[tintuc]Người bệnh đái tháo đường thường phải cân nhắc kỹ lưỡng về chế độ ăn uống của mình. Vậy, tiểu đường ăn thanh long được không? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm bởi thanh long là loại quả ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Ngay trong bài viết sau, Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc liệu người tiểu đường có ăn được thanh long không, kèm theo đó là những lợi ích sức khỏe và lưu ý quan trọng khi tiêu thụ loại trái cây này.

Tiểu đường ăn thanh long được không, và cần lưu ý gì khi ăn?Người bệnh tiểu đường ăn thanh long được không?

Chỉ số đường huyết và tải lượng đường của thanh long

Để đưa ra được quyết định chính xác về việc tiểu đường ăn thanh long được không , người bệnh cần nắm rõ về chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) chứa trong loại quả này.Cụ thể, theo các số liệu uy tín được công bố bởiViện Dinh dưỡng trực thuộc Đại học Mahidol (Thái Lan), thanh long có chỉ số GI và GL như sau:
Loại thanh long Chỉ số đường huyết (GI) Phân loại GI Tải lượng đường (GL) Phân loại GL
Thanh long ruột trắng 51.9 ± 4.7% Thấp 8.8 ± 0.8 Thấp
Thanh long ruột đỏ 57.2 ± 6.4% Trung bình 10.6 ± 1.2 Trung bình
Trong đó:
  • Chỉ số đường huyết (GI): Là đơn vị thể hiện tốc độ làm tăng glucose máu của thanh long sau 2 giờ tiêu thụ. Thực phẩm có GI nhỏ hơn 55 làm đường huyết tăng chậm, GI trên 70 làm đường huyết tăng nhanh (đột ngột), GI từ 56 - 69 khiến đường huyết tăng vừa phải (không chậm cũng không nhanh).
  • Tải lượng đường (GL):
    • Là đơn vị đánh giá mức độ làm tăng đường huyết sau khi ăn 100g thanh long. Hiểu rõ về GL giúp người bệnh điều chỉnh được khối lượng ăn hiện tại để tránh làm đường huyết tăng cao.
    • Thực phẩm có GL nhỏ hơn 10 khiến đường huyết tăng không đáng kể (tăng ít), GL trên 20 khiến đường huyết tăng cao, GL từ 11 - 19 khiến đường huyết tăng vừa phải.
Như vậy, với chỉ số GI dao động trong khoảng từ 51.9 - 57.2, còn GL nằm trong khoảng từ 8.8 - 10.6, ăn thanh long có làm tăng đường huyết không? Người bệnhtiểu đường có ăn thanh long được không?

Tiểu đường ăn thanh long được không?

Người mắc bệnh tiểu đường CÓ THỂ ăn thanh long, nhưng cần chú ý đến lượng tiêu thụ và cách kết hợp trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nguyên nhân là bởi thanh long sở hữu chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) nằm ở mức trung bình thấp, ít có nguy cơ làm đường huyết tăng cao đột biến khi được tiêu thụ ở lượng vừa phải, an toàn để bổ sung vào chế độ ăn của người bệnh tiểu đường.

Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu thanh long?

Người bệnh tiểu đường có thể ăn được tối đa 227g thanh long ruột trắng hoặc 186g thanh long ruột đỏ trong mỗi cữ ăn. Nguyên nhân là bởi tiêu thụ thanh long nhiều trên mức này sẽ khiến tải lượng đường (GL) trong khẩu phần ăn vượt quá giá trị 20 - mức có thể khiến đường huyết tăng cao, tác động tiêu cực đến hiệu quả kiểm soát bệnh.
Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu thanh long?Người bệnh tiểu đường được ăn thanh long nhưng cần kiểm soát khối lượng tiêu thụ
Lưu ý:
  • Giới hạn tiêu thụ thanh long được khuyến nghị trên đây chỉ nên được áp dụng trong trường hợp người bệnh ăn thanh long như một nguồn carbohydrate duy nhất trong vòng 2 giờ gần nhất.
  • Nếu ăn thanh long như một món tráng miệng sau cữ chính hoặc ăn cùng lúc với nhiều thực phẩm giàu carbohydrate khác, khối lượng khẩu phần cần được tiết chế nhiều hơn để tránh việc làm tăng đường huyết.

Thanh long có tốt cho người tiểu đường không?

Khi được tiêu thụ một cách cân đối, thanh long có thể đem đến nhiều tác động TỐT đối với sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là bởi thanh long chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho quá trình kiểm soát đường huyết trong cơ thể, điển hình như chất xơ và các chất chống oxy hóa tự nhiên như betacyanin, flavonoids, axit phenolics và axit ascorbic (vitamin C). Cụ thể như sau:

1. Chất xơ

Chất xơ chiếm 3% khối lượng của thanh long. Trong khi đó, tỷ trọng chất xơ trung bình trong hầu hết các loại hoa quả phổ biến hiện nay (chuối, táo, dâu, nho, lê, xoài, vải, đu đủ,…) chỉ nằm quanh mức 2 - 2.5%.Chất xơ có khả năng cản trở quá trình phân giải carbohydrate và hấp thụ đường glucose ở ruột, từ đó làm chậm quá trình gia tăng đường huyết, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.

2. Betacyanin

Là chất chống oxy hóa đượcchứng minhcó khả năng ức chế biểu hiện của yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi-21 (FGF-21), một loại hóc-môn có nhiệm vụ điều chỉnh cân bằng nội môi glucose và lipid trong cơ thể, từ đó giúp tế bào hấp thụ glucose máu hiệu quả hơn, góp phần điều hòa đường huyết.

3. Flavonoids, axit phenolics và vitamin C

Thông qua nhiều tác động hiệp đồng trong việc chống oxy hóa, các dưỡng chất này đượcchứng minhcó khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo và tăng cường chức năng ở tế bào beta tuyến tụy - cơ quan chính chịu trách nhiệm sản xuất ra hóc-môn hạ đường huyết insulin.Điều này tốt cho người bệnh tiểu đường bởi nồng độ insulin cao trong huyết thanh giúp cơ thể hạ đường huyết hiệu quả hơn, ngăn ngừa được tình trạng tăng đường huyết đột ngột, có thể gây nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường.Tóm lại, người bệnh tiểu đường ăn thanh long được không chỉ nhờ vào việc chúng sở hữu chỉ số GI & GL nằm ở mức an toàn, mà còn do loại quả này chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa có lợi cho quá trình kiểm soát đường huyết.

Tiểu đường ăn nhiều thanh long có an toàn không?

Tiêu thụ quá nhiều thanh long là KHÔNG AN TOÀN bởi loại quả này, nhìn chung vẫn là một thực phẩm dồi dào carbohydrate (chất đường bột). Vào cơ thể, toàn bộ lượng carbohydrate (trừ chất xơ) sẽ được chuyển hóa thành đường glucose trong máu, từ đó dẫn đến nguy cơ làm tăng cao đường huyết.Trung bình 100g thanh long có chứa khoảng 15g đường. Do đó, tiêu thụ loại quả này vẫn sẽ gây tăng đường huyết nếu ăn quá nhiều hoặc ăn không đúng cách (chế biến thành các món chứa nhiều đường như thêm đường, mật ong, siro,… để tạo thành bánh, sinh tố, mứt,…)Tóm lại,người tiểu đường có ăn được thanh long không? Câu trả lời là ĐƯỢC nhưng nên ăn với lượng vừa phải. Trên thực tế, một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng mới chính là chìa khóa giúp duy trì thể trạng tối ưu cho người bệnh tiểu đường.
Tiểu đường ăn nhiều thanh long có an toàn không?Ăn nhiều thanh long vẫn có thể khiến đường huyết tăng cao

Cách ăn thanh long tốt hơn cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn thanh long được không ? Câu trả lời là ĐƯỢC . Ăn thanh long có thể trở thành một phần trong chế độ ăn uống cân đối của người bệnh, miễn là họ chú ý đến việc:
  • Kiểm soát khẩu phần ăn: Một khẩu phần ăn thanh long tối ưu cho người bệnh tiểu đường là cỡ ¼ đến ½ quả. (100 - 180g). Tiêu thụ thanh long một cách cân đối vừa giúp duy trì đường huyết trong ngưỡng an toàn, vừa tạo điều kiện để có thể ăn uống đa dạng, cân bằng dinh dưỡng từ các nguồn khác.
  • Chọn thanh long đúng cách:
    • Chọn những quả thanh long tươi, chín vừa để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao nhất và tránh các loại thanh long quá chín có thể có hàm lượng đường cao hơn.
    • Theonghiên cứu, thanh long ruột đỏ có hàm lượng chất xơ và chống oxy hóa cao hơn so với thanh long ruột trắng. Do đó, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên chọn loại thanh long này để tăng cường hiệu quả kiểm soát đường huyết.
  • Tiêu thụ tươi: Gọt vỏ và ăn tươi là cách tiêu thụ thanh long tối ưu cho người bệnh tiểu đường. Cách ăn này giúp cơ thể hấp thụ trọn vẹn được dưỡng chất chứa trong thanh long mà không cần phải dung nạp thêm bất kỳ lượng calo hoặc gia vị dư thừa nào khác.
  • Kết hợp với protein và chất béo lành mạnh: Nếu đã ngán việc ăn tươi, bạn có thể chủ động làm salad thanh long với các loại thực phẩm giàu chất xơ, protein và chất béo lành mạnh như các loại đậu, hạt, rau lá xanh, củ quả ít đường, sữa chua không đường, sốt mayonnaise tách béo. Điều này góp phần làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate từ thanh long, có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.
  • Theo dõi lượng đường trong máu trước và sau khi ăn: Trước khi ăn thanh long, kiểm tra mức đường huyết lần đầu tiên. Sau khi ăn khoảng 1 - 2 giờ, kiểm tra lại đường huyết lần thứ hai để xem phản ứng của cơ thể. Điều này giúp điều chỉnh lượng thanh long tiêu thụ sao cho phù hợp, hạn chế nguy cơ làm tăng đường huyết của bạn.
Cách ăn thanh long tốt hơn cho người bệnh tiểu đườngNgười bệnh tiểu đường nên ưu tiên ăn thanh long ruột đỏ thay vì thanh long ruột trắng

Gợi ý một số món ăn từ thanh long ngon và tốt cho người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn thanh long được không ? Câu trả lời là ĐƯỢC . Không chỉ thơm ngon khi ăn tươi mà thanh long còn có thể góp phần làm cho nhiều món canh, salad và sinh tố trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.Dưới đây là danh sách một số món ăn ngon từ thanh long, hạn chế việc sử dụng đường kính trắng trong khâu chế biến, phù hợp với chế độ ăn của người bệnh tiểu đường:

1. Salad cồi sò điệp thanh long đỏ

Salad cồi sò điệp thanh long đỏ chứa nhiều chất xơ và vitamin từ thanh long đỏ, cùng với hàm lượng cao protein từ cồi sò điệp. Chất xơ và protein giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho người bệnh tiểu đường. Nguyên liệu:
  • 200g cồi sò điệp;
  • 1 cây cần tây, cắt khúc nhỏ;
  • 1/2 củ hành tây, thái mỏng;
  • 1 quả thanh long đỏ, gọt vỏ và cắt miếng;
  • 2 muỗng canh sốt mayonnaise (có thể dùng loại ít béo hoặc thay thế bằng sữa chua không đường);
  • 2 muỗng canh rượu trắng;
  • 1 ít ngò tây, cắt nhỏ;
  • 1 muỗng canh bơ thực vật.
Cách làm: Sơ chế cồi sò điệp: Rửa sạch cồi sò điệp với nước, sau đó ngâm trong rượu trắng khoảng 10 phút để khử mùi tanh. Rửa lại với nước sạch và để ráo. Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Cắt cần tây thành khúc nhỏ.
  • Thái mỏng hành tây.
  • Gọt vỏ và cắt miếng thanh long đỏ.
  • Cắt nhỏ ngò tây.
Áp chảo cồi sò điệp:
  • Đun nóng chảo với bơ thực vật trên lửa vừa.
  • Cho cồi sò điệp vào áp chảo mỗi mặt khoảng 2-3 phút cho đến khi chín vàng và thơm. Sau đó, lấy ra để nguội.
Làm nước sốt: Trộn sốt mayonnaise (hoặc sữa chua không đường) với một chút nước cốt chanh, muối và tiêu cho vừa ăn. Trộn salad:
  • Trong một bát lớn, cho cần tây, hành tây, thanh long đỏ và cồi sò điệp đã áp chảo vào.
  • Rưới nước sốt lên trên và trộn đều.
Hoàn thành và trang trí:
  • Cho salad ra đĩa, rắc ngò tây cắt nhỏ lên trên để trang trí.
  • Thưởng thức ngay khi salad còn tươi ngon.
Salad cồi sò điệp thanh long đỏ cho người bệnh đái tháo đườngSalad cồi sò điệp giàu protein và chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường ở ruột

2. Smoothie thanh long đỏ nhiệt đới

Người bệnh tiểu đường ăn thanh long được không ? Câu trả lời là ĐƯỢC . Smoothie thanh long đỏ nhiệt đới là món ăn vừa bổ dưỡng, vừa dễ thực hiện, kèm theo đó là chỉ số đường huyết thấp, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Nguyên liệu:
  • 1/2 quả thanh long đỏ, gọt vỏ và cắt miếng;
  • 1/2 quả chuối, cắt lát (có thể dùng chuối chín vừa để kiểm soát lượng đường);
  • 1 quả kiwi, gọt vỏ và cắt miếng;
  • 1 thìa canh hạt chia;
  • 1 cốc sữa hạnh nhân không đường.
Cách làm: Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Gọt vỏ và cắt miếng thanh long đỏ.
  • Gọt vỏ và cắt miếng kiwi.
  • Cắt lát chuối.
Làm smoothie:
  • Cho thanh long đỏ, chuối, kiwi và sữa hạnh nhân không đường vào máy xay sinh tố.
  • Xay nhuyễn cho đến khi hỗn hợp mịn.
  • Thêm hạt chia vào và khuấy đều, hoặc có thể xay nhẹ để hạt chia phân đều trong hỗn hợp.
Hoàn thành và thưởng thức:
  • Đổ smoothie ra ly.
  • Để hạt chia nở trong smoothie khoảng 5-10 phút trước khi thưởng thức.

3. Canh thanh long nấu tôm tươi

Canh thanh long nấu tôm tươi là sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt tự nhiên từ tôm với vị chua dịu từ trái thanh long trắng. Nhờ việc không sử dụng đường kính trắng trong quá trình chế biến, món ăn này là đại diện không thể thiếu trong chế độ ăn kiểm soát đường huyết, giúp bạn trả lời câu hỏitiểu đường ăn được thanh long không. Nguyên liệu:
  • 1/2 quả thanh long trắng, gọt vỏ và cắt miếng vừa ăn
  • 200g tôm tươi, bóc vỏ và bỏ chỉ lưng
  • 1 củ khoai tây, gọt vỏ và cắt miếng nhỏ
  • 1/2 củ cà rốt, gọt vỏ và cắt lát mỏng
  • 2 - 3 nhánh hành lá, cắt khúc
  • 1 ít ngò rí, rửa sạch và cắt nhỏ
  • Gia vị: Muối, tiêu, hạt nêm, nước mắm, đường cỏ ngọt stevia.
Cách làm: Sơ chế nguyên liệu:
  • Gọt vỏ thanh long, cắt miếng vừa ăn.
  • Gọt vỏ khoai tây và cà rốt, cắt miếng nhỏ vừa ăn.
  • Rửa sạch tôm, bóc vỏ, bỏ chỉ lưng và ướp với một chút muối và tiêu.
  • Cắt khúc hành lá và ngò rí.
Nấu canh:
  • Đun nóng một nồi nước (khoảng 1.5 lít) trên bếp.
  • Khi nước sôi, cho khoai tây và cà rốt vào nấu chín mềm (khoảng 10 - 15 phút).
  • Thêm tôm vào nồi, nấu đến khi tôm chín (khoảng 2 - 3 phút).
  • Cho thanh long vào nấu thêm 2 - 3 phút, không nấu quá lâu để thanh long không bị mềm quá.
  • Nêm nếm gia vị với muối, tiêu, hạt nêm và một chút nước mắm sao cho vừa ăn.
  • Thêm hành lá và ngò rí vào nồi, khuấy đều rồi tắt bếp.
Hoàn thành và thưởng thức:
  • Múc canh ra tô, trang trí thêm một chút ngò rí lên trên.
  • Thưởng thức canh thanh long nấu tôm tươi khi còn nóng.
Canh thanh long nấu tôm tươi không sử dụng đường kính trắng, tốt cho người bệnh tiểu đường

4. Thịt bò xào thanh long

Khác với món thịt bò xào truyền thống, thịt bò xào thanh long mang đến trải nghiệm ẩm thực mới lạ hơn cho chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Với hương vị chua ngọt hài hòa, thanh long có vai trò kích thích vị giác một cách tự nhiên, làm cho món thịt bò xào không còn đơn điệu như trước.Món ăn này cũng là câu trả lời xác đáng dành cho những ai đang phân vân chưa biết tiểu đường ăn thanh long được không , cũng như nên tích hợp thanh long vào chế độ ăn sao cho phù hợp. Nguyên liệu:
  • 200g thịt bò, thái lát mỏng;
  • 1/2 quả thanh long trắng, gọt vỏ và cắt miếng vừa ăn;
  • 1 củ hành tây, thái lát mỏng;
  • 2 - 3 nhánh hành lá, cắt khúc;
  • 2 tép tỏi, băm nhuyễn;
  • 1 thìa canh dầu ô-liu (hoặc dầu thực vật);
  • Gia vị: Muối, tiêu, nước tương, hạt nêm, gừng băm nhuyễn, đường ăn kiêng (tùy chọn).
Cách làm: Sơ chế nguyên liệu:
  • Thái lát thịt bò mỏng, ướp với một chút muối, tiêu, và gừng băm nhuyễn (tùy chọn), để thấm gia vị khoảng 15 phút.
  • Gọt vỏ thanh long, cắt miếng vừa ăn.
  • Thái lát hành tây mỏng.
  • Cắt khúc hành lá.
  • Băm nhuyễn tỏi.
Xào thịt bò:
  • Đun nóng chảo với dầu ô-liu trên lửa vừa.
  • Cho tỏi băm vào phi thơm.
  • Thêm thịt bò vào xào nhanh trong 2 - 3 phút đến khi thịt bò chín tới. Sau đó, lấy thịt bò ra khỏi chảo và để riêng.
Xào hành tây và thanh long:
  • Trong cùng chảo, thêm một chút dầu nếu cần.
  • Cho hành tây vào xào cho đến khi hành tây mềm và chuyển sang màu hơi trong suốt (khoảng 2 - 3 phút).
  • Thêm thanh long vào xào cùng hành tây trong khoảng 1 - 2 phút.
Hoàn thành món ăn:
  • Cho thịt bò trở lại chảo, xào cùng với hành tây và thanh long.
  • Nêm nếm thêm với nước tương ít muối, hạt nêm, đường ăn kiêng và tiêu cho vừa ăn.
  • Thêm hành lá vào, đảo đều rồi tắt bếp.
Hoàn thành và thưởng thức:
  • Cho thịt bò xào thanh long ra đĩa, trang trí thêm một chút hành lá lên trên.
  • Thưởng thức ngay khi món ăn còn nóng.

5. Salad thanh long, hồng giòn và dưa leo sốt dầu giấm

Nguyên liệu:
  • 1/2 quả thanh long trắng, gọt vỏ và cắt miếng vuông;
  • 1 quả hồng giòn, gọt vỏ và cắt lát mỏng;
  • 1 quả dưa leo, rửa sạch và thái lát mỏng;
  • 1/2 củ hành tây, thái lát mỏng;
  • Rau mùi (ngò rí), rửa sạch và cắt nhỏ;
  • 2 muỗng canh dầu ô-liu (hoặc dầu hạt cải);
  • 1 muỗng canh giấm táo (hoặc giấm gạo);
  • 1/2 muỗng canh nước cốt chanh;
  • 1/2 muỗng canh đường cỏ ngọt stevia;
  • 1/4 muỗng cà phê muối;
  • 1/4 muỗng cà phê tiêu.
Cách làm: Sơ chế nguyên liệu:
  • Gọt vỏ và cắt miếng vuông thanh long.
  • Gọt vỏ và cắt lát mỏng hồng giòn.
  • Rửa sạch và thái lát mỏng dưa leo.
  • Thái lát mỏng hành tây.
  • Rửa sạch và cắt nhỏ rau mùi (ngò rí).
Làm nước sốt dầu giấm: Trong một bát nhỏ, trộn đều dầu ô-liu, giấm táo, nước cốt chanh, mật ong, muối và tiêu. Khuấy đều cho đến khi các thành phần hòa quyện vào nhau. Trộn salad:
  • Trong một bát lớn, cho thanh long, hồng giòn, dưa leo và hành tây vào.
  • Rưới nước sốt dầu giấm lên trên các nguyên liệu.
  • Nhẹ nhàng trộn đều để các nguyên liệu thấm đều nước sốt.
  • Cho salad ra đĩa, rắc rau mùi (ngò rí) cắt nhỏ lên trên để trang trí.
  • Thưởng thức ngay khi salad còn tươi mát.
Salad thanh long, hồng giòn với dưa leo vừa dễ thực hiện, vừa bổ dưỡng
Xem thêm:
  • Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?
  • Thực đơn cho người tiểu đường
  • Món ăn cho người tiểu đường
  • Tiểu đường ăn chuối được không?

Những loại hoa quả thay thế thanh long cho người bệnh tiểu đường

Bên cạnh việc quan tâm đến tiểu đường ăn thanh long được không , người bệnh tiểu đường rất cần lưu ý đến việc đa dạng hóa khẩu phần ăn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu từ các loại hoa quả khác, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể.Dưới đây là danh sách một số loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, phù hợp để thay thế hoặc ăn luân phiên cùng với thanh long trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường:

1. Táo xanh

Táo xanh có tải lượng đường huyết (GL) bằng 5, tức thấp hơn thanh long 1.76 - 2.12 lần. Điều này có nghĩa rằng trên cùng khối lượng tiêu thụ, thanh long có thể làm mức đường huyết tăng cao 1.76 - 2.12 lần so với việc ăn táo. Do đó, thay thế thanh long bằng táo là lựa chọn dinh dưỡng tối ưu, giúp người bệnh điều hòa đường huyết hiệu quả.

2. Lê

Ngoài việc sở hữu tải lượng đường thấp (GL bằng 4.7), lê còn chứa hàm lượng chất xơ cao hơn thanh long. Cụ thể, trung bình 100g lê chứa 3.1g chất xơ. Trong khi đó, hàm lượng này ở thanh long chỉ dừng lại ở mức 1.7 - 2.47g.Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường ở ruột. Do đó, thay thế thanh long bằng lê có thể hỗ trợ người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn.

3. Cam

Tải lượng đường huyết (GL) của cam tươi bằng 4.1. Trong khi đó, GL của thanh long dao động từ 8.8 - 10.6. Điều này cho thấy trên cùng khối lượng tiêu thụ, cam chỉ làm đường huyết tăng một lượng bằng 38 - 47% so với thanh long, tạo điều kiện thuận lợi để mức glucose máu luôn được duy trì trong ngưỡng an toàn.

4. Ổi

Ngoài việc sở hữu tải lượng đường thấp (GL dao động trong khoảng từ 1 - 2), ổi còn chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 50 - 53 lần thanh long khi xét trên cùng khối lượng tiêu thụ. Bổ sung đầy đủ vitamin C hỗ trợ người bệnh dự phòng được nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch, thận và thần kinh.
Ổi sở hữu hàm lượng vitamin C cao gấp 50 - 53 lần thanh long

5. Bưởi

Bưởi có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn thanh long 1.7 - 1.9 lần, còn tải lượng đường (GL) thấp hơn thanh long 2.9 - 3.5 lần. Do đó, thay thế thanh long bằng bưởi là lựa chọn dinh dưỡng đúng đắn, giúp cải thiện hiệu quả kiểm soát đường huyết trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường.Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề tích hợp thanh long vào chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Nhìn chung, thanh long là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe tổng thể.Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn thanh long một cách an toàn nếu tiêu thụ với lượng vừa phải và theo dõi mức đường huyết thường xuyên. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắcbệnh tiểu đường có ăn được thanh long khôngvà biết cách tiêu thụ thanh long một cách hợp lý.Nếu vẫn còn nhiều quan ngại xoay quanh chủ đề tiểu đường ăn thanh long được không , người bệnh có thể gọi điện đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để tham khảo ý kiến của các bác sĩ tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng . Bằng cách này, mỗi người đều có thể an tâm thưởng thức thanh long mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Administrator | tháng 8 15, 2024 | |

Trở về trang chủ

Không có nhận xét nào: