụt chứa nhiều chất chuyển hóa thứ cấp có đặc tính chống oxy hóa mạnh, điển hình như alpha và gamma mangostin, isoprenylated xanthones. Vào cơ thể, các hợp chất trên có thể giúp:1. Điều hòa đường huyết
Nghiên cứucho thấy, các dưỡng chất trên có thể đem tới tác động hỗ trợ điều hòa đường huyết hiệu quả bằng cách làm giảm hoạt động của alpha glucosidase (enzyme thủy phân carbohydrate thành glucose ở ruột), qua đó cản trở quá trình hấp thụ đường vào máu; đồng thời tăng cường tái tạo tế bào beta tuyến tụy - cơ quan trực tiếp tổng hợp ra hóc-môn điều hòa đường huyết insulin.2. Hạn chế hấp thụ chất béo và bảo vệ sức khỏe tim mạch
Trong số các chất chống oxy hóa nêu trên, ngoài khả năng điều hòa đường huyết, alpha-mangostin còn có tác dụng ức chế lipase tuyến tụy - loại enzyme giúp phân giải chất béo trong hệ tiêu hóa.Theonghiên cứu, tác động ức chế này mạnh mẽ đến mức có thể được so sánh tương đương với thuốc các dòng chống béo phì orlistat có bán trên thị trường.Nói cách khác, tiêu thụ măng cụt có thể góp phần ức chế quá trình hấp thụ chất béo từ thực phẩm, giúp người bệnh kiểm soát cân nặng và dự phòng sớm các biến chứng liên quan đến rối loạn chuyển hóa và hấp thu chất béo như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ một cách tối ưu.Điều này cũng gián tiếp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch - biến chứng hàng đầu gây nên3%số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.Tóm lại, người bệnh tiểu đường ăn măng cụt được không chỉ vì chúng sở hữu các thông số đường huyết trong ngưỡng an toàn, mà còn nhờ vào sự có mặt của nhiều hợp chất chống oxy hóa có lợi cho việc quản lý đường huyết và hấp thu dinh dưỡng của người bệnh.Tiểu đường ăn nhiều măng cụt có an toàn không?
Người bệnh tiểu đường ăn nhiều măng cụt có thể không an toàn. Nguyên nhân là bởi loại quả này vẫn là thực phẩm dồi dào carbohydrate (chất đường bột).Trung bình 100g măng cụt có thể chứa đến 18g carbohydrate. Do đó, tiêu thụ quá mức loại quả này (trên 150g / lần ăn) vẫn tiềm ẩn nguy cơ làm tăng glucose máu, làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiểu đường hiện có, đồng thời thúc đẩy bệnh tiểu đường tiến triển nặng và khởi phát thêm nhiều biến chứng mới.Cách ăn măng cụt tốt hơn cho người bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường ăn măng cụt được không ? Câu trả lời là được. Tiêu thụ măng cụt có thể là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh tiểu đường khi họ lưu ý đến những điểm sau:- Cách chọn măng cụt: Ưu tiên chọn những trái chín tự nhiên (vỏ ngoài màu tím đen), không bị dập nát. Nếu thích ăn ngọt, hãy ưu tiên chọn măng cụt quả nhỏ thay vì quả to.
- Cách ăn măng cụt:
- Tiêu thụ ở lượng vừa phải, không ăn quá nhiều trong một lần. Giới hạn 1 - 2 trái mỗi lần ăn là phù hợp.
- Ăn măng cụt tươi, trực tiếp là cách tiêu thụ tốt cho việc quản lý đường huyết. Tránh chế biến măng cụt thành các món ngọt (mứt măng cụt, măng cụt sấy khô,…) hoặc ép lấy nước vì điều này có thể làm tăng nhanh lượng đường huyết.
- Người bệnh tiểu đường nên kết hợp với các thực phẩm giàu protein hoặc chất xơ để làm chậm quá trình tăng đường huyết, điển hình như làm gỏi măng cụt với cà rốt và thịt gà xé.
- Theo dõi lượng đường trong máu trước và sau khi ăn măng cụt: Giúp bạn theo dõi cách mà cơ thể phản ứng với loại trái cây này, đặc biệt nếu đây là lần đầu người bệnh tiêu thụ măng cụt kể từ sau khi nhận được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường. Nếu đường huyết đo được ở mức cao, bạn có thể chủ động cắt giảm khẩu phần măng cụt trong lần ăn kế tiếp để bảo vệ sức khỏe.
Gợi ý một số món ăn với măng cụt ngon và tốt cho người bị tiểu đường
Người tiểu đường ăn măng cụt được không ? Câu trả lời là được. Bên cạnh cách ăn trực tiếp, măng cụt còn có thể được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác, chẳng hạn như:1. Gỏi gà măng cụt
Nguyên liệu:- Thịt gà luộc: 200g, xé nhỏ;
- Măng cụt: 5 - 7 trái (lựa trái non, vỏ còn xanh, chưa chuyển sang hồng);
- Hành tây: 1/2 củ, thái mỏng;
- Rau mùi (ngò rí, rau răm, diếp cá, húng quế): mỗi loại một nắm nhỏ, rửa sạch;
- Ớt sừng: 1 trái, thái lát mỏng (tùy chọn);
- Vỏ chanh hoặc lá cây chanh: 1 muỗng cà phê, bào mỏng hoặc thái nhuyễn thành từng sợi;
- Nước cốt chanh: 2 muỗng canh;
- Đường cỏ ngọt stevia: 2 muỗng canh;
- Dầu ô-liu: 1 muỗng canh;
- Nước mắm nguyên chất: 2 - 3 muỗng cà phê;
- Nước lọc: 50 ml.
