Tổng cộng:
[tintuc] Viêm trợt hang vị dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là điều rất quan trọng để có thể can thiệp điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Vậy, viêm trợt hang vị dạ dày là gì? Triệu chứng viêm trợt hang vị dạ dày ra sao? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
[/tintuc]
Viêm trợt hang vị dạ dày là gì? Triệu chứng của bệnh ra sao?
Hang vị dạ dày là phần dưới cùng của dạ dày, nằm giữa thân vị (thân dạ dày) và cổng môn vị (lối ra của dạ dày nối với tá tràng). Đây là khu vực nơi thức ăn được nghiền nhỏ và trộn với dịch vị trước khi chuyển tiếp vào tá tràng (phần đầu của ruột non) để tiếp tục quá trình tiêu hóa.Viêm trợt hang vị dạ dày là gì?
Viêm trợt hang vị dạ dày hay còn gọi làviêm trợt niêm mạc hang vị dạ dày, là tình trạng niêm mạc ở vùng hang vị bị tổn thương đến mức mất đi tính liên tục, hình thành nên các hố trũng dài và nông (trông giống như vết trợt). Tình trạng này xảy ra khi hàng rào bảo vệ niêm mạc bị suy yếu, khiến niêm mạc phải chịu sự tấn công của axit dạ dày và các enzyme tiêu hóa. Viêm trợt hang vị dạ dày là một dạng của bệnh viêm dạ dày xói mòn (erosive gastritis). Bệnh thường là cấp tính, biểu hiện bằng đau rát hoặc chảy máu, nhưng có thể là bán cấp hoặc mạn tính với ít hoặc không có triệu chứng.Triệu chứng viêm trợt hang vị dạ dày
Viêm trợt hang vị dạ dày ở mức độ nhẹ thường không biểu hiện triệu chứng, nhưng một số người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu như khó tiêu, đau âm ỉ ở vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn mửa. Đặc biệt, cường độ cơn đau thường tăng lên khi đói hoặc sau khi ăn no.Ở mức độ nặng, bệnh viêm trợt dạ dày có thể gây xung huyết hoặc xuất huyết, khiến người bệnh nôn ra máu, đại tiện ra phân đen hoặc có máu trong dịch hút từ dạ dày.Mặc dù chảy máu thường chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình, nhưng nếu có loét sâu, đặc biệt trong trường hợp viêm dạ dày cấp do căng thẳng, chảy máu có thể trở nên nghiêm trọng.So sánh hình ảnh viêm trợt hang vị dạ dày (A) với các dạng viêm dạ dày khác (B - H)
Phân loại viêm trợt hang vị dạ dày
Viêm trợt hang vị dạ dày có thể được chia thành 3 dạng:- Viêm trợt phẳng: Viêm trợt phẳng là tình trạng xuất hiện các vết trợt nông, phẳng trên niêm mạc hang vị dạ dày. Đây cũng là dạng tổn thương nhẹ và dễ dàng điều trị nhất trong các loại viêm trợt hang vị dạ dày.
- Viêm trợt nhô cao (viêm trợt lồi): Xảy ra khi có các vết trợt nhỏ nằm ở vùng thường tiếp xúc với thức ăn và dịch vị, khiến chúng khó lành và dễ bị viêm nhiễm, tạo thành hình dạng gồ lên trên bề mặt niêm mạc.
- Viêm trợt xung huyết: Là tình trạng khi niêm mạc tại hang vị bị viêm nhiễm quá mức, gây tắc nghẽn tuần hoàn máu, khiến mạch máu giãn nở, làm vùng niêm mạc bị viêm trở nên đỏ và sưng hơn so với các khu vực khác.
Nguyên nhân viêm trợt hang vị dạ dày
Viêm trợt hang vị dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Vi khuẩn này gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm và hình thành các vết trợt.Tại Việt Nam, ước tính có khoảng70.3%dân số nhiễm phải vi khuẩn này, và đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hơn80%các trường hợp loét dạ dày hiện nay.Ngoài việc nhiễm phải khuẩn H. pylori, có tiền sử dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) trong thời gian dài cũng có thể gây kích ứng và làm hỏng niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm trợt.Ngoài ra, căng thẳng, chế độ ăn uống không lành mạnh; lạm dụng rượu bia, caffeine; hút thuốc lá và các bệnh lý tiêu hóa khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ viêm trợt hang vị thông qua việc làm suy yếu lớp bảo vệ niêm mạc, dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm và khó lành các vết trợt ở hang vị dạ dày.Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của bệnh viêm trợt hang vị dạ dày còn có thể bao gồm- Nhiễm bức xạ;
- Nhiễm trùng do virus (ví dụ, cytomegalovirus);
- Tổn thương mạch máu;
- Chấn thương trực tiếp (ví dụ, sử dụng ống thông mũi dạ dày để nội soi);
- Bệnh Crohn (viêm ruột xuyên thành mãn tính)có thể kích thíchhệ miễn dịch tấn công nhầm vào niêm mạc dạ dày.
Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân hàng đầu gây viêm trợt dạ dày
Bệnh viêm trợt hang vị dạ dày có lây không?
Bệnh viêm trợt hang vị dạ dày không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó nó không thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), thì bệnh có thể được lây lan thông qua tiếp xúc với nước bọt, chất nôn hoặc phân từ người nhiễm bệnh.Tóm lại, nếu một người bị nhiễm H. pylori, vi khuẩn có thể lây sang người khác qua các con đường nêu trên, khiến đối tượng bị lây nhiễm có nguy cơ cao đồng mắc bệnh viêm trợt hang vị dạ dày , chứ bản thân viêm trợt hang vị dạ dày không phải là bệnh lây nhiễm.Viêm trợt hang vị dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm trợt hang vị dạ dày có thể trở nên nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mặc dù ban đầu tình trạng viêm trợt có thể chỉ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và khó tiêu, nhưng nếu không được kiểm soát, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:- Loét dạ dày: Viêm trợt kéo dài có thể dẫn đến loét sâu, gây ra đau đớn và nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
- Xuất huyết tiêu hóa: Các vết trợt có thể gây chảy máu, biểu hiện qua nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen. Nếu chảy máu nặng, có thể gây mất máu, đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Hẹp môn vị: Viêm trợt kéo dài, đặc biệt là viêm trợt kiểu hình nhô cao (viêm trợt lồi), có thể gây sẹo, làm hẹp cổng môn vị (lối ra của thực phẩm từ dạ dày), dẫn đến tắc nghẽn, khó tiêu và nôn mửa.
- Ung thư dạ dày: Mặc dù hiếm, viêm trợt mạn tính, đặc biệt là do nhiễm vi khuẩn H. pylori, có thể tăng nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày.
Chẩn đoán bệnh viêm trợt hang vị dạ dày
Chẩn đoán bệnh viêm trợt hang vị dạ dày thường được thực hiện thông qua nội soi dạ dày. Trên thực tế, đây cũng chính là phương pháp chẩn đoán chính xác và hiệu quả nhất cho bệnh viêm trợt hang vị dạ dày .Nội soi dạ dày là một thủ thuật y khoa trong đó bác sĩ sử dụng một ống mềm nhỏ, có gắn camera ở đầu, đưa qua miệng xuống thực quản, dạ dày và tá tràng để thu thập hình ảnh.Kỹ thuật này cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp bề mặt niêm mạc dạ dày để phát hiện các tổn thương, vết trợt, viêm loét hoặc bất kỳ bất thường nào khác. Nếu bị viêm trợt hang vị dạ dày , hình ảnh nội soi có thể cho thấy nhiều vết trợt nông, thường có kích thước lớn nhất từ 1 - 5 mm.Ngoài việc giúp xác định chính xác vị trí và mức độ viêm trợt, nội soi dạ dày cũng có thể là phương tiện cho bác sĩ lấy mẫu mô (sinh thiết) từ vùng bị viêm và mang đi xét nghiệm, giúp loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư dạ dày.Minh họa hình ảnh nội soi niêm mạc hang vị dạ dày
Viêm trợt hang vị dạ dày có chữa khỏi được không?
Viêm trợt hang vị dạ dày có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Thời gian chữa lành viêm dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân và phân loại bệnh.Nếu là viêm trợt hang vị dạ dày cấp tính, bạn có thể được chữa khỏi bệnh trong vòng vài ngày. Theonghiên cứu, đối với các trường hợp cấp tính, chỉ cần sau 24 - 48 giờ điều trị, hình ảnh nội soi niêm mạc dạ dày đã cho thấy niêm mạc trở về trạng thái bình thường.Tuy nhiên, nếu một người không điều trị viêm trợt hang vị dạ dày , bệnh có thể tiến triển nặng thành viêm dạ dày mãn tính, và cần mất nhiều tháng hoặc nhiều năm để điều trị. Lưu ý: Mặc dù viêm trợt hang vị dạ dày cấp tính có thể lành sau vài ngày, nhưng người bệnh tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng thuốc, mà chỉ nên dừng khi có chỉ định từ bác sĩ.Bởi lẽ, nếu nguyên nhân gây viêm trợt dạ dày là do nhiễm phải vi khuẩn H. pylori, việc tự ý ngưng dùng thuốc có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng lại thuốc, khiến bệnh tái phát nhiều lần, gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.Điều trị viêm trợt hang vị dạ dày
Hai phương pháp phổ biến dùng để điều trị viêm trợt hang vị dạ dày bao gồm điều trị bằng thuốc và can thiệp ngoại khoa. Cụ thể như sau:1. Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc là phương pháp chính trong việc quản lý và chữa trị viêm trợt hang vị dạ dày , trong đó bao gồm:- Thuốc ức chế tiết axit dạ dày: Bao gồm thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thuốc kháng histamine H2, được sử dụng để giảm sản xuất axit dạ dày, giúp giảm viêm và hỗ trợ quá trình lành các vết trợt.
