[tintuc] Thiếu máu não uống gì là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi lẽ, bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ, chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ trong việc cải thiện triệu chứng và mức độ của tình trạng thiếu máu não. Vậy, người bệnh thiếu máu lên não nên uống gì tốt cho sức khỏe? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

thiếu máu não uống gìNgười bệnh thiếu máu não uống gì tốt cho sức khỏe?

Thiếu máu não uống gì?

Thiếu máu não nên tiêu thụ các thức uống giàu sắt, vitamin B6, B9, B12, C, omega 3 và chất chống oxy hóa,… Dưới đây là một số loại đồ uống có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu não :

1. Nước lọc

Nước lọc là câu trả lời cho câu hỏi thiếu máu não uống gì . Theonghiên cứu, uống nước đều đặn có thể giúp giảm mức độ thiếu máu bằng cách hỗ trợ tăng cường sản xuất huyết sắc tố (hemoglobin). Đây là một loại protein chứa sắt, có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác, bao gồm cả não bộ.Bên cạnh đó, việc duy trì đủ lượng nước trong cơ thể cũng giúp điều hòa huyết áp, giúp máu lưu thông hiệu quả hơn đến các tế bào não, từ đó cải thiện tình trạng thiếu máu não. Như vậy, đối với câu hỏithiếu máu não nên uống gì, câu trả lời đầu tiên đó chính là nước lọc.

2. Trà xanh loại decaf (không chứa caffeine)

Thiếu máu não nên uống nước gì? Câu trả lời có thể là trà xanh decaf (dòng trà xanh không chứa caffeine). Bởi lẽ, thức uống này thường chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là catechin,giúp cải thiệnlưu thông máu bằng cách hỗ trợ kháng viêm, kiểm soát huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.Ngoài ra, trà xanh còn có khả năng làm giãn mạch máu nhờ sự hiện diện của epigallocatechin gallate (EGCG). Tác dụng này có thể giúp tăng cường lưu lượng máu đến não, hỗ trợ chức năng não. Tuy nhiên, hiệu quả này phụ thuộc vào liều lượng và cơ địa của từng người.

3. Nước ép củ cải đường

Củ cải đường rất giàu sắt và folate - hai dưỡng chấtđóng vai tròchính trong việc sản xuất và duy trì các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.Ngoài ra, loại củ này còn sở hữu hàm lượng cao nitrates tự nhiên. Vào cơ thể, nitrates sẽchuyển hóathành oxit nitric – một chất giúp mở rộng mạch máu, tăng cường tuần hoàn và cải thiện lưu thông máu lên não.Vì vậy, tiêu thụ nước ép củ cải đường có thể là lựa chọn dinh dưỡng lý tưởng, giúp bạn trả lời cho câu hỏi thiếu máu não uống gì .

4. Nước ép lựu

Thiếu máu não uống cái gì tốt cho sức khỏe? Câu trả lời có thể là nước ép lựu. Bởi vì theonghiên cứu, việc tiêu thụ khoảng 500ml nước ép lựu mỗi ngày có thể làm tăng số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin sau 2 tuần. Tác dụng này bắt nguồn từ hàm lượng sắt dồi dào có trong lựu.Không những vậy, loại quả này còn chứa rất nhiều chất chống viêm như vitamin C, polyphenols, flavonoids,…, có khả năng hỗ trợ giảm viêm nhiễm, bảo vệ mạch máu, từ đó tối ưu quá trình vận chuyển máu lên não.
thiếu máu não uống gì, nước ép lựuNước ép lựu giàu sắt, giúp tăng cường sản sinh tế bào máu mới

5. Nước ép ổi

Vitamin C trong ổicó tác dụnghỗ trợ cơ thể tối ưu hóa hiệu suất hấp thụ sắt từ thực phẩm, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất hồng cầu.Bên cạnh đó, ổi cũng giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ mạch máu khỏi tình trạng xơ vữa, từ đó đảm bảo não bộ nhận đủ oxy và dưỡng chất cần thiết.Nhờ những công dụng trên, nướp ép ổi có thể là câu trả lời phù hợp cho thắc mắc thiếu máu não uống gì mà bạn đang quan tâm.

6. Nước ép cam

Tương tự như ổi, cam cũng có tác dụng hỗ trợ cơ thể sản xuất hồng cầu, bằng cách cung cấp vitamin C và sắt .Bên cạnh đó, folate (vitamin B9) trong loại quả này còn có khả năng giúp ổn định mức homocysteine - một axit amin có liên quan tới bệnh tim mạch, đột quỵ, từ đó góp phần tối ưu quá trình tuần hoàn máu lên não.Vì vậy, nước cam ép cũng sẽ là một gợi ý không thể thiếu trong danh sáchthiếu máu não nên uống gì.

7. Sinh tố đu đủ

Bên cạnh folate, đu đủ cũng sở hữu hàm lượng cao vitamin C. Theo đó, dưỡng chất này cũng có tác dụng tăng cường hấp thụ sắt từ chế độ ăn, từ đó giúp cơ thể sản xuất thêm nhiều tế bào hồng cầu và hemoglobin, góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu não. Vậy,thiếu máu não uống nước gì? Câu trả lời có thể là sinh tố đu đủ.

8. Sinh tố bơ

Ngoài việc hỗ trợ sản xuất hồng cầu nhờ folate, quả bơ còn giúp cải thiện tuần hoàn máu não và nâng cao sức khỏe hệ thần kinh nhờ hàm lượng chất béo không bão hòa, vitamin E và K.Cụ thể, chất béo không bão hòa đơn trong bơ giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó hạn chế mỡ tích tụ tại thành động mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn đến não.Trong khi đó, vitamin E và K là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ mạch máu và tế bào não khỏi tổn thương, hỗ trợ cải thiện sức khỏe não bộ.

9. Sinh tố chuối

Chuối rất giàu vitamin B6 - dưỡng chất có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hemoglobin, hỗ trợ cơ thể tạo ra hồng cầu. Ngoài ra, kali trong chuối cũng giúp duy trì huyết áp ổn định, đảm bảo rằng máu được lưu thông hiệu quả đến não, giúp não bộ nhận đủ oxy và dưỡng chất cần thiết.
thiếu máu não nên uống gì, sinh tố chuốiSinh tố chuối giàu vitamin B6, tốt cho người bệnh thiếu máu não

10. Sữa tươi

Protein trong sữa tươi, cùng với vitamin B12 và folate, có thể hỗ trợ cơ thể sản xuất hemoglobin và hồng cầu. Bên cạnh đó, thức uống này cũng rất giàu canxi và vitamin D.Đây là hai dưỡng chất tham gia vào quá trình co bóp của cơ tim cũng như tăng cường sức bền mạch máu, từ đó hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu lên não. Vì vậy, sữa tươi có thể là gợi ý đang cân nhắc cho câu hỏi thiếu máu não uống gì .

11. Sữa hạt

Hầu hết các loại sữa hạt đều sở hữu hàm lượng sắt dồi dào - nguyên liệu không thể thiếu cho quá trình sản xuất hồng cầu. Đặc biệt, sữa óc chó, sữa hạt lanh còn chứa nhiều axit béo omega-3.Omega 3có tác dụngchống viêm, giảm xơ vữa động mạch, từ đó góp phần tăng cường lưu thông máu lên não bộ. Vì vậy, đối với câu hỏi thiếu máu nên uống gì, sữa hạt sẽ là một trong những lựa chọn phù hợp.

12. Trà thảo mộc

Thiếu máu não uống gì ? Câu trả lời là các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà bạc hà, trà bạch quả,… Bởi lẽ, các loại trà này đều rất giàu các chất chống oxy hóa. Nhờ vậy, chúng có khả năng giảm viêm, góp phần ngăn chặn xơ vữa động mạch và các cục máu đông tích tụ, từ đó khai thông khí huyết, cải thiện tuần hoàn máu não.Dưới đây là tác dụng cụ thể của từng loại trà để bạn tham khảo:
  • Trà gừng: Gingerol và shogaol trong gừng có tác dụng chống viêm và tăng cường tuần hoàn máu. Chúng giúp giãn nở mạch máu, tăng cường lưu lượng máu lên não và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng thiếu máu não.
  • Trà hoa cúc: Apigenin và luteolin là flavonoid có trong hoa cúc, giúp giảm viêm và chống oxy hóa, bảo vệ sức khỏe tim mạch và cải thiện hiệu quả lưu thông khí huyết;
  • Trà nhân sâm: Trà nhân sâm chứa ginsenosides. Đây là dưỡng chất có khả năng tăng cường chức năng hệ thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường khả năng cung cấp oxy cho não;
  • Trà bạc hà: Menthol và menthone trong bạc hà có tác dụng làm giãn mạch máu tạm thời và tăng cường lưu thông máu. Do đó, trà bạc hà giúp cải thiện tuần hoàn, giảm căng thẳng và đau đầu, đồng thời mang lại cảm giác thư giãn.

13. Nước ép táo

Táo rất giàu chất xơ, vitamin C, kali và các chất chống oxy hóa như catechin, quercetin,… có tác dụng kháng viêm, điều hoà huyết áp, bảo vệ mạch máu và duy trì lưu lượng máu não. Vì vậy, trả lời câu hỏi thiếu máu lên não uống gì, táo có thể là sự lựa chọn phù hợp.
thiếu máu lên não uống gì, nước ép táoNước ép táo giàu vitamin C, kali và các chất chống oxy hóa có đặc tính kháng viêm

14. Sinh tố kiwi

Tương tự với các loại hoa quả nêu trên, kiwi rất giàu vitamin C, folate và các chất chống oxy hóa như polyphenols, carotenoids,… Với hàm lượng các dưỡng chất kể trên, loại quả này có thể được cân nhắc bổ sung vào danh sách thiếu máu não uống nước gì.

15. Sinh tố dâu tây

Khi thiếu máu, các tế bào não có thể bị tổn thương bởi căng thẳng oxy hóa và gốc tự do. Trong khi đó, dâu tây, với hàm lượng cao và đa dạng các chất chống oxy hóa như quercetin, anthocyanin, vitamin C,…, có thể góp phần ức chế các gốc tự do và làm dịu tình trạng căng thẳng oxy hóa. Vì vậy, sinh tố dâu tây có thể là gợi ý phù hợp cho thắc mắcthiếu máu lên não nên uống gì.

16. Nước dừa

Thiếu máu não có thể gây buồn nôn và nôn, dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng điện giải và giảm hiệu suất dẫn truyền của các tín hiệu thần kinh. Lúc này, người bệnh có thể tiêu thụ nước dừa để bổ sung các chất điện giải như canxi, kali, natri,…, từ đó giúp cân bằng nước và duy trì sự dẫn truyền xung thần kinh, đảm bảo não bộ hoạt động tối ưu.

17. Nước ép dưa hấu

Tương tự dừa, dưa hấu chứa rất nhiều và các chất điện giải (kali, natri,…). Ngoài ra, dưa hấu còn chứa L-citrulline - một axit amingiúp tăng cườnglưu thông máu thông qua đặc tính kích thích giãn mạch. Như vậy, đối với câu hỏi thiếu máu não uống gì , nước ép dưa hấu có thể là một trong những lựa chọn dinh dưỡng phù hợp.
Xem thêm:
  • Thiếu máu não nên ăn gì, làm gì?
  • Thiếu máu lên não không nên ăn gì?

Những đồ uống người bệnh thiếu máu não cần tránh

Bên cạnh việc quan tâm đến chủ đề thiếu máu não uống gì , người bệnh cũng cần chú ý tới các thức uống có hại để hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn ra khỏi chế độ dinh dưỡng, chẳng hạn như:

1. Cà phê

Cà phê thường chứa hàm lượng cao caffeine - một chất kích thích có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, gây căng thẳng mạch máu. Việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây co thắt mạch máu, đặc biệt là các mạch máu trong não, dẫn đến giảm lưu lượng máu và làm trầm trọng hơn các triệu chứng như đau đầu và chóng mặt.Ngoài ra, caffeine còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt, cản trở quá trình cơ thể sản xuất hemoglobin (huyết sắc tố trong hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy lên não).Do đó, để đảm bảo quá trình sản xuất và vận chuyển máu lên não diễn ra hiệu quả, người bệnh không nên tiêu thụ cà phê quá nhiều cà phê. Tốt hơn hết, người bệnh cần giới hạn hàm lượng caffeine tiêu thụ xuống dưới mức 200 mg / ngày.
Người bệnh thiếu máu não cần hạn chế uống cà phêNgười bệnh thiếu máu não cần hạn chế uống cà phê

2. Rượu bia

Do ảnh hưởng của cồn (ethanol) lên các cơ trơn trong thành mạch máu, tiêu thụ rượu bia thường xuyên hoặc với lượng lớn có thể làm giãn mạch máu một cách quá mức, gây tụt huyết áp và làm giảm lượng máu cung cấp cho não.Ngoài ra, cồn trong các thức uống này còn ức chế hoạt động của hormone chống bài niệu (ADH), khiến cơ thể mất nước và giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu não.

3. Nước tăng lực, nước ngọt

Nước tăng lực và nước ngọt đều chứa hàm lượng lớn đường, tiềm ẩn nguy cơ khiến đường huyết tăng vọt sau khi tiêu thụ. Đối với người thiếu máu não, sự tăng lên đột ngột của đường huyết có thể làm tăng huyết áp tạm thời, từ đó làm nặng thêm các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu.Ngoài ra, tương tự cà phê, các loại nước tăng lực cũng sở hữu hàm lượng lớn caffeine, gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hồng cầu và lưu thông máu.

Người bị thiếu máu lên não cần lưu ý gì trong ăn uống, sinh hoạt?

Bên cạnh danh sáchthiếu máu lên não uống gì, người bệnh này cùng cần ghi nhớ một số lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để tối ưu hiệu quả điều trị bệnh, chẳng hạn như việc:
  • Tăng cường thực phẩm giàu sắt: Ưu tiên thịt đỏ, gan, cá, đậu, rau xanh lá đậm như cải bó xôi và các loại hạt để hỗ trợ sản xuất hemoglobin và cải thiện tuần hoàn máu lên não;
  • Bổ sung vitamin C: Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, dâu tây có thể giúp tăng cường hiệu suất hấp thụ sắt vào cơ thể, hỗ trợ quá trình tái tạo máu diễn ra thuận lợi;
  • Thay thế dầu động vật bằng dầu thực vật: Sử dụng dầu mè, dầu hướng dương hoặc dầu hạnh nhân thay cho dầu động vật để giảm cholesterol xấu và bảo vệ hệ tuần hoàn;
  • Hạn chế protein từ thịt đỏ: Giảm tiêu thụ thịt đỏ như thịt bò, heo, cừu, dê và thay vào đó, tăng cường ăn trứng, các loại đậu và thủy hải sản để vừa đáp ứng nhu cầu protein của cơ thể, vừa hạn chế hấp thụ quá mức chất béo bão hòa từ thịt đỏ.
  • Thay thế tinh bột thông thường bằng ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, bún lứt, yến mạch,… thường giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, tốt cho sức khỏe tim mạch và tuần hoàn máu;
  • Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên duy trì các bài tập nhẹ nhàng ít nhất 30 phút / ngày như đi bộ, bơi lội hoặc yoga để cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao hiệu quả của hệ tim mạch;
  • Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ từ 7 - 8 giờ mỗi đêm có thể giúp cơ thể hồi phục và tối ưu quá trình lưu thông máu lên não;
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Người bệnh nên chú ý thay đổi tư thế từ từ, đặc biệt khi đứng dậy từ vị trí ngồi hoặc nằm để tránh chóng mặt, hoa mắt;
  • Theo dõi và kiểm soát bệnh lý nền: Người bệnh thiếu máu não nên thăm khám định kỳ ít nhất 2 lần / năm để theo dõi tình trạng bệnh cũng như kiểm soát các bệnh lý nền như huyết áp thấp, xơ vữa động mạch,… đồng thời, hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn xây dựng chế độ ăn khoa học.
Người bệnh cần chủ động hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn xây dựng chế độ ăn khoa học
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi thiếu máu uống nước gì từ Trung Tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng. Hy vọng, bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin và các gợi ý cần thiết, giúp bạn giảm bớt khó khăn trong việc đưa ra quyết địnhthiếu máu não uống cái gì. Nếu bạn còn bất kì câu hỏi nào lên quan tới chủ đề thiếu máu não uống gì , đừng quên liên hệ tới Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng qua hotline https://m.me/fit.vn.je để được tư vấn kịp thời và chi tiết.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Administrator | tháng 9 21, 2024 | |

Trở về trang chủ

Không có nhận xét nào: