Tổng cộng:
[tintuc] Loét dạ dày , hay còn gọi là loét bao tử, thường gây đau đớn và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu rõ về dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh loét dạ dày là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa. Vậy, dấu hiệu loét dạ dày là gì? Nguyên nhân loét dạ dày đến từ đâu? Làm thế nào để phòng và điều trị bệnh hiệu quả? Tất cả sẽ được Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng giải đáp ngay trong bài viết sau.
[/tintuc]
Bệnh loét dạ dày là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu ra sao?
Loét dạ dày là gì?
Loét dạ dày là tình trạng niêm mạc bên trong dạ dày bị tổn thương đến mức gián đoạn tính liên tục, tạo thành những vết rách hoặc lỗ nhỏ trên bề mặt. Các vết loét này có thể gây khó chịu, đau đớn và chảy máu, đặc biệt khi dạ dày tiếp xúc với thực phẩm và dịch tiêu hóa.Nguyên nhân loét dạ dày là gì?
Loét dạ dày là bệnh lý phức tạp, có thể có nhiều hơn một nguyên nhân gây bệnh, trong đó bao gồm:1. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày . Vi khuẩn này sống trong lớp chất nhầy của niêm mạc, có khả năng tổng hợp ra amoniac từ urea.Amoniac là một chất gây độc tế bào. Vì thế, khi vi khuẩn HP sinh sôi, hợp chất có thể phá hủy màng tế bào, gây viêm và làm suy yếu khả năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến loét.Theo ước tính, cứ mỗi 100 người nhiễm phải H. pylori thì có khoảng 10 - 15 ngườibị loét dạ dày. (1)Nhiễm khuẩn H. pylori là nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày
2. Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Các thuốc NSAIDs như ibuprofen, aspirin và naproxen có thể gây loét dạ dày bằng cách làm giảm sản xuất prostaglandin, các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày.Sự sụt giảm prostaglandin làm suy giảm lớp chất nhầy bảo vệ, đồng thời làm tăng độ axit trên niêm mạc, dẫn đến tổn thương niêm mạc.3. Căng thẳng
Căng thẳng làm tăng nồng độ hóc-môn cortisol. Cortisol tăng cao có thể làm giảm sự hình thành prostaglandin - một nhóm hợp chất lipid có khả năng ức chế tiết axit, kích thích tiết chất nhầy và bicarbonate để kiềm hóa niêm mạc dạ dày. (2)Đồng thời, prostaglandin cũng có khả năng điều chỉnh lưu lượng máu đến niêm mạc, cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể cho niêm mạc để chống lại nhiều tác nhân gây tổn thương cấp tính. (3)Thế nên, thông qua việc làm giảm prostaglandin, căng thẳng có thể làm tăng axit dạ dày, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng tự bảo vệ và phục hồi của niêm mạc, góp phần gây loét dạ dày .4. Hút thuốc lá và uống rượu
Có thể kích ứng niêm mạc, gây viêm, làm giảm tiết chất nhầy và tăng độ axit trên niêm mạc, từ đó tạo điều kiện để vết loét hình thành hoặc tiến triển nặng.5. Chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh
Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất béo bão hòa và caffeine có thể kích thích niêm mạc dạ dày, làm tăng tiết axit, gây tổn thương và làm tăng nguy cơ bị loét.6. Bệnh lý khác
Một số bệnh lý như Crohn (viêm ruột xuyên thành mạn tính), Hội chứng Cushing (tăng nồng độ hóc-môn gây căng thẳng cortisol) và bệnh Celiac (không dung nạp gluten) có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày do các yếu tố viêm nhiễm và rối loạn chức năng miễn dịch.7. Yếu tố di truyền
Có đến25 dấu hiệudi truyền liên quan đến tình trạng viêm loét hệ tiêu hóa đã được phát hiện trong thời gian gần đây (2023).Bằng cách tác động vào quá trình biệt hóa của các tế bào dạ dày và điều hòa một số nội tiết tố liên quan, các yếu tố di truyền hoàn toàn có thể thúc đẩy sự phát triển của vết loét.Theonghiên cứu, các yếu tố di truyền (gen) có thể quyết định đến 40% nguy cơ bị viêm loét hệ tiêu hóa ở một người, trong đó bao gồm cả tình trạng loét dạ dày . Vì thế, người có tiền sử gia đìnhbị loét dạ dàycó nguy cơ cao bị mắc bệnh hơn những người khác.Dấu hiệu loét dạ dày
Một sốtriệu chứng loét dạ dàymà người bệnh thường gặp có thể bao gồm:- Cảm giác đau rát hoặc đau nhói tựa như có vật gì đó đâm sâu vào bụng. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị (phần bụng trên nằm gần lồng ngực). Mức độ đau có thể tăng lên khi đói hoặc sau khi ăn;
- Chán ăn và giảm cân không rõ lý do;
- Đầy hơi và ợ nóng;
- Cảm giác khó chịu hoặc chướng bụng sau khi ăn;
- Buồn nôn hoặc nôn mửa, có thể thấy máu tươi hoặc máu khô sẫm màu trong bãi nôn;
- Phân đen hoặc có máu;
- Khi loét dạ dày gây xuất huyết quá mức, bạn cũng có thể gặp các các triệu chứng thiếu máu, chẳng hạn như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, uể oải, khó thở, tim đập nhanh,…
Đau buốt và nóng rát vùng bụng trên có thể là dấu hiệu của bệnh loét dạ dày
Đối tượng dễ bị loét dạ dày
Loét dạ dày có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn do lối sống, bệnh lý hoặc yếu tố môi trường, trong đó bao gồm:1. Người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori - HP)
Nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân chính gây loét dạ dày . Vi khuẩn này có thể lây truyền qua thực phẩm, nước uống hoặc sinh hoạt chung với người nhiễm.Chỉ riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, các số liệu thống kê cho thấy có đến 87.7% trẻ em trong độ tuổi đi học bị nhiễm phải vi khuẩn HP. Trong khi đó, trên phạm vi toàn quốc, ước tính có khoảng 70.3% dân số Việt Nam bị nhiễm phải vi khuẩn này. (6)2. Người lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc NSAIDs như ibuprofen, aspirin và naproxen có nguy cơ caobị loét dạ dàybởi các thuốc này có thể làm giảm lớp chất nhầy bảo vệ trên niêm mạc.3. Người thường xuyên căng thẳng
Stress không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng nó có thể gián tiếp làm tăng tiết axit dạ dày và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày . Vì vậy, những người có cuộc sống căng thẳng hoặc làm việc trong môi trường áp lực cao có nguy cơbị loét dạ dàycao hơn phần đông dân số.4. Người có chế độ ăn uống không lành mạnh
Ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, nhiều chất béo và uống nhiều cà phê có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ loét.5. Người hút thuốc lá và uống rượu
Uống rượu bia quá nhiều có thể gây kích ứng trực tiếp, làm hao mòn niêm mạc dạ dày. Trong khi đó, nicotine trong thuốc lá có thể làm giảm sự sản sinh prostaglandin ở dạ dày. Khi prostaglandin giảm, độ axit trên niêm mạc sẽ tăng, từ đó làm cho niêm mạc dễ bị loét. (7)6. Người lớn tuổi
Người lớn tuổi có nguy cơ caobị loét dạ dàydo sự thoái hóa của lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày theo thời gian, hoặc do có tiền sử uống nhiều thuốc kháng viêm không chứa steroids.Người cao tuổi có nguy cơ bị loét dạ dày cao hơn phần đông dân số
7. Người có tiền sử gia đình bị loét dạ dày
Nếu trong gia đình có người từngbị loét dạ dày, bạn cũng có nguy cơ cao hơn mắc bệnh do yếu tố di truyền và môi trường sống chung.8. Người mắc bệnh lý khác
Những người mắc bệnh lý như bệnh gan, bệnh thận hoặc bệnh phổi mạn tính có nguy cơ cao hơnbị loét dạ dày. Các bệnh này có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu và chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ viêm loét.Loét dạ dày có lây không?
Bệnh loét dạ dày có thể lây nhiễm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Theo đó:- Nếu loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), thì bệnh có thể lây nhiễm qua tiếp xúc giữa người với người thông qua nước bọt, chất nôn, phân, sử dụng chung dụng cụ ăn uống hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn.
- Trong khi đó, những vết loét dạ dày do các nguyên nhân khác, chẳng hạn như sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), căng thẳng, chế độ ăn uống thiếu cân đối,…. thì không thể lây nhiễm.
Loét dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh loét dạ dày CÓ THỂ gây nguy hiểm. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây xuất huyết (chảy máu) cục bộ bên trong dạ dày. Tình trạng xuất huyết này có thể diễn ra trong âm thầm, kéo dài, dẫn đến các triệu chứng thiếu máu như gây mệt mỏi, khó thở, da nhợt nhạt và tim đập nhanh.Nghiêm trọng hơn, một số biến chứng loét dạ dày còn có thể bao gồm thủng niêm mạc, hẹp môn vị, gây tắc nghẽn đường ra của dạ dày hoặc thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày .Chẩn đoán loét dạ dày
Khi chẩn đoán bệnh loét dạ dày , bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:Phương pháp chẩn đoán (xét nghiệm) | Cơ chế chẩn đoán |
Nội soi dạ dày tá tràng | Sử dụng một ống mềm có gắn camera (nội soi) đưa vào qua miệng hoặc mũi để quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày và tá tràng, giúp phát hiện các vết loét, viêm hoặc bất thường khác. |
X-quang có cản quang | Bệnh nhân uống một chất cản quang (barium) trước khi chụp X-quang. Chất này làm niêm mạc dạ dày hiện rõ trên phim X-quang, giúp phát hiện các tổn thương loét hoặc hẹp đường tiêu hóa. |
Xét nghiệm H. pylori | Bao gồm xét nghiệm máu, hơi thở, phân để phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori, nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày . |
Xét nghiệm máu ẩn trong phân | Kiểm tra sự hiện diện của máu trong phân, giúp phát hiện chảy máu tiêu hóa, một dấu hiệu của loét dạ dày . |
Xét nghiệm chức năng dạ dày | Thu thập axit dạ dày thông qua ống thông mũi mỗi 15 phút / lần để đo lượng axit dạ dày và các enzym tiêu hóa khác, giúp đánh giá chức năng dạ dày và phát hiện các vấn đề liên quan đến loét. |
Sinh thiết niêm mạc dạ dày | Lấy mẫu mô từ niêm mạc dạ dày qua nội soi để kiểm tra dưới kính hiển vi, giúp xác định mức độ tổn thương, tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori và loại trừ khả năng ung thư hoặc các bệnh lý dạ dày khác. |
Loét dạ dày có chữa được không?
Trong hầu hết trường hợp, bệnh loét dạ dày hoàn toàn có thể được chữa khỏi , đặc biệt là khi được chẩn đoán và điều trị kịp thời.Trong quá trình chữa trị, phần lớn người bệnh chỉ cần dùng thuốc trong khoảng 2 - 3 tháng rồi dừng hẳn, ngoại trừ những trường hợp bị viêm loét dạ dày do Hội chứng Zollinger-Ellison (tình trạng dạ dày tăng tiết axit do xuất hiện các khối u), có thể cần dùng thuốc đến suốt đời.Phương pháp điều trị loét dạ dày
Để điều trị bệnh loét dạ dày , các bác sĩ thường kết hợp một hoặc nhiều phương pháp, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh để tối ưu hóa hiệu quả hồi phục và ngăn ngừa biến chứng. Các phương pháp này có thể bao gồm:Phương pháp điều trị | Cơ chế điều trị |
Thuốc kháng sinh (antibiotics) | Diệt vi khuẩn Helicobacter pylori, nguyên nhân chính gây loét dạ dày . Thường dùng kết hợp hai hoặc ba loại kháng sinh để đảm bảo hiệu quả. |
Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) | Giảm sản xuất axit dạ dày bằng cách ức chế enzyme bơm proton, giúp niêm mạc dạ dày lành nhanh hơn. |
Thuốc kháng histamine | Giảm sản xuất axit dạ dày bằng cách ức chế thụ thể histamine trong các tế bào niêm mạc dạ dày. |
Thuốc bảo vệ niêm mạc | Tạo lớp màng bảo vệ trên niêm mạc dạ dày, ngăn không cho axit và các chất kích thích gây tổn thương thêm. Ví dụ: sucralfate, bismuth subsalicylate. |
Thuốc kháng axit (antacids) | Trung hòa axit dạ dày ngay lập tức, giảm triệu chứng khó chịu và đau dạ dày . |
Thay đổi lối sống | Tránh các yếu tố kích thích như rượu bia, thuốc lá, thực phẩm cay nóng và giảm stress, góp phần làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. |
Phẫu thuật | Đối với những trường hợp không đáp ứng với thuốc hoặc đã gặp phải các biến chứng như xuất huyết, thủng hoặc tắc nghẽn dạ dày, phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất. |
Loét dạ dày bao lâu thì lành?
