[tintuc]Nhiều bà bầu thường tự hỏi đâu là danh sách các loại rau củ quả gây sảy thai khi tìm kiếm thực phẩm an toàn để tiêu thụ trong thai kỳ. Mặc dù rau củ quả giàu chất dinh dưỡng, nhưng không phải loại rau củ quả nào cũng an toàn đối với bà bầu. Vậy, đâu là các loại rau củ quả gây sảy thai mà mẹ bầu cần hạn chế tiêu thụ? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm kiếm câu trả lời ngay trong bài viết sau.

các loại rau củ quả gây sảy thaiĐâu là danh sách các loại rau củ quả gây sảy thai mà mẹ bầu cần hạn chế tiêu thụ?

Các loại rau củ quả gây sảy thai không?

Hầu hết các loại rau củ quả đều KHÔNG có khả năng gây sảy thai khi được tiêu thụ một cách vừa phải và cân đối.Theo Cổng thông tin củaDịch vụ Y tế Quốc gia Anh(NHS), trong số các nguyên nhân gây sảy thai phổ biến được biết đến hiện này, không có bất kỳ nguyên nhân nào đến từ việc tiêu thụ rau củ quả ở bà bầu.Bên cạnh đó, các quan điểm cho rằng rau củ quả gây sảy thai hiện vẫn đang còn thiếu những nghiên cứu và bằng chứng thuyết phục.Ngược lại, một chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ đã được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ sảy thai.Theo nghiên cứu củaĐại học Birmingham, ăn nhiều trái cây có thể giảm khoảng 61% khả năng sảy thai, trong khi việc tiêu thụ nhiều rau có thể giảm khoảng 41% nguy cơ nêu trên.Như vậy, tiêu thụ rau củ quả không trực tiếp dẫn đến tình trạng sảy thai, mà còn có thể giúp ích cho bà bầu ở một số khía cạnh xuyên suốt thai kỳ.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng tất cả các loại rau củ quả đều an toàn đối với mẹ. Trên thực tế, một số loại trái cây và rau củ có thể chứa các hợp chất gây co thắt tử cung. Đó sẽ là những loại rau củ quả mà mẹ nên cẩn trọng và hạn chế tiêu thụ trong thai kỳ.

10 loại rau củ quả có thể gây sảy thai cần lưu ý

Như đã đề cập, tuy chưa có nguyên cứu cụ thể chỉ rõ đâu là các loại rau củ quả gây sảy thai , nhưng một số loại có thể chứa các hợp chất nhạy cảm đối với bà bầu, từ đó tiềm ẩn nguy cơ gây sảy thai, chẳng hạn như:

1. Đu đủ xanh

Papain - một loại enzyme tồn tại nhiều trong nhựa (mủ) của cây đu đủ xanh, đượcchứng minhcó thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.Cụ thể, hợp chất này có tác dụng kích thích cơ trơn tử cung co thắt, cản trở sự phát triển của thai nhi. Việc tử cung co bóp quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng chuyển dạ sớm, từ đó gây sảy thai hoặc sinh non.Vì vậy, để có một thai kỳ an toàn, bà bầu không nên ăn các món ăn từ đu đủ xanh.
các loại rau củ quả gây sảy thai, đu đủ xanhSản phụ nên tránh ăn đu đủ xanh trong thai kỳ

2. Quả dứa (thơm)

Bromelain có khả năng phá vỡ các protein trong tế bào, làm mềm và nới lỏng cổ tử cung, từ đó tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Hợp chất nêu trên thường được tìm thấy trong lõi quả dứa. Tuy hàm lượng không nhiều, song bà bầu vẫn nên cẩn trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêu thụ loại quả này.

3. Củ khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm có thể chứa solanin. Đây là một chất độc thuộc học alkaloid, có thể dẫn đến tình trạng nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu,…Trong trường hợp mẹ bị ngộ độc solanin, các triệu chứng trên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, trong khi mang thai, mẹ bầu cần tránh ăn khoai tây mọc mầm hoặc các loại rau củ đã lên mầm khác.

4. Nha đam (lô hội)

Tương tự dứa và đu đủ xanh, nha đam cũng chứa một hợp chất gây co bóp tử cung, đó là aloin. Đây là hợp chất tồn tại trong lớp mủ vàng nằm giữa phần vỏ và phần thịt của lá nha đam.Do đó, việc tiêu thụ nha đam chưa được sơ chế kỹ cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai ở bà bầu.Để đảm bảo an toàn xuyên suốt thai kỳ, mẹ nên hạn chế tiêu thụ nha đam, cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước khi bổ sung thực phẩm này với thực đơn hàng ngày.
các loại rau củ gây sảy tha, lô hộiPhần mủ vàng của lá nha đam chứa nhiều aloin, hợp chất có thể gây co thắt tử cung nếu lá nha đam không được sơ chế kỹ

5. Khổ qua (mướp đắng)

Khổ qua nằm trong danh sách các loại rau củ quả gây sảy thai do chứa các hợp chất quinine, morodicine, vicine,… Những hợp chất này đều có tác dụng kích thích tử cung co bóp mạnh, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, đồng thời làm tăng khả năng sinh non và sảy thai.Ngoài ra, các hợp chất kể trên cũng có khả năng gây ngộ độc, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa, tác động tiêu cực tới hệ miễn dịch và sức khỏe của mẹ.

6. Rau ngót

Rau ngót có chứa papaverin. Đây là một hợp chất chống co thắt, thường được sử dụng để làm dịu các tình trạng đau bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở bà bầu, tiêu thụ quá nhiều papaverin có thể khiến mẹ bầu bị tụt huyết áp.Ngoài ra, việc hấp thụ papaverin liên tục, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, đã đượcchứng minhlà có khả năng làm tăng gấp đôi nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc sinh trẻ nhẹ cân của mẹ.Vì vậy, tuy là một thực phẩm dễ ăn và thanh mát, rau ngót chỉ nên được bà bầu tiêu thụ ở mức vừa phải, không ăn quá nhiều hay quá thường xuyên.

7. Rau sam

Rau sam đượcchứng minhlà có đặc tính làm giãn cơ do chứa nồng độ kali cao. Vì thế, tiêu thụ rau sam nhiều có thể tiềm ẩn nguy cơ làm giãn cơ trơn ở tử cung, kích thích bong nhau thai sớm và dẫn đến sinh non.Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa hàm lượng cao axit oxalic, hợp chất có khả năng cản trở quá trình hấp thụ canxi và phát triển hệ xương của thai nhi.Vì vậy, mặc dù rau sam rất giàu vitamin A, C, folate, canxi, magie,… tốt cho thai nhi, nhưng đây vẫn là một trong số các loại rau củ quả gây sảy thai , ảnh hưởng xấu tới thai kỳ mà mẹ cần cẩn trọng.
Rau sam có thể gây sảy thai nếu mẹ bầu ăn nhiềuRau sam có đặc tính giãn cơ, tiềm ẩn nguy cơ gây sinh non

8. Rau răm

Rau răm được ăn kèm với rất nhiều món ăn như gỏi (nộm), trứng vịt lộn,… Tuy nhiên, theonghiên cứu, rau răm được trồng tại Việt Nam thường có hàm lượng kim loại nặng như chì, crom, asen, cadimi,… cao vượt ngưỡng các loại thực vật khác.Những kim loại này khi được hấp thụ quá mức vào cơ thể bà bầu, có khả năng tác động đến quá trình phân chia ADN, làm sảy thai, chết thai, thậm chí gây dị dạng và quái thai ở trẻ.Bên cạnh đó, rau răm cũng chứa nhiềuapiol, hợp chất có rủi ro gây xuất huyết nhau thai và dẫn đến sinh non. Vì vậy, rau răm cũng là một loại rau củ quả gây sảy thai nguy hiểm mà mẹ nên hạn chế tiêu thụ trong suốt thai kỳ.

9. Ngải cứu

Ngải cứu giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là folate - chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh của thai nhi và bảo vệ trẻ khỏi các dị tật bẩm sinh.Tuy nhiên, theoBộ Y tế, hợp chất thujone trong ngải cứu có thể gây kích thích co bóp tử cung, từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non ở bà bầu. Do đó, để bảo vệ thai nhi, mẹ cần hết sức cẩn trọng khi tiêu thụ loại rau này.

10. Chùm ngây

Tiêu thụ chùm ngây trong thai kỳ đã đượcchứng minhlà có khả năng làm tăng nồng độ sắt trong cơ thể của mẹ, từ đó hỗ trợ giảm thiểu rủi ro thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, tác dụng này của chùm ngây chỉ đến từ phần lá cây.Ngược lại, phần rễ, vỏ cây hoặc hoa chùm ngây lại chứa các hóa chất gây co thắt tử cung như moringine, moringinine, estrogene và pectinesterase,…, làm tăng nguy cơ bong nhau thai, dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sảy thai (ít nhất là trên cácnghiên cứuở chuột).
Chùm ngây là một trong các loại rau gây sảy thai đã được nghiên cứu trên động vậtRau chùm ngây có thể gây co thắt tử cung trên các nghiên cứu ở động vật
Trên đây là những loại rau củ quả gây sảy thai mà mẹ bầu cân nhắc kỹ lưỡng và tiêu thụ với hàm lượng hạn chế để giảm thiểu các rủi ro. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn xuyên suốt thai kỳ, mẹ cần tham khảo thêm tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định lượng thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.

Lưu ý khi mẹ bầu ăn các loại rau củ quả để phòng sảy, an thai

Tuy không có loại rau củ gây sảy thai cụ thể, mẹ bầu vẫn nên cẩn trọng khi tiêu thụ các hoa quả và trái cây, góp phần đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi. Dưới đây là một số lưu ý khi mẹ bầu ăn các loại rau củ quả để phòng ngừa sảy thai từ Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng :

1. Chọn mua các loại rau củ quả rõ nguồn gốc

Mẹ bầu nên mua các loại rau củ quả từ các nguồn có uy tín, đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ. Điều này giúp tránh việc tiêu thụ các loại thực phẩm bị nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu hay các chất bảo quản không an toàn.

2. Chọn thực phẩm tươi ngon, không có dấu hiệu hư hỏng, biến chất

Việc ăn thực phẩm hư hỏng có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần chọn những loại rau củ quả tươi ngon, không có dấu hiệu bị hư hỏng, biến chất như mốc, thối, mọc mầm.

3. Ưu tiên ăn chín, uống sôi

Tiêu thụ các loại thực phẩm sống, bao gồm rau củ quả, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột ở mẹ, đồng thời dẫn đến các tình trạng sảy thai, sinh non. Vì vậy, trong bất kì trường hợp nào, mẹ cũng nên ưu tiên ăn chín, uống sôi, chỉ tiêu thụ các loại rau củ quả sau khi đã chế biến kỹ càng;

4. Tránh các loại rau củ quả muối chua

Mẹ bầu nên tránh tiêu thụ các loại rau củ quả muối chua, vì chúng có thể chứa vi khuẩn gây hại và các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này cũng có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp và các vấn đề về tiêu hóa.

5. Đảm bảo đủ khẩu phần và đa dạng các loại rau củ quả

Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ bầu nên tiêu thụ ít nhất 480g rau lá xanh và rau củ quả mỗi ngày.Ngoài ra, việc đa dạng các loại rau củ quả trong thực đơn cũng góp phần giúp mẹ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và duy trì thể trạng khỏe mạnh của bản thân cũng như thai nhi.

6. Kết hợp và cân bằng giữa rau củ quả và các thực phẩm khác

Chế độ ăn quá nhiều rau củ quả có thể gây tiêu chảy, dẫn đến thiếu hụt năng lượng, vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, từ đó ảnh hưởng xấu đến việc tăng cân của thai nhi trong suốt thai kỳ.Vì vậy, mẹ cần kết hợp trái cây và rau củ với các thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, góp phần duy trì một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

7. Tham khảo ý kiến từ bác sĩ

Việc tham khảo ý kiến từ bác sĩ đóng vai trò vô cùng quan trọng để xây dựng được một chế độ ăn thai kỳ cân đối và khoa học. Điều này đặc biệt cần thiết nếu mẹ bầu mắc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, sỏi thận,…Dựa trên tình trạng sức khỏe thực tế, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về các loại rau củ quả cần hạn chế để tránh làm nặng thêm bệnh lý và đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng được thực đơn ăn uống khoa học
Trên đây là danh sách 10 loại rau củ quả gây sảy thai từ Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng . Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin, kiến thức hữu ích, giúp mẹ trả lời câu hỏi rau củ quả gây sảy thai không, cũng như biết rõ đâu là các loại rau củ quả có khả năng gây sảy thai để hạn chế tiêu thụ trong thai kỳ.Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới chủ đề rau củ quả gây sảy thai , hay cần biết thêm về các thực phẩm dễ gây sảy thai , mẹ có thể liên hệ tới Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng qua hotline https://m.me/fit.vn.je để được giải đáp chi tiết. Chúc mẹ nhanh chóng xây dựng được một chế độ ăn uống an toàn, hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện!
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Administrator | tháng 9 06, 2024 | |

Trở về trang chủ

Không có nhận xét nào: