[tintuc] Viêm loét tá tràng là một bệnh lý tiêu hóa có thể gây nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhận biết sớm các dấu hiệu loét tá tràng có thể giúp bạn chủ động phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Vậy, bệnh loét tá tràng là gì? Triệu chứng loét tá tràng ra sao? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
viêm loét tá tràngViêm loét tá tràng là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh ra sao?

Viêm loét tá tràng là gì?

Viêm loét tá tràng (duodenal ulcer) là tình trạng có sự gián đoạn (nứt, loét,…) trên bề mặt niêm mạc của tá tràng - phần đầu tiên của ruột non, dài khoảng 25 - 30 cm, nằm ngay sau môn vị dạ dày.Tổn thương này không chỉ ảnh hưởng tới lớp biểu mô (epithelium), mà còn có thể lan tới lớp cơ niêm mạc (muscularis mucosa) hoặc vào các lớp sâu hơn của thành tá tràng như lớp dưới niêm mạc (submucosa) hoặc lớp cơ tá tràng (muscularis propria). Viêm loét tá tràng là một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến trên thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy theo khu vực địa lý, độ tuổi và nhóm dân số.Theo ước tính, có khoảng5 - 10%dân số có thể mắc viêm loét tá tràng trong cuộc đời. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) thường cao, do đó tỷ lệ viêm loét tá tràng cũng cao hơn.

Nguyên nhân viêm loét tá tràng là gì?

Hầu hết các trường hợp loét tá tràng đều liên quan đến tiền sử nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) và/hoặc lạm dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs).Vi khuẩn H. pylori gây tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ tá tràng , trong khi NSAIDs có thể làm giảm chất nhầy bảo vệ niêm mạc, gây viêm tá tràng và dẫn đến nguy cơ hình thành vết loét.
Nguyên nhân viêm loét tá tràng là gì?Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là nguyên nhân hàng đầu gây loét tá tràng

Các yếu tố nguy cơ gây viêm loét tá tràng

Ngoài nguyên nhân chính là nhiễm vi khuẩn H. pylori và sử dụng NSAIDs, loét tá tràng còn có thể do nhiều yếu tố khác như di truyền, tuổi tác, thói quen hút thuốc, sử dụng một số loại thuốc và các bệnh lý khác. Cụ thể như sau:

1. Yếu tố di truyền

Một số biến thể gen có thể làm tăng nhạy cảm của cơ thể đối với độc lực của H. pylori hoặc tăng độc tính của thuốc NSAID, khiến nguy cơ loét tá tràng cao hơn.

2. Tuổi tác

Người lớn tuổi có nguy cơ mắcbệnh loét tá tràngcao hơn do khả năng tái tạo và bảo vệ niêm mạc giảm dần theo thời gian.

3. Hút thuốc lá

Các độc tố trong thuốc là có thể làm tăng tác hại từ tình trạng nhiễm khuẩn H. pylori, do đó tăng nguy cơ loét tá tràng.

4. Sử dụng đồng thời NSAIDs với các thuốc khác

  • Thuốc chống trầm cảm nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Có thể tăng nguy cơ chảy máu tiêu hóa.
  • Corticosteroid: Thuốc chống viêm mạnh, khi kết hợp với NSAID có thể tăng nguy cơ loét.
  • Thuốc đối kháng aldosterone: Dùng trong điều trị suy tim, có thể gây mất cân bằng điện giải và ảnh hưởng đến niêm mạc tiêu hóa.
  • Thuốc chống đông máu: Như warfarin, tăng nguy cơ chảy máu từ vết loét.
  • Bisphosphonates: Dùng trong điều trị loãng xương, có thể gây kích ứng niêm mạc tiêu hóa.
  • Sirolimus: Thuốc ức chế miễn dịch, có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.
  • 5-fluorouracil: Thuốc hóa trị ung thư, có thể gây viêm loét niêm mạc tiêu hóa.

5. Một số tình trạng sức khỏe khác

  • U tiết gastrin (hội chứng Zollinger-Ellison): Gây tăng tiết axit dạ dày quá mức, dẫn đến loét.
  • Hội chứng carcinoid hoặc ung thư dạ dày: Có thể gây thay đổi trong các mà dạ dày tiết hormone và axit, ảnh hưởng đến niêm mạc tá tràng.
  • Nhiễm trùng Cytomegalovirus (CMV): Virus CMV có thể gây viêm và loét niêm mạc tiêu hóa ở người suy giảm miễn dịch.
  • Bệnh Crohn: Một bệnh viêm ruột mạn tính, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của ống tiêu hóa, bao gồm tá tràng, gây viêm loét.
  • Viêm mạch: Bệnh lý viêm các mạch máu, có thể giảm lưu lượng máu đến niêm mạc tá tràng, dẫn đến loét.
  • Sử dụng cocaine: Cocaine gây co thắt mạch máu, giảm lưu lượng máu đến niêm mạc, làm tăng nguy cơ loét.
  • Xạ trị vùng bụng trên: Xạ trị ung thư ở vùng bụng có thể gây tổn thương niêm mạc tiêu hóa, dẫn đến viêm loét tá tràng .
  • Loét do căng thẳng: Căng thẳng nặng hoặc kéo dài, như sau chấn thương, phẫu thuật lớn hoặc bệnh nặng, có thể làm tăng tiết axit dạ dày và giảm lưu lượng máu đến niêm mạc, gây loét.
Hiểu rõ các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ này giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm loét tá tràng

Dựa trên các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gâybệnh loét tá tràng, có thể thấy, một số nhóm đối tượng dễ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm loét tá tràng có thể bao gồm:
  • Người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (chiếm khoảng70%dân số tại Việt Nam);
  • Người sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) thường xuyên;
  • Người cao tuổi;
  • Người có tiền sử lạm dụng cocaine, thuốc kháng viêm không chứa steroid NSAIDs, hoặc sử dụng đồng thời NSAIDs với các thuốc khác như thuốc chống đông máu, thuốc trị loãng xương,…;
  • Người hút thuốc lá;
  • Người có các đột biến di truyền làm tăng nhạy cảm với H. pylori hoặc độc tính của thuốc;
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như Hội chứng Zollinger-Ellison, hội chứng carcinoid, ung thư dạ dày;
  • Người nhiễm virus Cytomegalovirus, mắc bệnh Crohn hoặc bị viêm mạch;
  • Người đang xạ trị vùng bụng trên;
  • Người bị loét do căng thẳng (stress).
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm loét tá tràngTuổi tác tăng cao có thể làm tăng nguy cơ viêm loét tá tràng

Triệu chứng viêm loét tá tràng dễ nhận biết

Triệu chứng viêm loét tá tràng bao gồm các dấu hiệu sau:
  • Đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn): Cảm giác đau rát, âm ỉ hoặc như bị cắn ở vùng bụng trên, thường xuất hiện khi đói hoặc vào ban đêm.
  • Đau giảm sau khi ăn hoặc uống thuốc kháng axit: Khác với loét dạ dày, đau do loét tá tràng thường giảm sau khi ăn hoặc dùng thuốc trung hòa axit.
  • Đầy hơi, chướng bụng: Cảm giác no nhanh, đầy bụng sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn.
  • Buồn nôn hoặc nôn: Có thể cảm thấy buồn nôn, đặc biệt vào buổi sáng hoặc khi bụng đói.
  • Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi: Do trào ngược axit mật từ tá tràng lên dạ dày, gây tăng tiết axit dạ dày, dẫn đến cảm giác khó chịu ở vùng ngực và cổ họng.
  • Chán ăn hoặc giảm cân không mong muốn: Mất cảm giác thèm ăn khi bị loét tá tràng có thể dẫn đến sụt cân.
  • Mệt mỏi và yếu đuối: Do cơ thể không hấp thu đủ chất dinh dưỡng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Có thể gặp tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Triệu chứng chảy máu tiêu hóa (trường hợp nặng):
    • Nôn ra máu hoặc chất nôn giống bã cà phê.
    • Đi ngoài phân đen hoặc phân có màu hắc ín;
    • Thiếu máu: Gây chóng mặt, hoa mắt, da xanh xao.
Lưu ý, cáctriệu chứng viêm loét tá tràngtrên đây không phải là triệu chứng đặc hiệu, có thể dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa khác. Do đó, nếu bạn có các triệu chứng trên, đặc biệt là đau bụng kéo dài hoặc dấu hiệu chảy máu tiêu hóa, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Triệu chứng viêm loét tá tràng dễ nhận biếtĐau vùng thượng vị là dấu hiệu viêm loét tá tràng phổ biến
Xem thêm:
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Loét tá tràng có nguy hiểm không?

Loét tá tràng không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng viêm loét tá tràng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh, chẳng hạn như:
  • Xuất huyết tiêu hóa: Vết loét có thể gây chảy máu trong đường tiêu hóa, dẫn đến nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Mất máu nhiều có thể gây thiếu máu nghiêm trọng và cần cấp cứu ngay lập tức.
  • Thủng tá tràng: Khi vết loét ăn sâu qua thành tá tràng, nó có thể gây thủng, cho phép nội dung ruột tràn vào khoang bụng. Điều này gây viêm phúc mạc cấp tính, một tình trạng nguy hiểm cần phẫu thuật khẩn cấp.
  • Hẹp môn vị: Sẹo từ vết loét hoặc viêm nhiễm kéo dài có thể gây hẹp hoặc tắc nghẽn ở môn vị (phần nối giữa dạ dày và tá tràng), dẫn đến khó tiêu, nôn mửa, sụt cân và suy dinh dưỡng.
  • Viêm tụy cấp: Trong một số trường hợp hiếm, loét tá tràng có thể gây viêm tụy cấp, một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng tụy.
  • Nguy cơ ung thư hóa (rất hiếm): Mặc dù hiếm gặp, nhưng viêm loét tá tràng kéo dài có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư tá tràng.
Tóm lại, loét tá tràng có thể rất nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì thế, việc nhận biết sớm các triệu chứng và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ là cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng và bảo vệ sức khỏe của bạn.

Chẩn đoán bệnh viêm loét tá tràng

Chẩn đoán viêm loét tá tràng dựa trên sự kết hợp giữa hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng, trong đó nội soi tá tràng là phương pháp chẩn đoán phổ biến, cho hiệu quả chẩn đoán chính xác nhất. Cụ thể như sau:
Phương pháp chẩn đoán Mô tả Lợi ích
Hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng - Hỏi bệnh sử:

+ Triệu chứng: đau bụng thượng vị, đau khi đói hoặc ban đêm, buồn nôn, ợ chua, chán ăn, giảm cân.+ Tiền sử dùng thuốc: NSAIDs, aspirin, corticosteroid.+ Thói quen: hút thuốc, uống rượu bia, căng thẳng, chế độ ăn.- Thăm khám lâm sàng: + Khám bụng tìm điểm đau, căng cơ.

+ Kiểm tra dấu hiệu thiếu máu.

- Đánh giá ban đầu tình trạng bệnh.

- Hướng dẫn lựa chọn xét nghiệm tiếp theo.

Nội soi dạ dày - tá tràng - Sử dụng ống nội soi mềm có camera nhỏ qua miệng xuống thực quản, dạ dày và tá tràng.

- Quan sát trực tiếp niêm mạc, vết loét.

- Lấy mẫu sinh thiết niêm mạc nếu cần.

- Là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất.

- Quan sát trực tiếp vết loét: kích thước, vị trí, mức độ.- Sinh thiết tìm H. pylori, loại trừ ung thư hoặc bệnh lý khác.

- Phát hiện biến chứng: chảy máu, thủng, hẹp tá tràng.

Xét nghiệm kiểm traH. pylori - Test urease nhanh (CLO test): Trên mẫu sinh thiết từ nội soi.

- Xét nghiệm hơi thở urease: Uống dung dịch ure đánh dấu, đo khí thở ra.- Xét nghiệm phân: Tìm kháng nguyênH. pyloritrong phân.

- Xét nghiệm máu: Tìm kháng thể chốngH. pylori.

- Xác định sự hiện diện của H. pylori, nguyên nhân chính gây loét tá tràng.

- Hướng dẫn điều trị phù hợp.

Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang - Uống dung dịch chứa baryt, chụp X-quang để quan sát dạ dày và tá tràng.

- Phát hiện các bất thường về hình thái.

- Phương pháp hỗ trợ khi không thể nội soi.

- Ít xâm lấn hơn.

Các xét nghiệm máu - Kiểm tra thiếu máu: Do chảy máu từ vết loét.

- Đánh giá chức năng gan, thận: Trước khi điều trị.

- Chỉ số viêm nhiễm: Số lượng bạch cầu.

- Đánh giá tổng quát sức khỏe.

- Phát hiện biến chứng thiếu máu.

Xét nghiệm phân - Kiểm tra máu ẩn trong phân để phát hiện chảy máu tiêu hóa không thấy bằng mắt thường.- Phát hiện chảy máu vi thể từ vết loét.

- Hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá mức độ bệnh.

Chẩn đoán hình ảnh khác (nếu cần) - CT scan hoặc MRI: Sử dụng khi nghi ngờ biến chứng nghiêm trọng hoặc cần đánh giá cấu trúc xung quanh.- Phát hiện biến chứng như thủng, áp xe, khối u.

- Đánh giá toàn diện khu vực bụng.

Nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ viêm loét tá tràng , hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và tư vấn kịp thời. Theo đó, bạn có thể cân nhắc đến Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa trực thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.Tại đây, trung tâm sở hữu hệ thống máy nội soi tiêu hóa tiên tiến như dàn máy Fuji 7000 và Olympus Evis X1 (CV-1500), có khả năng phóng đại hình ảnh niêm mạc tá tràng lên đến 150 lần, giúp phát hiện sớm các vết loét dù nhỏ ở tá tràng, đảm bảo chẩn đoán chính xác và nhanh chóng.Không chỉ trang bị công nghệ tiên tiến, Trung tâm còn có đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiêu hóa, đảm bảo quá trình nội soi diễn ra nhẹ nhàng, không đau, không cần gây mê và không cần nghỉ dưỡng.Bạn có cácdấu hiệu loét tá tràng,đặt lịch tầm soát sức khỏe dạ dày tá tràng tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua số hotline 093 180 6858 - 028 7102 6789 (TP.HCM) hay 024 7106 6858 - 024 3872 3872 (Hà Nội).
Chẩn đoán bệnh viêm loét tá tràngNội soi tá tràng thông qua dạ dày là phương pháp chính dùng để chẩn đoán bệnh loét tá tràng

Phương pháp điều trị loét tá tràng

Loét tá tràng được điều trị hiệu quả thông qua kết hợp dùng thuốc, thay đổi lối sống và trong một số trường hợp hiếm, phẫu thuật. Dưới đây là bảng trình bày các phương pháp điều trị chính dành chobệnh loét tá tràng:
Phương pháp điều trị Mô tả Tỷ lệ thành công và lợi ích
Điều trị nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) - Phác đồ kháng sinh kết hợp để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori (thường kéo dài 7-14 ngày).

- Kết hợp 2-3 loại kháng sinh như amoxicillin, clarithromycin, metronidazole.

- Dùng cùng thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm tiết axit.

- Tỷ lệ thành công: Khoảng 85-90% trong việc diệt trừ H. pylori và lành vết loét.

- Giảm nguy cơ tái phát loét khi vi khuẩn được tiêu diệt hoàn toàn.

Thuốc ức chế tiết axit dạ dày - Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole.

- Thuốc kháng thụ thể H2: Ranitidine, famotidine.

- Giảm sản xuất axit, tạo điều kiện cho niêm mạc tá tràng lành lại.

- Tỷ lệ thành công: Khoảng 80-90% vết loét lành sau 4-8 tuần điều trị.

- Giảm triệu chứng đau và khó chịu nhanh chóng.

Thuốc bảo vệ niêm mạc - Sucralfate: Tạo lớp bảo vệ trên vết loét.

- Bismuth subsalicylate: Có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và bảo vệ niêm mạc.

- Prostaglandin tổng hợp (misoprostol): Bảo vệ niêm mạc và giảm tiết axit (thường dùng khi không thể ngừng NSAIDs).

- Hỗ trợ quá trình lành vết loét, đặc biệt khi kết hợp với PPI hoặc kháng sinh.

- Giảm nguy cơ biến chứng và tái phát loét.

Phẫu thuật (hiếm khi cần thiết) - Chỉ định khi:

+ Vết loét không lành sau điều trị nội khoa.+ Biến chứng nghiêm trọng như chảy máu không kiểm soát, thủng tá tràng, hẹp môn vị.

- Các loại phẫu thuật: Cắt bỏ phần tá tràng bị loét, cắt dây thần kinh X để giảm tiết axit.

- Tỷ lệ thành công cao trong việc xử lý biến chứng nguy hiểm.
Ngưng hoặc thay thế NSAIDs - Ngừng sử dụng NSAIDs hoặc aspirin nếu có thể.

- Thay thế bằng thuốc giảm đau khác như paracetamol.

- Nếu phải tiếp tục NSAIDs: Dùng liều thấp nhất có hiệu quả và kết hợp với PPI hoặc misoprostol để bảo vệ niêm mạc

- Giảm đáng kể nguy cơ loét mới và hỗ trợ lành vết loét hiện có.

- Phòng ngừa tái phát khi sử dụng NSAIDs lâu dài.

Thay đổi lối sống - Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc làm chậm lành vết loét và tăng nguy cơ tái phát.

- Hạn chế rượu bia: Rượu kích thích niêm mạc và tăng tiết axit.- Giảm căng thẳng: Áp dụng kỹ thuật thư giãn, yoga, thiền.

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh thức ăn cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ.

- Hỗ trợ quá trình điều trị, tăng hiệu quả của thuốc và giảm nguy cơ tái phát.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể.

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bị loét tá tràng tại nhà

Việc kết hợp giữa điều trị y tế theo chỉ định từ bác sĩ với chăm sóc tại nhà sẽ giúp cải thiện triệu chứng, hỗ trợ ngăn ngừabệnh loét tá tràngtái phát. Cụ thể, khi chăm sóc tại nhà, người bệnh cần chú ý đến:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

  • Ăn uống điều độ: Chia bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày để giảm áp lực lên tá tràng và giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Tránh thực phẩm kích thích: Hạn chế đồ cay nóng, chua, thức ăn nhiều dầu mỡ, cà phê và rượu bia, vì chúng có thể kích thích niêm mạc và tăng tiết axit dạ dày.
  • Ưu tiên thực phẩm lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc để cung cấp đủ dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình lành vết loét.

2. Không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia

  • Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến niêm mạc tá tràng và cản trở quá trình lành vết loét.
  • Rượu bia kích thích tiết axit dạ dày và gây kích ứng niêm mạc, nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn.

3. Tránh căng thẳng

  • Giảm stress bằng cách thực hành thiền định, hít thở sâu, tập dưỡng sinh, yoga hoặc tham gia các hoạt động giải trí yêu thích.
  • Hạn chế nâng vác vật nặng hoặc hoạt động quá sức có thể gây áp lực lên vùng bụng.
  • Ngủ đủ giấc 7 - 8 giờ / đêm giúp cơ thể phục hồi và giảm căng thẳng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ khi cảm thấy mệt mỏi, tránh làm việc quá sức.

4. Tránh sử dụng thuốc NSAIDs khi không cần thiết

  • Hạn chế dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, aspirin, vì chúng có thể gây kích ứng và làm trầm trọng vết loét.
  • Tham khảo bác sĩ để tìm các lựa chọn giảm đau an toàn hơn, như paracetamol.

5. Duy trì lối sống lành mạnh

  • Tập thể dục đều đặn với các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga để cải thiện tuần hoàn và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Giữ cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.

6. Giữ vệ sinh cá nhân và an toàn thực phẩm

  • Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
  • Ăn chín uống sôi, đảm bảo thực phẩm được chế biến sạch sẽ và an toàn.

7. Theo dõi triệu chứng và dấu hiệu bất thường

  • Chú ý đến các triệu chứng mới hoặc xấu đi, như đau bụng tăng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu có dấu hiệu biến chứng để được xử lý kịp thời.

8. Tuân thủ chỉ định và tái khám định kỳ

  • Không tự ý sử dụng các loại thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung mà không có sự đồng ý của bác sĩ, để tránh tương tác thuốc hoặc tác dụng phụ không mong muốn.
  • Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.
  • Tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần.
Bổ sung thuốc theo chỉ định từ bác sĩ là cách điều trị loét tá tràng phổ biến
Lưu ý: Mặc dù việc chăm sóc tại nhà rất quan trọng, nhưng tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ phác đồ điều trị là yếu tố then chốt trong quá trình phòng ngừa và chăm sóc ngườibệnh loét tá tràngtại nhà.
Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ là điều quan trọng để phòng ngừa bệnh loét tá tràng

Nghi bị viêm loét tá tràng: Khi nào đi khám bác sĩ?

Nếu bạn nghi ngờ bị viêm loét tá tràng , hãy đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng như đau bụng trên kéo dài hoặc dữ dội, đặc biệt khi đói hoặc ban đêm; buồn nôn hoặc nôn; giảm cân không rõ nguyên nhân; đi ngoài phân đen, nôn ra máu hoặc bất kỳ triệu chứng nào ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh bệnh viêm loét tá tràng . Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu rõ viêm loét tá tràng là gì,triệu chứng loét tá tràngra sao để kịp thời nhận biết và điều trị kịp thời.Nhìn chung, bệnh viêm loét tá tràng hoàn toàn có thể phòng tránh và kiểm soát nếu nhận biết sớm nguyên nhân, triệu chứng và điều chỉnh lối sống hợp lý. Do đó, tầm soát sức khỏe định kỳ và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là điều quan trọng, không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh đường ruột.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Cám ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi

Đăng ký nhận tin

Lưu ý: các sản phẩm trên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

© Bản quyền thuộc về Vay.Vn.Je Thiết kế bởi Web.Vn.Je 2021
Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn