Khoai lang mật là loại củ thơm ngon được nhiều người ưa thích. Bởi lẽ, khoai lang mật có vị ngọt, nhiều tinh bột nên nhiều người lo lắng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Vậy, người bệnh tiểu đường có ăn khoai lang mật được không ? Để giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn khoai lang mật được không, mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết sau đây.Bệnh tiểu đường có ăn khoai lang mật được không?
Giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết của khoai lang mật
Để hiểu được vấn đề người bệnh
tiểu đường có ăn khoai lang mật được không , bạn cần tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng, chỉ số đường huyết cũng như tải lượng đường huyết của loại thực phẩm này.Hiện chưa có số liệu chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết của khoai lang mật đáng tin cậy. Tùy vào loại khoai lang mật, vùng địa lý, chế độ chăm sóc mà các chỉ số có sự khác nhau. Ở các giống khoai lang nói chung, chỉ số GI ghi nhận ở mức cao
70, chỉ số GL ở mức trung bình, bằng 11.1.Khoai lang mật là loại củ vỏ nâu và ruột màu cam đất, khi chín có độ mềm ẩm, hương vị thơm ngon, bùi ngọt. Khoai lang mật là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, điển hình như vitamin (A, C và K), khoáng chất (sắt, kali, magie…), chất đường bột và chất xơ.Khoai lang mật có thể được chế biến thành đa dạng các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng bằng cách hấp, nướng, luộc, làm bánh, hầm….Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai lang mật nướng:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng trên 100g khoai lang mật | Phần trăm giá trị dinh dưỡng từ khoai lang mật so với mức khuyến nghị hàng ngày (% DV) |
Năng lượng | 86 calo | 4.3% |
Chất đường bột | 20.12g | 7% |
Chất xơ | 3g | 11% |
Đường | 4.18g | |
Chất đạm | 1.57g | 3% |
Chất béo | 0.05g (bao gồm 0.018g chất béo bão hòa và 0.015g chất béo không bão hòa) | 0% |
Vitamin | | |
B3 (Niacin) | 0.557 mg | 3% |
B2 (Riboflavin) | 0.061 mg | 5% |
B5 (Pantothenate) | 0.8 mg | 16% |
B6 | 0.3 mg | 12% |
B4 (Choline) | 12.3 mg | 2% |
B1 (Thiamin) | 0.078 mg | 6% |
B9 (Folate) | 11 mcg | 3% |
Beta-carotene (vitamin A) | 14187 IU | 79% |
C | 22.3 mg | 24.7% |
E | 0.26 mg | 2% |
K | 3.5 mcg | 2% |
Khoáng chất | | |
Kẽm | 0.3 mg | 3% |
Sắt | 0.7 mg | 3% |
Magiê | 25 mg | 6% |
Kali | 337 mg | 7% |
Natri | 55 mg | 2% |
Bị tiểu đường có ăn khoai lang mật được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh tiểu đường
ĐƯỢC ĂN khoai lang mật; tuy nhiên, cần kiểm soát khối lượng tiêu thụ trong mỗi khẩu phần ăn.Khoai lang mật là loại củ gần như không chứa chất béo. Ngoài ra, ăn thực phẩm này có thể giúp người bệnh tiểu đường no lâu; từ đó, hạn chế tiêu thụ nhiều đường, tinh bột từ các loại thực phẩm khác.Tuy vậy, khoai lang mật là thực phẩm có chỉ số đường huyết tương đối cao (GI khoảng 70), tiêu thụ quá mức có thể thúc đẩy chỉ số đường huyết tăng nhanh.Bởi lẽ, trong cơ thể, toàn bộ hàm lượng carbohydrate từ khoai lang mật sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành đường glucose đi thẳng vào máu và có thể gây tăng mức đường huyết một cách đột ngột.
Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khối lượng tiêu thụ khoai lang mật trong bữa ăn
- Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì - Kèm chỉ số GI, GL
- Tiểu đường ăn khoai lang được không, ăn thế nào cho tốt?
- Tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không, có tốt không?
Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu khoai lang mật?
Sau khi biết được
tiểu đường có ăn khoai lang mật được không , khối lượng tiêu thụ an toàn là điều mà người bệnh cần quan tâm.Để biết được khối lượng tiêu thụ khoai lang mật an toàn cho sức khỏe của người bị tiểu đường, bạn cần tìm hiểu chỉ số tải lượng đường huyết (GL) của loại thực phẩm này.Dựa trên chỉ số GL,
Hệ thống Thang đo Phân loại Thực phẩm quốc tếđã xếp hạng mức độ gây tăng lượng đường huyết của các loại thực phẩm cụ thể như sau:
- Nguy cơ thấp: Khi thực phẩm có chỉ số GL dưới 10;
- Nguy cơ trung bình: Khi thực phẩm có chỉ số GL trong ngưỡng từ 11 - 19;
- Nguy cơ cao: Khi thực phẩm có chỉ số GL trên 20.
Như vậy, người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng thực phẩm có chỉ số GL trên 20 để tránh làm tăng mức đường huyết. Trong khi đó, 100g khoai lang mật có chỉ số GL xấp xỉ 12, được đánh giá có nguy cơ gây tăng đường huyết ở mức trung bình.Có thể thấy, mối liên hệ giữa người bệnh tiểu đường và việc tiêu thụ 100g khoai lang mật cụ thể là:
- Có thể khiến cho mức đường huyết tăng nhanh: Vì chỉ số GI ở mức cao;
- Chưa đạt ngưỡng khiến cho mức đường huyết tăng cao: Vì chỉ số GL ở mức trung bình.
Mặc dù, khoai lang mật không làm mức đường huyết “tăng vọt” như các loại thực phẩm có chỉ số GL trên 20; tuy nhiên, người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ thực phẩm này với khối lượng an toàn để có thể kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường, việc xác định khối lượng tiêu thụ khoai lang mật cần được chia thành hai trường hợp cụ thể:
1. Khoai lang mật là nguồn carbohydrate duy nhất trong khẩu phần ăn
Trong trường hợp này, bạn có thể tham khảo công thức tính khối lượng tiêu thụ khoai lang mật an toàn cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường cụ thể như sau:
Khối lượng tiêu thụ khoai lang mật an toàn = GL tối đa / GL khoai lang mật * 100 = 20 / 12 * 100 = 166 g |
Tóm lại, nếu khoai lang mật là nguồn carbohydrate duy nhất trong khẩu phần ăn thì người bệnh tiểu đường có thể tiêu thụ với khối lượng không vượt quá 166 g.
2. Khoai lang mật không phải là nguồn carbohydrate duy nhất trong khẩu phần ăn
Nếu trong bữa ăn đã có các loại thực phẩm giàu carbohydrate khác (cơm, phở, bánh mì, bún, khoai tây,…), người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết được khối lượng tiêu thụ khoai lang mật an toàn cho sức khỏe.Bởi vì, tiêu thụ cùng lúc nhiều loại thực phẩm giàu carbohydrate có thể dẫn đến dư thừa chất này và thúc đẩy bệnh tiểu đường tiến triển nhanh chóng.
Người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ ít hơn 166 g khoai lang mật mỗi lần
Người bị tiểu đường ăn khoai lang mật có tốt không?
Người bị tiểu đường ăn khoai lang mật tốt cho sức khỏe, nếu tiêu thụ với khối lượng phù hợp. Bởi vì, khoai lang mật không là nguồn tinh bột phức hợp mà còn cung cấp nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa cần thiết cho người bệnh tiểu đường, cụ thể như sau:
1. Lợi ích của tinh bột phức hợp từ khoai lang mật
- Người bệnh tiểu đường được khuyến nghị nên ưu tiên tiêu thụ tinh bột phức hợp thay thế cho tinh bột hấp thụ nhanh. Bởi vì, ăn thực phẩm giàu tinh bột hấp thụ nhanh như bánh mì trắng, cơm trắng, bún, bánh ngọt, pizza… có thể khiến cho chỉ số đường huyết đột ngột tăng cao và khiến cho người bệnh có xu hướng nhanh đói, dẫn đến nguy cơ dung nạp dư thừa chất đường bột và năng lượng - yếu tố thúc đẩy bệnh tiểu đường tiến triển nhanh chóng.
- Trong khi đó, khoai lang mật cung cấp nhiều tinh bột phức hợp, cơ thể cần nhiều thời gian để có thể tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất này. Điều này sẽ góp phần giúp người bệnh tiểu đường no lâu hơn và hạn chế nguy cơ gây tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.
2. Lợi ích của chất xơ từ khoai lang mật
- Hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết: Khoai lang mật là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan dồi dào (kể cả phần vỏ). Tiêu thụ chất xơ sẽ giúp ruột hấp thu glucose một cách chậm rãi. Nhờ vậy, quá trình chuyển hóa glucose thành đường đi vào máu được kiểm soát hiệu quả; từ đó, ngăn chặn tình trạng mức đường huyết sau khi ăn bị tăng cao đột ngột.
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột:
- Theonghiên cứu, sự suy giảm sức khỏe đường ruột, đặc biệt là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh ở ruột có thể thúc đẩy các biến chứng tiểu đường liên quan đến thần kinh ngoại biên, võng mạc, thận… khởi phát.
- Trong khi đó, chất xơ dồi dào từ khoai lang mật có khả năng cân bằng quá trình trao đổi chất ở hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường sản xuất năng lượng để cung cấp đến các tế bào biểu mô đại tràng, đồng thời bảo vệ tính vẹn toàn của ruột thông qua cơ chế thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc ruột.
- Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên bổ sung khoai lang mật vào chế độ dinh dưỡng của mình để nâng cao sức khỏe đường ruột giúp ngăn chặn biến chứng hiệu quả.
3. Lợi ích của chất beta-carotene từ khoai lang mật
- Beta-carotene là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng bảo vệ tế bào cơ thể khỏi tác động của các yếu tố thúc đẩy bệnh tiểu đường tiến triển nghiêm trọng, bao gồm phản ứng viêm và phản ứng oxy hóa. Trong cơ thể, chất chống oxy hóa này có thể được chuyển hóa thành vitamin A.
- Ngoài ra, người bệnh tiểu đường bổ sung khoai lang mật vào chế độ dinh dưỡng còn hỗ trợ ngăn chặn hiện tượng kháng insulin và kiểm soát hiệu quả chỉ số đường huyết khi đói. Bởi vì:
- Nồng độ beta-carotene trong huyết tương tỉ lệ nghịch với tình trạng kháng insulin và chỉ số đường huyết khi đói của cơ thể;
- Trong khi đó, bổ sung beta-carotene vào chế độ dinh dưỡng đã đượcchứng minhcó thể góp phần giúp nồng độ beta-carotene trong huyết tương gia tăng đáng kể.
4. Lợi ích của các dưỡng chất khác có trong khoai lang mật
Loại củ này chứa các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình cân bằng insulin và ổn định mức đường huyết bao gồm kẽm, magie, kali, vitamin (B6, B9, C).
Khoai lang mật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường
Cách ăn khoai lang mật tốt hơn cho người bệnh tiểu đường
Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi bệnh
tiểu đường có ăn khoai lang mật được không , người bệnh cần tìm hiểu phương pháp tiêu thụ đúng cách giúp kiểm soát chỉ số đường huyết tối ưu; đồng thời, vẫn giữ trọn hương vị của loại củ này, cụ thể:
- Ưu tiên chọn khoai lang mật chất lượng: Để chọn được khoai lang mật chất lượng, bạn cần quan sát kỹ phần vỏ và chi tiết của củ khoai. Cụ thể, chỉ nên chọn khoai lang mật có vỏ ngoài nguyên vẹn không bị rách; củ khoai cầm chắc tay, không có dấu hiệu bị dập; màu sắc đồng nhất, không nên chọn củ khoai có màu đậm nhạt không đều.
- Kết hợp ăn khoai lang mật với thực phẩm giàu chất béo lành mạnh và protein: Điều này góp phần làm chậm quá trình hấp thụ glucose vào máu, giúp mức đường huyết luôn ổn định. Các loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh bao gồm các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, dầu ô-liu…; các loại thực phẩm giàu protein bao gồm cá béo, thịt gia cầm bỏ da, đậu nành….
- Ưu tiên phương pháp chế biến lành mạnh: Chiên, rán sử dụng nhiều dầu mỡ ở nhiệt độ cao có thể gây tăng hàm lượng chất béo dung nạp vào cơ thể, thúc đẩy biến chứng tiểu đường khởi phát. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên chế biến khoai lang mật bằng cách hấp, luộc hoặc nướng để bảo vệ sức khỏe tối ưu.
- Kiểm soát lượng gia vị sử dụng: Dùng nhiều gia vị khi chế biến món ăn, đặc biệt là đường và muối có thể thúc đẩy các biến chứng tiểu đường liên quan đến tim mạch khởi phát nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế tối đa việc sử dụng gia vị khi chế biến khoai lang mật.
- Theo dõi chỉ số đường huyết sau khi ăn: Đối với người bệnh tiểu đường, việc theo dõi chỉ số đường huyết sau ăn khoai lang mật đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Bởi lẽ, điều này sẽ giúp người bệnh có thể điều chỉnh được khối lượng tiêu thụ khoai lang mật luôn ở mức an toàn, không gây tăng đường huyết một cách đột ngột.
Gợi ý một số món ăn từ khoai lang mật ngon và tốt cho người bị tiểu đường
Sau đây là gợi ý các món ăn từ khoai lang mật tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường kèm công thức chi tiết:
1. Khoai lang mật nướng
Khoai lang mật nướng là món ăn nên có trong thực đơn của người bệnh tiểu đường. Để làm món khoai lang mật nướng, bạn cần chuẩn bị 1 củ khoai lang mật khoảng 80 - 100g và thực hiện các bước chế biến như sau:
- Đầu tiên, rửa sạch và cắt đôi củ khoai lang mật;
- Cùng lúc đó, làm nóng nồi chiên không dầu hoặc lò nướng ở nhiệt độ 180 độ trong 10 phút;
- Kế tiếp, cho khoai lang vào nướng trong khoảng 30 phút. Lưu ý, nên kiểm tra độ chín của khoai với tần suất 10 phút / lần để tránh bị khét;
- Cuối cùng, thưởng thức khoai lang mật nướng khi còn nóng để giữ trọn hương vị thơm ngon của món ăn.
Khoai lang mật nướng là món ăn thơm ngon, dễ làm
2. Cà ri khoai lang mật, cà tím và đậu hũ non chay
Để nấu món cà ri khoang lang mật, cà tím và đậu hũ non chay bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm:
- Cà tím: 2 quả;
- Nước cốt dừa: 400 ml;
- Nước lọc: 400 ml;
- Khoai lang mật: 80g;
- Đậu hủ non: 1 khay;
- Hành lá: 10g;
- Bột cà ri: 1 muỗng cà phê;
- Đường ăn kiêng: 2 muỗng cà phê;
- Nước mắm chay: 3 muỗng cà phê;
- Hẹ tươi: 10g.
Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Đầu tiên, rửa sạch và thái nhỏ cà tím; đậu hũ non thái khối vuông; khoai lang mật rửa sạch, thái khoanh với độ dày khoảng 2 cm;
- Kế tiếp, cho nước cốt dừa, bột cà ri, cà tím vào nồi nấu trong khoảng 5 phút với lửa vừa;
- Sau đó, cho khoai lang, gia vị (đường, nước mắm chay, muối) vào nồi tiếp tục nấu trong khoảng 10 phút;
- Cuối cùng, cho đậu hũ non vào nấu khoảng 3 phút thì tắt bếp.
3. Bánh khoai lang mật
Nguyên liệu để làm bánh khoai lang mật bao gồm:
- Khoai lang mật: 80g;
- Bột bắp hoặc bột mì: 80g;
- Nước lọc: 1 chén
- Đường ăn kiêng: 2 muỗng cà phê.
Các bước chế biến cụ thể như sau:
- Đầu tiên, rửa sạch, gọt vỏ và hấp chín khoai lang mật;
- Kế tiếp, nghiền nhuyễn khoai lang mật và trộn đều với bột bắp, đường, nước lọc cho đến khi hỗn hợp mịn dẻo và tạo hình thành từng bánh nhỏ;
- Cùng lúc đó, làm nóng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu trong 10 phút với nhiệt độ 180 độ C;
- Sau đó, cho bánh vào nướng trong 5 phút; trở mặt bánh và nướng tiếp trong khoảng 3 phút.
Người bệnh tiểu đường nên bổ sung bánh khoai lang mật vào thực đơn ăn uống
4. Sữa khoai lang mật macca
Tiểu đường có ăn khoai lang mật được không , câu trả lời là có. Sữa khoai lang mật macca là món ngon từ khoai lang mật nên có trong thực đơn dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường.Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Khoai lang mật: 80g;
- Hạt macca: 30g;
- Chà là: 1 quả.
Các bước chế biến bao gồm:
- Đầu tiên, rửa sạch, gọt vỏ và cắt nhỏ khoai lang; ngâm hạt macca khoảng 5 giờ; rửa sạch và bỏ hạt quả chà là;
- Kế tiếp, xay nhuyễn các nguyên liệu này với 1 lít nước; dùng ray hoặc khăn xô lọc lấy phần nước, bỏ xác;
- Sau đó, đun phần nước vừa thu được với lửa nhỏ, khuấy đều tay để không bị tách nước;
- Cuối cùng, cho sữa khoai lang mật macca ra ly và thưởng thức.
5. Chim cút hầm khoai lang mật kỷ tử táo đỏ
Chim cút hầm khoai lang mật kỷ tử táo đỏ là món ngon cung cấp chất đạm, vitamin, tinh bột phức hợp tốt cho người bệnh tiểu đường.Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Thịt chim cút: 100g;
- Khoai lang mật: 80g;
- Táo đỏ: 5 quả:
- Kỷ tử: 5 hạt;
- Bột nghệ: 10g;
- Hạt nêm: 1 muỗng cà phê;
- Muối hồng: ½ muỗng cà phê;
- Dầu mè: 1 muỗng cà phê;
- Nước tương: 1 muỗng cà phê;
- Đường ăn kiêng: 1 muỗng cà phê.
Các bước chế biến cụ thể như sau:
- Đầu tiên, rửa sạch và thái nhỏ các nguyên liệu bao gồm thịt chim cút, khoai lang mật; táo đỏ rửa sạch, để ráo;
- Kế tiếp, ướp thịt chim cút với bột nghệ, nước tương trong khoảng 20 phút;
- Sau đó, xào săn thịt chim cút với dầu mè và cho khoảng 500 ml nước lọc vào nấu sôi;
- Tiếp tục, cho khoai lang mật vào nấu với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút; cho táo đỏ và kỷ tử vào nấu thêm khoảng 20 phút;
- Sau đó, nêm nếm đường ăn kiêng, hạt nêm, muối hồng cho vừa ăn và tắt bếp.
Những khoai thay thế khoai lang mật cho người bệnh tiểu đường
Mặc dù câu trả lời của câu hỏi “
tiểu đường có ăn khoai lang mật được không ?” là có thể; thế nhưng, để chế độ dinh dưỡng được đa dạng, kích thích vị giác người bệnh có thể linh hoạt lựa chọn một số thực phẩm sau đây để thay thế cho loại củ này:
1. Khoai lang tím
Chỉ số đường huyết (GI): 70 (cao) Tải lượng đường huyết (GL): 11.1 (trung bình) |
Trên thực tế, màu sắc có liên quan đến nguồn gốc và lượng chất chống oxy hóa có trong khoai lang. Màu tím của khoai lang tím thể hiện loại thực phẩm này rất giàu anthocyanin - chất chống oxy hóa mạnh mẽ.Chất chống oxy hóa anthocyanin đã được
chứng minhcó khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra,
nghiên cứucòn chỉ ra rằng, anthocyanin còn góp phần giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư, thông qua nhiều cơ chế khác nhau như:
- Kháng viêm;
- Chống tạo mạch;
- Chống tăng sinh tế bào.
Người bệnh tiểu đường có thể dùng khoai lang tím để thay thế cho khoai lang mật. Khoai lang tím là thực phẩm dễ tìm, giá thành hợp lý, có thể chế biến thành đa dạng nhiều món ngon và bổ dưỡng.
Khoai lang tím tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường
2. Khoai mỡ
Chỉ số đường huyết (GI): 65 (trung bình) Tải lượng đường huyết (GL): 18.2 (trung bình) |
Khoai mỡ là thực phẩm rất giàu chất xơ (4g chất xơ / 100g) và chất chống oxy hóa anthocyanin. Như đã đề cập, chất xơ và anthocyanin có tác động tích cực giúp bảo vệ sức khỏe người bệnh tiểu đường.Với chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết ở mức trung bình, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể bổ sung khoai mỡ thay cho khoai lang mật vào chế độ dinh dưỡng của mình.
3. Khoai từ
Chỉ số đường huyết (GI): 47 (thấp) Tải lượng đường huyết: 13.16 (trung bình) |
Khoai từ không những sở hữu chỉ số đường huyết thấp, mà còn chứa hàm lượng chất xơ cao hơn khoai lang đến 33% (4g chất xơ / 100g). Tiêu thụ nhiều chất xơ giúp hạn chế hấp thụ carbohydrate và hỗ trợ điều hòa đường huyết hiệu quả. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể thay thế cho khoai lang mật trong thực đơn ăn uống của mình.
4. Khoai sọ
Chỉ số đường huyết (GI): 58 (trung bình) Tải lượng đường huyết: 14 (trung bình) |
Khoai sọ là loại khoai có chỉ số đường huyết trung bình, chứa nhiều chất xơ. Cụ thể, trong 100g khoai sọ có chứa 4.1g chất xơ, tức nhiều hơn 37% so với hàm lượng chất xơ trong 100g khoai lang.Đồng thời, khoai sọ cũng là nguồn cung cấp tinh bột phức hợp dồi dào, hỗ trợ điều hòa đường huyết tối ưu. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh tiểu đường có thể thay thế khoai lang mật bằng khoai sọ.
5. Khoai mì
Chỉ số đường huyết (GI): 55 (thấp) Tải lượng đường huyết (GL): 20.9 (cao) |
Trên cùng một khối lượng, hàm lượng đường trong khoai mì thấp hơn trong khoai lang mật 2.32 lần. Với chỉ số đường huyết thấp, người bệnh tiểu đường có thể an tâm lựa chọn khoai mì thay thế cho khoai lang trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.Trên đây là những thông tin góp phần làm rõ vấn đề bệnh
tiểu đường có ăn khoai lang mật được không . Hy vọng rằng, thông qua bài viết này người bệnh tiểu đường đã có thể biết được khối lượng tiêu thụ và cách ăn khoai lang mật an toàn. Nếu như cần được giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề
tiểu đường ăn khoai lang mật được không, bạn có thể liên hệ đến số hotline
để được các chuyên gia tại
Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tư vấn chi tiết.
Đánh giá bài viết