[tintuc]Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, số người mắc bệnh về đường tiêu hóa tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao. Cụ thể, số liệu thống kê bệnh đường tiêu hóa cho thấy, có khoảng 10% dân số Việt Nam hiện nay đang gặp phải các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Vậy, bệnh tiêu hóa là gì? Làm thế nào để nhận biết sớm dấu hiệu và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa một cách hiệu quả? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
một số bệnh về đường tiêu hóaĐâu là các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp?

Bệnh đường tiêu hóa là gì?

Bệnh đường tiêu hóa(gastrointestinal diseases) là các bệnh lý liên quan đến hệ thống ống tiêu hóa, bao gồm miệng, vùng hầu họng - thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các cơ quan phụ trợ như gan, túi mật và tuyến tụy.Bệnh tiêu hóa có thể là cấp tính, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn hoặc mạn tính, kéo dài trong thời gian dài. (1)

Những dấu hiệu bệnh đường tiêu hóa điển hình nhất

Các bệnh lý đường tiêu hóa có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, từ những triệu chứng nhẹ như đầy hơi, khó tiêu đến những triệu chứng nghiêm trọng hơn như đau bụng dữ dội, chảy máu đường tiêu hóa. Việc thay đổi đột ngột thói quen đi tiêu hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân cũng là những dấu hiệu đáng lo ngại.
Những dấu hiệu bệnh đường tiêu hóa điển hình nhấtĐau bụng và khó tiêu thường là những dấu hiệu điển hình của bệnh tiêu hóa
Dấu hiệu bệnh về đường tiêu hóa rất đa dạng, có sự khác nhau tùy vào vị trí khởi phát, phân loại bệnh, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:
Cơ quan bị ảnh hưởng Dấu hiệu liên quan
Thực quản - Ợ nóng, ợ chua

- Khó nuốt

- Đau hoặc rát ở ngực (thường do trào ngược dạ dày)

Dạ dày - Đau hoặc rát vùng thượng vị (trên rốn)

- Buồn nôn, nôn mửa- Chướng bụng, đầy hơi

- Cảm giác no sớm hoặc chán ăn

Ruột non - Đau bụng sau khi ăn

- Tiêu chảy, phân lỏng- Chướng bụng, đầy hơi

- Kém hấp thu dinh dưỡng, sụt cân

Đại tràng (ruột già) - Đau bụng dưới

- Tiêu chảy hoặc táo bón- Có máu trong phân hoặc phân đen

- Đầy hơi, chướng bụng

Gan - Vàng da, vàng mắt

- Ngứa da- Mệt mỏi, suy nhược

- Phân màu nhạt hoặc nước tiểu sẫm màu

Túi mật - Đau bụng trên bên phải

- Đau lan lên vai hoặc sau lưng- Buồn nôn, nôn mửa

- Vàng da, vàng mắt

Tụy - Đau bụng trên, lan ra sau lưng

- Buồn nôn, nôn mửa- Sụt cân không rõ nguyên nhân

- Phân có mùi hôi, có váng mỡ nổi trên mặt nước (do hấp thụ chất béo kém)

Một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp

1. Các bệnh răng miệng, hầu họng

Răng miệng và hầu họng là cửa ngõ đầu tiên của ống tiêu hóa, trong đó:
  • Răng: Giúp nghiền nát thức ăn;
  • Lưỡi và nước bọt: Chứa enzyme amylase, giúp phân giải một phần carbohydrate.
  • Hầu họng: Giúp đẩy thức ăn từ miệng xuống thực quản thông qua động tác nuốt.
Dưới đây là một số bệnh lý có thể xảy ra ở vùng răng miệng, hầu họng, kèm theo đó nguyên nhân, triệu chứng và cách mà chúng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thực phẩm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Sâu răng, viêm nướu Do vi khuẩn, vệ sinh kémĐau răng, chảy máu nướu, hôi miệngKhó nhai, ảnh hưởng đến việc nghiền thức ăn
Viêm họng, viêm amidan Nhiễm vi khuẩn, virusĐau họng, sốt, khó nuốtKhó nuốt, gây đau khi nuốt thức ăn
Khô miệng (xerostomia) Do thuốc, bệnh lý mãn tínhKhó nuốt, hôi miệng, khô miệngGiảm tiết nước bọt, khó tiêu hóa tinh bột

2. Bệnh về thực quản

Thực quản là ống nối từ hầu họng đến dạ dày, có nhiệm vụ vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày nhờ chuyển động co bóp (nhu động) của hệ thống bó cơ.Phía dưới cùng của thực quản có cơ thắt thực quản dưới (LES), giúp ngăn chặn axit dạ dày và thực phẩm trào ngược lên gây bỏng rát thực quản và hầu họng. Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể xảy ra ở thực quản bao gồm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) Axit dạ dày trào ngược lên thực quảnỢ nóng, đau ngực, khó nuốtAxit gây tổn thương niêm mạc thực quản, khó nuốt
Viêm thực quản Do GERD, nhiễm nấmĐau ngực, khó nuốt, ợ hơiGây đau khi ăn uống, khó nuốt thức ăn
Ung thư thực quản Thói quen hút thuốc, rượu, GERD mãn tínhSụt cân, khó nuốt, đau ngựcẢnh hưởng nặng đến khả năng nuốt và hấp thu dinh dưỡng

3. Bệnh dạ dày

Dạ dày là cơ quan nằm giữa thực quản và ruột non, có nhiệm vụ tiết ra axit HCl và enzyme pepsin để phân giải protein thành các chuỗi nhỏ hơn. Bên cạnh đó, dạ dày cũng đóng vai trò nhào trộn thức ăn với dịch vị, tạo ra hỗn hợp thực phẩm dễ tiêu hóa hơn cho ruột non. Một số bệnh tiêu hóa có thể xảy ra ở dạ dày bao gồm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Viêm dạ dày Nhiễm vi khuẩn HP, NSAIDs, rượuĐau thượng vị, buồn nôn, nôn mửaGiảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn
Loét dạ dày Nhiễm vi khuẩn HP, NSAIDsĐau bụng, khó tiêu, xuất huyết tiêu hóaGây đau đớn và khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc hấp thu dưỡng chất
Ung thư dạ dày Nhiễm HP, yếu tố di truyền, ăn đồ muối nhiềuSút cân, đau bụng, nôn ra máuẢnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu hóa và hấp thu

4. Bệnh về đường ruột (ruột non/ ruột già)

Hệ thống đường ruột nằm giữa dạ dày và trực tràng, gồm ruột non và ruột già. Trong đó:
  • Ruột non: Tiết enzyme từ tụy và gan để hoàn tất quá trình tiêu hóa carbohydrate, protein, lipid và hấp thụ dưỡng chất.
  • Ruột già: Hấp thụ nước và các khoáng chất, đồng thời đào thải chất cặn bã.
Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể xảy ra ở đường ruột bao gồm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích (IBS) Căng thẳng, thức ăn không phù hợpĐau bụng, tiêu chảy, táo bónGây rối loạn tiêu hóa, hấp thu không đều
Bệnh Crohn (viêm ruột mạn tính từng vùng) Rối loạn miễn dịchĐau bụng, tiêu chảy, mệt mỏiHấp thu dinh dưỡng kém, gây sụt cân
Viêm loét đại tràng Nhiễm khuẩn, rối loạn miễn dịchĐau bụng, tiêu chảy ra máuGây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến hấp thu chất

5. Bệnh về tuyến tụy

Tuyến tụy là cơ quan nằm phía sau dạ dày, có vai trò tiết enzyme lipase, amylase và protease vào ruột non để tiêu hóa lần lượt lipid, carbohydrate và protein. Đồng thời, tuyến tụy cũng giúp sản xuất hóc-môn insulin để điều hòa đường huyết. Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể xảy ra ở tụy bao gồm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Viêm tụy cấp/mạn tính Nghiện rượu, sỏi mậtĐau bụng trên, nôn mửa, sốtGiảm khả năng tiết enzyme, làm suy giảm tiêu hóa chất béo và protein
Ung thư tụy Hút thuốc, di truyền, viêm tụy mạn tínhĐau bụng, vàng da, sụt cânGây cản trở việc tiêu hóa và hấp thu chất béo, dẫn đến suy dinh dưỡng

6. Bệnh gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể người, nằm ở bên phải, trên cùng của bụng, ngay sau dạ dày. Gan có vai trò sản xuất mật, sau đó tiết mật vào ruột non để nhũ hóa và tiêu hóa chất béo. Gan còn giúp xử lý chất dinh dưỡng và thải độc cơ thể sau khi chất dinh dưỡng được ruột hấp thụ. Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể xảy ra ở gan bao gồm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Viêm gan Nhiễm virus, tiếp xúc hóa chấtVàng da, mệt mỏi, đau hạ sườn phảiẢnh hưởng đến quá trình sản xuất mật, tiêu hóa chất béo
Xơ gan Nghiện rượu, viêm gan mạn tínhSụt cân, vàng da, mệt mỏiGây suy giảm chức năng gan, ảnh hưởng tới hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất

7. Bệnh về túi mật

Túi mật nằm ngay dưới gan, có vai trò lưu trữ và tiết mật vào ruột non để nhũ hóa chất béo, khiến chất béo có thể tan được trong nước, tạo điều kiện cho enzyme lipase từ tuyến tụy dễ dàng phân giải chất béo thành axit béo và glycerol, giúp ruột dễ hấp thụ. Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể xảy ra ở túi mật bao gồm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Viêm túi mật Sỏi mật, nhiễm trùngĐau bụng trên bên phải, buồn nôn, sốtGây tắc mật, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu chất béo
Sỏi mật Tạo sỏi trong túi mậtĐau bụng phải, buồn nôn, vàng daCản trở dòng chảy của mật, làm giảm hiệu quả tiêu hóa chất béo

8. Bệnh vùng hậu môn

Hậu môn là bộ phận cuối cùng ở ống tiêu hóa, giúp đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể thông qua quá trình đại tiện. Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể xảy ra ở hậu môn bao gồm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Trĩ Táo bón kéo dài, căng thẳng khi đi đại tiệnĐau rát, chảy máu khi đi tiêuGây đau đớn khi đại tiện, ảnh hưởng đến khả năng đào thải chất cặn bã
Nứt hậu môn Táo bón, tiêu chảy kéo dàiĐau rát, chảy máu hậu mônGây đau đớn khi đại tiện, ảnh hưởng đến quá trình đào thải chất thải

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa rất đa dạng, bao gồm thói quen sinh hoạt, ăn uống, môi trường và các yếu tố di truyền (2). Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

1. Chế độ ăn uống không cân đối

Tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, ít chất xơ hoặc thức ăn chế biến sẵn có thể gây racác bệnh tiêu hóakhác nhau, ví dụ như:
  • Viêm / loét dạ dày: Do niêm mạc dạ dày bị kích ứng từ việc tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Dễ xảy ra do chế độ ăn uống mất cân bằng.

2. Nhiễm vi khuẩn và virus

Nhiễm vi khuẩn, virus có thể dẫn đến:
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Thường do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra.
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính: Nhiễm virus như norovirus, rotavirus có thể gây buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng cấp tính.
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, vi khuẩn HPNhiễm khuẩn H. pylori là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày
Nhiễm vi khuẩn và virus gây bệnh đường tiêu hóaMinh họa vi rút Hepatitis C gây bệnh viêm gan C

3. Lạm dụng thuốc

Sử dụng quá nhiều thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen và aspirin để giảm đau, hạ sốt có thể gâycác bệnh về hệ tiêu hóanhư:
  • Viêm dạ dày cấp tính: NSAIDs có thể làm suy yếu lớp bảo vệ dạ dày, dẫn đến viêm.
  • Loét dạ dày: Do tổn thương niêm mạc từ thuốc.
Lạm dụng thuốc là nguyễn nhân gây một số bệnh đường tiêu hóaLạm dụng thuốc có thể dẫn đến bệnh về đường tiêu hóa

4. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Hút thuốc lá, uống rượu bia và căng thẳng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ gây ra:
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Hút thuốc và rượu làm suy yếu cơ vòng thực quản, dẫn đến trào ngược axit.
  • Xơ gan: Uống rượu quá mức làm tổn thương gan, dẫn đến xơ gan và các biến chứng nghiêm trọng khác.
  • Xung huyết thực quản, dạ dày: Xơ gan có thể làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch cửa, khiến máu tích tụ tại khu vực thực quản, dạ dày và gây xung huyết.

5. Gen di truyền

Gen di truyền cũng là một yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa . Một số người có gen di truyền khiến họ dễ mắccác bệnh tiêu hóahơn những người khác, chẳng hạn như ở bệnh Crohn (viêm ruột mạn tính từng vùng), bệnh Celiac (không dung nạp gluten) và Hội chứng Lynch (gây tăng ung thư đại tràng).

Ai dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa?

Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa ; tuy nhiên, có một số đối tượng dễ mắc bệnh hơn phần đông dân số còn lại, trong đó bao gồm:
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • Người cao tuổi;
  • Người ăn uống thiếu cân đối và sinh hoạt thiếu khoa học;
  • Người thường xuyên căng thẳng;
  • Người có bệnh lý nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch,…);
  • Người có tiền sử dùng nhiều thuốc hoặc kế hoạch dùng thuốc dài hạn;
  • Người vừa trải qua phẫu thuật hoặc đang trong các đợt hóa trị / xạ trị ung thư;
  • Người vừa gặp chấn thương hoặc tai nạn.

Bệnh đường tiêu hóa có nguy hiểm không?

Bệnh đường tiêu hóa có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số ví dụ vềcác bệnh tiêu hóanghiêm trọng cùng hệ quả và biến chứng nguy hiểm của chúng:
Bệnh tiêu hóa Hệ quả / biến chứng
Viêm loét dạ dày - tá tràng Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
Ung thư dạ dày Gây tử vong cao nếu phát hiện muộn, khối u có thể di căn và khó chữa trị.
Viêm tụy cấp Gây suy đa tạng, tử vong do sốc nhiễm trùng nếu không can thiệp sớm.
Viêm ruột thừa Gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng toàn thân, rất nguy hiểm nếu ruột thừa vỡ.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) Không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây đau bụng mãn tính, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.

Bệnh đường tiêu hóa có di truyền không?

Hầu hết cácbệnh đường tiêu hóalà không di truyền. Tuy nhiên, có một số ítcác bệnh liên quan đến đường tiêu hóacó nguy cơ di truyền, nghĩa là người có tiền sử gia đình mắc các bệnh này có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Dưới đây là một số ví dụ vềcác bệnh tiêu hóacó khả năng di truyền và các gen liên quan:
Bệnh tiêu hóa Gen liên quan Mô tả
Bệnh Crohn NOD2, ATG16L1, IL23RĐột biến gen NOD2 và một số gen khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn, một loại viêm ruột mãn tính.
Hội chứng đa polyp tuyến gia đình APCĐột biến gen APC gây ra sự hình thành hàng trăm đến hàng ngàn polyp trong ruột già, làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Bệnh celiac HLA-DQ2, HLA-DQ8Các biến thể của gen HLA-DQ2 và HLA-DQ8 liên quan đến hệ miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc bệnh celiac, một bệnh không dung nạp gluten.
Hội chứng Lynch (ung thư đại tràng không polyp di truyền) MLH1, MSH2, MSH6Đột biến các gen sửa chữa DNA như MLH1, MSH2 gây ra hội chứng Lynch, làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng và các bệnh ung thư khác.
Viêm loét đại tràng HLA-DRB1Một số biến thể gen HLA-DRB1 được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét đại tràng, một loại viêm mãn tính của ruột già.
Lưu ý: Các bệnh tiêu hóatrên có thể liên quan đến đột biến hoặc thay đổi ở một số gen cụ thể, làm tăng nguy cơ di truyền trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai mang gen cũng sẽ mắc bệnh bởi vì yếu tố môi trường, dinh dưỡng và lối sống cũng đóng vai trò quan trọng.

Chẩn đoán bệnh đường tiêu hóa

Chẩn đoánbệnh đường tiêu hóathường dựa trên việc kết hợp khám lâm sàng, xét nghiệm và các phương pháp hình ảnh học. Các bước chính bao gồm:
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ hỏi về triệu chứng (đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn), tiền sử bệnh và thói quen ăn uống.
  • Xét nghiệm máu và phân: Giúp phát hiện nhiễm trùng, viêm nhiễm, thiếu máu hoặc dấu hiệu bất thường khác liên quan đến hệ tiêu hóa .
  • Nội soi: Dùng ống nội soi có gắn camera để quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày, ruột hoặc đại tràng nhằm phát hiện viêm loét, polyp hay khối u.
  • Chụp X-quang, CT hoặc MRI: Sử dụng tia bức xạ để tái tạo hình ảnh chi tiết của các cơ quan tiêu hóa, giúp phát hiện khối u, tổn thương hoặc tắc nghẽn.
  • Sinh thiết: Lấy mẫu mô từ niêm mạc đường tiêu hóa (qua nội soi) để kiểm tra dưới kính hiển vi, giúp chẩn đoán các bệnh lý như ung thư, viêm hoặc nhiễm trùng.
Những phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với nhau để đưa ra chẩn đoán chính xác vềbệnh đường tiêu hóa.
Nội soi là phương pháp chẩn đoán bệnh đường tiêu hóa phổ biến

Bệnh đường tiêu hóa có chữa được không?

Hầu hếtbệnh đường tiêu hóacó thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh không thể được chữa trị dứt điểm, mà chỉ có thể kiểm soát thông qua việc ngăn cho bệnh không tiến triển nặng hoặc giảm nhẹ triệu chứng. Cụ thể như sau:
Loại bệnh Ví dụ Thời gian chữa lành thông thường
Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn Viêm dạ dày cấp 1-2 tuần nếu được điều trị đúng cách và tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt.
Nhiễm khuẩn đường ruột 1-2 tuần tùy vào nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng.
Loét dạ dày - tá tràng do HP 4-8 tuần điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton.
Bệnh không thể chữa khỏi, chỉ kiểm soát Bệnh Crohn

(Viêm ruột mạn tính từng vùng)

Không có thời gian chữa lành, bệnh mãn tính và thường kéo dài suốt đời.
Hội chứng ruột kích thích

(IBS)

Bệnh mãn tính, không chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát triệu chứng.
Viêm loét đại tràng Bệnh mãn tính, chỉ có thể kiểm soát triệu chứng nhưng không chữa khỏi hoàn toàn.
Hội chứng Lynch

(gây ung thư đại tràng)

Không có thời gian chữa lành, bệnh di truyền và tăng nguy cơ ung thư.

Cách điều trị bệnh đường tiêu hóa

Cách điều trịbệnh đường tiêu hóarất đa dạng, có thể bao gồm:
  • Dùng thuốc: Tùy vào từng loạibệnh tiêu hóamà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Ví dụ, thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton (PPI) dùng trong điều trị viêm loét dạ dày; thuốc kháng sinh nếu nhiễm vi khuẩn HP; thuốc chống tiêu chảy hoặc nhuận tràng nếu bị rối loạn tiêu hóa; thuốc giảm đau / kháng viêm nếu bị xuất huyết tiêu hóa,…
  • Phẫu thuật: Dành cho các bệnh nặng như viêm ruột thừa, ung thư đại tràng, trĩ mức độ nặng, bệnh Crohn nghiêm trọng hoặc viêm loét không đáp ứng thuốc. Phẫu thuật có thể bao gồm cắt bỏ phần ruột bị tổn thương.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn để giảm triệu chứng, như hạn chế thực phẩm cay, béo, chiên rán hoặc thực phẩm chứa gluten (đối với bệnh celiac); đồng thời thêm nhiều chất xơ, uống đủ nước để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Điều chỉnh lối sống: Giảm stress, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và tránh thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu.
  • Liệu pháp tâm lý: Đối với các bệnh như hội chứng ruột kích thích (IBS), liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể giúp giảm căng thẳng và kiểm soát triệu chứng.
Dùng thuốc theo chỉ định là cách điều trị bệnh về đường tiêu hóa phổ biến

Cách phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa

Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa , bạn có thể thực hiện các biện pháp như:
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như rau quả, chất xơ, uống đủ nước, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, và thức uống có cồn hoặc ga.
  • Thiết lập thói quen ăn uống khoa học: Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm và nhai kỹ để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Giữ vệ sinh thực phẩm: Rửa tay sạch trước khi ăn, nấu chín thực phẩm kỹ lưỡng và tránh ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc hết hạn.
  • Giảm căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga để giảm stress, yếu tố làm tăng nguy cơ mắccác bệnh tiêu hóa.
  • Vận động thường xuyên: Tập thể dục giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
  • Tránh thói quen xấu: Hạn chế hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích.
Các biện pháp này không chỉ giúp phòng tránhbệnh tiêu hóamà còn cải thiện sức khỏe tổng thể.

Nghi mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: Khi nào đi khám bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu bất thường liên quan đến đường tiêu hóa như:
  • Đau bụng kéo dài: Đặc biệt là đau sau khi ăn hoặc đau khi đói.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu kéo dài không rõ nguyên nhân.
  • Nôn mửa: Liên tục nôn ra máu hoặc chất nôn có màu đen.
  • Sút cân không rõ lý do: Giảm cân nhanh chóng mà không thay đổi chế độ ăn hoặc lối sống.
  • Phân đen hoặc có máu: Là dấu hiệu của chảy máu trong hệ tiêu hóa.
  • Ợ nóng, trào ngược axit: Nếu xảy ra thường xuyên hoặc gây khó chịu nghiêm trọng.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe tốt, bạn nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi 6 - 12 tháng một lần, ngay cả khi không có triệu chứng rõ ràng. Điều này giúp phát hiện sớm và ngăn ngừacác bệnh tiêu hóanghiêm trọng.Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu rõbệnh tiêu hóalà gì, nguyên nhân gây bệnh đến từ và dấu hiệu nhận biết như thế nào để kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả.Mỗi người đều có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường tiêu hóa nếu không sinh hoạt, ăn uống đúng cách và tuân theo chỉ định từ bác sĩ. Vì thế, điều quan trọng là bạn cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để nhận được chỉ định từ chuyên gia trong việc điều chỉnh lối sống, chế độ ăn và dùng thuốc chữabệnh tiêu hóamột cách an toàn.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Cám ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi

Đăng ký nhận tin

Lưu ý: các sản phẩm trên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

© Bản quyền thuộc về Vay.Vn.Je Thiết kế bởi Web.Vn.Je 2021
Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn