Tổng cộng:
Trên thực tế, trả lời câu hỏi tiểu đường ăn khoai mì được không ? là một nhiệm vụ không hề đơn giản. Bởi lẽ, bên cạnh các yếu tố về khẩu vị và giá trị dinh dưỡng thì tác động của loại khoai này lên mức đường huyết mới là vấn đề cần được quan tâm. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về khoai mì, qua đó giúp bạn tìm lời giải đáp xác đáng cho câu hỏi tiểu đường có ăn được khoai mì không?
Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng, các chỉ số đường huyết (GI và GL) cũng là những yếu tố quan trọng, quyết định người bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không .Cụ thể, GI (Glycemic Index) là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết của một thực phẩm, trong khi GL (Glycemic Load) lại thể hiện mức độ làm tăng đường huyết của thực phẩm đó. Nắm rõ hai chỉ số này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi khoai mì khiến tăng đường huyết tăng nhanh hay chậm, nhiều hay ít?.Đối với khoai mì, thực phẩm này sở hữu chỉ số GI bằng 55 (thuộc nhóm thấp) và chỉ số GL bằng 20.9 (thuốc nhóm cao). Vậy, liệu người bệnhtiểu đường có ăn khoai mì được không?
Trong đó:
Do đó, lời giải đáp cụ thể cho thắc mắc người tiểu đường ăn khoai mì được không ? là ĐƯỢC, nhưng người bệnh không nên tiêu thụ quá 95.7g khoai mì / cữ ăn. Lưu ý: Nếu chế độ dinh dưỡng bao gồm nhiều thực phẩm giàu carbohydrate khác như cơm, bún, mì, phở, rau lá xanh, hoa quả tươi, đậu và hạt,… người bệnh cần cắt giảm khẩu phần khoai mì tiêu thụ để đảm bảo mỗi bữa ăn không hấp thụ quá45 – 75gchất đường bột.
Khoai lang là lựa chọn thay thế lý tưởng cho khoai mì, bởi hàm lượng dinh dưỡng của chúng khá tương đồng. Cả hai đều là những nguồn dồi dào tinh bột phức tạp, chất xơ, beta-carotene,…Do đó, tích hợp khoai lang trong một số bữa ăn cũng có thể là giải pháp hiệu quả, đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh. Tuy nhiên, do chỉ số đường huyết tương đối cao, hàm lượng khoai lang tiêu thụ không nên vượt quá 168g / cữ ăn.
Trung bình 100g diêm mạch (nấu chín) có thể đáp ứng khoảng 10% nhu cầu chất xơ và 9% nhu cầu protein hàng ngày. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn chứa hàm lượng cao vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6 và folate, có tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin và hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Ngoài việc sở hữu chỉ số đường huyết thấp, các loại đậu còn chứa hàm lượng lớn (5%) là tinh bột kháng. Theonghiên cứu, hấp thụ 15 – 30g tinh bột kháng mỗi ngày hoàn toàn có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin và làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, lúa mạch, yến mạch,..) là nhóm thực phẩm tương đối có lợi cho người bệnh tiểu đường. Giống với khoai mì, đây cũng là một nguồn dồi dào tinh bột phức hợp, ít có khả năng khiến đường huyết tăng cao.Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt cũng rất giàu chất xơ, magiê, vitamin B6 và B9. Đây đều là những dưỡng chất có lợi, góp phần cải thiện tình trạng kháng insulin, làm chậm tiến triển của bệnh đái tháo đường.
Người bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không?
Với bất kì loại thực phẩm nào, người bệnh tiểu đường cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiêu thụ. Bởi lẽ, chế độ ăn hàng ngày có tác động trực tiếp tới chỉ số đường huyết và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể.Việc tiêu thụ thực phẩm tùy ý, không màng tới giá trị dinh dưỡng hay kiểm soát khẩu phần ăn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường, và khoai mì cũng không phải ngoại lệ. Vậy, người bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không ?Giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết của khoai mì
Như đã đề cập, để trả lời câu hỏi bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không ?, người bệnh cần tìm hiểu chi tiết về giá trị dinh dưỡng và những ảnh hưởng mà thực phẩm này có thể đem lại cho chỉ số đường huyết.Trước hết, giá trị dinh dưỡng là thước đo chất lượng của một loại thực phẩm, được thể hiện bởi hàm lượng dưỡng chất có trong thực phẩm đó và mối tương quan giữa hàm lượng nói trên với nhu cầu của con người. Nói cách khác, tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh trả lời câu hỏi thực phẩm này có thể cung cấp cho cơ thể những gì?.Trở lại với khoai mì hay sắn, xét trên thang đo dinh dưỡng, đây được coi là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất. Trung bình 100g khoai mì (đã nấu chín) có thể cung cấp 191 calo, 40g chất đường bột, 1.9g chất xơ, 1.4g chất đạm, 3g chất béo và đa dạng các loại vitamin, khoáng chất. Cụ thể:Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng trên 100g khoai mì (đã nấu chín) | Phần trăm giá trị dinh dưỡng từ khoai sọ so với mức khuyến nghị hàng ngày (% DV) |
Năng lượng | 191 calo | |
Chất đường bột (Carbohydrate) | 40g | 15% |
Chất xơ | 1.9g | 7% |
Đường | 1.8g | |
Chất đạm (Protein) | 1.4g | 3% |
Chất béo | 3g (bao gồm 0.852g chất béo bão hòa và 1.964g chất béo không bão hòa) | 4% |
Vitamin | ||
B1 (Thiamin) | 0.082 mg | 7% |
B2 (Riboflavin) | 0.048 mg | 4% |
B3 (Niacin) | 0.845 mg | 5% |
B4 (Choline) | 24.9 mg | 5% |
B6 | 0.1 mg | 6% |
B9 (Folate) | 24 mcg | 6% |
C | 18.2 mg | 20% |
E | 0.52 mg | 2% |
K | 4.5 mg | 4% |
Khoáng chất | ||
Kẽm | 0.36 mg | 3% |
Sắt | 0.28 mg | 2% |
Phốt – pho | 28 mg | 2% |
Đồng | 0.1 mg | 11% |
Magiê | 22 mg | 5% |
Kali | 282 mg | 6% |
Natri | 146 mg | 6% |
Tiểu đường ăn khoai mì được không?
Người tiểu đường CÓ THỂ ăn được khoai mì, tuy nhiên chỉ nên tiêu thụ với lượng hạn chế. Bởi lẽ, thực phẩm này sở hữu chỉ số GI ở mức thấp (bằng 55), song chỉ số GL trong 100g khoai mì lại nằm trong nhóm cao (bằng 20.9).Điều này có nghĩa rằng, khoai mì ít có khả năng làm đường huyết tăng nhanh, đột ngột nhưng vẫn có thể khiến nồng độ glucose máu tăng cao sau khi tiêu thụ 100g khoai mì. Vì vậy, tiêu thụ vừa phải sẽ là câu trả lời phù hợp cho thắc mắc tiểu đường ăn khoai mì được không ?.Người bệnh tiểu đường được ăn khoai mì nhưng cần tiêu thụ ở lượng vừa phải
Người tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu khoai mì?
Để xác định người tiểu được có thể được ăn bao nhiêu khoai mì, bạn cần dựa vào tải lượng đường huyết (GL) của loại thực phẩm này.Cụ thể, hàm lượng tiêu thụ an toàn (ít có khả năng làm đường huyết tăng cao) của thực phẩm thường được tính theo công thức sau:Hàm lượng ăn khoai lang an toàn = GL tối đa / GL thực phẩm * 100 |
- GL tối đa là mức tải lượng đường huyết tối thiểu dùng để nhận biết một loại thực phẩm có khả năng khiến đường huyết tăng cao. TheoHệ thống Thang đo Phân loại Thực phẩm Quốc tế, GL tối đa thường là 20;
- GL thực phẩm là tải lượng đường huyết của một loại thực phẩm. Ở khoai mì, chỉ số này là 20.9.
