Tổng cộng:
[tintuc]Hiện nay, viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến và đối mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Trong đa số các trường hợp, biểu hiện viêm loét dạ dày thường dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe thông thường. Vậy, triệu chứng viêm loét dạ dày? Nguyên nhân do đâu? Điều trị bằng cách nào? Tất cả sẽ được Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng làm rõ trong bài viết sau đây.
[/tintuc]
Viêm loét dạ dày là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày hayviêm loét bao tửlà tình trạng tổn thương, viêm nhiễm gây ra vết loét trong niêm mạc dạ dày.Bệnh viêm loét dạ dàybao gồm 2 giai đoạn:- Viêm loét dạ dày cấp tính: Bệnh được đặc trưng bởi các đợt viêm sưng niêm mạc dạ dày ngắn hạn, xảy ra đột ngột. Viêm loét dạ dày cấp tính có thể được chữa trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách, kịp thời. Tuy vậy, phần lớn người bệnh thường chủ quan bỏ qua cácdấu hiệu viêm loét dạ dày, khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng.
- Viêm loét dạ dày mạn tính: Ở giai đoạn này, tình trạng viêm loét trong niêm mạc dạ dày sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn. Cụ thể,triệu chứng viêm loét dạ dàymạn tính thường có xu hướng kéo dài và tăng dần mức độ do tổn thương ở niêm mạc đã bắt đầu lan rộng. Bệnhviêm loét bao tửmạn tính cần được điều trị kịp thời để hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ ai; tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh có thể gia tăng ở một số đối tượng, bao gồm:- Người thường xuyên tiêu thụ bia, rượu, thuốc lá;
- Người thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, stress;
- Người duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày và chế độ dinh dưỡng kém khoa học;
- Người trên 50 tuổi có hệ miễn dịch suy giảm do lão hóa hoặc mắc bệnh nền;
- Người sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài.
Người nghiện thuốc lá và lạm dụng bia rượu có nguy cơ bị viêm loét bao tử cao
Nguyên nhân viêm loét dạ dày là gì?
Bệnh viêm loét dạ dàycó thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:- Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP): Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, vi khuẩn HP có thể phát triển ở lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này có thể tiết ra độc tố, khiến cho quá trình sản xuất yếu tố giúp bảo vệ lớp niêm mạc bị trì hoãn, tiềm ẩn nguy cơ hình thành vết loét trong dạ dày.
- Dùng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài: Dùng thuốc chống viêm không steroid hay thuốc nhóm NSAIDs như diclofenac, ibuprofen, naproxen… trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng ức chế quá trình tổng hợp hoạt chất trung gian giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày là prostaglandin. Khi đó, niêm mạc dạ dày sẽ được bảo vệ tối ưu, tiềm ẩn nguy cơ bị viêm loét.
- Nghiện thuốc lá: Chất nicotin trong khói thuốc lá có thể gây tăng sản sinh cortisol (hay còn gọi là hormone căng thẳng), khiến dạ dày tăng cường tiết axit gây hại cho niêm mạc. Ngoài ra,nghiên cứucho thấy, hút thuốc lá có liên quan đến việc làm giảm lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày; đồng thời, cản trở sự tiết chất nhầy ở dạ dày. Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy nguy cơ khởi phát bệnhviêm loét bao tửở người nghiện thuốc lá;
- Lạm dụng bia, rượu: Tiêu thụ bia, rượu hoặc các loại đồ uống chứa cồn sẽ gây kích thích khiến dạ dày tăng tiết axit. Điều này sẽ góp phần làm tăng nguy cơ hình thành vết loét mới cũng như khiến cho các vết loét sẵn có trong niêm mạc dạ dày nghiêm trọng hơn.
- Thường xuyên căng thẳng, stress: Thông qua hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, hệ thống thần kinh ruột sẽ giao tiếp với hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, nếu hệ thần kinh trung ương thường xuyên bị căng thẳng có thể khiến dạ dày tiết nhiều axit cũng như tăng cường hoạt động co thắt, tiềm ẩn nguy cơ khởi phát tình trạng viêm loét.
- Chế độ dinh dưỡng, lối sống kém khoa học: Duy trì thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống kém khoa học chẳng hạn như uống ít nước, bỏ bữa, dung nạp nhiều thực phẩm gây hại (món nhiều dầu mỡ, thịt hộp, nước có ga…), lười vận động, thức khuya, ngủ không đủ giấc… có thể khiến cho dạ dày tăng cường co bóp và tiết axit, làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Triệu chứng viêm loét dạ dày dễ nhận biết
Biểu hiện viêm loét dạ dàythường rất đa dạng và có xu hướng tiến triển nghiêm trọng nếu dạ dày rộng không chứa thức ăn. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, mỗi người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứngviêm loét bao tửkhác nhau.Triệu chứng viêm loét dạ dàycó thể diễn ra từ vài phút, thậm chí vài giờ. Một số dấu hiệu viêm loét dạ dày phổ biến bao gồm:- Đau, nóng rát, nôn nao ở vùng thượng vị;
- Khó tiêu, chướng bụng;
- Buồn nôn, nôn ói;
- Ợ chua, ợ hơi, trào ngược thực quản;
- Mệt mỏi, uể oải;
- Đi đại tiện ra phân có màu đen hoặc lẫn máu;
- Chán ăn, sụt cân.
Người bệnh viêm loét dạ dày thường cảm thấy nóng rát, đau, khó chịu ở vùng bụng
Viêm loét dạ dày có lây không?
Bệnh viêm loét dạ dàydo nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP) có thể lây lan từ người sang người; mặt khác, bệnh xảy ra do các yếu tố khác không tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm. Bởi lẽ, vi khuẩn HP có thể tồn tại trong chất nôn, phân và nước bọt của người bệnh, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng thông qua việc sử dụng chung dụng cụ ăn uống chưa được tiệt trùng như đũa, chén, ly, ống hút…Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Ở giai đoạn cấp tính, bệnhviêm loét bao tửthường không gây nguy hiểm và có thể được chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên, viêm loét ở dạ dày mạn tính có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh, bao gồm:- Xuất huyết tiêu hóa: Kéo dài tình trạngviêm loét bao tửcó thể gây xuất huyết tiêu hóa, dẫn đến đi đại tiện phân đen, nôn ra máu. Nếu không được chữa trị kịp thời, xuất huyết tiêu hóa có thể gây thiếu máu, khiến người bệnh bị suy kiệt;
- Thủng dạ dày: Viêm loét lâu ngày ở dạ dày không được điều trị sẽ khiến lớp niêm mạc mỏng dần, tiềm ẩn nguy cơ thủng dạ dày;
- Hẹp môn vị dạ dày: Môn vị là phần cuối trong cấu tạo dạ dày, đây là nơi nối với hành tá tràng. Tình trạng viêm loét ở dạ dày có thể gây hình thành mô viêm xơ tại môn vị, làm cản trở quá trình vận chuyển thức ăn trong hệ tiêu hóa, tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe;
- Ung thư dạ dày: Nghiên cứucho thấy, tình trạng viêm loét ở dạ dày do vi khuẩn HP nếu không được chữa trị có thể gây teo niêm mạc, khiến cho nguy cơ hình thành u lympho liên quan đến niêm mạc dạ dày và khởi phát bệnh ung thư biểu mô tuyến dạ dày gia tăng đáng kể.
Chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày
Để chẩn đoánbệnh viêm loét dạ dàychính xác, người bệnh cần đến thăm khám tại chuyên khoa tiêu hóa ở các cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng cũng như chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để tìm kiếm căn nguyên gây bệnh và đánh giá mức độ viêm loét ở dạ dày.Thông qua quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm hiểu triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa, tiền sử mắc bệnh, thói quen sinh hoạt / ăn uống và quá trình sử dụng thuốc của người bệnh trong thời gian gần đây. Sau đó, người bệnh cần phải thực hiện một số xét nghiệm để bác sĩ có đủ cơ sở đưa ra chẩn đoán tình trạng viêm loét ở dạ dày, bao gồm:- Nội soi tiêu hóa: Kỹ thuật này giúp bác sĩ quan sát, xác định chính xác mức độ thương tổn cũng như vị trí của ổ loét trong dạ dày. Bên cạnh đó, trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể tìm kiếm sự tồn tại của vi khuẩn HP thông qua việc thực hiện kỹ thuật CLO test;
- Test HP hơi thở: Đây là xét nghiệm vi khuẩn HP có tính chính xác cao, an toàn và không xâm lấn. Nếu kết quả test HP hơi thở dương tính, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để có thể “triệt tiêu” vi khuẩn HP tối ưu;
- Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu giúp bác sĩ đánh giá được lượng kháng thể chống vi khuẩn HP hiện đang tồn tại trong máu của người bệnh. Tuy vậy, tính chính xác của kết quả xét nghiệm máu có thể không tối ưu nếu người bệnh đã từng điều trị nhiễm khuẩn HP trong thời gian gần.
Viêm loét dạ dày có chữa được không?
Viêm loét bao tửcó thể chữa trị hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách, kịp thời cũng như có sự kết hợp với chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh (cấp tính hay mạn tính), thể trạng của người bệnh, hiệu quả chữa trị bệnh lý này có thể khác nhau ở mỗi trường hợp. Sau khi được điều trị, tình trạng viêm loét ở dạ dày vẫn có thể tái phát; vì vậy, người bệnh cần duy trì lối sống khoa học, tái khám định kỳ theo chỉ định của sĩ để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.Tình trạng viêm loét ở dạ dày có thể được chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng cách
Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày
Tùy thuộc vào nguyên nhân gâyviêm loét bao tử, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phác đồ điều trị y khoa phù hợp. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh viêm loét trong dạ dày cần kết hợp phác đồ điều trị y khoa với chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học. Phương pháp điều trị viêm loét ở dạ dày phổ biến là:1. Điều trị bằng thuốc
Để cải thiện tình trạngviêm loét bao tửvà ngăn chặn biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như thuốc giúp trung hòa axit dạ dày, thuốc giúp dạ dày giảm tiết axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc hỗ trợ tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc điều trị virus HP… Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày , người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng tạm thời như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đau bụng… Các triệu chứng này thường không chuyển biến nghiêm trọng và sẽ dần biến mất sau liệu trình điều trị;Người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ nếu các tác dụng phụ do sử dụng thuốc điều trị viêm loét ở dạ dày diễn biến ở cường độ mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe;Người bệnh viêm loét trong dạ dày cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định sử dụng thuốc từ bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng, tần suất sử dụng cũng như thay đổi loại thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.2. Phẫu thuật
Một số trường hợp viêm loét nghiêm trọng trong dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật để điều trị ổ loét. Cụ thể, vết loét ở dạ dày tái phát nhiều lần tại cùng một vị trí hoặc dẫn đến biến chứng nguy hiểm như chảy máu, hẹp môn vị, thủng bao tử… có thể phải thực hiện phẫu thuật.Viêm loét dạ dày bao lâu thì lành?
Về cơ bản, vết loét dạ dày có thể dần lành sau từ 4 đến 8 tuần được điều trị đúng cách và kịp thời; trong đó, một số vết loét có thể lành hẳn sau từ 12 tuần. Tuy vậy, tốc độ cải thiện vết loét trong niêm mạc bao tử ở mỗi người bệnh có thể khác nhau, điều này tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, kích thước của vết loét, phác đồ điều trị và lối sống của người bệnh.Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không?
Viêm loét bao tửkhông bắt nguồn từ việc nhiễm virus Hp và chưa tiến triển nghiêm trọng có thể tự lành trong một số trường hợp. Tuy vậy, trường hợp ổ loét dạ dày có thể tự khỏi thường không chiếm đa số. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như tránh biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tái phát, ngườibệnh viêm loét dạ dàycần sớm đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh viêm loét bao tử tại nhà
Để tối ưu hiệu quả điều trịbệnh viêm loét dạ dàycũng như phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, mỗi người cần: Duy trì lối sống và chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách:- Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe tổng quát ít nhất 6 tháng / lần là biện pháp góp phần nâng cao sức khỏe thông qua việc phát hiện sớm các yếu tố gây bệnh tiềm ẩn bao gồmbệnh viêm loét dạ dày, để có cách xử trí kịp thời;
- Rèn luyện thể chất: Để tăng cường hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các bệnh lý, mỗi người nên thường xuyên tập thể dục bằng một số bộ môn phù hợp với thể trạng như bơi lội, chạy bộ, đạp xe…;
- Chế độ ăn khoa học: Thực đơn ăn uống hàng ngày cần đảm bảo các vấn đề như bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng (chất đạm, chất xơ, chất béo tốt, chất đường bột, khoáng chất, vitamin); tránh dung nạp bia, rượu và thực phẩm gây hại cho sức khỏe (thịt hộp, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ…); ăn đủ bữa; uống đủ từ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày; hạn chế để cơ thể quá đói hoặc ăn quá no;
- Ngủ đủ giấc: Nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách hạn chế thức khuya, đảm bảo ngủ đủ từ 7 - 9 giờ mỗi đêm, không dùng thực phẩm chứa chất gây mất ngủ vào buổi tối…;
- Dùng thuốc đúng cách: Không lạm dụng thuốc kháng sinh giảm đau, thuốc chống viêm nhóm NSAIDs;
- Giảm căng thẳng: Giữ vững tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
- Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống luôn sạch sẽ;
- Hạn chế dùng chung vật dụng ăn uống với người khác trong bữa ăn;
- Tạo thói quen rửa tay bằng dung dịch hoặc xà phòng sát khuẩn, đặc biệt là thời điểm trước bữa ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
Duy trì lối sống khoa học để góp phần hạn chế nguy cơ khởi phát bệnh viêm loét dạ dày
Nghi bị viêm loét dạ dày: Khi nào đi khám bác sĩ?
Ngay khi nhận thấy biểu hiện bất thường nghi ngờ viêm loét dạ dày , người bệnh nên sớm đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị. Người bệnh nên ưu tiên chọn các cơ sở y tế uy tín để thăm khám dạ dày, có như vậy nguy cơ chẩn đoán sai hoặc điều trị chữa đúng cách có thể được giảm thiểu đáng kể.Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là cơ sở y tế uy tín cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chuyên sâu, công nghệ cao đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Nơi đây quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực Nội khoa - Ngoại Khoa - Nội soi tiêu hóa;Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sở hữu hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại tiêu chuẩn quốc tế như Hệ thống nội soi Fuji 7000, Hệ thống phẫu thuật nội soi 3D/4K ICG Rubina Karl Storz… đã khám chữa trị thành công nhiều bệnh lý ở hệ tiêu hóa như ung thư dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày , xuất huyết dạ dày…Để đặt lịch kiểm tra sức khỏe dạ dày tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể gọi đến số hotline 093 180 6858 - 028 7102 6789 (TP.HCM) hay 024 7106 6858 - 024 3872 3872 (Hà Nội).Tóm lại, tình trạng viêm loét ở dạ dày nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm về sức khỏe. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết sau đây đã phần nào giúp mỗi người hiểu rõ về viêm loét dạ dày ; từ đó, có biện pháp điều chỉnh lối sống để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Nếu như có thêm thắc mắc vềbệnh viêm loét dạ dày, người bệnh có thể liên hệ ngay tới Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng qua hotline https://m.me/fit.vn.je để được bác sĩ tư vấn chi tiết.Đánh giá bài viết