Nếu được điều trị thích hợp, hầu hết các vết loét dạ dày sẽ lành trong vòng 4 đến 8 tuần (nếu không có biến chứng). Tuy nhiên, một số vết loét có thể mất 12 tuần hoặc lâu hơn để lành lại. Trên thực tế, thời gian hồi phục ở mỗi cá nhân có thể khác nhau, tùy thuộc vào một số yếu tố như:- Kích thước của vết loét: Vết loét càng lớn thì thời gian dành để hồi phục càng lâu;
- Nguyên nhân gây loét: Loét do tiền sử lạm dụng thuốc kháng viêm không chứa steroids (NSAIDs) cần thời gian phục hồi lâu hơn loét vi khuẩn Helicobacter pylori, đặc biệt nếu việc sử dụng NSAIDs không được ngừng hẳn hoặc giảm liều.
- Mức độ tuân thủ phác đồ điều trị: Việc tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ về thuốc men và thay đổi lối sống giúp vết loét lành nhanh hơn.
- Có biến chứng hay không: Các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, thủng dạ dày, hẹp môn vị, tắc nghẽn dạ dày có thể cần được phẫu thuật nên kéo dài thời gian hồi phục.
Thời gian phục hồi bệnh còn tùy thuộc vào độ lớn của vết loét
Loét dạ dày có tự khỏi được không?
Trong một số trường hợp, loét dạ dày có thể tự lành. Tuy nhiên, điều đó không phổ biến, thường gặp hơn là tình trạng loét dạ dày kéo dài nhiều tuần và nhiều tháng mà không có dấu hiệu thuyên giảm.Cần lưu ý rằng loét dạ dày , nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, cũng có nhiều khả năng tái phát.Do đó, ngay khi nhận thấy bản thân có cácdấu hiệu loét dạ dày, người bệnh không nên chờ đợi xem liệu vết loét có tự lành hay không, mà cần điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng xuất huyết và giảm thiểu nguy cơ tái phát.Cách phòng ngừa loét bao tử
Để phòng ngừaloét bao tử, mỗi người cần duy trì lối sống khoa học với chế độ ăn uống cân bằng (giàu chất xơ, vitamin, chất oxy hóa; ít đường, caffeine, cồn và chất béo bão hòa), đồng thời kiểm soát căng thẳng và tránh lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.Bên cạnh đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị sớm các bệnh lý tiềm ẩn như viêm dạ dày cũng là cách hiệu quả để ngăn ngừaloét bao tửtrong tương lai.Nghi bị loét dạ dày: Khi nào đi khám bác sĩ?
Bạn nên đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng nghi ngờ do loét dạ dày như đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, giảm cân không rõ lý do, ợ nóng, đầy hơi.Đặc biệt, nếu triệu chứng đau nghiêm trọng, kéo dài, hoặc có dấu hiệu chảy máu (như nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen), bạn cần đặt lịch hẹn với bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.Người bệnh cần đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa nếu nghi ngờ bản thân bị loét dạ dày
Nếu nghi ngờ bản thân đangbị loét dạ dày, bạn có thể cân nhắc đặt lịch thăm khám tại chuyên khoa Tiêu hóa - Gan - Mật - Tụy thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.Tại đây, chúng tôi sở hữu nhiều hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại như máy nội soi EVIS X1 GIF-EZ1500, máy nội soi siêu âm Olympus EU-ME 2,… có khả năng phóng đại hình ảnh thu nhận được từ dạ dày lên đến 100 lần, giúp tầm soát nhanh các vết loét dạ dày và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả.Để đặt lịch thăm khám loét dạ dày tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể gọi đến số hotline 093 180 6858 - 028 7102 6789 (TP.HCM) hay 024 7106 6858 - 024 3872 3872 (Hà Nội).Tóm lại, loét dạ dày (bao tử) là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả nếu nhận biết sớm các dấu hiệu, nguyên nhân và tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩDo đó, nếu có nhu cầu được tư vấn chuyên sâu hơn về bệnh loét dạ dày và những vấn đề liên quan, bạn hãy chủ động liên hệ đến Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được giải đáp cụ thể. Chúc bạn mau chóng tìm được phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và lấy lại cân bằng trong cuộc sống!Đánh giá bài viết