[tintuc]Một trong những câu hỏi được nhiều người bệnh đái tháo đường quan tâm chính là tiểu đường ăn nhãn được không . Bởi lẽ, đối với người bệnh này, việc lựa chọn các loại thực phẩm bổ dưỡng mà không làm tăng mức đường huyết đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy, người tiểu đường có ăn được nhãn không? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm kiếm lời giải đáp ngay trong bài viết sau.
Người bệnh tiểu đường ăn nhãn được không?
Đối với người bệnh tiểu đường, một chế độ ăn uống cân đối, khoa học có thể giúp điều hòa đường huyết hiệu quả, duy trì thể trạng khỏe mạnh và làm giảm tỷ lệ mắc các biến chứng nguy hiểm.Để làm được điều đó, người bệnh cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày, và việc tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc bệnh tiểu đường ăn nhãn được không cũng là một phần trong quá trình đó.Giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết của nhãn
Trước khi trả lời câu hỏitiểu đường có ăn nhãn được không, bạn cần tìm hiểu kỹ về chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) của loại quả này.Trong đó, GI (Glycemic Index) cho biết tốc độ làm tăng đường huyết của một loại thực phẩm, còn GL (Glycemic Load) lại biểu thị mức độ làm tăng đường huyết của thực phẩm đó sau khi tiêu thụ.Nhìn chung, chỉ số đường huyết (GL) của nhãn thường dao động trong khoảng 38.9 đến 50.1 (thuộc nhóm thấp), trong khi tải lượng đường huyết của loại quả (GL) là 5.1 đến 6.7 (thuộc nhóm thấp).Với các thông số đường huyết nêu trên, có thể thấy, nhãn là loại hoa quả ít có nguy cơ khiến đường huyết tăng cao và tăng đột ngột nếu ăn hợp lý.Bên cạnh đó, xét về giá trị dinh dưỡng, nhãn cũng được xem là một nguồn thực phẩm dồi dào vitamin C và các chất chống oxy hóa như polyphenols, flavonoids,… Vậy,người tiểu đường có ăn được nhãn không?Tiểu đường ăn nhãn được không?
Người tiểu đường ĐƯỢC ĂN nhãn vì hai chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) của loại quả này đều thuộc nhóm thấp. Do đó, tiêu thụ nhãn được coi là an toàn đối với người bệnh tiểu đường, ít có tác động tiêu cực tới mức đường huyết.Tuy nhiên, dù câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn nhãn được không là ĐƯỢC, người bệnh vẫn nên kiểm soát khối lượng tiêu thụ trước khi bổ sung nhãn vào thực đơn hàng ngày.Người bệnh tiểu đường được ăn nhãn nhưng cần giới hạn khẩu phần
Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu nhãn?
Vì nhãn có tải lượng đường thấp (GL bằng 5.1 - 6.7) nên người bệnh tiểu đường được ăn khoảng 238 - 392g nhãn / lần mà không cần phải quan ngại về nguy cơ bị tăng cao đường huyết.Tuy nhiên, hàm lượng khuyến nghị này chỉ nên được áp dụng cho trường hợp người bệnh tiêu thụ nhãn như một nguồn carbohydrate duy nhất trong vòng 2 giờ gần nhất.Trên thực tế, nhãn thường được dùng làm món tráng miệng sau bữa ăn chính (tức là sau khi đã tiêu thụ các loại thực phẩm giàu carbohydrate khác như rau lá xanh, củ quả, cơm,…). Lúc này, bạn nên cắt giảm khối lượng tiêu thụ nhãn để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới đường huyết.Để có được con số chính xác cho câu hỏitiểu đường có ăn nhãn được khôngvà nên ăn bao nhiêu nhãn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.Nhãn có tốt cho người tiểu đường không?
Bên cạnh việc sở hữu các chỉ số GI và GL ở mức thấp, nhãn còn chứa các dưỡng chất TỐT cho người tiểu đường, cụ thể:- Vitamin C: Trung bình 100g nhãn có thể cung cấp khoảng 84mg vitamin C, tương đương với 93% nhu cầu hàng ngày. Dưỡng chất này đã đượcchứng minhlà có khả năng làm giảm hàm lượng glucose và lipid trong máu, từ đó góp phần cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm;
- Polyphenols: Là nhóm chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong nhãn, đượcchứng minhcó khả năng ức chế hoạt động của α-glucosidase (enzyme chịu trách nhiệm phân giải carbohydrate trong hệ tiêu hóa), giúp ngăn ngừa tăng đường huyết sau bữa ă, từ đó giúp người bệnh kiểm soát hiệu quả đường huyết.
Tiểu đường ăn nhiều nhãn có an toàn không?
Việc tiêu thụ nhãn vượt mức cho phép có thể không an toàn đối với người tiểu đường. Bởi lẽ, dù sở hữu chỉ số GI và GL ở nhóm thấp, nhãn nếu ăn quá nhiều vẫn có thể gây tăng đường huyết.Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhãn vô tội vạ cũng đã đượcchứng minhlà có nguy cơ gây rối chuyển hóa, dẫn đến biến chứng gan nhiễm mỡ. Do đó, người tiểu đường ăn nhãn được không có nghĩa là bạn có thể tiêu thụ nhãn thoải mái mà cần phải tính toán và kiểm soát kỹ lưỡng khối lượng khẩu phần ăn.Ăn nhãn quá mức có thể làm tăng nguy cơ khởi phát biến chứng gan nhiễm mỡ
Cách ăn nhãn tốt hơn cho người bệnh tiểu đường
Trong nhiều trường hợp, bệnh tiểu đường ăn nhãn được không còn phải được quyết định bởi cách người bệnh lựa chọn và tiêu thụ loại quả này. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần nắm rõ trước khi bổ sung nhãn vào thực đơn hàng ngày:- Cách lựa chọn nhãn tươi, mọng nước: Bạn nên ưu tiên mua nhãn có phần lá tươi, cuống xanh, cứng cáp và có mùi thơm đặc trưng của nhãn. Ngoài ra, các quả nhãn mọng nước thường sở hữu kích thước lớn, vỏ hơi sần và có màu vàng sậm;
- Kết hợp với protein và chất béo lành mạnh:
- Tuy giàu dinh dưỡng, nhưng nhãn chỉ nên sử dụng làm món ăn vặt hoặc tráng miệng sau bữa cơm.
- Điều này có nghĩa là người bệnh tiểu đường vẫn phải ăn đầy đủ các thực phẩm giàu protein (gà, cá, đậu nành,…) và chất béo lành mạnh (dầu ô-liu, quả bơ, quả óc chó…) để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của cơ thể.
- Ưu tiên ăn nhãn tươi và hạn chế sử dụng gia vị: Để hấp thụ tối đa hàm lượng dưỡng chất, người bệnh nên ưu tiên ăn quả nhãn tươi. Ngoài ra, nếu chế biến các món ăn từ nhãn, bạn nên hạn chế sử dụng các loại gia vị, đặc biệt là đường, để tránh gây ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết.
- Theo dõi lượng đường trong máu trước và sau khi ăn nhãn: Nhãn nếu ăn nhiều vẫn có thể gây tăng đường huyết. Vì vậy, để tiêu thụ nhãn an toàn, bạn nên đo mức đường huyết trước và sau khi ăn loại quả này, từ đó điều chỉnh hàm lượng nhãn phù hợp, không làm tăng đường huyết.
Gợi ý một số món ăn với nhãn ngon và tốt cho người bị tiểu đường
Người bệnh tiểu đường ăn nhãn được không ? Câu trả lời là ĐƯỢC nhưng làm sao để chế biến các món ăn ngon với nhãn thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, ngay trong phần nội dung dưới đây, Thực Phẩm Chức Năng sẽ gợi ý tới bạn một số công thức món ăn ngon từ nhãn, phù hợp cho người tiểu đường:1. Salad tôm nhãn
Nguyên liệu: 1kg tôm, 350g nhãn, 80g đậu tuyết, 1 chén giá đỗ, 1 quả dưa chuột, 2 nhánh hành lá, 1 bó rau bạc hà, 1 củ gừng, 1 quả chanh, 5g tương ớt ngọt, 2ml nước mắm, 2g đường ăn kiêng. Cách làm:- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Tôm luộc chín, bóc vỏ;
- Nhãn rửa sạch, bóc vỏ và bỏ hạt;
- Đậu tuyết rửa sạch, cắt thành sợi mỏng;
- Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ và thái miếng dải;
- Hành lá, bạc hà, giá đỗ rửa sạch, cắt nhỏ;
- Chanh bào vỏ và đem vắt lấy nước;
- Gừng bào mịn.
- Bước 2: Cho tương ớt ngọt, nước cốt chanh, nước mắm, gừng bào mịn và vỏ chanh bào vào bát rồi trộn đều;
- Bước 3: Cho tôm, nhãn, đậu tuyết, giá đỗ, hành lá, bạc hà, dưa chuột vào tô lớn, rưới phần nước sốt lên trên rồi trộn nhẹ nhàng;
- Bước 4: Khi các nguyên liệu thấm sốt, múc salad ra bát rồi thưởng thức.
Nhãn mang hương vị giòn ngọt, đem đến làn gió mới cho món salad tôm truyền thống
2. Salad gà, nhãn và mắc ca
Nguyên liệu: 45g hạt mắc ca sống, 2 miếng ức gà, 1 cây rau xà lách, 200g nhãn, 1 bó rau mầm, 5ml dầu ô liu, 20 ml nước cốt chanh tươi, 1 bó rau bạc hà, 2g muối, 2g đường ăn kiêng. Cách làm:- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Ức gà rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ;
- Xà lách rửa sạch, để ráo và thái nhỏ;
- Nhãn bóc vỏ, bổ đôi và bỏ hạt;
- Rau mầm rửa sạch để ráo;
- Mắc ca tách vỏ.
- Bước 2: Làm nóng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu dưới 180 độ C. Sau đó, đem nướng mắc ca dưới 200 độ C trong 3 - 5 phút;
- Bước 3: Đun sôi nước, bỏ ức gà vào luộc khoảng 12 phút. Trong thời gian luộc gà, trộn đều xà lách, nhãn, đậu tuyết, rau mầm với dầu ô-liu, nước cốt chanh, muối và đường ăn kiêng;
- Bước 4: Khi gà chín, vớt rồi rồi cho vào bát trộn đều với rau và sốt. Sau khi trộn khoảng 5 phút, cho gà và rau ra đĩa, thêm phần mắc ca đã nướng rồi thường thức.
3. Sinh tố chuối nhãn
Nguyên liệu: 5 - 10 quả nhãn, 500 ml nước lọc hoặc nước cốt dừa, 1 quả chuối. Cách làm:- Bước 1: Nhãn bóc vỏ bỏ hạt, chuỗi bóc vỏ rồi cho vào máy xay cùng với nước lọc hoặc nước cốt dưa;
- Bước 2: Xay đều hỗn hợp khoảng 3 - 5 phút rồi đổ ra cốc và thưởng thức.
Sinh tố chuối nhãn vừa dễ thực hiện, vừa giàu vitamin và khoáng chất
4. Salad nhãn, trái cây
Nguyên liệu (khẩu phần cho 2 người ăn): 5 quả dâu tây, 2 quả kiwi, 4 quả măng cụt, 6 quả nhãn, 2 quả chanh dây. Cách làm:- Bước 1: Rửa sạch các loại trái cây, gọt vỏ, bỏ hạt và cắt miếng vừa ăn. Chanh dây bổ đôi để lấy phần nước, lọc bỏ hạt;
- Bước 2: Cho các loại trái cây ra bát, rưới phần nước chanh dây lên, trộn đều và thưởng thức.
5. Thạch đậu nành nhãn
Nguyên liệu: 450 ml nước lọc, 5g bột rau câu, 1 nhánh lá dứa (lá nếp), 5 - 10g đường ăn kiêng, 200 ml sữa đậu nành không đường, 80 ml sữa tách béo, 10 quả nhãn. Cách làm:- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Nhãn bóc vỏ, tách hạt;
- Lá dừa rửa sạch để ráo.
- Bước 2: Cho lá dứa và nước lọc vào máy xay, xay nhuyễn. Sau đó, đem lọc bỏ bã lấy phần nước lá dứa;
- Bước 3: Đun sôi nước lá dứa, sữa đậu nành, sữa tách béo, sau đó thêm đường và khuấy cho tan. Giảm lửa nhỏ rồi từ từ cho bột rau câu vào nồi, khuấy đều.
- Bước 4: Khi bột đã tan, tắt bếp, tiếp tục khuấy cho đến khi hỗn hợp nguội. Xếp nhãn ra khuôn làm thạch rồi từ từ đổ hỗn hợp thạch vào khuôn, đem cất trong tủ lạnh khoảng 1 - 2 tiếng. Sau đó, lấy rau câu ra và thưởng thức.
Đậu phụ giàu protein, hỗ trợ làm chậm quá trình phân giải carbohydrate và điều hòa đường huyết
Xem thêm:
- Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?
- Thực đơn cho người tiểu đường
- Món ăn cho người tiểu đường
- Tiểu đường ăn nho được không?
Những loại hoa quả thay thế nhãn cho người bệnh tiểu đường
Câu trả lời cho thắc mắcbệnh tiểu đường có ăn được nhãn khônglà CÓ . Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng người bệnh chỉ nên ăn mỗi loại quả này. Để da dạng thực đơn và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, bạn nên thay thế nhãn bằng các loại trái cây khác trong một số bữa ăn.1. Táo tàu
Chỉ số đường huyết (GI) | Tải lượng đường huyết (GL) |
27 | 5.5 |
2. Kỷ tử tươi
Chỉ số đường huyết (GI) | Tải lượng đường huyết (GL) |
25 | 13.3 |
3. Lê
Chỉ số đường huyết (GI) | Tải lượng đường huyết (GL) |
30 | 4.7 |
Lê chứa nhiều chất xơ, giúp làm chậm quá trình gia tăng đường huyết sau bữa ăn
4. Thanh long
Chỉ số đường huyết (GI) | Tải lượng đường huyết (GL) |
48 - 52 | 5 |
5. Dưa lưới
Chỉ số đường huyết (GI) | Tải lượng đường huyết (GL) |
65 | 5.2 |
Đánh giá bài viết
Không có nhận xét nào: