[tintuc] Viêm tá tràng có thể gây ra những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nếu không được điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ về viêm tá tràng , từ các dấu hiệu ban đầu đến nguyên nhân gây bệnh, là “chìa khóa” để bạn có thể chủ động phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của mình. Vậy, triệu chứng viêm tá tràng là gì? Nguyên nhân gây bệnh viêm tá tràng đến từ đâu? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
viêm tá tràngViêm tá tràng là gì? Triệu chứng và nguyên nhân ra sao?

Viêm tá tràng là gì?

Viêm tá tràng (duodenitis) là tình trạng viêm nhiễm hoặc kích ứng của niêm mạc tá tràng, phần đầu tiên của ruột non, nằm ngay sau dạ dày. Tá tràng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, nơi dịch mật và dịch tụy được tiết ra để hỗ trợ phân hủy thức ăn từ dạ dày. Viêm tá tràng có thể kéo dài cấp tính hoặc mãn tính. Do đó, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như loét tá tràng hoặc chảy máu tiêu hóa.

Triệu chứng viêm tá tràng

Các triệu chứng của viêm tá tràng có thể khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp:
  • Đau bụng: Đau thường xuất hiện ở vùng bụng bên phải, phía trên rốn, có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Đau có xu hướng tệ hơn khi đói và có thể thuyên giảm sau khi ăn.
  • Buồn nôn và nôn: Cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa có thể xảy ra, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Đầy hơi và khó tiêu: Người bệnh có thể cảm thấy đầy bụng, khó chịu sau bữa ăn, hoặc cảm thấy no ngay sau khi bắt đầu bữa ăn, đôi lúc kèm theo ợ hơi hoặc ợ chua.
  • Chán ăn: Viêm tá tràng có thể dẫn đến chán ăn, khiến người bệnh ăn ít hơn bình thường.
  • Sụt cân: Nếu triệu chứng kéo dài và người bệnh không ăn đủ do chán ăn hoặc nôn mửa, có thể dẫn đến sụt cân.
  • Mệt mỏi: Do đau bụng, khó tiêu và thiếu dinh dưỡng, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Trong trường hợp viêm nặng, có thể gây ra chảy máu trong tá tràng, biểu hiện qua nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen.
Triệu chứng viêm tá tràngĐau do viêm tá tràng thường xuất hiện ở vùng bụng bên phải, phía trên rốn

Nguyên nhân viêm tá tràng

Viêm tá tràng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân chính:
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori): pylori là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tá tràng . Vi khuẩn này làm suy yếu lớp bảo vệ niêm mạc. Khi lớp nhầy bảo vệ bị phá hủy, axit dạ dày có thể tiếp xúc với niêm mạc tá tràng, gây viêm và tổn thương. (1,2)
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Các thuốc như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể ức chế quá trình sản xuất prostaglandin, một chất bảo vệ niêm mạc, từ đó làm tăng nguy cơ viêm và loét.
  • Chế độ ăn uống không cân đối: Ăn nhiều thực phẩm nóng, chua hoặc chứa nhiều chất béo bão hòa, đường, caffeine và rượu bia có thể làm tăng số lượng các phản ứng viêm, kích ứng niêm mạc tiêu hóa, dẫn đến viêm.
  • Căng thẳng và stress: Stress kéo dài có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, góp phần gây viêm tá tràng . Mặt khác, căng thẳng cũng làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các phản ứng viêm nhiễm phát triển.
  • Hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm tăng tiết axit dạ dày và giảm lượng chất nhầy bảo vệ niêm mạc tá tràng, từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm tá tràng. (3)
  • Bệnh lý tiêu hóa / tự miễn: Một số bệnh tự miễn, đặc biệt là bệnh tiêu hóa như bệnh Crohn (viêm ruột xuyên thành mãn tính) hoặc bệnh viêm loét đại tràng, có thể gây viêm tá tràng do chúng kích thích hệ miễn dịch tấn công nhầm vào niêm mạc tá tràng, gây viêm mạn tính.
Xem thêm:
  • Viêm dạ dày tá tràng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm tá tràng

Dựa vào những nguyên nhân gây viêm tá tràng nêu trên, có thể thấy, đối tượng dễ mắc bệnh viêm tá tràng có thể bao gồm:
  • Người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori);
  • Người có tiền sử hoặc đang sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs);
  • Người có chế độ ăn uống không khoa học;
  • Người thường xuyên bị căng thẳng;
  • Người hút thuốc lá;
  • Người lớn tuổi (có nguy cơ mắc bệnh viêm tá tràng cao do niêm mạc tá tràng bị thoái hóa hoặc do tiền sử dùng nhiều loại thuốc);
  • Người mắc bệnh lý tiêu hóa / tự miễn (những người mắc bệnh viêm loét dạ dày , viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn có nguy cơ cao bị viêm tá tràng hơn người bình thường).
Nguyên nhân viêm tá tràngVi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tá tràng

Bệnh viêm tá tràng có lây không?

Viêm tá tràng không phải là một bệnh truyền nhiễm, nên không thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), và vi khuẩn này có thể lây lan thông qua các con đường như:
  • Tiếp xúc với nước bọt: Vi khuẩn H. pylori có thể lây qua tiếp xúc với nước bọt, chẳng hạn như khi dùng chung đồ ăn, thức uống hoặc hôn.
  • Tiếp xúc với phân: Vi khuẩn này cũng có thể lây lan qua phân, đặc biệt trong các điều kiện vệ sinh kém, khi người bệnh không rửa tay sau khi đi vệ sinh.
  • Tiếp xúc với chất nôn: Vi khuẩn H. pylori có thể lây qua tiếp xúc với chất nôn từ người nhiễm bệnh.
Mặc dù vi khuẩn H. pylori có thể lây, nhưng viêm tá tràng chỉ xảy ra nếu vi khuẩn này gây tổn thương niêm mạc tá tràng. Do đó, bản thân bệnh viêm tá tràng không lây, nhưng việc phòng ngừa lây nhiễm H. pylori vẫn rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Viêm tá tràng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tá tràng có thể gây nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mặc dù nhiều trường hợp viêm tá tràng có thể điều trị khỏi, nhưng nếu không được kiểm soát, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
  • Loét tá tràng: Viêm kéo dài có thể dẫn đến loét, gây đau đớn và làm tăng nguy cơ xuất huyết nội tạng.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Vết loét trong tá tràng có thể gây chảy máu, biểu hiện qua nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Xuất huyết nặng có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Thủng tá tràng: Trong những trường hợp nặng, vết loét có thể ăn sâu và gây thủng tá tràng, một tình trạng cần được cấp cứu ngay lập tức để tránh đe dọa đến tính mạng.
  • Hẹp tá tràng: Viêm mạn tính có thể gây hẹp hoặc tắc nghẽn tá tràng, cản trở dòng chảy của thức ăn, dẫn đến nôn mửa và suy nhược thể chất do hạn chế hấp thu dinh dưỡng.
Những biến chứng này cho thấy viêm tá tràng có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị. Do đó, nếu có triệu chứng nghi ngờ, bạn cần đi khám và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nêu trên.
Viêm tá tràng có nguy hiểm không?Viêm tá tràng có thể dẫn đến loét nếu không được can thiệp kịp thời

Chẩn đoán bệnh viêm tá tràng

Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm tá tràng , từ đó đề xuất phương án điều trị phù hợp:
Phương pháp chẩn đoán Mục đích
Nội soi tiêu hóa và lấy mẫu sinh thiết (nếu cần) Sử dụng một ống mềm có gắn đèn và camera ở đầu ống để quan sát trực tiếp niêm mạc tá tràng. Bác sĩ có thể phát hiện viêm, loét và lấy mẫu sinh thiết (hút dịch từ niêm mạc tá tràng) để đem đi xét nghiệm nếu cần.
Xét nghiệm H. pylori Kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori thông qua xét nghiệm máu, phân, hơi thở, hoặc sinh thiết.
Chụp X-quang đường tiêu hóa trên Nếu tá tràng bị viêm, hình ảnh trên phim chụp X-Quang có thể cho thấy các nếp gấp dày, có sự xuất hiện của nhiều nốt, nếp gấp dạng nốt và các vết trợt do xói mòn. .
Xét nghiệm máu Dùng để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc để phát hiện bệnh Celiac (một rối loạn tự miễn khiến ruột non trở nên quá nhạy cảm với gluten, gây viêm tá tràng )

Điều trị viêm tá tràng như thế nào?

Điều trị viêm tá tràng tập trung vào việc giải quyết nguyên nhân gây bệnh và làm giảm triệu chứng. Nếu nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn này.Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng thêm các thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc chặn histamine (H2 blockers) để giảm axit dạ dày, kèm với đó là thuốc bảo vệ niêm mạc để hạn chế kích ứng niêm mạc, tạo điều kiện cho tình trạng viêm tá tràng mau lành.Song song với việc dùng thuốc, thay đổi lối sống là rất quan trọng. Điều này bao gồm ngừng sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroids (NSAIDs) nếu đó là nguyên nhân gây viêm; kiểm soát căng thẳng và tránh thực phẩm kích thích (đồ ăn cay, chua, nhiều chất béo bão hòa, đường, caffeine, cồn).Cuối cùng, tái khám định kỳ sau điều trị là cần thiết để đảm bảo viêm tá tràng đã khỏi hoàn toàn và không tái phát. Trong trường hợp có biến chứng như xuất huyết hoặc loét tá tràng, cần can thiệp y tế ngay lập tức.
Điều trị viêm tá tràng như thế nào?Người bệnh viêm tá tràng chỉ được dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ

Viêm tá tràng có khỏi được không?

Viêm tá tràng có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phần lớn các trường hợp viêm tá tràng do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc do sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể điều trị thành công bằng việc dùng thuốc trong ít nhất 2 - 8 tuần, kết hợp với việc điều chỉnh lối sống.

Cách phòng ngừa người bệnh viêm tá tràng tại nhà

Phòng ngừa viêm tá tràng tại nhà tập trung vào việc duy trì lối sống lành mạnh và tránh các yếu tố gây kích ứng niêm mạc tá tràng. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh thực phẩm cay, chua, nhiều dầu mỡ, caffeine và rượu bia. Ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Tránh sử dụng thuốc NSAIDs: Nếu cần giảm đau, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các thuốc thay thế an toàn hơn.
  • Quản lý căng thẳng (stress): Hạn chế để bản thân quá căng thẳng bởi stress làm tăng nồng độ hóc-môn cortisol, kích thích tăng tiết axit dạ dày và giảm tiết chất nhầy trên niêm mạc tiêu hóa, khiến tình trạng viêm chậm phục hồi.
  • Không hút thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ viêm tá tràng và làm chậm quá trình lành bệnh.
  • Tái khám định kỳ: Theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.

Nghi mắc bệnh viêm tá tràng: Khi nào đi khám bác sĩ?

Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh viêm tá tràng , hãy đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng như đau bụng kéo dài, đặc biệt là ở vùng thượng vị (trên rốn), với cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội.Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là sau khi ăn, hoặc gặp phải tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đi kèm với ợ hơi hoặc ợ chua, bạn cũng nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ ở chuyên khoa Tiêu hóa.Chán ăn và sụt cân không rõ nguyên nhân cũng là những dấu hiệu cảnh báo cần được chú ý. Đặc biệt, nếu gặp phải tình trạng xuất huyết tiêu hóa, với triệu chứng như nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen, bạn cần được thăm khám ngay lập tức.
Người bệnh cần được thăm khám ngay khi có dấu hiệu viêm tá tràng
Nếu bạn vẫn còn phân vân chưa biết tầm soát bệnh viêm tá tràng ở đâu uy tín, hãy cân nhắc đến chuyên khoa Tiêu hóa - Gan - Mật - Tụy thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.Tại đây, chúng tôi sở hữu nhiều hệ thống máy nội soi hiện đại, kết hợp với quy trình thăm khám khoa học cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có thể mang đến cho người bệnh kết quả chẩn đoán chính xác, phác đồ điều trị chuyên nghiệp và trải nghiệm khám chữa bệnh chuyên nghiệp.Để đặt lịch tầm soát bệnh viêm tá tràng tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể gọi đến số hotline 093 180 6858 - 028 7102 6789 (TP.HCM) hay 024 7106 6858 - 024 3872 3872 (Hà Nội).Tóm lại, viêm tá tràng là một tình trạng bệnh lý tiêu hóa không thể xem nhẹ, vì nó có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bằng cách nắm vững các triệu chứng và nguyên nhân của bệnh viêm tá tràng kết hợp với việc thăm khám sức khỏe định kỳ, bạn có thể chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và hạn chế được những rủi ro không đáng có.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Cám ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi

Đăng ký nhận tin

Lưu ý: các sản phẩm trên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

© Bản quyền thuộc về Vay.Vn.Je Thiết kế bởi Web.Vn.Je 2021
Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn