FIT.VN.JE - SỨC KHỎE

Đặt hàng và yêu cầu

Đóng gói hàng hóa

Giao hàng và thanh toán

Các sản phẩm

Xem thêm... 

Liên hệ với chúng tôi

Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ dịch vụ đặt mua hàng hộ chính hãng nhanh nhất!

Liên hệ ngay

Sản phẩm bán chạy

Tin tức

Cám ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi

[tintuc]Tại Việt Nam, ung thư dạ dày (ung thư bao tử) là bệnh thuộctop 5trong danh sách các loại bệnh ung thư phổ biến nhất. Như vậy, tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị ung thư dạ dày là điều quan trọng để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Vậy, ung thư dạ dày là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết ra sao? Mời bạn cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

ung thư dạ dàyUng thư dạ dày là bệnh lý có thể gây nguy hiểm

Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là bệnh gây ra bởi sự phát triển và phân chia bất thường, không kiểm soát của các tế bào, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào ở dạ dày. Các tế bào bất thường phát triển thành khối u, nếu là khối u ác tính, chúng sẽ lan rộng ở dạ dày hoặc di căn sang các cơ quan khác.Quá trình hình thành khối u ở dạ dày chỉ mất khoảng vài tháng đến vài năm. Vì vậy, nếu người bệnh không tầm soát sức khỏe định kỳ sẽ không thể phát hiện bệnh từ sớm. Ung thư dạ dày xảy ra nhiều nhất ở phần tâm vị - đây là vị trí tiếp xúc giữa dạ dày và thực quản.Vào năm 2022, đã có khoảng 1.000.000 người mắc bệnh ung thư dạ dày trên thế giới. Con số này ước tính sẽ cao hơn nhiều vào năm 2024. (2)

Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày

Dấu hiệu cảnh báo bệnhung thư bao tửcó nhiều tương đồng với các bệnh lý thông thường khác. Do đó, người bệnh rất khó phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu:
  • Khó tiêu.
  • Bị đầy hơi, ợ hơi thường xuyên.
  • Ợ nóng.
  • Cảm giác no nhanh.
  • Đau bao tử.
  • Nôn.
Khi bệnh ung thư dạ dày tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh sẽ có các dấu hiệu sau:
  • Đi ngoài ra máu.
  • Phân có màu đen.
  • Bã nôn có máu.
  • Chán ăn.
  • Sụt cân nhanh, cơ thể luôn mệt mỏi.
  • Dạ dày bị sưng.
  • Thiếu máu, khó thở.
  • Vàng da, vàng mắt.
Khi các tế bào ung thư ở dạ dày lan sang các bộ phận khác, dấu hiệu bất thường sẽ xuất hiện ở vị trí bị di căn. Ví dụ, ung thư di căn đến hạch bạch huyết sẽ tạo ra khối u có thể cảm nhận qua da, ung thư di căn đến gan sẽ gây ra tình trạng vàng da, vàng mắt. Trường hợp ung thư di căn đến bụng sẽ khiến cho bụng người bệnh bị to bất thường. (3)
Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dàyNgười bị ung thư bao tử có biểu hiện nôn, buồn nôn, bã nôn có máu…

Các giai đoạn của bệnh ung thư dạ dày

Ở mỗi giai đoạnung thư bao tử, kích thước và mức độ lan rộng của tế bào ung thư sẽ khác nhau. Bác sĩ cần xác định giai đoạn của bệnh để lập kế hoạch điều trị thích hợp, người bệnh cũng cần căn cứ vào đó để chăm sóc sức khỏe của bản thân.Dựa trênhệ thống phân loại ung thư TNM, bệnh ung thư dạ dày gồm có 5 giai đoạn: 0, 1, 2, 3 và 4.
Các giai đoạn của bệnh ung thư dạ dàyUng thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn: 0, 1, 2, 3 và 4

Giai đoạn 0

Ung thư bao tửgiai đoạn 0 là tình trạng ung thư biểu mô tại chỗ. Ở giai đoạn này, bác sĩ tìm thấy các tế bào bất thường ở niêm mạc dạ dày của người bệnh. Đây chính là khởi nguồn của các tế bào ung thư nếu không điều trị từ sớm.

Giai đoạn 1

Ung thư dạ dày giai đoạn 1 (hoặc gọi là giai đoạn I) được chia thành giai đoạn IA và IB.
  • Giai đoạn IA : Các tế bào ung thư đã hình thành ở niêm mạc dạ dày, có nguy cơ lan đến bên dưới lớp niêm mạc.
  • Giai đoạn IB
    • Tế bào ung thư đã lan đến bên dưới lớp niêm mạc, thậm chí đến 1 hoặc 2 hạch bạch huyết ở vị trí gần.
    • Tế bào ung thư lan đến lớp cơ ở dạ dày.

Giai đoạn 2

Tương tự giai đoạn 1,ung thư bao tửgiai đoạn 2 được chia thành giai đoạn IIA và giai đoạn IIB.
  • Giai đoạn IIA
    • Tế bào ung thư đã tấn công đến bên dưới lớp niêm mạc, lan đến 3-6 hạch bạch huyết gần đó.
    • Tế bào ung thư di căn đến lớp cơ và lan sang 1-2 hạch bạch huyết gần đó.
    • Tế bào ung thư di căn đến bên dưới lớp thanh mạc.
  • Giai đoạn IIB
    • Các tế bào ung thư vẫn tiếp tục tấn công bên dưới lớp niêm mạc nhưng đã lan đến 7-15 hạch bạch huyết.
    • Tế bào ung thư lan đến lớp cơ và làm tổn thương 3-6 hạch bạch huyết ở vị trí gần.
    • Tế bào ung thư dạ dày tiến đến lớp thanh mạc và 1-2 hạch bạch huyết gần đó
    • Tế bào ung thư di căn đến lớp thanh mạc ở dạ dày.

Giai đoạn 3

Bước sang giai đoạn 3, bệnhung thư bao tửđược chia thành các giai đoạn IIIA, IIIB và IIIC.
  • Giai đoạn IIIA
    • Tế bào ung thư tấn công lớp cơ, lan đến 7-15 hạch bạch huyết gần đó.
    • Tế bào ung thư di căn đến lớp thanh mạc và 3-6 hạch bạch huyết gần đó
    • Tế bào ung thư bắt đầu tấn công các cơ quan lân cận như gan, lá lách, đại tràng, thành bụng, tuyến tụy, tuyến thượng thận, thận, ruột non…
  • Giai đoạn IIIB
    • Tế bào ung thư lan đến bên dưới lớp niêm mạc hoặc lớp cơ, có hơn 16 hạch bạch huyết gần đó bị ảnh hưởng.
    • Tế bào ung thư bên dưới lớp thanh mạc hoặc đến lớp thanh mạc, lan đến 7-15 hạch bạch huyết gần đó.
    • Tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan gần đó, đồng thời ảnh hưởng 1-6 hạch bạch huyết ở vị trí gần.
  • Giai đoạn IIIC
    • Tế bào ung thư lan đến bên dưới lớp thanh mạc hoặc đã đến lớp thanh mạc, ảnh hưởng hơn 16 hạch bạch huyết ở gần đó.
    • Tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan lân cận, ảnh hưởng hơn 7 hạch bạch huyết ở vị trí gần.

Giai đoạn 4

Ở giai đoạn 4, tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan của cơ thể, điển hình là phổi, gan, thành bụng… Vì vậy, ung thư dạ dày giai đoạn 4 còn được gọi là ung thư di căn, là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh ung thư.Tế bào ung thư đã tấn công vào hệ thống bạch huyết hoặc máu, hình thành khối u ở các bộ phận trên cơ thể. Khối u hình thành ở cơ quan bị di căn sẽ tượng tự với khối u chính. Tức là, tế bào ung thư dạ dày di căn đến phổi, thì tế bào ung thư tồn tại ở phổi thực chất là tế bào ung thư dạ dày . Tương tự với các cơ quan bị di căn khác trong cơ thể.

Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân ung thư dạ dày là gì?

Ở thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức về nguyên nhân gâyung thư bao tử. Tuy nhiên, chuyên gia khẳng định, những tổn thương xảy ra ở lớp lót bên trong dạ dày như nhiễm trùng, trào ngược Axit… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.Các yếu tố trên chỉ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày , không phải 100% trường hợp gặp phải đều mắc bệnh ung thư. Nhìn chung, khi các yếu tố nguy cơ tác động và làm thay đổi cấu trúc DNA của tế bào ở lớp lót bên trong dạ dày, chúng sẽ bắt đầu phát triển bất thường và hình thành khối u.Các tế bào ung thư ở dạ dày sẽ xâm lấn và phá hủy các mô cơ khỏe mạnh, sau đó tiến sâu hơn vào trong thành dạ dày. Theo thời gian, các tế bào ung thư tách ra và di căn đến các cơ quan khác.

Ai có nguy cơ mắc ung thư dạ dày?

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnhung thư bao tử. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
  • Là nam giới trên 60 tuổi.
  • Nhiễm trùng dạ dày do khuẩn Helicobacter Pylori.
  • Trào ngược Axit lâu ngày.
  • Có thói quen ăn nhiều đồ mặn trong thời gian dài.
  • Có hút thuốc lá lâu năm.
  • Bị nghiện rượu bia.
  • Bị thừa cân hoặc béo phì.
  • Mắc bệnh thiếu máu ác tính.
  • Mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính.
  • Trường hợp có người thân cùng huyết thống từng mắc bệnhung thư bao tử.
  • Mắc bệnh loét dạ dày và đã cắt bỏ 1 phần dạ dày sau khoảng 20 năm.
  • Mắc bệnh FAP, hội chứng Lynch, Polyp gần dạ dày (GAPPS)… (5)

Ung thư dạ dày có lây không?

Không. Ung thư dạ dày là bệnh không lây nhiễm. Các tiếp xúc cơ thể như chạm, ôm, hôn, dùng chung bát đũa, hít thở chung không khí, quan hệ tình dục… không thể lây lan bệnhung thư bao tửhoặc bất kỳ bệnh ung thư nào khác.Các nhà nghiên cứu khẳng định, tế bào ung thư không thể tồn tại trong một cơ thể khỏe mạnh khác. Vì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ tiêu diệt các tế bào lạ, kể cả tế bào ung thư từ người bệnh truyền sang. (6)

Ung thư dạ dày có nguy hiểm không?

Ung thư dạ dày là bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó phát hiện. Cho đến khi các tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác, người bệnh mới cảm nhận được sức khỏe đang suy yếu.ỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh nhân ung thư dạ dày là khoảng36%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh:
  • Khi ung thư chỉ giới hạn ở dạ dày (ung thư khu trú), tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 75% .
  • Nếu ung thư đã lan ra ngoài dạ dày, nhưng chỉ đến các hạch bạch huyết hoặc cơ quan lân cận (ung thư khu vực), tỷ lệ này giảm xuống còn 35% .
  • Đối với ung thư đã di căn xa (lan ra các bộ phận khác của cơ thể), tỷ lệ sống giảm còn 7%.
Điều này cho thấy phát hiện sớm đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị ung thư dạ dày .
Ung thư dạ dày có nguy hiểm không?Ung thư dạ dày có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm

Chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày

Bệnhung thư bao tửcó thể chẩn đoán theo 2 cách: Chẩn đoán lâm sàng hoặc chẩn đoán cận lâm sàng.
Chẩn đoán bệnh ung thư dạ dàyCó thể chẩn đoán ung thư bao tử bằng phương pháp lâm sàng hoặc cận lâm sàng

1. Chẩn đoán lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng củaung thư bao tửthường không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Ở giai đoạn đầu, cơ thể người bệnh sẽ bị suy kiệt, mệt mỏi, thiếu máu và bị sốt.Khi người bệnh đi kiểm tra sức khỏe, các biểu hiện bất thường sau đây sẽ là cơ sở quan trọng để bác sĩ chẩn đoán bệnh:

1.1. Khám bụng

  • Phát hiện khối u ở vùng thượng vị.
  • Chẩn đoán cổ trướng, nguyên nhân do di căn phúc mạc.
  • Mắc chứng hẹp môn vị.
  • Người bệnh là nữ có dấu hiệu di căn buồng trứng.
  • Bị thủng dạ dày.

1.2. Khám tim, phổi

  • Bị tràn mủ màng phổi.
  • Bị tràn dịch màng tim.

1.3. Khám thần kinh

  • Chẩn đoán mắc hội chứng tăng áp lực nội sọ. Nguyên nhân là do tế bào ung thư di căn đến não.
  • Dấu hiệu liệt khu trú.
Ngoài ra, người có dấu hiệu đau cơ xương khớp, nổi hạch bất thường… cũng có khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày .

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Chẩn đoánung thư bao tửbằng phương pháp cận lâm sàng bao gồm:

2.1. Chụp X-quang

Chụp X-quang dạ dày là phương pháp cơ bản dùng trong chẩn đoán ung thư ở cơ quan này. Thông qua hình ảnh chụp phim X-quang, các tổn thương ở dạ dày sẽ hiện rõ, điển hình là dạ dày trông như bị khuyết, có vết loét…

2.2. Nội soi dạ dày

Phương pháp nội soi cung cấp những hình ảnh chân thực về các tổn thương ở dạ dày. Nếu bị ung thư dạ dày , hình ảnh nội soi sẽ cho thấy các khối u, cụ thể hơn là ở thể sùi, thể loét, thể xơ chai…

2.3. Siêu âm nội soi

Là phương pháp kết hợp siêu âm và nội soi để chẩn đoán bệnh. Thông qua đầu dò có tần số cao (7,5-12 MHz), hình ảnh từ kết quả siêu âm nội soi cho phép quan sát các tổn thương (nếu có) ở thành ống tiêu hóa và các tổ chức xung quanh. Thông qua đó, bác sĩ có thể xác định mức độ tổn thương ở dạ dày.

2.4. Chụp CT

Phương pháp này cho phép phát hiện khối u và chẩn đoán mức độ di căn của các tế bào ung thư.

2.5. Siêu âm ổ bụng

Nếu tế bào ung thư dạ dày đã di căn đến ổ bụng hoăc lan sang phúc mạc, buồng trứng (ở nữ) kết quả siêu âm ổ bụng sẽ cho thấy các dấu hiệu bất thường.

2.6. Nội soi ổ bụng

Phương pháp nội soi ổ bụng cho phép đánh giá mức độ xâm lấn của tế bào ung thư tại các cơ quan trong ổ bụng. Thông qua đó, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn ung thư và lên phác đồ điều trị thích hợp.

Phân loại ung thư dạ dày

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, để phân loạiung thư bao tửsẽ cần dựa vào loại tế bào ung thư, mức độ tổn thương các cơ quan và giai đoạn của bệnh.

1. Phân loại theo giải phẫu bệnh (là loại tế bào ung thư)

Dựa vào hình thức giải phẫu bệnh, thu thập và phân tích mẫu tế bào ung thư, ung thư dạ dày được phân loại thành:
  • Ung thư biểu mô tuyến, chiếm gần 90% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh.
  • Ung thư tổ chức liên kết, chiếm khoảng 5-10% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh.
  • Còn lại là các loại ung thư khác như u Lympho, u cơ, u Carcinoides, chiếm khoảng 0,5-5% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh.

2. Phân loại theo tổn thương

Dựa trên mức độ tổn thương của các cơ quan, ung thư dạ dày được phân loại thành ung thư sớm và ung thư tiến triển.
  • Ung thư bao tửsớm là các tổn thương chỉ mới diễn ra ở bên dưới niêm mạc hoặc ở niêm mạc dạ dày, có tiên lượng tốt, phát hiện sớm sẽ có thể chữa dứt điểm.
  • Ung thư bao tửtiến triển là tổn thương đã đi sâu vào các lớp cơ bên trong dạ dày, có nguy cơ cao di căn sang các cơ quan khác.

3. Phân loại theo giai đoạn

Phân loại ung thư dạ dày theo giai đoạn sẽ căn cứ vào 3 yếu tố:
  • T (Primary Tumor) - Mức độ xâm lấn, ảnh hưởng của khối u.
  • N (Regional Lympho Nodes) - Xác định tình trạng di căn của tế bào ung thư đến hạch bạch huyết và số hạch bị ảnh hưởng.
  • M (Distance Metastasis) - Xác định tình trạng di căn của tế bào ung thư đến các cơ quan lân cận.

Ung thư dạ dày có chữa được không?

Ung thư dạ dày có thể chữa được, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, phát hiện bệnh càng trễ, cơ hội chữa khỏi càng thấp. Đối với các trường hợp tiên lượng không thể chữa khỏi, quá trình điều trị sẽ có tác dụng kiểm soát bệnh ung thư, giúp người bệnh thoải mái và kéo dài tuổi thọ. (8)
Bệnh ung thư dạ dày có thể chữa được nếu phát hiện sớm

Điều trị ung thư dạ dày

Trước khi xây dựng kế hoạch điều trị ung thư dạ dày , bác sĩ sẽ cân nhắc 3 yếu tố: Vị trí ung thư, giai đoạn bệnh, sức khỏe tổng thể của người bệnh.

1. Phẫu thuật

Mục đích của phẫu thuật chữa ung thư dạ dày là loại bỏ toàn bộ tế bào ung thư. Phương pháp này dành cho trường hợp mắc bệnh nhẹ, chỉ vừa ở giai đoạn đầu của bệnh.Các phương pháp phẫu thuậtung thư bao tửgồm:
  • Loại bỏ tế bào ung thư khỏi niêm mạc dạ dày: Là loại bỏ các khối ung thư có kích cỡ nhỏ ở bên trong niêm mạc dạ dày, điều trị cho người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 1. Bác sĩ áp dụng quy trình cắt niêm mạc nội soi, dẫn ống từ cổ họng vào dạ dày để cắt bỏ khối ung thư.
  • Cắt bỏ một phần dạ dày: Còn gọi là cắt dạ dày bán phần. Bác sĩ phẫu thuật để cắt bỏ một phần dạ dày và các mô xung quanh bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư. Phương pháp này áp dụng đối với trường hợp có vị trí ung thư gần ruột non.
  • Cắt bỏ toàn bộ dạ dày: Còn gọi là cắt dạ dày toàn phần. Bác sĩ phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ dạ dày và một số mô xung quanh. Phương pháp này áp dụng đối với trường hợp có vị trí ung thư gần thực quản.

2. Hoá trị

Hóa trị là phương pháp dùng thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, điều trị cho người bệnh ung thư giai đoạn 2 và 3. Áp dụng hóa trị cho người bệnhung thư bao tửgồm:
  • Hóa trị đi qua toàn bộ cơ thể: Còn được gọi là hóa trị liệu toàn thân. Thuốc có thể được truyền qua tĩnh mạch hoặc dùng dưới dạng viên uống. Đây là loại hóa trị phổ biến.
  • Hóa trị đi vào bụng: Còn được gọi là hóa trị nội phúc mạc tăng nhiệt, được thực hiện ngay sau phẫu thuật. Trước khi sử dụng, thuốc sẽ được làm nóng để tăng hiệu quả.

3. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp dùng để điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 và 3, trước khi phẫu thuật. Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện cùng lúc hóa trị và xạ trị, gọi là hóa xạ trị.Phương pháp xạ trị sử dụng chùm năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư, có thể là tia X, proton hoặc các nguồn khác. Xạ trị có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng của ung thư dạ dày .

4. Liệu pháp nhắm trúng đích

Liệu pháp nhắm trúng đích sử dụng thuốc để tấn công và giết chết các tế bào ung thư. Trước đó, bác sĩ sẽ thu thập mẫu tế bào để xác định cơ địa người bệnh có phù hợp với phương pháp này hay không.Đối với bệnh ung thư dạ dày , liệu pháp nhắm trúng đích thường được kết hợp chung với hóa trị. Cách điều trị này dành cho người bệnh ung thư giai đoạn 4 hoặc bị tái phát ung thư sau điều trị. (9)
Điều trị ung thư bao tử cần căn cứ vào thể trạng người bệnh và giai đoạn bệnh

Cách chăm sóc người bệnh ung thư bao tử tại nhà

Người bệnh ung thư dạ dày cần được chăm sóc kỹ lưỡng, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

1. Về chế độ dinh dưỡng

Người bệnh ung thư nên cung cấp cho cơ thể đủ lượng chất béo, vitamin, chất xơ, protein… để chuẩn bị sức khỏe tiếp nhận quá trình điều trị. Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong trứng, sữa, phô mai, cá, các loại đậu…Người bệnh ung thư nên kiêng các thực phẩm có chứa chất kích thích như như trà, cà phê, bia… Vì nhóm thức ăn này có thể làm cho bệnh chuyển biến nặng. Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiêng thực phẩm được muối chua như dưa leo muối, củ cải muối, kim chi…Bữa ăn của người bệnh ung thư dạ dày cần phải chia nhỏ, khoảng 8-10 bữa / ngày. Người bệnh tuyệt đối không dùng thực phẩm có chứa phụ gia hoặc món ăn quá cứng, bị cháy, có màu đỏ sẫm như thịt nướng, huyết, cơm cháy…

2. Về chế độ vận động

Người bị ung thư dạ dày còn khả năng đi lại nên vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, đạp xe, bơi lội… tùy vào sở thích và tình trạng thể chất của bản thân.Đối với người bệnh bị hạn chế vận động, nên thực hiện các bài tập vừa sức như yoga, thiền định, tập thở ở tư thế ngồi…Người bệnh ung thư phải nằm hoặc ngồi một chỗ cũng cần vận động bằng những bài tập nhẹ nhàng ở bộ phận còn khả năng hoạt động. Ví như duỗi tay, chân, cổ… tập luyện thở đều để thư giãn, kích hoạt năng lượng.

3. Về mặt tinh thần

Người nhà và bạn bè nên dành thời gian trò chuyện, tâm sự cùng người bệnh. Vì người bệnh ung thư rất dễ rơi vào trạng thái bi quan và suy nghĩ tiêu cực, điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị.Nên tạo cơ hội cho người bệnh tham gia những hoạt động yêu thích để duy trì kết nối xã hội. Nhờ đó, người bệnh sẽ cảm thấy phấn chấn hơn.Người bệnh ung thư rất cần được chia sẻ và cảm thông. Vì vậy, người chăm sóc nên thấu hiểu nỗi khổ hiện tại của họ và không trách lỗi.

Cách phòng tránh ung thư dạ dày như thế nào?

Để giảm nguy cơ mắc bệnhung thư bao tử, mọi người cần:
  • Tăng cường trái cây và rau xanh trong khẩu phần ăn, đặc biệt là loại có màu sắc sặc sỡ như chuối, táo, cam…
  • Hạn chế thói quen ăn mặn để bảo vệ dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung.
  • Bỏ hẳn thói quen hút thuốc lá. Vì hút thuốc lá lâu năm chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày và nhiều loại ung thư khác.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh từ sớm (nếu có). Đặc biệt là những người có tiền sử gia đình mắc bệnhung thư bao tửtrước đó. (10)
Để phòng ngừa ung thư dạ dày, cần tăng cường rau xanh trong khẩu phần ăn

Cần làm gì để phát hiện sớm ung thư dạ dày?

Cần tầm soátung thư bao tửđịnh kỳ để phát hiện bệnh từ sớm (nếu có), ngay cả các trường hợp không có biểu hiện lâm sàng. Bác sĩ sẽ chỉ định một vài xét nghiệm để tầm soát bệnh như nội soi dạ dày, sinh thiết, xét nghiệm…
  • Nội soi thực quản dạ dày tá tràng là cách để phát hiện sớm các tổn thương bất thường ở dạ dày và đánh giá những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày .
  • Bác sĩ sẽ thu thập mẫu mô nhỏ ở vị trí có dấu hiệu bất thường (dựa trên hình ảnh nội soi dạ dày), sau đó làm sinh thiết để xác nhận chẩn đoán.

Nghi mắc bệnh ung thư dạ dày: Khi nào đi khám bác sĩ?

Khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường liên quan đến dạ dày, người nghi ngờ mắc bệnh cần liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không nên chần chừ để tránh trường hợp bị bệnh nghiêm trọng hơn.Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định nguyên nhân khác trước khi làm xét nghiệm chẩn đoánung thư bao tử. Nếu tỷ lệ nghi ngờ bệnh tăng cao, bác sĩ sẽ chỉ đỉnh làm các xét nghiệm chuyên sâu.Mọi người cần khám tổng quát 3-6 tháng / lần, ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường để đảm bảo sức khỏe luôn ở trạng thái tốt nhất.Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan dạ dày, hoặc có mong muốn tầm soát sức khỏe dạ dày định kỳ, bạn hãy liên hệ đến khoa Tiêu hóa - Gan - Mật - Tụy thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.Đây là địa chỉ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh chuyên sâu, là nơi làm việc của đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, cùng với đó là sự hỗ trợ là hệ thống máy móc và thiết bị hiện đại, giúp chẩn đoán bệnh chính xác và hiệu quả.Để đặt lịch kiểm tra sức khỏe dạ dày tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ Hotline 093 180 6858 - 028 7102 6789 (TPHCM) hoặc 024 7106 6858 - 024 3872 3872 (Hà Nội).Trên đây là những thông tin hữu ích về chủ đề bệnh ung thư dạ dày . Tìm hiểu về bệnh không chỉ giúp bạn bảo vệ bản thân, mà còn góp phần nâng cao nhận thức về việc bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

[tintuc]Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, số người mắc bệnh về đường tiêu hóa tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao. Cụ thể, số liệu thống kê bệnh đường tiêu hóa cho thấy, có khoảng 10% dân số Việt Nam hiện nay đang gặp phải các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Vậy, bệnh tiêu hóa là gì? Làm thế nào để nhận biết sớm dấu hiệu và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa một cách hiệu quả? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

một số bệnh về đường tiêu hóaĐâu là các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp?

Bệnh đường tiêu hóa là gì?

Bệnh đường tiêu hóa(gastrointestinal diseases) là các bệnh lý liên quan đến hệ thống ống tiêu hóa, bao gồm miệng, vùng hầu họng - thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các cơ quan phụ trợ như gan, túi mật và tuyến tụy.Bệnh tiêu hóa có thể là cấp tính, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn hoặc mạn tính, kéo dài trong thời gian dài. (1)

Những dấu hiệu bệnh đường tiêu hóa điển hình nhất

Các bệnh lý đường tiêu hóa có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, từ những triệu chứng nhẹ như đầy hơi, khó tiêu đến những triệu chứng nghiêm trọng hơn như đau bụng dữ dội, chảy máu đường tiêu hóa. Việc thay đổi đột ngột thói quen đi tiêu hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân cũng là những dấu hiệu đáng lo ngại.
Những dấu hiệu bệnh đường tiêu hóa điển hình nhấtĐau bụng và khó tiêu thường là những dấu hiệu điển hình của bệnh tiêu hóa
Dấu hiệu bệnh về đường tiêu hóa rất đa dạng, có sự khác nhau tùy vào vị trí khởi phát, phân loại bệnh, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:
Cơ quan bị ảnh hưởng Dấu hiệu liên quan
Thực quản - Ợ nóng, ợ chua

- Khó nuốt

- Đau hoặc rát ở ngực (thường do trào ngược dạ dày)

Dạ dày - Đau hoặc rát vùng thượng vị (trên rốn)

- Buồn nôn, nôn mửa- Chướng bụng, đầy hơi

- Cảm giác no sớm hoặc chán ăn

Ruột non - Đau bụng sau khi ăn

- Tiêu chảy, phân lỏng- Chướng bụng, đầy hơi

- Kém hấp thu dinh dưỡng, sụt cân

Đại tràng (ruột già) - Đau bụng dưới

- Tiêu chảy hoặc táo bón- Có máu trong phân hoặc phân đen

- Đầy hơi, chướng bụng

Gan - Vàng da, vàng mắt

- Ngứa da- Mệt mỏi, suy nhược

- Phân màu nhạt hoặc nước tiểu sẫm màu

Túi mật - Đau bụng trên bên phải

- Đau lan lên vai hoặc sau lưng- Buồn nôn, nôn mửa

- Vàng da, vàng mắt

Tụy - Đau bụng trên, lan ra sau lưng

- Buồn nôn, nôn mửa- Sụt cân không rõ nguyên nhân

- Phân có mùi hôi, có váng mỡ nổi trên mặt nước (do hấp thụ chất béo kém)

Một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp

1. Các bệnh răng miệng, hầu họng

Răng miệng và hầu họng là cửa ngõ đầu tiên của ống tiêu hóa, trong đó:
  • Răng: Giúp nghiền nát thức ăn;
  • Lưỡi và nước bọt: Chứa enzyme amylase, giúp phân giải một phần carbohydrate.
  • Hầu họng: Giúp đẩy thức ăn từ miệng xuống thực quản thông qua động tác nuốt.
Dưới đây là một số bệnh lý có thể xảy ra ở vùng răng miệng, hầu họng, kèm theo đó nguyên nhân, triệu chứng và cách mà chúng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thực phẩm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Sâu răng, viêm nướu Do vi khuẩn, vệ sinh kémĐau răng, chảy máu nướu, hôi miệngKhó nhai, ảnh hưởng đến việc nghiền thức ăn
Viêm họng, viêm amidan Nhiễm vi khuẩn, virusĐau họng, sốt, khó nuốtKhó nuốt, gây đau khi nuốt thức ăn
Khô miệng (xerostomia) Do thuốc, bệnh lý mãn tínhKhó nuốt, hôi miệng, khô miệngGiảm tiết nước bọt, khó tiêu hóa tinh bột

2. Bệnh về thực quản

Thực quản là ống nối từ hầu họng đến dạ dày, có nhiệm vụ vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày nhờ chuyển động co bóp (nhu động) của hệ thống bó cơ.Phía dưới cùng của thực quản có cơ thắt thực quản dưới (LES), giúp ngăn chặn axit dạ dày và thực phẩm trào ngược lên gây bỏng rát thực quản và hầu họng. Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể xảy ra ở thực quản bao gồm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) Axit dạ dày trào ngược lên thực quảnỢ nóng, đau ngực, khó nuốtAxit gây tổn thương niêm mạc thực quản, khó nuốt
Viêm thực quản Do GERD, nhiễm nấmĐau ngực, khó nuốt, ợ hơiGây đau khi ăn uống, khó nuốt thức ăn
Ung thư thực quản Thói quen hút thuốc, rượu, GERD mãn tínhSụt cân, khó nuốt, đau ngựcẢnh hưởng nặng đến khả năng nuốt và hấp thu dinh dưỡng

3. Bệnh dạ dày

Dạ dày là cơ quan nằm giữa thực quản và ruột non, có nhiệm vụ tiết ra axit HCl và enzyme pepsin để phân giải protein thành các chuỗi nhỏ hơn. Bên cạnh đó, dạ dày cũng đóng vai trò nhào trộn thức ăn với dịch vị, tạo ra hỗn hợp thực phẩm dễ tiêu hóa hơn cho ruột non. Một số bệnh tiêu hóa có thể xảy ra ở dạ dày bao gồm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Viêm dạ dày Nhiễm vi khuẩn HP, NSAIDs, rượuĐau thượng vị, buồn nôn, nôn mửaGiảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn
Loét dạ dày Nhiễm vi khuẩn HP, NSAIDsĐau bụng, khó tiêu, xuất huyết tiêu hóaGây đau đớn và khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc hấp thu dưỡng chất
Ung thư dạ dày Nhiễm HP, yếu tố di truyền, ăn đồ muối nhiềuSút cân, đau bụng, nôn ra máuẢnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu hóa và hấp thu

4. Bệnh về đường ruột (ruột non/ ruột già)

Hệ thống đường ruột nằm giữa dạ dày và trực tràng, gồm ruột non và ruột già. Trong đó:
  • Ruột non: Tiết enzyme từ tụy và gan để hoàn tất quá trình tiêu hóa carbohydrate, protein, lipid và hấp thụ dưỡng chất.
  • Ruột già: Hấp thụ nước và các khoáng chất, đồng thời đào thải chất cặn bã.
Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể xảy ra ở đường ruột bao gồm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích (IBS) Căng thẳng, thức ăn không phù hợpĐau bụng, tiêu chảy, táo bónGây rối loạn tiêu hóa, hấp thu không đều
Bệnh Crohn (viêm ruột mạn tính từng vùng) Rối loạn miễn dịchĐau bụng, tiêu chảy, mệt mỏiHấp thu dinh dưỡng kém, gây sụt cân
Viêm loét đại tràng Nhiễm khuẩn, rối loạn miễn dịchĐau bụng, tiêu chảy ra máuGây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến hấp thu chất

5. Bệnh về tuyến tụy

Tuyến tụy là cơ quan nằm phía sau dạ dày, có vai trò tiết enzyme lipase, amylase và protease vào ruột non để tiêu hóa lần lượt lipid, carbohydrate và protein. Đồng thời, tuyến tụy cũng giúp sản xuất hóc-môn insulin để điều hòa đường huyết. Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể xảy ra ở tụy bao gồm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Viêm tụy cấp/mạn tính Nghiện rượu, sỏi mậtĐau bụng trên, nôn mửa, sốtGiảm khả năng tiết enzyme, làm suy giảm tiêu hóa chất béo và protein
Ung thư tụy Hút thuốc, di truyền, viêm tụy mạn tínhĐau bụng, vàng da, sụt cânGây cản trở việc tiêu hóa và hấp thu chất béo, dẫn đến suy dinh dưỡng

6. Bệnh gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể người, nằm ở bên phải, trên cùng của bụng, ngay sau dạ dày. Gan có vai trò sản xuất mật, sau đó tiết mật vào ruột non để nhũ hóa và tiêu hóa chất béo. Gan còn giúp xử lý chất dinh dưỡng và thải độc cơ thể sau khi chất dinh dưỡng được ruột hấp thụ. Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể xảy ra ở gan bao gồm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Viêm gan Nhiễm virus, tiếp xúc hóa chấtVàng da, mệt mỏi, đau hạ sườn phảiẢnh hưởng đến quá trình sản xuất mật, tiêu hóa chất béo
Xơ gan Nghiện rượu, viêm gan mạn tínhSụt cân, vàng da, mệt mỏiGây suy giảm chức năng gan, ảnh hưởng tới hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất

7. Bệnh về túi mật

Túi mật nằm ngay dưới gan, có vai trò lưu trữ và tiết mật vào ruột non để nhũ hóa chất béo, khiến chất béo có thể tan được trong nước, tạo điều kiện cho enzyme lipase từ tuyến tụy dễ dàng phân giải chất béo thành axit béo và glycerol, giúp ruột dễ hấp thụ. Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể xảy ra ở túi mật bao gồm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Viêm túi mật Sỏi mật, nhiễm trùngĐau bụng trên bên phải, buồn nôn, sốtGây tắc mật, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu chất béo
Sỏi mật Tạo sỏi trong túi mậtĐau bụng phải, buồn nôn, vàng daCản trở dòng chảy của mật, làm giảm hiệu quả tiêu hóa chất béo

8. Bệnh vùng hậu môn

Hậu môn là bộ phận cuối cùng ở ống tiêu hóa, giúp đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể thông qua quá trình đại tiện. Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể xảy ra ở hậu môn bao gồm:
Bệnh lý thường gặp Nguyên nhân Triệu chứng Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Trĩ Táo bón kéo dài, căng thẳng khi đi đại tiệnĐau rát, chảy máu khi đi tiêuGây đau đớn khi đại tiện, ảnh hưởng đến khả năng đào thải chất cặn bã
Nứt hậu môn Táo bón, tiêu chảy kéo dàiĐau rát, chảy máu hậu mônGây đau đớn khi đại tiện, ảnh hưởng đến quá trình đào thải chất thải

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa rất đa dạng, bao gồm thói quen sinh hoạt, ăn uống, môi trường và các yếu tố di truyền (2). Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

1. Chế độ ăn uống không cân đối

Tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, ít chất xơ hoặc thức ăn chế biến sẵn có thể gây racác bệnh tiêu hóakhác nhau, ví dụ như:
  • Viêm / loét dạ dày: Do niêm mạc dạ dày bị kích ứng từ việc tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Dễ xảy ra do chế độ ăn uống mất cân bằng.

2. Nhiễm vi khuẩn và virus

Nhiễm vi khuẩn, virus có thể dẫn đến:
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Thường do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra.
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính: Nhiễm virus như norovirus, rotavirus có thể gây buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng cấp tính.
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, vi khuẩn HPNhiễm khuẩn H. pylori là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày
Nhiễm vi khuẩn và virus gây bệnh đường tiêu hóaMinh họa vi rút Hepatitis C gây bệnh viêm gan C

3. Lạm dụng thuốc

Sử dụng quá nhiều thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen và aspirin để giảm đau, hạ sốt có thể gâycác bệnh về hệ tiêu hóanhư:
  • Viêm dạ dày cấp tính: NSAIDs có thể làm suy yếu lớp bảo vệ dạ dày, dẫn đến viêm.
  • Loét dạ dày: Do tổn thương niêm mạc từ thuốc.
Lạm dụng thuốc là nguyễn nhân gây một số bệnh đường tiêu hóaLạm dụng thuốc có thể dẫn đến bệnh về đường tiêu hóa

4. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Hút thuốc lá, uống rượu bia và căng thẳng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ gây ra:
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Hút thuốc và rượu làm suy yếu cơ vòng thực quản, dẫn đến trào ngược axit.
  • Xơ gan: Uống rượu quá mức làm tổn thương gan, dẫn đến xơ gan và các biến chứng nghiêm trọng khác.
  • Xung huyết thực quản, dạ dày: Xơ gan có thể làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch cửa, khiến máu tích tụ tại khu vực thực quản, dạ dày và gây xung huyết.

5. Gen di truyền

Gen di truyền cũng là một yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa . Một số người có gen di truyền khiến họ dễ mắccác bệnh tiêu hóahơn những người khác, chẳng hạn như ở bệnh Crohn (viêm ruột mạn tính từng vùng), bệnh Celiac (không dung nạp gluten) và Hội chứng Lynch (gây tăng ung thư đại tràng).

Ai dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa?

Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa ; tuy nhiên, có một số đối tượng dễ mắc bệnh hơn phần đông dân số còn lại, trong đó bao gồm:
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • Người cao tuổi;
  • Người ăn uống thiếu cân đối và sinh hoạt thiếu khoa học;
  • Người thường xuyên căng thẳng;
  • Người có bệnh lý nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch,…);
  • Người có tiền sử dùng nhiều thuốc hoặc kế hoạch dùng thuốc dài hạn;
  • Người vừa trải qua phẫu thuật hoặc đang trong các đợt hóa trị / xạ trị ung thư;
  • Người vừa gặp chấn thương hoặc tai nạn.

Bệnh đường tiêu hóa có nguy hiểm không?

Bệnh đường tiêu hóa có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số ví dụ vềcác bệnh tiêu hóanghiêm trọng cùng hệ quả và biến chứng nguy hiểm của chúng:
Bệnh tiêu hóa Hệ quả / biến chứng
Viêm loét dạ dày - tá tràng Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
Ung thư dạ dày Gây tử vong cao nếu phát hiện muộn, khối u có thể di căn và khó chữa trị.
Viêm tụy cấp Gây suy đa tạng, tử vong do sốc nhiễm trùng nếu không can thiệp sớm.
Viêm ruột thừa Gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng toàn thân, rất nguy hiểm nếu ruột thừa vỡ.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) Không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây đau bụng mãn tính, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.

Bệnh đường tiêu hóa có di truyền không?

Hầu hết cácbệnh đường tiêu hóalà không di truyền. Tuy nhiên, có một số ítcác bệnh liên quan đến đường tiêu hóacó nguy cơ di truyền, nghĩa là người có tiền sử gia đình mắc các bệnh này có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Dưới đây là một số ví dụ vềcác bệnh tiêu hóacó khả năng di truyền và các gen liên quan:
Bệnh tiêu hóa Gen liên quan Mô tả
Bệnh Crohn NOD2, ATG16L1, IL23RĐột biến gen NOD2 và một số gen khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn, một loại viêm ruột mãn tính.
Hội chứng đa polyp tuyến gia đình APCĐột biến gen APC gây ra sự hình thành hàng trăm đến hàng ngàn polyp trong ruột già, làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Bệnh celiac HLA-DQ2, HLA-DQ8Các biến thể của gen HLA-DQ2 và HLA-DQ8 liên quan đến hệ miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc bệnh celiac, một bệnh không dung nạp gluten.
Hội chứng Lynch (ung thư đại tràng không polyp di truyền) MLH1, MSH2, MSH6Đột biến các gen sửa chữa DNA như MLH1, MSH2 gây ra hội chứng Lynch, làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng và các bệnh ung thư khác.
Viêm loét đại tràng HLA-DRB1Một số biến thể gen HLA-DRB1 được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét đại tràng, một loại viêm mãn tính của ruột già.
Lưu ý: Các bệnh tiêu hóatrên có thể liên quan đến đột biến hoặc thay đổi ở một số gen cụ thể, làm tăng nguy cơ di truyền trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai mang gen cũng sẽ mắc bệnh bởi vì yếu tố môi trường, dinh dưỡng và lối sống cũng đóng vai trò quan trọng.

Chẩn đoán bệnh đường tiêu hóa

Chẩn đoánbệnh đường tiêu hóathường dựa trên việc kết hợp khám lâm sàng, xét nghiệm và các phương pháp hình ảnh học. Các bước chính bao gồm:
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ hỏi về triệu chứng (đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn), tiền sử bệnh và thói quen ăn uống.
  • Xét nghiệm máu và phân: Giúp phát hiện nhiễm trùng, viêm nhiễm, thiếu máu hoặc dấu hiệu bất thường khác liên quan đến hệ tiêu hóa .
  • Nội soi: Dùng ống nội soi có gắn camera để quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày, ruột hoặc đại tràng nhằm phát hiện viêm loét, polyp hay khối u.
  • Chụp X-quang, CT hoặc MRI: Sử dụng tia bức xạ để tái tạo hình ảnh chi tiết của các cơ quan tiêu hóa, giúp phát hiện khối u, tổn thương hoặc tắc nghẽn.
  • Sinh thiết: Lấy mẫu mô từ niêm mạc đường tiêu hóa (qua nội soi) để kiểm tra dưới kính hiển vi, giúp chẩn đoán các bệnh lý như ung thư, viêm hoặc nhiễm trùng.
Những phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với nhau để đưa ra chẩn đoán chính xác vềbệnh đường tiêu hóa.
Nội soi là phương pháp chẩn đoán bệnh đường tiêu hóa phổ biến

Bệnh đường tiêu hóa có chữa được không?

Hầu hếtbệnh đường tiêu hóacó thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh không thể được chữa trị dứt điểm, mà chỉ có thể kiểm soát thông qua việc ngăn cho bệnh không tiến triển nặng hoặc giảm nhẹ triệu chứng. Cụ thể như sau:
Loại bệnh Ví dụ Thời gian chữa lành thông thường
Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn Viêm dạ dày cấp 1-2 tuần nếu được điều trị đúng cách và tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt.
Nhiễm khuẩn đường ruột 1-2 tuần tùy vào nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng.
Loét dạ dày - tá tràng do HP 4-8 tuần điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton.
Bệnh không thể chữa khỏi, chỉ kiểm soát Bệnh Crohn

(Viêm ruột mạn tính từng vùng)

Không có thời gian chữa lành, bệnh mãn tính và thường kéo dài suốt đời.
Hội chứng ruột kích thích

(IBS)

Bệnh mãn tính, không chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát triệu chứng.
Viêm loét đại tràng Bệnh mãn tính, chỉ có thể kiểm soát triệu chứng nhưng không chữa khỏi hoàn toàn.
Hội chứng Lynch

(gây ung thư đại tràng)

Không có thời gian chữa lành, bệnh di truyền và tăng nguy cơ ung thư.

Cách điều trị bệnh đường tiêu hóa

Cách điều trịbệnh đường tiêu hóarất đa dạng, có thể bao gồm:
  • Dùng thuốc: Tùy vào từng loạibệnh tiêu hóamà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Ví dụ, thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton (PPI) dùng trong điều trị viêm loét dạ dày; thuốc kháng sinh nếu nhiễm vi khuẩn HP; thuốc chống tiêu chảy hoặc nhuận tràng nếu bị rối loạn tiêu hóa; thuốc giảm đau / kháng viêm nếu bị xuất huyết tiêu hóa,…
  • Phẫu thuật: Dành cho các bệnh nặng như viêm ruột thừa, ung thư đại tràng, trĩ mức độ nặng, bệnh Crohn nghiêm trọng hoặc viêm loét không đáp ứng thuốc. Phẫu thuật có thể bao gồm cắt bỏ phần ruột bị tổn thương.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn để giảm triệu chứng, như hạn chế thực phẩm cay, béo, chiên rán hoặc thực phẩm chứa gluten (đối với bệnh celiac); đồng thời thêm nhiều chất xơ, uống đủ nước để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Điều chỉnh lối sống: Giảm stress, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và tránh thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu.
  • Liệu pháp tâm lý: Đối với các bệnh như hội chứng ruột kích thích (IBS), liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể giúp giảm căng thẳng và kiểm soát triệu chứng.
Dùng thuốc theo chỉ định là cách điều trị bệnh về đường tiêu hóa phổ biến

Cách phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa

Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa , bạn có thể thực hiện các biện pháp như:
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như rau quả, chất xơ, uống đủ nước, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, và thức uống có cồn hoặc ga.
  • Thiết lập thói quen ăn uống khoa học: Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm và nhai kỹ để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Giữ vệ sinh thực phẩm: Rửa tay sạch trước khi ăn, nấu chín thực phẩm kỹ lưỡng và tránh ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc hết hạn.
  • Giảm căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga để giảm stress, yếu tố làm tăng nguy cơ mắccác bệnh tiêu hóa.
  • Vận động thường xuyên: Tập thể dục giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
  • Tránh thói quen xấu: Hạn chế hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích.
Các biện pháp này không chỉ giúp phòng tránhbệnh tiêu hóamà còn cải thiện sức khỏe tổng thể.

Nghi mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: Khi nào đi khám bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu bất thường liên quan đến đường tiêu hóa như:
  • Đau bụng kéo dài: Đặc biệt là đau sau khi ăn hoặc đau khi đói.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu kéo dài không rõ nguyên nhân.
  • Nôn mửa: Liên tục nôn ra máu hoặc chất nôn có màu đen.
  • Sút cân không rõ lý do: Giảm cân nhanh chóng mà không thay đổi chế độ ăn hoặc lối sống.
  • Phân đen hoặc có máu: Là dấu hiệu của chảy máu trong hệ tiêu hóa.
  • Ợ nóng, trào ngược axit: Nếu xảy ra thường xuyên hoặc gây khó chịu nghiêm trọng.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe tốt, bạn nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi 6 - 12 tháng một lần, ngay cả khi không có triệu chứng rõ ràng. Điều này giúp phát hiện sớm và ngăn ngừacác bệnh tiêu hóanghiêm trọng.Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu rõbệnh tiêu hóalà gì, nguyên nhân gây bệnh đến từ và dấu hiệu nhận biết như thế nào để kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả.Mỗi người đều có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường tiêu hóa nếu không sinh hoạt, ăn uống đúng cách và tuân theo chỉ định từ bác sĩ. Vì thế, điều quan trọng là bạn cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để nhận được chỉ định từ chuyên gia trong việc điều chỉnh lối sống, chế độ ăn và dùng thuốc chữabệnh tiêu hóamột cách an toàn.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

[tintuc] Xuất huyết dạ dày là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần được cấp cứu kịp thời để ngăn ngừa tình trạng mất máu đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì thế, việc nhận biết sớm các dấu hiệu và nguyên nhân xuất huyết dạ dày là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Vậy, triệu chứng xuất huyết dạ dày là gì? Xuất huyết dạ dày có điều trị được không? Tất cả sẽ được Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng giải đáp ngay trong bài viết sau.

xuất huyết dạ dàyXuất huyết dạ dày là gì? Triệu chứng của bệnh ra sao?

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày , hay còn gọi làxuất huyết bao tửhoặcchảy máu dạ dày, là tình trạng mạch máu dưới niêm mạc dạ dày bị tổn thương đến mức vỡ ra, làm rò rỉ máu bên trong thành dạ dày.

Triệu chứng xuất huyết dạ dày

Một sốdấu hiệu xuất huyết dạ dàyphổ biến bao gồm đau vùng thượng vị, thay đổi sắc tố da, đi ngoài ra máu,… Cụ thể:

1. Đau vùng thượng vị

Một trong những triệu chứng điển hình của xuất huyết dạ dày là những cơn đau mạnh ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn), thường lan rộng ra khắp vùng bụng.Những cơn đau này có thể rất dữ dội, gây căng cứng cơ bụng, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Đau có thể xuất hiện đột ngột, với tần suất tăng dần theo mức độ xuất huyết.

2. Thay đổi sắc tố da

Xuất huyết dạ dày thường do biến chứng của các bệnh lý dạ dày như viêm loét hoặc nhiễm trùng, làm suy giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn.Khi cơ thể không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cùng với việc mất máu từ dạ dày, da dẻ của người bệnh có thể trở nên nhợt nhạt, xanh xao và thiếu sức sống.Biểu hiện xuất huyết dạ dàynày thường đi kèm với tình trạng mệt mỏi và kiệt sức kéo dài.

3. Đi ngoài ra máu

Phân có màu đen như nhựa đường và mùi khó chịu cũng là một dấu hiệu đặc trưng của xuất huyết dạ dày . Tình trạng này là do máu bị tiêu hóa một phần trong dạ dày ruột , làm thay đổi màu sắc của phân.Phân càng đen và số lượng càng nhiều cho thấy mức độ xuất huyết càng nghiêm trọng. Đây là mộttriệu chứng xuất huyết dạ dàynguy hiểm, cần được thăm khám với bác sĩ ngay lập tức để tránh biến chứng nặng hơn.

4. Thiếu máu

Xuất huyết bao tửgây mất máu liên tục, dẫn đến các triệu chứng của thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp và thậm chí là ngất xỉu.Thiếu máu kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn diện, bao gồm suy giảm chức năng các cơ quan nội tạng và tăng nguy cơ tử vong. Vì vậy, đây cùng là mộtdấu hiệu xuất huyết dạ dàyđáng lưu tâm.

5. Buồn nôn và nôn ra máu

Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn, sau đó nôn ra máu. Máu có thể xuất hiện dưới hai dạng, bao gồm:
  • Máu đỏ tươi: Cho thấy xuất huyết gần đây;
  • Máu đen như bã cà phê: Cho thấy máu đã bị tiêu hóa một phần trong dạ dày.
Đây làbiểu hiện xuất huyết dạ dàycực kỳ nguy hiểm, báo hiệu mức độ nghiêm trọng. Nếu tình trạng nôn ra máu xảy ra thường xuyên và với lượng lớn, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám, bù nước, cầm máu và có biện pháp điều trị thích hợp.
Triệu chứng xuất huyết dạ dày, buồn nônBuồn nôn và nôn mửa có thể là dấu hiệu của bệnh xuất huyết dạ dày

Nguyên nhân xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày được gây ra bởi tình loét dạ dày , ung thư dạ dày , tiêu thụ quá độ rượu bia,… Dưới đây là danh sách cụ thể một sốnguyên nhân xuất huyết dạ dàythường gặp:

1. Viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp là tình trạng lớp niêm mạc ở dạ dày bị viêm nhiễm quá mức, gây ra cơn đau dữ dội và kéo dài, thường do lạm dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học hoặc căng thẳng tâm lý gây nên.Thông thường, bệnh có thể được chữa lành nếu nguyên nhân gây ra bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, nếu viêm dạ dày cấp không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn tới biến chứng xuất huyết dạ dày .Cụ thể như sau:
  • Lạm dụng thuốc: Các loại thuốc như aspirin, NASIDs (thuốc chống viêm không steroid) có thể góp phần gây xuất huyết dạ dày bằng cách làm giảm sản xuất chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc do viêm và tăng nguy cơ chảy máu.
  • Tiêu thụ rượu bia quá độ: Cồn trong rượu biacó khả năngkích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, làm tăng nguy cơ gây xói mòn lớp niêm mạc, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Vi khuẩn này có thể sống trên niêm mạc dạ dày và không ngừng sản xuất ra các độc tố gây viêm, khiến niêm mạc bị xói mòn và lâu dần, có thể dẫn đến viêm, loét và gây xuất huyết.
  • Căng thẳng lo âu: Căng thẳng và lo âu kéo dài có thể làm tăng nồng độ hóc-môn cortisol trong huyết thanh, từ đó làm giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày và tăng tiết axit dạ dày; lâu dần, có thể dẫn đến viêm, loét và xuất huyết.
  • Chế độ ăn uống: Đồ ăn cay nóng, dầu mỡ và các chất kích thích như caffeine, axit cũng có thể gây viêm dạ dày bằng cách tăng tiết axit, kích hoạt gốc tự do,… từ đó dẫn đến viêm.

2. Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là một trong nhữngnguyên nhân hàng đầugây xuất huyết dạ dày , đặc biệt khi vết loét ăn sâu vào các lớp cơ bên dưới niêm mạc.Ở giai đoạn đầu, khi tổn thương chỉ ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ, lượng máu chảy thường ít và có thể tự cầm lại, ít gây nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể.Tuy nhiên, khi vết loét trở nên sâu hơn, các động mạch lớn có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến chảy máu ồ ạt, khó kiểm soát.Tương tự viêm dạ dày, tình trạng loét cũng bắt nguồn từ các nguyên nhân như làm dụng thuốc, uống nhiều rượu bia, nhiễm khuẩn H.pylori,…
Nguyên nhân xuất huyết dạ dày, loét dạ dàyNhiễm khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân hàng đầu gây loét và xuất huyết dạ dày

3. Ung thư dạ dày

Khi ung thư dạ dày tiến triển, các khối u ác tính không chỉ phát triển trên bề mặt niêm mạc mà còn xâm lấn sâu vào các lớp của thành dạ dày, bao gồm lớp cơ và các mạch máu, gây viêm loét và dẫn đến hiện tượng chảy máu.

4. Giãn tĩnh mạch thực quản

Giãn tĩnh mạch thực quản xảy ra khi áp lực trong tĩnh mạch tăng cao, thường do bệnh xơ gan hoặc các bệnh lý gan mạn tính khác. Áp lực này khiến các tĩnh mạch ở thực quản và dạ dày phình to, trở nên dễ tổn thương và vỡ, dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng.

Đối tượng nào dễ bị xuất huyết dạ dày?

Xuất huyết dạ dày xảy ra phần lớn ở độ tuổi từ 20 - 50 tuổi, đặc biệt với các cá nhân có một trong các tình trạng sau:
  • Bệnh lý dạ dày;
  • Lạm dụng rượu bia;
  • Sử dụng thuốc quá liều;
  • Căng thẳng tâm lý;
Ngoài ra, xuất huyết dạ dày cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, chủ yếu do lây nhiễm vi khuẩn H.pylori từ người bệnh.

Xuất huyết dạ dày có lây không?

Xuất huyết dạ dày KHÔNG có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, vi khuẩn H.pylori - một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm loét, xuất huyết dạ dày, có thể lây lan thông qua đường nước bọt.Vì vậy, người bệnh này vẫn nên cẩn thận, không nên dùng chung bát đũa, bàn chải với người xung quanh khi chưa xác định rõ nguyên nhânchảy máu dạ dày.

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Có chết không?

Xuất huyết dạ dày là vấn đề sức khỏe NGUY HIỂM, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Ở mức độ nhẹ, bệnh thường gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, tụt huyết áp, mệt mỏi và thậm chí ngất xỉu. Tuy nhiên, nếu lượng máu mất đi quá lớn mà không được cầm máu và bù lại kịp thời, tình trạng này có thể làm suy đa tạng, dẫn đến tử vong.

Chẩn đoán xuất huyết bao tử

Xuất huyết dạ dày có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên, để chẩn đoán về mức độ, vị trí xuất huyết, người bệnh nên thăm khám để được áp dụng các phương pháp sau:
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi về tiền sử bệnh và các triệu chứng thường gặp, đồng thời đo huyết áp và nhịp tim để đánh giá mức độ mất máu;
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng thiếu máu và các chỉ số đông máu, bao gồm công thức máu toàn bộ (CBC) và xét nghiệm chức năng gan, thận;
  • Nội soi dạ dày tá tràng: Đây là phương pháp có độ chính xác cao, giúp xác định vị trí / mức độ chảy máu, đồng thời thực hiện các biện pháp cầm máu;
  • Chụp X-quang hoặc CT dạ dày: Nếu nội soi không xác định được vị trí chảy máu hoặc không thực hiện được, chụp X-quang hoặc CT với chất cản quang có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng dạ dày và xác định vị trí tổn thương;
  • Chụp xạ hình:
    • Chụp xạ hình giúp chẩn đoán xuất huyết dạ dày bằng cách sử dụng các chất phóng xạ được tiêm vào máu. Khi có xuất huyết, chất phóng xạ sẽ theo dòng máu đến vị trí chảy máu. Sau đó, các thiết bị chẩn đoán hình ảnh (như gamma camera) sẽ ghi lại hình ảnh phân bố của chất phóng xạ trong cơ thể.
    • Phương pháp này cho phép xác định vị trí và mức độ chảy máu đang diễn ra trong dạ dày hoặc ruột, ngay cả khi các phương pháp khác như nội soi không phát hiện được.
Chẩn đoán xuất huyết bao tửMinh họa hình ảnh bác sĩ khám lâm sàng để đánh giá sức khỏe dạ dày

Xuất huyết dạ dày có chữa được không?

Xuất huyết dạ dày CÓ THỂ chữa được, đặc biệt khi nguyên nhân gây xuất huyết được xác định rõ ràng và phương pháp điều trị được chỉ định phù hợp.Tuỳ vào tình trạng tổn thương của dạ dày, thời gian chữa trị và độ phức tạp của các phương pháp có thể khác nhau ở mỗi cá nhân. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là nhận biết sớm cácdấu hiệu xuất huyết dạ dàyvà tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay khi phát hiện triệu chứng.

Điều trị xuất huyết dạ dày

Do xuất huyết dạ dày là một biến chứng nguy hiểm, người bệnh không nên tự điều trị tại nhà mà cần sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế. Một số phương pháp chữa trịchảy máu dạ dàyphổ biến bao gồm:
  • Điều trị nội khoa:
    • Áp dụng khi mức độ xuất huyết từ nhẹ đến trung bình, nguyên nhân được xác định rõ ràng và người bệnh có sức khỏe ổn định.
    • Lúc này, người bệnh có thể được kê đơn sử dụng thuốc ức chế tiết axit dạ dày (như thuốc ức chế bơm proton - PPI), thuốc cầm máu và thuốc kháng viêm.
  • Nội soi cầm máu: Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp cầm máu trực tiếp như:
  • Kẹp clip: Dùng các kẹp kim loại để đóng lại các mạch máu bị chảy;
  • Tiêm thuốc cầm máu: Tiêm trực tiếp thuốc cầm máu vào vết loét để ngăn chảy máu;
  • Đốt nhiệt hoặc laser: Sử dụng nhiệt hoặc laser để làm đông máu và cầm máu tại chỗ.
  • Phẫu thuật: Được chỉ định trong trường hợp xuất huyết nặng hoặc tái phát liên tục. Phẫu thuật có thể bao gồm cắt bỏ phần dạ dày bị tổn thương hoặc thắt mạch máu để ngăn chảy máu.
Điều trị xuất huyết dạ dàyNgười bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả

Cách phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Phòng ngừa xuất huyết dạ dày đòi hỏi sự kết hợp giữa chế độ ăn uống hợp lý, lối sống khoa học và việc kiểm soát hiệu quả các bệnh lý nền. Dưới đây là một số cách phòng ngừa hiệu quả:
  • Tránh sử dụng thuốc gây hại dạ dày: Người bệnh, đặc biệt là người mắc viêm loét dạ dày , nên hạn chế sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen, và naproxen. Nếu cần dùng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ;
  • Kiểm soát việc sử dụng rượu bia: Loại bỏ hoàn rượu bia ra khỏi chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bạn hạn chế gây kích ứng và làm mòn niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ viêm loét và xuất huyết;
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Ăn uống cân đối với nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ, tránh các thực phẩm gây kích ứng dạ dày như đồ cay, nóng, chua và các thực phẩm chế biến sẵn;
  • Hạn chế căng thẳng, lo âu: Thực hiện các bài tập hít thở sâu, thiền, yoga, nghỉ ngơi đúng lúc, ngủ đủ giấc cũng giúp giảm bớt căng thẳng, hạn chế tăng tiết axit dạ dày và bảo vệ niêm mạc.
  • Điều trị hiệu quả các bệnh lý nền: Người có các bệnh lý nền như viêm loét dạ dày, tá tràng và nhiễm khuẩn H. pylori,… nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh tiến triển và gây xuất huyết.
  • Tập thể dục thường xuyên: Duy trì các hoạt động thể chất vừa phải có thể giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch, cải thiện tuần hoàn máu và nhu động ở hệ tiêu hóa, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày .
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ, tối thiểu 2 lần / năm có thể giúp người bệnh phát hiện sớm và điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày, đặc biệt đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh dạ dày hoặc các yếu tố nguy cơ khác.
Người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến dạ dày

Nghi mắc bị chảy máu dạ dày: Khi nào đi khám bác sĩ?

Nếu nghi ngờ bịchảy máu dạ dày, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức, đặc biệt là khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau bụng, khó tiêu, nôn ra máu đỏ tươi / đen sẫm hoặc đi ngoài phân đen.Ngoài ra, các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, mệt mỏi, suy nhược, tim đập nhanh và tụt huyết áp cũng cho thấy cơ thể đang mất máu nghiêm trọng, cần được chú ý.Trên đây là những thông tin cơ bản về xuất huyết dạ dày , được tổng hợp bởi Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng . Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn khái quát về tình trạng này, đồng thời đưa ra những gợi ý phù hợp về cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừachảy máu dạ dày.Tóm lại, xuất huyết dạ dày là một biến chứng nguy hiểm mà bất cứ ai, đặc biệt là người có tiền sử bệnh dạ dày, cần hết sức chú ý. Để bảo vệ sức khỏe khỏi tình trạng nêu trên, cách tốt nhất là kiểm soát hợp lý lối sống và chế độ ăn, đồng thời nắm chắc và nhận biết sớm các biểu hiện đặc trưng.Nếu bạn còn nhiều khúc mắc liên quan đến xuất huyết dạ dày , hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng thông qua hotline https://m.me/fit.vn.je để được tư vấn kịp thời. Chúc bạn mau chóng hồi phục và lấy lại cân bằng trong cuộc sống!
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

[tintuc]Bước vào thai kỳ, nhiều mẹ thường thắc mắc có bầu nên uống nước gì để vừa bổ sung đủ dưỡng chất, vừa hỗ trợ cho thai nhi phát triển toàn diện. Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần biết cách lựa chọn những thức uống an toàn và tốt cho sức khỏe. Vậy, mẹ bầu nên uống gì trong thai kỳ? Đâu là danh sách các thức uống an toàn được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

bầu nên uống nước gìPhụ nữ có bầu nên uống nước gì tốt cho sức khỏe?

Mẹ bầu cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ nên bổ sung khoảng 1.6 lít chất lỏng / ngày, 3 tháng giữa thai kỳ nên bổ sung 1.8 lít chất lỏng / ngày và 3 tháng cuối là 2.2 lít chất lỏng / ngày.Chất lỏng ở đây có thể bao gồm nước lọc, nước từ rau củ / hoa quả tươi, sữa, nước dùng (nước lèo) trong các món hầm / canh / súp hoặc bất kỳ loại nước giải khát nào khác nhưng không bao gồm cà phê, trà (trà xanh, trà đen,…), rượu bia và nước tăng lực.

Bầu nên uống nước gì?

Dưới đây là một số loại nước uống an toàn, tốt cho sức khỏe mà mẹ bầu có thể an tâm tiêu thụ trong thai kỳ. Lưu ý, ngoài nước lọc, mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi tiêu thụ để được tư vấn lượng dùng phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

1. Nước lọc tốt nhất cho bà bầu

Trả lời cho câu hỏi “ có bầu nên uống nước gì tốt?”, các chuyên gia đều cho rằng đó là nước lọc, bởi vì nước đóng vai trò thiết yếu cho cả mẹ và thai nhi. Cụ thể, nước giúp:
  • Tăng cường tuần hoàn máu: Theonghiên cứu, thể tích máu của mẹ bầu có thể tăng thêm 45% (khoảng 1200 - 1600 ml máu) so với trước khi mang thai. Trong khi đó, nước lại là thành phần chủ đạo của máu, chiếm khoảng 51% về khối lượng. Vì thế, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ nước để giúp cơ thể sản xuất đủ máu nuôi dưỡng cho thai nhi.
  • Duy trì lượng nước ối: Nước là thành phần quan trọng của nước ối, giúp bảo vệ thai nhi, hỗ trợ chuyển động và phát triển toàn diện trong tử cung.
  • Hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi: Nước giúp cơ thể mẹ vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết qua máu sang thai nhi, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là các vitamin tan trong nước (B1, B2, B3, B5, B7, B9, B12, C…) và khoáng chất (natri, kali, magiê, kẽm,…).
  • Ngăn ngừa mất nước cho mẹ: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cần nhiều nước hơn để duy trì lượng nước ối ổn định và giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Mất nước có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, đau đầu và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây co bóp tử cung sớm.
  • Giảm táo bón: Uống đủ nước giúp mẹ bầu duy trì chức năng tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón – vấn đề thường gặp trong thai kỳ.
Vì những lý do này, uống đủ nước lọc là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
bầu nên uống gì, nước lọcMẹ bầu nên uống từ 1.6 - 2.2 lít nước lọc / ngày

2. Mẹ bầu nên uống sữa bầu khi thai kỳ diễn ra

Sữa bầu là những dòng sữa công thức (sữa bột) được sản xuất dành riêng cho mẹ bầu. Sữa công thức dành cho bà bầu khác với sữa bò tươi truyền thống ở chỗ nó được bổ sung các thành phần dinh dưỡng quan trọng để đáp ứng nhu cầu đặc biệt tăng cao trong thai kỳ của cả mẹ và bé.Một số thành phần được bổ sung thêm vào sữa bầu bao gồm axit folate (vitamin B9), omega-3 (DHA), sắt, canxi, vitamin D, probiotics (men vi sinh) và chất xơ.Trả lời câu hỏi bầu nên uống nước gì , Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo sữa là thức uống nên được bổ sung hàng ngày đối với phụ nữ mang thai bởi vì sữa sở hữu mật độ dinh dưỡng cao hơn hẳn các loại thực phẩm khác.Trung bình 100ml sữa tuy chỉ cung cấp cho cơ thể từ 60 - 100 kcal, nhưng lại chứa đến hơn 20 loại vitamin và khoáng chất khác nhau, tất cả đều là những dưỡng chất không thể thiếu cho quá trình phát triển của thai nhi, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa dị tật ở em bé và biến chứng thai sản ở mẹ bầu. Cụ thể như sau:
Dưỡng chất nổi bật có trong sữa Lợi ích sức khỏe
Đối với mẹ bầu Đối với thai nhi
Omega-3

(DHA)

Kháng viêm, tăng cường sức khỏe tim mạchHỗ trợ phát triển thần kinh ở não và võng mạc
Probiotics và chất xơ Ngừa táo bón, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳGiảm nguy cơ mắc bệnh chàm / dị ứng ở trẻ sơ sinh (2)
Vitamin A Tăng cường hệ miễn dịch, duy trì sức khỏe da và thị lựcHỗ trợ phát triển thị giác và hệ miễn dịch
Vitamin B9

(Folate)

Giảm nguy cơ thiếu máu và hỗ trợ chức năng hồng cầuPhòng ngừa dị tật ống thần kinh (tật nứt đốt sống, tật thai vô sọ) (3)
Vitamin B12 Hỗ trợ sự hình thành hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máuHỗ trợ phát triển hệ thần kinh và sản sinh hồng cầu
Vitamin D Giảm nguy cơ sinh non và tăng khả năng hấp thụ canxi (4)Giúp phát triển xương và răng, hỗ trợ hệ miễn dịch
Canxi Ngừa chuột rút, tê bì tay chân, kiểm soát huyết áp, ngừa biến chứng tiền sản giậtPhát triển xương, răng và tim mạch
Phốt-pho Cải thiện chức năng xươngHỗ trợ phát triển xương và mô
Kẽm Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ sinh non (5)Phát triển tế bào và tăng trưởng mô
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ đầu trong tam cá nguyệt thứ nhất nên bổ sung 300ml sữa / ngày, tam cá nguyệt thứ hai là 500ml sữa / ngày và tam cá nguyệt thứ ba là 600ml sữa / ngày.
bà bầu nên uống gì, sữaMẹ bầu nên bổ sung 300 - 600ml sữa / ngày

3. Sữa tươi không đường tốt cho sức khỏe mẹ và bé

Ngoài việc uống sữa bầu, sản phụ có thể cân nhắc uống sữa tươi không đường. Bởi lẽ, sữa không đường giúp mẹ nhận đầy đủ dưỡng chất từ sữa như canxi, vitamin D,… mà không phải lo ngại về lượng đường dư thừa ảnh hưởng đến sức khỏe.Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đái tháo đường thai kỳ chính là biến chứng sản khoa phổ biến, có thể xảy ra với33%sản phụ (theo số liệu thống kê từ Bệnh viện Từ Dũ, TPHCM năm 2020).

4. Các loại sinh tố từ trái cây

Trả lời câu hỏi bầu nên uống nước gì , sinh tố từ trái cây có thể là câu trả lời lý tưởng bởi chúng chứa nhiều vitamin C, kali và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu.Tuy nhiên, sản phụ nên tránh tiêu thụ dứa vì enzyme bromelain trong loại quả này có thể làm tăng rủi ro gây co thắt tử cung. Thay vào đó, mẹ bầu hãy ưu tiên tiêu thụ các loại quả ít đường như dâu tây, táo, cam, bưởi, nho, để tránh tăng cân và ảnh hưởng đến đường huyết.

5. Các loại nước ép, sinh tố rau củ

Rau củ tự nhiên giàu vitamin A, nhóm B, C; khoáng chất (kali, magiê, kẽm,…) và chất xơ giúp tăng cường miễn dịch, giảm táo bón và cải thiện sức khỏe tổng thể cho mẹ bầu.Khi tiêu thụ nước ép từ các loại rau củ, mẹ bầu nên kết hợp thêm với các loại trái cây hoặc hạt như hạnh nhân để tăng giá trị dinh dưỡng và mùi vị. Nhìn chung, hầu hết các loại nước ép / sinh tố đến từ rau củ đều làthức uống tốt cho bà bầu, miễn là tiêu thụ vừa phải và hạn chế thêm đường để tạo ngọt.

6. Mẹ bầu nên uống các loại sữa hạt

Sữa hạt (như sữa hạnh nhân, sữa óc chó) giàu omega-3 và canxi, giúp thai nhi phát triển trí não và hệ cơ xương một cách tối ưu.Không những thế, sữa hạt còn chứa nhiều vitamin E, dưỡng chất đượcchứng minhcó thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng sản khoa nguy hiểm, như tiền sản giật và trẻ sinh ra nhẹ cân.Do đó, bổ sung sữa hạt là lựa chọn dinh dưỡng lý tưởng, giúp giải đáp thắc mắc “ có bầu nên uống nước gì ?” mà sản phụ đang quan tâm.Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ, sản phụ nên uống sữa không đường hoặc ít đường, đồng thời kết hợp xay mịn (không lọc) để hấp thu tối đa chất xơ và các chất dinh dưỡng khác đến từ hạt.
có bầu nên uống gì, sữa hạtSữa từ các loại hạt giàu omega-3 và vitamin E

7. Một số loại trà thảo mộc

Trà thảo mộc như trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc rất tốt cho mẹ bầu. Cụ thể, trà gừng giúp giảm buồn nôn, hữu ích trong giai đoạn ốm nghén; trà bạc hà cải thiện tiêu hóa, còn trà hoa cúc giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.Những loại trà này cung cấp nước cho cơ thể mà không chứa caffeine như trà xanh, an toàn cho thai kỳ. Vì thế, giải đáp thắc mắc “ có bầu nên uống nước gì ?”, bổ sung trà thảo mộc có thể là câu trả lời phù hợp.

8. Nước dừa

Mẹ bầu nên uống nước gì tốt cho sức khỏe? Câu trả lời có thể là nước dừa, bởi vì thức uống này cung cấp nhiều chất điện giải như kali, natri và magie, giúp duy trì cân bằng nước và huyết áp ổn định.Ngoài ra, nước dừa cũng giúp tăng cường năng lượng nhờ chứa một lượng nhỏ đường tự nhiên, giúp mẹ nhanh chóng cảm thấy sảng khoái, xua tan cảm giác uể oải thường gặp khi mang thai.
Xem thêm:
  • Mẹ bầu cần bổ sung những gì trong thai kỳ?
  • Danh sách các thực phẩm tốt cho bà bầu
  • Bà bầu khó tiêu nên uống gì để nhanh hết đầy hơi, chướng bụng?
  • Bầu uống rau má được không?

Những đồ uống bà bầu cần tránh xa

Sau khi đã biết rõbà bầu nên uống gìtốt cho sức khỏe, sản phụ cũng cần nắm thông tin về các thực phẩm cần hạn chế để bảo vệ sự phát triển toàn diện của thai nhi. Dưới đây là danh sách một số thức uống mà mẹ bầu cần hạn chế hoặc kiêng cữ hoàn toàn:

1. Rượu, bia và đồ uống có cồn

Mẹ bầu không nên tiêu thụ rượu bia và đồ uống chứa cồn vì chúng có thể gây ra các tác hại nghiêm trọng cho thai nhi. Cụ thể, lượng cồn trong rượu bia có thể đi qua nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây ra Hội chứng rối loạn phát triển thai nhi do rượu (FASD).Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về trí tuệ, thể chất và hành vi ở trẻ. Ngoài ra, uống rượu bia trong thai kỳ còn làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và thai nhi kém phát triển​ (nhẹ cân sau sinh).

2. Thức uống chứa caffeine

Nghiên cứucho thấy, mẹ bầu tiêu thụ caffeine có thể làm tăng nhịp thở, nhịp tim và kéo dài thời gian thức của thai nhi, từ đó dẫn đến cân nặng khi sinh thấp hơn.Vì thế, để bảo vệ sự phát triển toàn diện của thai nhi, mẹ bầu nên uống nước gì không chứa caffeine, và hạn chế tiêu thụ các loại thức uống chứa caffeine như trà, cà phê, nước tăng lực,…

3. Nước ngọt các loại

Mẹ bầu không nên tiêu thụ nước ngọt vì chúng chứa nhiều đường và chất tạo ngọt, dễ dẫn đến tiểu đường thai kỳ và tăng cân không kiểm soát. Ngoài ra, nước ngọt có ga chứa axit và carbon dioxide, có thể gây đầy hơi, khó tiêu và làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
đồ uống bà bầu cần tránh xa, nước ngọtSản phụ nên hạn chế việc tiêu thụ các loại nước ngọt trong thai kỳ

Một số lưu ý khi bổ sung nước uống khi mang thai

Khi bổ sung nước uống trong thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý:
  • Chia nhỏ lượng nước uống: Mẹ bầu nên uống nước nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc (trên 300ml nước / lần) để tránh gây căng tức bụng và giảm tuần hoàn máu.
  • Tận dụng nước sẵn có trong chế độ ăn: Bên cạnh việc uống nước nguyên chất, mẹ bầu cũng nên ưu tiên chọn thực phẩm giàu nước như trái cây (dưa hấu, cam, bưởi,…) và rau củ (dưa chuột, cà chua,…) để duy trì lượng nước cần thiết và tăng cường dưỡng chất.
  • Điều chỉnh lối sống :
    • Duy trì thói quen uống nước thường xuyên mỗi 30 - 45 phút / lần, ngay cả khi không cảm thấy khát, và hạn chế các thức uống có chứa caffeine, đường hoặc ga để tránh mất nước và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
    • Tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp cải thiện quá trình tuần hoàn nước trong cơ thể​, giúp cơ thể sử dụng / đào thải lượng nước cũ hiệu quả và tăng cường nhu cầu hấp thụ lượng nước mới.
Trên đây là những thông tin hữu ích về chủ đề các loại thức uống an toàn đối với sức khỏe thai kỳ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõcó bầu nên uống gìtốt cho sức khỏe của mẹ, đồng thời hỗ trợ sự phát triển tối ưu của bé.Nếu vẫn còn phân vân, chưa biếtmẹ bầu nên uống gìtốt, hoặc đang gặp khó khăn trong việc tích hợp các loại thức uống khác nhau vào chế độ ăn, bạn có thể liên hệ đến Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng thông qua số hotline https://m.me/fit.vn.je để được giải đáp cụ thể. Tại đây, các chuyên gia dinh dưỡng không chỉ giúp mẹ làm rõ vấn đề có bầu nên uống nước gì tốt cho sức khỏe, mà còn hỗ trợ xây dựng thực đơn ăn uống theo ngày / tuần / tháng một cách khoa học.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]