- Thuốc kháng sinh: Nếu viêm trợt do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn này.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Có thể được sử dụng để tạo một lớp bảo vệ trên niêm mạc, giúp ngăn ngừa tổn thương mới và thúc đẩy quá trình hồi phục.
Người bệnh viêm trợt hang vị dạ dày cần dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ
2. Can thiệp ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa được xem xét trong các trường hợp viêm trợt hang vị dạ dày nặng, khi điều trị bằng thuốc không mang lại kết quả hoặc khi có biến chứng nghiêm trọng như chảy máu ồ ạt, thủng dạ dày, hoặc hẹp môn vị.Lúc này, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ phần dạ dày bị tổn thương nặng hoặc thủng, hoặc phẫu thuật để giảm tiết axit dạ dày.Các phương pháp phẫu thuật hiện đại (mổ nội soi) thường ít xâm lấn hơn phương pháp mổ xuyên bụng truyền thống, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và giảm thiểu rủi ro.Tuy nhiên, can thiệp ngoại khoa chỉ được thực hiện khi thật sự cần thiết và sau khi đã xem xét cẩn thận tất cả các lựa chọn điều trị khác.Cách phòng ngừa bệnh và chăm sóc người bị viêm trợt hang vị tại nhà
Phòng ngừa bệnh viêm trợt hang vị dạ dày chủ yếu tập trung vào việc duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Dưới đây là một số cách phòng ngừa hiệu quả:- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh thực phẩm cay, nóng, chua và nhiều dầu mỡ. Ưu tiên các loại thực phẩm ít axit, giàu chất xơ và giàu vitamin, đồng thời kết hợp ăn chậm, nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày.
- Hạn chế sử dụng thuốc NSAIDs: Tránh lạm dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen và aspirin, vì chúng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Nếu cần, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển đổi sang các loại thuốc khác an toàn hơn.
- Bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia: Hút thuốc và uống rượu bia đều làm tăng tiết axit dạ dày và làm suy yếu lớp bảo vệ niêm mạc, dẫn đến nguy cơ viêm trợt.
- Quản lý căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng tiết axit dạ dày, dẫn đến viêm. Do đó, mỗi cá nhân nên làm việc vừa sức, ngủ đủ giấc, tăng cường vận động và tham gia các hoạt động giải trí nhẹ nhàng như nghe nhạc, đọc sách,… để giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống.
- Kiểm tra và điều trị H. pylori: Nếu bạn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, nên kiểm tra và điều trị kịp thời để ngăn ngừa viêm trợt hang vị dạ dày .
- Thăm khám định kỳ: Việc thăm khám định kỳ 6 - 12 tháng / lần sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiêu hóa và điều trị kịp thời, ngăn ngừa tình trạng viêm trợt trở nên nghiêm trọng.
Khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng ngừa các bệnh lý dạ dày
Xem thêm:
- Viêm trợt hang vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để tốt cho sức khỏe?
- Viêm hang vị dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa
- Viêm trợt dạ dày: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh
Nghi bị viêm trợt hang vị dạ dày: Khi nào đi khám bác sĩ?
Nếu bạn nghi ngờ bị viêm trợt hang vị dạ dày , hãy đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:- Đau bụng dai dẳng: Đặc biệt là đau ở vùng thượng vị (vùng trên rốn), có thể âm ỉ hoặc dữ dội;
- Buồn nôn và nôn mửa: Thường xuyên buồn nôn, đặc biệt là sau khi ăn, hoặc nôn ra máu;
- Khó tiêu và đầy hơi: Cảm giác đầy bụng, khó tiêu sau bữa ăn, có thể kèm theo ợ chua do trào ngược dịch tiêu hóa lên thực quản;
- Chán ăn và sụt cân: Mất cảm giác thèm ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Xuất huyết tiêu hóa: Biểu hiện như nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen, đây là dấu hiệu của chảy máu tiêu hóa, cần được cấp cứu ngay lập tức.
Đánh giá bài viết