20 / 20.9 * 100 = 95.7g |
Khoai mì có tốt cho người tiểu đường không?
Tiêu thụ vừa phải khoai mì CÓ THỂ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Bởi lẽ, đây là một nguồn thực phẩm dồi dào tinh bột phức tạp, chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa. Cụ thể, những tác động tích cực của khoai mì có thể đến từ:1. Chất xơ giúp kiểm soát đường huyết
- Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Trung bình 100g khoai mì nấu chín có thể đáp ứng khoảng 7% nhu cầu chất xơ hàng ngày, bao gồm chất xơ hoà tan và chất xơ không hòa tan. Hai loại chất xơ này, khi đi vào cơ thể, đều có tác dụng giúp hạn chế lượng đường hấp thụ trong máu, làm chậm quá trình tăng đường huyết;
- Góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng: Nghiên cứuchỉ rõ, người bệnh tiểu đường thường xuyên gặp phải các vấn đề tiêu hóa như nôn, buồn nôn, chướng bụng, táo bón,… Trong khi đó, bổ sung chất xơ lại có khả năng cân bằng và thúc đẩy hoạt động trao đổi chất ở đường ruột, giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể hiệu quả.
2. Tinh bột phức hợp hạn chế đường huyết tăng cao
Tinh bột trắng (chứa trong cơm trắng, bún, phở, bánh mì,….) thường nhanh chóng chuyển hóa thành glucose trong cơ thể, khiến đường huyết tăng cao đột ngột. Trong khi đó, tinh bột phức hợp từ khoai mì sở hữu quá trình hấp thụ chậm hơn, giúp điều hòa lượng đường trong máu, hạn chế tăng đường huyết ngay sau bữa ăn;3. Vitamin B6 và folate cải thiện độ nhạy insulin
Trung bình 100g khoai mì có thể đáp ứng khoảng 6% nhu cầu vitamin B6 và folate (vitamin B9) hàng ngày cho cơ thể. Trong khi đó, cảvitamin B6vàfolateđều có khả năng hỗ trợ làm giảm tình trạng kháng insulin – nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tiểu đường tuýp 2, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cải thiện bệnh lý.4. Các chất chống oxy hóa giúp dự phòng biến chứng
Bệnh tiểu đường có thể làm suy giảm chức năng đa tạng, gây viêm nhiễm và thúc đẩy các biến chứng nguy hiểm khởi phát như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, suy thận,,… Với hàm lượng cao vitamin C và chất chống oxy hóa như beta-carotene, polyphenols,…, khoai mì có thể giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm và giảm thiểu rủi ro biến chứng.Như vậy, người bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không chỉ do thực phẩm này sở hữu các chỉ số GI và GL tương đối tích cực, mà còn bởi hàm lượng cao dinh dưỡng và những lợi ích mà khoai mì có thể đem lại cho cơ thể. Tuy nhiên, dù có thể tốt cho sức khỏe, khoai mì vẫn cần được tiêu thụ điều độ và trong mức an toàn.Khoai mì giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp cải thiện độ nhạy insulin và ngăn ngừa bệnh tiểu đường tiến triển nặng
Ăn nhiều khoai mì có làm đường huyết tăng vọt không?
Ăn nhiều khoai mì CÓ THỂ làm đường huyết tăng vọt. Đặc biệt, nếu tiêu thụ khoai mì vô tội vạ trong suốt một khoảng thời gian dài, người bệnh sẽ có nhiều khả năng phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh tiểu đường như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, suy gan, viêm khớp,…Vì vậy, dù câu trả lời thắc mắc người tiểu đường ăn khoai mì được không ? là có, song người bệnh cũng cần chú không nên tiêu thụ thực phẩm này một cách quá mức.Cách ăn khoai mì tốt hơn cho người bệnh tiểu đường
Bên cạnh việc hạn chế hàm lượng tiêu thụ, phương pháp chọn lựa và chế biến khoai mì cũng đóng vai trò quyết định tới chất lượng dinh dưỡng và những tác động mà thực phẩm này đem lại. Dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh tiểu đường cần nắm rõ trước khi bổ sung khoai mì vào chế độ ăn hàng ngày:1. Phương pháp lựa chọn khoai mì
Bạn nên ưu tiên các củ khoai mì có ngoại hình dài thẳng, mập mạp, không dập nát. Đặc biệt, khi cào nhẹ lớp vỏ bên ngoài, củ khoai mì đạt chuẩn thường để lộ ra phần vỏ lụa màu hồng nhạt. Những củ khoai mì có lớp vỏ lụa màu trắng thường được cho là không có hàm lượng dinh dưỡng cao, vì vậy nên hạn chế;2. Ăn kèm các món ăn giàu protein và chất béo lành mạnh
Bên cạnh chất đường bột thì protein và chất béo cũng là những dưỡng chất thiết yếu, không thể thiếu đối với sức khỏe con người.Khoai mì là một nguồn thực phẩm giàu chất đường bột. Do đó, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh tiểu đường nên ăn khoai mì cùng với các món ăn giàu protein (thịt gà, thịt cá, đậu nành, đậu phộng,…) và chất béo lành mạnh (dầu ô-liu, dầu hạt cải,…).3. Chế biến và thưởng thức đúng cách
Một số phương pháp chế biến khoai mì tốt cho sức khỏe đó là luộc và hấp. Tuy nhiên, khi ăn khoai mì luộc hoặc hấp, bạn không nên ăn kèm chúng với muối mè hoặc đường. Bởi thói quen ăn uống này có thể vô tình khiến cơ thể hấp thụ thêm muối và đường một cách không cần thiết, ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát đường huyết và huyết áp trong thời gian điều trị bệnh.4. Theo dõi phản ứng đường huyết của cơ thể
Tuy câu trả lời chung cho thắc mắctiểu đường có ăn được khoai mì khônglà được, song điều này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thể trạng và tình hình bệnh lý riêng của mỗi người. Vì vậy, bạn nên thường xuyên theo dõi hàm lượng đường trong máu trước và sau khi ăn khoai mì để biết được ăn khoai mì có gây tăng đường huyết không, từ đó có biện pháp điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp.Theo dõi đường huyết trước và sau khi ăn khoai mì giúp điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp
Gợi ý một số món ăn từ khoai mì ngon và tốt cho người bị tiểu đường
Người bệnhtiểu đường có ăn khoai mì được không? Câu trả lời là Có, tuy nhiên bạn cần chú trọng tới cách chế biến thực phẩm này sao cho lành mạnh. Dưới đây là một số công thức nấu một số món ăn ngon từ khoai mì mà bạn có thể tham khảo:1. Bánh lá bột khoai mì
Nguyên liệu: 3 củ khoai mì tươi, 500g thịt nạc dăm, 10g nấm hương, 10g mộc nhĩ, 2 nhánh hành lá, 20g lạc rang, 4 – 5 lá chuối, 2g muối, 2g đường ăn kiêng, hạt tiêu. Cách làm:- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Củ khoai mì tươi lột vỏ rửa sạch;
- Lạc rang giã dập;
- Mộc nhĩ, nấm hương đem ngâm nước cho nở rồi cắt nhỏ;
- Hành rửa sạch, cắt nhỏ;
- Lá chuối rửa sạch và luộc cho mềm.
- Bước 2: Chuẩn bị phần bột:
- Khoai mì mài nhuyễn, vừa mài vừa cho nước vào đến khi bột hơi sệt;
- Sau đó, cho hỗn hợp vừa mài vào máy xay, xay nhuyễn;
- Bước 3: Chuẩn bị phần nhân:
- Cho thịt nạc dăm, mộc nhĩ, nấm hương, hành vào tô;
- Thêm đường, muối, một chút tiêu vào trộn đều;
- Bước 4: Lau sạch 2 mặt lá chuối rồi lần lượt cho một thìa con bột bánh, nhân bánh, rồi thêm một lớp bột bánh lên trên. Sau đó, gói lại;
- Bước 5: Cho bánh vào nồi hấp khoảng 60 phút đến khi bánh chín. Khi thưởng thức, có thể ăn kèm bánh với lạc rang.
Bánh lá bột khoai mì là món ăn thích hợp dùng trong cữ phụ
2. Bánh rán khoai mì tươi
Nguyên liệu: 1 củ khoai mì tươi, 300g thịt nạc băm, 10g nấm hương, 10g mộc nhĩ, 1 củ hành tây, 2g muối, 2g đường ăn kiêng, dầu ô-liu, hạt tiêu. Cách làm:- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Khoai mì lột vỏ, rửa sạch;
- Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước cho nở rồi cắt nhỏ;
- Hành tây lột vỏ, cắt nhỏ.
- Bước 2: Khoai mì đem xay nhuyễn, ngâm qua đêm trong nước sạch. Thay nước sau mỗi 2 – 3 tiếng để bột trắng và sạch. Sau một đêm, cho hỗn hợp bột khoai mì và nước vào túi vải treo rồi lên cho chắt bớt nước;
- Bước 3: Cho thịt, mộc nhĩ, nấm hương, hành tây vào tô, rồi trộn đều với đường, muối, hạt tiêu;
- Bước 4: Sau khi phần bột khoai mì ráo nước, lấy ra rồi chia thành từng cục bột nhỏ khoảng lòng bàn tay. Cán dẹt bột, cho hỗn hợp nhân đã trộn vào giữa rồi vo viên;
- Bước 5: Cho bánh khoai mì đã nặn vào nồi chiên không dầu, quét một lớp dầu ô-liu mỏng lên bánh. Chiên bánh dưới nhiệt độ 180 độ C, trong vòng 15 – 20 phút.
3. Canh khoai mỳ thịt nạc
Nguyên liệu: 1 củ khoai mì, 200g thịt nạc, 700 ml nước lọc, 1 củ hành tím, 2 nhánh hành lá, 2 ml nước mắm, 2g đường ăn kiêng, 2g hạt nêm, 5 ml dầu ô liu, hạt tiêu. Cách làm:- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Khoai mì gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc;
- Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ;
- Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ;
- Thịt cắt nhỏ, ướp với nước mắm, tiêu trong 1 tiếng.
- Bước 2: Đun nóng dầu rồi phi thơm hành. Cho thịt vào xào đến khi thịt săn lại. Sau đó, thêm nước và khoai mì vào nồi, đun đến khi khoai chín;
- Bước 3: Nêm nếm đường và hạt nêm cho vừa ăn rồi tắt bếp. Múc canh ra bát, thêm hành lá rồi thưởng thức.
Canh khoai mì thịt nạc mang hương vị ngọt thanh từ rau củ và nạc heo mà không cần nêm quá nhiều đường
4. Canh khoai mì nấu tôm
Nguyên liệu: 200g tôm, 100g giò sống, 1 – 2 củ khoai mì, 700ml nước lọc, 1 nhánh hành lá, 1 nhánh ngò rí, 2ml nước mắm, 1g đường ăn kiêng, 2g hạt nêm, hạt tiêu. Cách làm:- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Hành lá, ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ;
- Khoai mì bóc vỏ xay nhuyễn, vắt bỏ nước, rồi vo thành viên tròn nhỏ vừa ăn;
- Tôm bóc vỏ, băm nhỏ, trộn đều với giò sống rồi viên lại.
- Bước 2: Đun sôi nước trên bếp. Sau đó, lần lượt các viên khoai mì và tôm vào trong nồi. Đậy nắp đun đến khi tôm và khoai mì chín;
- Bước 3: Mở nắp, nêm nếm nước mắm, đường, hạt nêm cho vừa ăn rồi tắt bếp. Múc canh ra bát, thêm hành lá, ngò rí và hạt tiêu rồi thưởng thức.
5. Bánh khoai mì trứng cút
Nguyên liệu: 1 – 2 củ khoai mì, 10 – 12 quả trứng cút, 50g bột mì đa dụng, 20ml nước, 2g muối, 2g đường ăn kiêng, dầu ô-liu. Cách làm:- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Khoai mì hấp chín rồi nghiền nhuyễn;.
- Trứng cút luộc chín, bóc vỏ;
- Hành lá, hành tím, ngò rí cắt nhỏ.
- Bước 2: Trộn phần khoai mì đã nhuyễn với bột mì và nước. Thêm muối, đường vào hỗn hợp rồi chia thành các viên nhỏ;
- Bước 3: Bọc khoai mì xung quanh trứng cút rồi đặt vào nồi chiên không dầu. Quết một lớp dầu ô-liu mỏng lên từng viên khoai mì;
- Bước 4: Chiên dưới 180 độ C, trong 15 phút. Sau đó, lấy bánh ra, để nguội và thưởng thức.
Bánh khoai mì trứng cút chiên là món ăn sở hữu chỉ số đường huyết thấp, tốt cho người bệnh tiểu đường
Xem thêm:
- Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì – Kèm chỉ số GI, GL
- Thực đơn cho người tiểu đường 7 ngày khoa học và đủ chất
- 23+ món ăn cho người tiểu đường ổn định đường huyết, ngon dễ
- Tiểu đường ăn khoai tây được không, ăn thế nào cho tốt?
Những thực phẩm thay thế khoai mì cho người bệnh tiểu đường
Người tiểu đường có thể ăn khoai mì, những không nên ăn quá nhiều và quá thường xuyên. Thay vì khoai mì, bạn có thể lựa chọn những loại thực phẩm dưới đây, vừa đa dạng thực đơn, vừa đảm bảo có lợi cho sức khỏe;1. Khoai lang
Chỉ số đường huyết (GI): 70 (cao) Tải lượng đường huyết (GL): 11.9 (trung bình) |
2. Diêm mạch
Chỉ số đường huyết (GI): 35 (thấp) Tải lượng đường huyết (GL): 7.3 (thấp) |
3. Các loại đậu
Chỉ số đường huyết (GI): 26 – 42 (thấp) Tải lượng đường huyết (GL): 11 – 18 (trung bình) |
4. Ngũ cốc nguyên hạt
Chỉ số đường huyết (GI): 45 (thấp) Tải lượng đường huyết (GL): 26.8 (cao) |
Gạo lứt, kiều mạch, diêm mạch, lúa mì nguyên cám là những loại ngũ cốc tốt cho người bệnh tiểu đường
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi người bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không ?. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn trả lời tường tận thắc mắc nói trên.Tóm lại, người bệnh tiểu đường CÓ THỂ ăn được khoai mì với hàm lượng điều độ, trong giới hạn cho phép. Bởi lẽ, đây là một nguồn dinh dưỡng dồi dào và tương đối có lợi. Tiêu thụ vừa phải khoai mì có thể giúp người bệnh tiểu đường cải thiện chỉ số đường huyết và tình trạng bệnh lý của bản thân.Tuy nhiên, việc tính toán chính xác hàm lượng khoai mì tiêu thụ cho mỗi thực đơn sẽ khá phức tạp. Vì vậy, nếu bạn còn nhiều thắc mắc liên quan tới câu hỏi người bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không ? và nên ăn bao nhiêu?, hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome thông qua hotline để được tư vấn chi tiết.Đánh giá bài viết