- Xé nhỏ thịt gà đã luộc, để riêng.
- Thái mỏng hành tây, ớt (nếu dùng) và rau thơm.
- Gọt vỏ măng cụt dưới vòi nước chảy liên tục để xả bớt mủ. Phần thịt thu được đem bổ thành từng lát mỏng vừa ăn. Lưu ý, món này măng cụt cần được bổ ngang chứ không cần bổ dọc để tách múi.
- Trong một cái bát nhỏ, trộn đều nước cốt chanh, nước lọc, dầu ô-liu, đường ăn kiêng, vỏ chanh bào (hoặc lá chanh), nước mắm và tiêu đen.
- Khuấy đến khi các loại nguyên liệu hòa quyện rồi nếm thử và điều chỉnh tùy ý theo khẩu vị.
- Trong một tô lớn, cho vào thịt gà, hành tây, ớt, rau thơm và tất cả phần măng cụt đã chuẩn bị.
- Đổ hỗn hợp nước trộn gỏi vào và nhẹ nhàng trộn đều để các nguyên liệu để chúng ngấm đều gia vị.
- Để gỏi trong tủ lạnh khoảng 10 - 15 phút trước khi ăn để các hương vị hòa quyện.
- Múc gỏi ra đĩa và thưởng thức lạnh.
2. Gỏi măng cụt kiểu Thái
Nguyên liệu:- Thịt gà: 200g, luộc và xé nhỏ;
- Tôm: 100g, luộc và bóc vỏ;
- Mực: 100g;
- Thịt ba rọi: 100g, luộc và thái mỏng;
- Măng cụt: 5 - 6 trái chín, tách múi;
- Rau húng lủi: 5 - 10 lá, rửa sạch để trang trí;
- Hành phi: 2 muỗng canh;
- Nước mắm: 1 muỗng canh (điều chỉnh ít hơn cho người bệnh tiểu đường);
- Chanh: 1 muỗng canh nước cốt;
- Đường cỏ ngọt stevia: 1 - 2 muỗng canh (thay thế cho đường thông thường);
- Ớt: 1 - 2 trái, băm nhỏ (tùy theo sở thích).
- Tôm bỏ vỏ / đầu / chân, rút chỉ đen, rửa sạch.
- Mực, ức gà và rau húng lủi rửa sạch;
- Đun sôi nước, luộc chín tôm mực trong 3 phút rồi chần ngay vào thau nước đá lạnh trong 5 phút để giữ độ giòn. Sau đó lấy mực ra, thái miếng vừa ăn, còn tôm có thể để nguyên hoặc chẻ đôi mình.
- Tiếp tục luộc chín ức gà, để nguội rồi xé sợi vừa ăn.
- Trong một cái bát, trộn đều nước cốt chanh, nước mắm, đường stevia và nước lọc theo tỷ lệ 1:1:1:1 hoặc tùy ý điều chỉnh theo sở thích.
- Cuối cùng, cho ớt băm vào bát sốt.
- Trong một tô lớn, đổ tất cả các loại thịt đã chuẩn bị vào cùng với măng cụt và rau húng lủi.
- Đổ nước sốt đã pha vào tô và trộn đều để tất cả nguyên liệu ngấm gia vị.
- Món này ngon hơn khi thưởng thức ngay sau khi trộn vì để lâu có thể khiến măng cụt bị mềm.
3. Salad rocket trộn măng cụt sốt dầu giấm
Nguyên liệu:- Xà lách rocket: 150g;
- Măng cụt: 2 trái, tách múi và bỏ hạt;
- 5 - 7 tép tỏi;
- Dầu ô-liu: 2 muỗng canh
- Giấm balsamic: 2 muỗng canh
- Đường cỏ ngọt stevia: 1 muỗng cà phê
- Muối và tiêu: Lượng vừa đủ.
- Rửa sạch lá rocket và để ráo.
- Bóc vỏ, tách múi măng cụt, loại bỏ hạt nếu có.
- Tỏi bỏ vỏ, băm nhuyễn hoặc phi thơm (tùy ý);
- Cho lá rocket và múi măng cụt vào chung 1 tô;
- Đổ hỗn hợp sốt đã pha lên trên và nhẹ nhàng trộn đều để các nguyên liệu ngấm đều vị dầu giấm.
4. Măng cụt và trái cây tươi dầm sữa chua
Nguyên liệu:- Măng cụt: 1 trái, tách múi;
- Dâu tây: 2 trái, cắt nhỏ hoặc để nguyên tùy ý;
- Kiwi: ⅓ quả, gọt vỏ và cắt hạt lựu;
- Nhãn: 3 - 5 quả, bóc vỏ và hạt
- Sữa chua không đường: 1 lọ 85g.
- Rửa sạch dâu tây và kiwi. Cắt dâu tây thành miếng nhỏ và kiwi thành hạt lựu.
- Tách múi măng cụt và lấy phần nhãn đã bóc vỏ, hạt.
- Trong một tô lớn, nhẹ nhàng trộn đều măng cụt, dâu tây, kiwi và nhãn.
- Thêm sữa chua không đường lên trên trái cây và thưởng thức.
- Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?
- Thực đơn cho người tiểu đường
- Món ăn cho người tiểu đường
- Tiểu đường ăn chôm chôm được không?
Không có nhận xét nào: