[tintuc]Hiện nay, có nhiều lời đồn cho rằng phụ nữ ăn thịt thỏ trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ gây dị tật sứt môi ở thai nhi. Điều này khiến nhiều sản phụ lo lắng, tự hỏi bà bầu ăn thịt thỏ được không . Trả lời câu hỏi này, ngay trong bài viết sau, các chuyên gia đến từ Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng sẽ giúp bạn đánh giá thành phần dinh dưỡng của thịt thỏ, từ đó đưa ra nhận định chính xác cho việc bà bầu có được ăn thịt thỏ không.

bầu ăn thịt thỏ được khôngMẹ bầu ăn thịt thỏ được không?

Thành phần dinh dưỡng của thịt thỏ

Trước khi biết rõ bà bầu ăn thịt thỏ được không , sản phụ cần nắm được những đặc điểm chính về thành phần dinh dưỡng của loại thịt này.Theo đó, thịt thỏ là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng bởi những đặc tính sau:
  • Hàm lượng protein cao: Thịt thỏ chứa lượng protein cao (21.2g / 100g). Mức protein này cao hơn 5.4% so với thịt gà nhưng thấp hơn 20% so với thịt bò và 22.4% so với thịt lợn. (1)
  • Giàu vitamin và khoáng chất:
    • Thịt thỏ giàu vitamin B3, B4, B6, B12 cùng với lượng lớn các khoáng chất quan trọng như canxi, phốt-pho, kẽm và sắt.
    • Trong số đó, thịt thỏ nổi bật với hàm lượng canxi cao hơn 1.7 - 2.3 lần, phốt-pho cao hơn 1.3 - 1.96 lần so với các loại thịt khác.
  • Ít chất béo: Thịt thỏ có hàm lượng chất béo lần lượt thấp hơn 15%, 53%, 67.4% so với thịt gà, bò và lợn.
  • Giàu axit béo không bão hòa: Chiếm khoảng 45% tổng lượng chất béo trong thịt thỏ (1.5g / 100g thịt), chủ yếu là axit béo omega-3 và omega-6, giúp giảm viêm và hỗ trợ chức năng tim mạch.
  • Ít cholesterol: So với nhiều loại thịt khác (heo, bò, gà), thịt thỏ có hàm lượng cholesterol thấp hơn từ 17.4 - 50.7% khi xét trên cùng khối lượng tiêu thụ.
Chi tiết hơn, giá trị dinh dưỡng của một số thành phần nổi bật chứa trong 100g thịt thỏ so với thịt gà, bò và lợn được trình bày trong bảng sau:
Thành phần trên 100g Thịt thỏ Thịt gà Thịt bò Thịt heo
Năng lượng (kcal) 172143198263
Carbohydrates (g) 0000
Đạm (g) 21.2 ± 0.7920.1 ± 0.2726.3 ± 0.1627.3 ± 0.22
Chất béo (g) 9.2 ± 0.3810.8 ± 0.0819.6 ± 0.0928.2 ± 0.13
Canxi (mg) 21.4 ± 0.0912.1 ± 0.0410.9 ± 0.389.3 ± 0.47
Phốt-pho (mg) 347 ± 0.26252 ± 0.06179 ± 3.62176.4 ± 3.36
Cholesterol (mg) 56.4 ± 0.9268.3 ± 2.14114.5 ± 11.68108.4 ± 10.31
Như vậy, có thể thấy, thịt thỏ là một nguồn thực phẩm giàu đạm / vitamin / khoáng chất, đồng thời chứa ít chất béo và cholesterol. Vậy, mẹbầu có được ăn thịt thỏ không?

Bà bầu ăn thịt thỏ được không?

Bà bầu ĐƯỢC ĂN thịt thỏ bởi loại thịt này an toàn (không chứa các hợp chất có rủi ro ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ), đồng thời chứa nhiều vitamin nhóm B (B2, B3, B6, B12) cùng với sắt, canxi, phốt-pho và kẽm. Tất cả đều là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.Tuy nhiên, bà bầu ăn thịt thỏ được không đồng nghĩa với việc được phép tiêu thụ một cách tùy ý, mà cần ăn thịt thỏ ở lượng vừa phải (giới hạn khẩu phần) và chế biến đúng cách (nấu chín kỹ, không ăn thịt sống hoặc tái).
Bà bầu ăn thịt thỏ được không?Mẹ bầu được tiêu thụ thịt thỏ miễn là tiêu thụ ở lượng vừa phải và chế biến đúng cách

Bà bầu ăn thịt đỏ có khiến con sứt môi hay không?

Mẹ bầu ăn thịt thỏ KHÔNG khiến con bị sứt môi. Đây chỉ là tin đồn thiếu căn cứ khoa học khi nhiều người cho rằng thỏ có phần môi trên hở, nên tiềm ẩn nguy cơ khiến thai nhi bị sứt môi nếu mẹ bầu tiêu thụ thịt của chúng trong thai kỳ.Tuy nhiên, hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh được mối liên hệ giữa việc ăn thịt thỏ với các dị tật bẩm sinh như sứt môi. Trong khi đó, nhiềunghiên cứulại cho thấy thịt thỏ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi nếu được chế biến và tiêu thụ đúng cách.
Xem thêm:
  • Bầu ăn rau răm được không? Có làm sảy thai không? Lưu ý khi ăn
  • Bầu ăn rau tần ô được không? Có gây sảy thai như lời đồn?

Có bầu ăn thịt thỏ có tốt không?

Khi được tiêu thụ ở lượng vừa phải và chế biến đúng cách, việc ăn thịt thỏ TỐT cho sức khỏe của cả sản phụ lẫn thai nhi. Nguyên nhân là bởi vì loại thịt này:

1. Giàu protein chất lượng cao

Giúp cung cấp đầy đủ cả 9 loại axit amin mà cơ thể mẹ và bé cần để tổng hợp DNA, tạo ra hormone, sửa chữa mô, xây dựng cơ bắp, tăng cường miễn dịch, hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng và tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh trong não. (3)

2. Hàm lượng vitamin nhóm B cao

  • Vitamin B3 (6373 mg / 100g): Đáp ứng 40% nhu cầu hàng ngày của cơ thể, giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi (như khuyết tật trong đốt sống / thận / tim, hẹp hậu môn, rò khí quản-thực quản, bất thường về chân tay), đồng thời giảm tỷ lệ sảy thai ở mẹ bầu. (4,5,6)
  • Vitamin B4 (129.4 mg / 100g): Đáp ứng 24% nhu cầu hàng ngày của cơ thể, là dưỡng chất không thể thiếu giúp thai nhi hình thành hệ thần kinh, duy trì chức năng tủy sống và phát triển nhận thức. (7)
  • Vitamin B6 (0.339 mg / 100g): Đáp ứng 20% nhu cầu hàng ngày của cơ thể, giúp mẹ bầu cải thiện các triệu chứng buồn nôn trong giai đoạn ốm nghén, đồng thời hỗ trợ duy trì sự phát triển bình thường cho hệ thần kinh và miễn dịch ở thai nhi. (8,9)
  • Vitamin B12 (6.48 mcg / 100g): Đáp ứng 270% nhu cầu hàng ngày của cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, giảm tỷ lệ sảy thai ở mẹ bầu, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng hoặc nhẹ cân sau sinh. (10,11)

3. Giàu canxi và phốt-pho

Như được chia sẻ bên trên, thịt thỏ sở hữu hàm lượng canxi và phốt-pho cao hơn cả thịt gà, bò và lợn.Đây là hai khoáng chất quan trọng giúp hình thành nên xương, răng và hộp sọ của thai nhi, đồng thời hỗ trợ mẹ bầu ổn định huyết áp và ngăn ngừa biến chứng tiền sản giật. (12)

4. Giàu kẽm và sắt

Trung bình 100g thịt thỏ có thể đáp ứng lần lượt 22% nhu cầu về kẽm và 27% nhu cầu về sắt của cơ thể.Trong khi kẽm giúp tăng cường miễn dịch thì sắt lại hỗ trợ ngăn ngừa bệnh thiếu máu, giúp thai nhi nhận đủ lượng oxy từ hệ tuần hoàn để phát triển tối ưu.

5. Ít cholesterol

Thịt thỏ có hàm lượng cholesterol thấp hơn 2 lần so với thịt bò. Theo nghiên cứu, khi lượng cholesterol trong chế độ ăn giảm xuống, lưu lượng máu đến nuôi dưỡng thai nhi dường như được lưu thông dễ dàng hơn, tạo điều kiện để bé phát triển tối ưu. (13,14)

6. Ít chất béo

Thịt thỏ có hàm lượng chất béo thấp hơn khoảng 2 lần so với thịt bò và 3 lần so với thịt lợn. Điều này làm cho chúng trở thành lựa chọn lý tưởng để hỗ trợ mẹ bầu hạn chế tình trạng tăng cân nhanh trong thai kỳ, yếu tố quan trọng góp phần làm giảm nguy cơ mắc biến chứng tiền sản giật và bệnh tiểu đường thai kỳ.Như vậy, bà bầu ăn thịt thỏ được không chỉ bởi loại thịt này giàu protein, vitamin và khoáng chất, mà còn bởi chúng chứa ít cholesterol và chất béo tổng thể, hỗ trợ duy trì sức khỏe thai kỳ ở trạng thái tối ưu.
Có bầu ăn thịt thỏ có tốt không?Thịt thỏ chứa ít chất béo và cholesterol hơn thịt bò, gà và lợn, tốt hơn cho sức khỏe mẹ bầu

Phụ nữ mang thai ăn thịt thỏ sao cho đúng?

Sau khi đã biết rõ bà bầu ăn thịt thỏ được không , sản phụ cần nắm vững các nguyên tắc dinh dưỡng sau để có thể tiêu thụ loại thịt này một cách an toàn:

1. Ăn vừa phải

Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ bầu không nên tiêu thụ quá 200g thịt thỏ / ngày trong 3 tháng đầu, 240g / ngày trong 3 tháng giữa và 320g / ngày trong 3 tháng cuối thai kỳ.Khi thịt thỏ được tiêu thụ cùng với các nguồn thực phẩm giàu protein khác, mẹ bầu cần cắt giảm lượng thịt thỏ để đảm bảo không tiêu thụ quá 40g đạm / 3 tháng đầu, 48g đạm / 3 tháng giữa và 64g đạm / 3 tháng cuối thai kỳ.
Phụ nữ mang thai ăn thịt thỏ sao cho đúng?Mẹ bầu không nên ăn nhiều hơn 200 - 320g thịt thỏ / ngày

2. Lựa chọn và chế biến đúng cách

Mẹ bầu chỉ nên mua loại thịt thỏ có nguồn gốc rõ ràng, tránh tiêu thụ thịt thỏ rừng được săn bắt ngẫu nhiên, đồng thời chỉ nên ăn loại đã được nấu chín kỹ. Điều này giúp bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi các vi khuẩn / ký sinh trùng gây hại như Salmonella, Listeria, Toxoplasma gondii,…

3. Ưu tiên kết hợp với thực phẩm khác

Thịt thỏ chỉ nên là một phần trong chế độ ăn thai kỳ, không nên được dùng để thay thế hoàn toàn, mà chỉ nên được kết hợp với các nguồn đạm khác như thịt gia súc / gia cầm, trứng, các loại đậu và thủy hải sản,… nhằm đa dạng hóa thực đơn ăn uống hàng ngày.Vì thịt thỏ chứa ít carbohydrate, chất xơ và chất chống oxy hóa, nên việc tiêu thụ thịt thỏ cùng với các thực phẩm như rau lá xanh, củ quả, các loại đậu và hạt,… là điều quan trọng để cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn thai kỳ.Tóm lại, việc tuân thủ theo những khuyến nghị nêu trên có thể giúp sản phụ an tâm tiêu thụ thịt thỏ mà không cần phải lo lắng về việc có bầu ăn thịt thỏ được không , có gây mất cân bằng dinh dưỡng hay ảnh hưởng xấu đến thai nhi hay không.

Các món ngon với thịt thỏ cho mẹ bầu

Mẹ bầu có được ăn thịt thỏ không?Câu trả lời là được. Nhờ hương vị mềm ngọt tự nhiên, loại thịt này hoàn toàn có thể được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, tương tự như thịt bò, gà hay lợn. Dưới đây là một số công thức nấu món ăn ngon từ thịt thỏ mà mẹ bầu nên tham khảo:

1. Thịt thỏ hấp lá chanh

Nguyên liệu

  • 1 kg thịt thỏ;
  • 10g lá chanh;
  • 1 củ gừng;
  • 5 củ hành tím;
  • 2 tép tỏi;
  • 2 nhánh sả;
  • 1 quả ớt;
  • 1/2 quả chanh;
  • 2 muỗng canh dầu hào;
  • 1 muỗng canh hạt nêm;
  • 1 muỗng cà phê tiêu;
  • 1 muỗng canh đường;
  • 2 muỗng canh rượu trắng;
  • 1 ít rau thơm (tùy chọn).

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu:
  • Thỏ: Rửa sạch, bóp nhanh với gừng và rượu trắng để khử mùi tanh, rửa lại lần nữa với nước rồi để ráo, chặt miếng vừa ăn.
  • Lá chanh: Rửa sạch, thái chỉ.
  • Gừng: Gọt vỏ, rửa sạch, đập dập.
  • Hành tím: Bóc vỏ, rửa sạch, đập dập.
  • Tỏi: Bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
  • Sả: Rửa sạch, đập dập, cắt khúc.
  • Ớt: Rửa sạch, thái lát.
  • Chanh: Vắt lấy nước cốt.
Ướp thịt thỏ:
  • Trộn thịt thỏ với gừng, hành tím, tỏi băm, sả, ớt, dầu hào, hạt nêm, tiêu, đường.
  • Ướp khoảng 30 phút cho thấm gia vị.
Hấp thịt thỏ:
  • Chuẩn bị nồi hấp, cho một lớp lá chanh dưới đáy nồi.
  • Xếp thịt thỏ đã ướp lên trên lá chanh.
  • Đặt thêm một lớp lá chanh lên trên cùng thịt thỏ.
  • Đậy nắp, hấp cách thủy khoảng 45 phút cho thịt thỏ chín mềm.
Hoàn thiện:
  • Khi thịt thỏ chín, bày ra đĩa.
  • Rắc thêm lá chanh thái chỉ và rau thơm (nếu có).
  • Chấm với muối tiêu chanh hoặc nước mắm gừng tùy thích.
Thịt thỏ hấp lá chanh cho mẹ bầuMinh họa thành phẩm món thịt thỏ hấp lá chanh thơm ngon cho mẹ bầu

2. Thịt thỏ rán ngũ vị hương

Nguyên liệu

  • 1 - 1.2 kg thịt thỏ;
  • 4 củ sả;
  • 1 củ hành tím;
  • 1 củ gừng;
  • 2 muỗng canh nước mắm;
  • 1 muỗng canh đường;
  • 1 muỗng cà phê ngũ vị hương;
  • 1 muỗng canh dầu hào;
  • 5g ngò rí (rau mùi);
  • 160 ml nước lọc.
  • 200 ml dầu ăn để chiên.

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu:
  • Thỏ: Rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo, chặt miếng vừa ăn.
  • Sả, hành tím, gừng: Rửa sạch, băm nhỏ.
Ướp thịt thỏ:
  • Cho sả, hành tím, và gừng đã băm nhỏ vào máy xay nhuyễn với 160ml nước lọc, lọc lấy nước.
  • Trộn nước hỗn hợp sả, hành tím, gừng với nước mắm, đường, ngũ vị hương, dầu hào trong một bát lớn.
  • Thêm thịt thỏ vào, trộn đều và ướp trong ít nhất 1 giờ cho thấm gia vị.
Chiên thịt thỏ:
  • Đun nóng dầu ăn trong chảo.
  • Khi dầu nóng, cho thịt thỏ đã ướp vào chiên vàng đều các mặt, mỗi mặt khoảng 2 - 3 phút cho đến khi thịt chín vàng giòn.
Hoàn thiện: Bày thịt thỏ ra đĩa, rắc thêm ngò rí (rau mùi) lên trên để tăng phần hấp dẫn.

3. Thịt thỏ xào rau má

Nguyên liệu

  • 500g thịt thỏ;
  • 200g rau má;
  • 1 củ hành tím;
  • 3 tép tỏi;
  • 2 nhánh sả;
  • 1 quả ớt;
  • 4 muỗng canh dầu ăn;
  • 1 muỗng canh nước mắm;
  • 1 muỗng cà phê hạt nêm;
  • 1 muỗng cà phê đường.
  • 1/2 muỗng cà phê tiêu xay.
  • Rượu trắng và gừng: lượng vừa đủ để khử tanh thịt thỏ.

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu:
  • Thịt thỏ: Rửa sạch, khử tanh với rượu trắng và gừng, rửa lại với nước, để ráo, cắt miếng vừa ăn.
  • Rau má: Rửa sạch, để ráo.
  • Hành tím: Bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
  • Tỏi: Bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
  • Sả: Rửa sạch, băm nhỏ.
  • Ớt: Rửa sạch, cắt lát.
Ướp thịt thỏ:
  • Trộn thịt thỏ với hành tím băm, tỏi băm, sả băm, ớt, nước mắm, hạt nêm, đường và tiêu xay.
  • Ướp khoảng 30 phút cho thấm gia vị.
Xào thịt thỏ:
  • Đun nóng dầu ăn trong chảo.
  • Khi dầu nóng, cho thịt thỏ đã ướp vào xào trên lửa vừa, đảo đều cho đến khi thịt thỏ chín vàng và thơm.
Thêm rau má:
  • Khi thịt thỏ đã chín, thêm rau má vào chảo, đảo đều.
  • Giảm lửa, xào nhanh khoảng 2 - 3 phút cho rau má vừa chín tới thì tắt bếp, bày món ăn ra đĩa.
Minh họa thành phẩm món thịt thỏ xào rau má ngọt mát cho phụ nữ mang thai

4. Cà ri thỏ

Nguyên liệu

  • 1 kg thịt thỏ (lấy từ phần đùi, bỏ xương)
  • 2 củ cà rốt;
  • 2 củ khoai tây;
  • 1 trái dừa tươi;
  • 300 ml nước cốt dừa;
  • 1 gói sữa tươi;
  • 50g xốt cà ri dầu Ấn Độ;
  • 5 cây sả.
  • Gia vị: hành tỏi băm, muối, nước mắm, bột ngọt, đường, tiêu, bột năng,

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu:
  • Thịt thỏ: Rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn.
  • Cà rốt, khoai tây: Gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
  • Sả: Rửa sạch, đập dập, cắt khúc.
  • Hành tỏi: Băm nhỏ.
  • Dừa: Lấy nước, để riêng.
Ướp thịt thỏ:
  • Trộn thịt thỏ với 1 muỗng canh hành tỏi băm, 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh bột ngọt, 2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu và 50g cà ri dầu.
  • Ướp trong 1 giờ cho thấm gia vị.
Chuẩn bị khoai tây và cà rốt: Cắt khoai tây và cà rốt thành miếng vừa ăn. Xào thịt thỏ:
  • Bắc nồi lên bếp, thêm 3 muỗng canh dầu ăn, phi thơm 1 muỗng canh hành tím băm.
  • Cho sả đập dập vào xào thơm, sau đó cho thịt thỏ đã ướp vào xào săn.
Nấu cà ri:
  • Thêm khoai tây và cà rốt vào nồi thịt thỏ, xào đều.
  • Đổ nước dừa tươi vào nồi, đun sôi.
  • Khi nước sôi, thêm cốt dừa và sữa tươi, nấu sôi lại.
  • Pha 1 muỗng canh bột năng với chút nước, đổ vào nồi cà ri để tạo độ sệt.
  • Nêm nếm lại cho vừa ăn, khuấy đều rồi tắt bếp.

5. Thịt thỏ xào lăn

Nguyên liệu

  • 1 - 1.2 kg thịt thỏ;
  • 300 ml nước cốt dừa;
  • 1 muỗng canh rượu trắng;
  • 2 muỗng canh dầu ăn;
  • 1 củ hành tây;
  • 5 củ hành tím;
  • 1 củ sả;
  • 2 tép tỏi;
  • 1 quả ớt;
  • 1 muỗng canh bột cà ri;
  • 1 muỗng cà phê bột nghệ;
  • 1 muỗng cà phê hạt nêm;
  • 1 muỗng canh đường;
  • 1 muỗng canh nước mắm;
  • 5g gừng tươi;
  • 200 ml nước lọc;
  • Ngò rí (rau mùi);
  • Giá đỗ (tùy chọn).

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu:
  • Thịt thỏ: Rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn. Chần nhanh qua nước sôi với gừng giã nhỏ và rượu trắng để khử mùi hôi, sau đó để ráo.
  • Hành tây: Bóc vỏ, rửa sạch, cắt múi cau.
  • Hành tím, tỏi: Bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
  • Sả: Rửa sạch, đập dập, băm nhỏ.
  • Ớt: Rửa sạch, băm nhỏ.
  • Gừng: Gọt vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
  • Rau ngò rí: Rửa sạch, cắt khúc.
Ướp thịt thỏ:
  • Trộn thịt thỏ với hành tím, tỏi, sả, ớt, gừng băm nhỏ, bột cà ri, bột nghệ, hạt nêm, đường và nước mắm.
  • Ướp khoảng 20 - 30 phút cho thịt thỏ thấm gia vị.
Xào thịt thỏ:
  • Đun nóng 2 muỗng canh dầu ăn trong chảo.
  • Phi thơm hành tím băm và tỏi băm, sau đó cho thịt thỏ đã ướp vào xào.
  • Khi thịt vừa săn lại, thêm nước cốt dừa và nước lọc vào chảo, đun sôi.
  • Giảm lửa, đun thêm khoảng 10 - 15 phút cho thịt thỏ chín mềm và nước sốt sánh lại.
Hoàn thiện: Khi thịt thỏ chín, cho hành tây và rau ngò rí vào, đảo đều rồi tắt bếp.
Minh họa thành phẩm món thịt thỏ xào lăn hấp dẫn, thơm ngon cho bà bầu đổi vị

Nên ăn gì để bổ sung đạm khi mang thai ngoài thịt thỏ?

Bà bầu ăn thịt thỏ được không ? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, việc luân phiên thay thế hoặc kết hợp thịt thỏ với các nguồn thực phẩm giàu đạm khác có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe toàn diện hơn cho cả mẹ và bé. Cụ thể như sau:

1. Các loại đậu

Tương tự như thịt thỏ, các loại đậu cũng chứa nhiều protein, giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ sự phát triển cho hầu hết các mô của thai nhi. Hơn nữa, các loại đậu còn chứa nhiều chất xơ (dưỡng chất mà thịt thỏ không có), giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, một vấn đề thường gặp ở mẹ bầu.

2. Thịt gà

Thịt gà là một nguồn protein dồi dào (20.1g / 100g), cung cấp các axit amin thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe mẹ bầu.Bên cạnh đó, với hàm lượng calo thấp hơn khoảng 17% so với thịt thỏ, thịt gà có thể là lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu muốn kiểm soát cân nặng, không tăng cân quá nhanh trong thai kỳ.

3. Cá hồi

Cá hồi là nguồn thực phẩm tuyệt vời với hàm lượng protein cao (21g / 100g) và chứa nhiều omega-3, một loại axit béo mà thịt thỏ không có.Omega-3, đặc biệt là DHA, rất quan trọng cho sự phát triển não bộ và thị lực của thai nhi. Ngoài ra, cá hồi còn giàu vitamin D, dưỡng chất giúp mẹ bầu tăng cường hấp thụ canxi và hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi một cách tối ưu.
Cá hồi giàu axit béo omega-3 và vitamin D, tốt cho sức khỏe thai kỳ

4. Tôm

Tương tự như cá hồi, tôm vừa giàu protein (20g / 100g), vừa chứa một lượng nhỏ omega-3 (61 mg / 100g), loại axit béo cần thiết cho sự phát triển não bộ và thị lực của thai nhi.Ngoài ra, tôm còn chứa một lượng lớn đồng (0.39 mg / 100g), khoáng chất mà thịt thỏ chứa ít hơn 2 lần (0.17mg / 100g), có khả năng hỗ trợ sự hình thành hồng cầu và tăng cường hệ miễn dịch ở cả mẹ và bé.

5. Trứng

Trứng có thể được xem là một siêu thực phẩm dành cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy hàm lượng protein trong trứng thấp hơn khoảng 38.6% so với thịt thỏ, song thực phẩm này lại chứa nhiều vitamin A, D và E, ba dưỡng chất mà thịt thỏ không có.Trong đó, vitamin A giúp thai nhi phát triển thị lực, vitamin D hỗ trợ hấp thụ canxi và phát triển xương, còn vitamin E có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng sản khoa nguy hiểm ở mẹ bầu.Do đó, nếu sản phụ vẫn còn phân vân chưa biết có bầu ăn thịt thỏ được không , hãy cân nhắc bổ sung trứng để thay thế cho thịt thỏ trong chế độ ăn hàng ngày.Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh lợi ích của việc bổ sung thịt thỏ vào chế độ ăn thai kỳ. Đối với hầu hết sản phụ, thịt thỏ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe thai kỳ.Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần lưu ý rằng, cơ thể mỗi người đều có cách phản ứng khác nhau đối với việc tiêu thụ thực phẩm. Do đó, để tìm ra lời giải đáp chính xác cho mỗi cá nhân xoay quanh việc có bầu ăn thịt thỏ được không , mẹ cần gọi đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để tham khảo ý kiến của các bác sĩ tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng . Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Administrator | tháng 9 15, 2024 | |

Trở về trang chủ

Không có nhận xét nào: