Tổng cộng:
Tiểu đường ăn khoai lang được không ? là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi lẽ, khoai lang, với hương vị thơm ngon và bổ dưỡng, từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen ăn uống của nhiều người. Tuy nhiên, việc tích hợp khoai lang vào chế độ ăn uống hàng ngày là một câu chuyện cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Vậy, người bệnh tiểu đường có ăn được khoai lang không? Ăn bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Như vậy, trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn khoai lang được không ?, câu trả lời là ĐƯỢC, nhưng người bệnh không nên ăn quá 168g khoai lang / lần. Lưu ý quan trọng:
Cà rốt là lựa chọn thay thế khoai lang, tốt cho người bệnh tiểu đường vì chúng có tải lượng đường huyết thấp hơn khoai lang đến 65%, giúp kiểm soát mức đường trong máu hiệu quả.Ngoài ra, cà rốt cung cấp nhiều vitamin A hơn 30% so với khoai lang, giúp tăng cường lợi ích chống oxy hóa, hỗ trợ dự phòng biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường.
Củ dền có tải lượng đường huyết (GL) thấp hơn khoai lang. Điều đó có nghĩa là chúng ít làm tăng đường huyết sau bữa ăn hơn so với việc tiêu thụ khoai lang.Ngoài ra, củ dền cũng sở hữu hàm lượng calo thấp. Trung bình 100g củ dền chỉ cung cấp cho cơ thể 43 calo, thay vì 86 calo so với 100g khoai lang. Điều này giúp hạn chế nguy cơ tăng cân, đặc biệt hữu ích cho người bệnh tiểu đường đang bị thừa cân, béo phì.
Đậu Hà Lan sở hữu cả chỉ số GI lẫn GL thấp hơn nhiều lần so với khoai lang. Do đó, tiêu thụ đậu Hà Lan gần như rất ít có nguy cơ làm tăng đường huyết sau ăn.Mặt khác, đậu Hà Lan còn chứa nhiều chất xơ. Trung bình 100g đậu Hà Lan có thể cung cấp đến 5.7g chất xơ, tức gần gấp 2 lần hàm lượng chất xơ chứa trong 100g khoai lang.Tiêu thụ nhiều chất xơ giúp cơ thể hạn chế hấp thụ carbohydrate từ thực phẩm, từ đó giúp quản lý đường huyết hiệu quả.
Dù bắp ngọt có vị ngọt, nhưng thực tế chúng không chứa quá nhiều đường, thậm chí chỉ số đường huyết (GI) của bắp còn thấp hơn cả khoai lang và nhiều loại thực phẩm khác, điều này giúp ngăn chặn sự tăng đột ngột của đường huyết sau khi ăn.Ngoài ra, tải lượng đường huyết (GL) của bắp ngọt cũng nằm ở mức thấp, nghĩa là ăn vừa phải không gây ra tác động lớn đến mức đường huyết.Điều này làm cho bắp ngọt trở thành một lựa chọn tốt trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh tiểu đường, với điều kiện là tiêu thụ một cách cân đối (không quá 150 - 200g / cữ ăn).
Khoai môn sở hữu tải lượng đường huyết chỉ hơn một ít so với khoai lang (12.7 so với 11.9). Song, chỉ số đường huyết của khoai môn lại thấp hơn đáng kể so với khoai lang (48 so với 70).Điều này giúp giảm nguy cơ khiến đường huyết tăng nhanh sau khi ăn. Do đó, bổ sung khoai môn để thay thế khoai lang có thể là lựa chọn lý tưởng mà người bệnh tiểu đường cần cân nhắc.
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Đâu là lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường . Một chế độ ăn ưu tiên tiêu thụ những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có thể hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng.Ngược lại, chế độ ăn nhiều carbs tinh chế, đường và chất béo không lành mạnh có thể làm tăng mức đường huyết và gây kháng insulin, làm trầm trọng thêm tình trạng tiểu đường. Do đó, việc chọn lựa thực phẩm hợp lý chính là chìa khóa giúp quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả.Giá trị dinh dưỡng khoai lang
Trước khi tìm hiểu người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không , bạn cần biết rõ về giá trị dinh dưỡng chứa trong thực phẩm này.Khoai lang là một thực phẩm giàu dưỡng chất, được coi là một nguồn cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể. Trung bình 100g khoai lang có thể cung cấp cho cơ thể 86 calo, 20g chất đường bột, 3g chất xơ, 1.6g chất đạm, 0.05g chất béo cùng 11 loại vitamin và 10 khoáng chất khác nhau.Chi tiết hơn, thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai lang (còn nguyên vỏ, chưa được nấu chín) được liệt kê chi tiết trong bảng sau:Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng trên 100g khoai lang | Phần trăm giá trị dinh dưỡng từ khoai lang so với mức khuyến nghị hàng ngày (% DV) |
Năng lượng | 86 calo | 4.3% |
Chất đường bột | 20g | 7% |
Chất xơ | 3g | 11% |
Đường | 4.2g | |
Chất đạm | 1.6g | 3% |
Chất béo | 0.05g (bao gồm 0.018g chất béo bão hòa và 0.015g chất béo không bão hòa) | 0% |
Vitamin | ||
B12 | 0 mcg | 0% |
B3 (Niacin) | 0.557 mg | 3% |
B2 (Riboflavin) | 0.061 mg | 5% |
B5 (Pantothenate) | 0.8 mg | 16% |
B6 | 0.209 mg | 12% |
B4 (Choline) | 12.3 mg | 2% |
B1 (Thiamin) | 0.078 mg | 6% |
B9 (Folate) | 11 mcg | 3% |
Beta-carotene (vitamin A) | 709 mcg | 79% |
E | 0.26 mg | 2% |
D | 0.00 mcg | 0.0% |
K | 1.8 mcg | 2% |
Khoáng chất | ||
Kẽm | 0.3 mg | 3% |
Selen | 0.6 mcg | 1% |
Sắt | 0.61 mg | 3% |
Phốt - pho | 47 mg | 4% |
Đồng | 0.15 mg | 17% |
Magiê | 25 mg | 6% |
Kali | 337 mg | 7% |
Natri | 55 mg | 2% |
Mangan | 0.258 mg | 11% |
Canxi | 30 mg | 2% |
Tải lượng & chỉ số đường huyết của khoai lang
Để trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn khoai lang được không , bạn cũng cần tìm hiểu thêm về chỉ số đường huyết (Glycemic Index - GI) và tải lượng đường huyết (Glycemic Load - GL) của loại của này.Cụ thể, khoai lang có chỉ số GI bằng 70 (thuộc nhóm cao) và GL bằng 11.9 (thuộc nhóm trung bình).Hiểu rõ về chỉ số GI sẽ giúp bạn đánh giá được tốc độ mà carbohydrate trong khoai lang được chuyển hóa thành đường glucose máu. Trong khi đó, hiểu rõ về chỉ số GL giúp bạn xác định được mức độ làm tăng đường huyết khi tiêu thụ, từ đó xác định được khối lượng ăn phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Vậy, người tiểu đường ăn khoai lang được không ?Beta-carotene là hợp chất chủ đạo khiến khoai lang có màu vàng cam đặc trưng
Tiểu đường ăn khoai lang được không?
Trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn khoai lang được không , các chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng người bệnh tiểu đường ĐƯỢC ĂN khoai lang, miễn là tiêu thụ chúng với hàm lượng vừa phải.Như đã chia sẻ bên trên, khoai lang có chỉ số đường huyết cao (GI bằng 70). Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ lượng carbohydrate trong khoai lang (ngoại trừ chất xơ) có thể nhanh chóng được cơ thể chuyển hóa thành đường glucose trong máu, tiềm ẩn nguy cơ gây tăng đường huyết quá mức nếu tiêu thụ quá mức. Xem thêm:
- Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì - Kèm chỉ số GI, GL
- Tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không, có tốt không?
- Tiểu đường ăn khoai lang mật được không, được ăn bao nhiêu?
Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu khoai lang?
Để biết người bệnh tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu khoai lang, bạn cần quan tâm đến chỉ số tải lượng đường huyết (GL) của loại củ này.Như đã trình bày bên trên, 100g khoai lang có chỉ số GL bằng 11.9 , tức nằm ở mức trung bình theo định nghĩa từ cácHệ thống Thang đo Phân loại Thực phẩmquốc tế.Cũng theo hệ thống phân loại này, một thực phẩm có chỉ số GL cao hơn 20 được xem là có khả năng làm đường huyết tăng cao, và người bệnh tiểu đường cần hạn chế tiêu thụ tất cả những loại thực phẩm có chỉ số GL vượt trên ngưỡng này.Trở lại với khoai lang, việc ăn 100g loại củ này tuy có thể khiến đường huyết tăng nhanh (vì GI nằm ở mức cao), nhưng chưa đến mức khiến đường huyết tăng cao (vì GL chỉ nằm ở mức trung bình).Do đó, để việc tiêu thụ khoai lang là an toàn, bạn cần tính toán chính xác hàm lượng khoai lang tối đa có thể tiêu thụ, đủ để giữ mức đường huyết không tăng cao như khi tiêu thụ một thực phẩm có chỉ số GL bằng 20.Lúc này, hàm lượng tiêu thụ khoai lang tối đa (hàm lượng ăn an toàn) sẽ được tính theo công thức sau:Hàm lượng ăn khoai lang an toàn = GL tối đa / GL khoai lang * 100 = 20 / 11.9 * 100 = 168g |
- Hàm lượng tiêu thụ khoai lang an toàn được khuyến nghị trên đây chỉ áp dụng cho trường hợp người bệnh tiểu đường ăn khoai lang như một nguồn carbohydrate duy nhất trong cữ ăn.
- Nếu trong bữa ăn còn chứa các thực phẩm giàu carbohydrate khác như bất kỳ loại ngũ cốc tinh chế (cơm, bún, phở, mì,…) hay rau củ quả nào khác, bạn cần đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được họ tính toán lại hàm lượng tiêu thụ khoai lang an toàn, giữ đường huyết không tăng cao.
Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn ít hơn 2 củ khoai lang nhỏ (~168g) mỗi lần
Khoai lang có tốt cho người tiểu đường không?
Tiêu thụ khoai lang đem lại nhiều lợi ích sức khỏe thiết thực, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Tất cả là nhờ vào hàm lượng cao chất xơ, tinh bột phức hợp và beta-carotene chứa trong chúng. Cụ thể như sau:1. Chất xơ
- Giúp kiểm soát đường huyết: Khoai lang giàu chất xơ, đặc biệt là khi bạn ăn cả vỏ. Chất xơ trong khoai lang là sự kết hợp của cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose ở ruột, từ đó giúp kiểm soát hiệu quả mức đường huyết sau bữa ăn.
- Giúp cải thiện hệ vi sinh ruột và ngăn ngừa biến chứng do tiểu đường:
- Chất xơ từ khoai lang giúp tăng cường sức khỏe đường ruột bằng cách cân bằng thành phần và quá trình trao đổi chất của hệ vi sinh đường ruột, từ đó cung cấp năng lượng hiệu quả cho các tế bào biểu mô đại tràng, kích thích nhu động ruột và thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc ruột để duy trì tính toàn vẹn của ruột.
- Theonghiên cứu, sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể làm gia tăng nguy cơ khởi phát các biến chứng liên quan đến thận, võng mạc, thần kinh ngoại biên,… Do đó, bổ sung khoai lang vào khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường là điều cần thiết.
2. Tinh bột phức hợp
- So với các nguồn carbohydrate đơn giản (tinh bột hấp thụ nhanh) đến từ cơm trắng, bánh mì, bún, phở,… tinh bột phức hợp trong khoai lang được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ chậm hơn, tránh gây tăng vọt đường huyết và giúp người bệnh no lâu cả ngày.
- Điều này làm cho khoai lang trở thành nguồn năng lượng ổn định và bền vững, lý tưởng hơn cho người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi so sánh với cơm trắng.
3. Beta-carotene
- Là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể. Beta-carotene giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do stress oxy hóa và tình trạng viêm nhiễm quá mức - hai yếu tố thúc đẩy bệnh tiểu đường tiến triển nặng và khởi phát biến chứng.
- Nghiên cứucho thấy, bổ sung beta-carotene trong chế độ ăn uống hoàn toàn có thể làm tăng nồng độ beta-carotene huyết tương, và nồng độ beta-carotene trong huyết tương có mối tương quan nghịch với mức đường huyết lúc đói và tình trạng kháng insulin.
- Nói cách khác, bổ sung khoai lang giúp kiểm soát tốt đường huyết lúc đói, đồng thời ngăn ngừa sự tiến triển của tình trạng kháng insulin - nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Khoai lang giàu chất xơ, beta-carotene và tinh bột hấp thu chậm, tốt cho người bệnh tiểu đường
Tiểu đường ăn nhiều khoai lang có an toàn không?
Người bệnh tiểu đường ăn nhiều khoai lang (trên 168g / cữ) là KHÔNG AN TOÀN , đặc biệt là khi tiêu thụ khoai lang cùng với nhiều thực phẩm giàu carbohydrate khác.Khi tiêu thụ khoai lang, điều quan trọng là bạn cần phải tính toán lượng carbohydrate tổng thể trong bữa ăn để đảm bảo rằng khối lượng khoai lang tiêu thụ là phù hợp với kế hoạch dinh dưỡng chung, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.Cách ăn khoai lang tốt hơn cho người bệnh tiểu đường
Đối với người bệnh tiểu đường, tiêu thụ khoai lang đúng cách giúp người bệnh vẫn tận hưởng được hương vị thơm ngon của khoai mà không làm gia tăng đường huyết. Cụ thể, khi ăn khoai lang, người bệnh cần ưu tiên:- Kết hợp với protein và chất béo lành mạnh: Ăn khoai lang cùng với thực phẩm giàu protein (như nạc gà, cá, đậu) và chất béo lành mạnh (như bơ, dầu ô-liu) giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ glucose, giữ đường huyết ổn định;
- Lựa chọn khoai lang: Chọn khoai lang tươi, có vỏ ngoài hoàn thiện (không bị dập hay rách). Ưu tiên chọn khoai có phần thịt màu vàng cam, cam đậm hoặc tím đậm vì loại này thường có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn khoai có màu nhạt;
- Chế biến khoa học: Ưu tiên nướng hoặc luộc khoai lang thay vì chiên để giảm việc hấp thụ chất béo không lành mạnh. Việc chế biến khoai lang ở nhiệt độ dưới 180 độ C cũng giúp khoai giữ lại trọn vẹn dưỡng chất;
- Lưu ý khi dùng gia vị: Hạn chế sử dụng đường hoặc muối khi nêm nếm. Thay vào đó, sử dụng các loại thảo mộc và gia vị tự nhiên để cải thiện hương vị mà không làm tăng đường huyết hoặc huyết áp;
- Theo dõi lượng đường trong máu sau khi ăn: Theo dõi phản ứng của cơ thể với khoai lang bằng cách kiểm tra mức đường huyết sau bữa ăn, điều này giúp bạn điều chỉnh lượng tiêu thụ khoai phù hợp trong các bữa ăn sau nếu khẩu phần hiện tại làm đường huyết tăng quá mức.
Gợi ý một số món ăn từ khoai lang ngon và tốt cho người bị tiểu đường
Người bệnhtiểu đường ăn được khoai lang không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Dưới đây là danh sách công thức nấu một số món ăn ngon từ khoai lang, tốt cho người bệnh đái tháo đường:1. Bánh tôm khoai lang chiên giòn
Để chuẩn bị món bánh tôm khoai lang chiên giòn phù hợp với người bệnh tiểu đường, bạn cần sử dụng nồi chiên không dầu, thay vì chiên ngập dầu để hạn chế hấp thụ chất béo nhiều hơn mức cần thiết.Nguyên liệu
- 200g tôm tươi, bỏ đầu và vỏ, để lại phần đuôi;
- 2 củ khoai lang, gọt vỏ và cắt sợi;
- 1/2 cốc bột gạo hoặc bột mì đa dụng (để tăng hàm lượng chất xơ, bạn có thể sử dụng bột ngũ cốc nguyên hạt hoặc bột mì nguyên cám);
- 2 quả trứng, đánh tan;
- Hành lá, cắt nhỏ;
- Muối, tiêu và gia vị theo ý thích;
- 5 - 10ml dầu ô-liu.
Cách làm
- Trộn bột gạo với nước ấm để tạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó thêm trứng đánh tan và hành lá. Thêm một chút muối và tiêu để tăng hương vị. Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp mịn.
- Thêm khoai lang cắt sợi vào hỗn hợp bột và trộn đều, đảm bảo mỗi sợi khoai lang đều được phủ bột.
- Lấy một ít hỗn hợp khoai lang bột, đặt một con tôm lên trên và dùng tay nhẹ nhàng nắm chặt để tôm và khoai lang dính vào nhau, tạo thành hình bánh tôm.
- Phủ một lớp mỏng dầu ô liu lên bề mặt bánh tôm bằng cách sử dụng cọ bếp hoặc bình xịt dầu, để giúp bánh tôm chiên giòn mà không cần ngập dầu.
- Đặt bánh tôm vào nồi chiên không dầu đã được làm nóng trước ở nhiệt độ 180°C. Chiên trong khoảng 15 - 20 phút hoặc cho đến khi bánh tôm chuyển sang màu vàng giòn.
- Lấy bánh tôm ra, để lên giấy thấm cho ráo dầu trước khi thưởng thức.
Bánh tôm khoai lang chiên ngon hơn khi bạn ăn kèm với rau sống và nước mắm chua ngọt
2. Khoai lang viên cà rốt
Nguyên liệu
- 2 củ khoai lang, gọt vỏ và luộc chín;
- 1 củ cà rốt, gọt vỏ và nạo nhỏ;
- 1/4 cốc hành lá, cắt nhỏ;
- 1/4 cốc bột ngũ cốc nguyên hạt (hoặc bột yến mạch) cho chất xơ cao;
- Muối và tiêu đen để gia vị;
- 5 - 10ml dầu ô-liu.
Cách làm
- Nghiền mịn khoai lang đã luộc chín trong một tô lớn.
- Thêm cà rốt bào nhỏ, hành lá và bột ngũ cốc nguyên hạt vào tô khoai lang nghiền. Nêm muối và tiêu đen để tăng hương vị rồi trộn đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất.
- Lấy một lượng nhỏ hỗn hợp khoai lang rồi vo thành các viên nhỏ. Nếu hỗn hợp quá dính, bạn có thể thêm một chút bột để dễ dàng tạo hình hơn.
- Đun nóng dầu ô-liu trên một chảo nhỏ. Khi dầu nóng, nhẹ nhàng đặt các viên khoai lang vào, áp chảo ở lửa khoảng 4-5 phút mỗi bên, cho đến khi viên khoai chuyển sang màu vàng giòn.
- Đặt các viên khoai lang lên giấy thấm dầu để loại bỏ dầu thừa trước khi thưởng thức.
Khoai lang viên cà rốt vừa bổ dưỡng, vừa dễ thực hiện
3. Hamburger khoai lang ức gà
Nguyên liệu
- 2 củ khoai lang lớn, gọt vỏ và cắt thành từng lát dày khoảng 1cm;
- 1 ức gà không da, nấu chín và xé nhỏ;
- Lá xà lách, cà chua và hành tây để thêm vào bánh burger;
- Muối, tiêu đen và các loại gia vị khác theo sở thích;
- Sữa chua Hy Lạp không đường hoặc mayonnaise ít chất béo
- Một ít sốt mù tạt vàng và mật ong (sử dụng một lượng nhỏ để không làm tăng đường huyết)
Cách làm
- Chuẩn bị khoai lang: Đặt lát khoai lang vào nồi chiên không dầu đã được làm nóng trước ở 180°C. Chiên khoảng 10-15 phút hoặc cho đến khi khoai lang mềm và có viền giòn.
- Chuẩn bị ức gà: Nếu ức gà chưa nấu, hãy nêm muối và tiêu rồi nướng hoặc luộc. Sau đó xé nhỏ.
- Làm sốt: Trộn sữa chua Hy Lạp (hoặc mayonnaise ít chất béo) với một ít sốt mù tạt vàng và mật ong để tạo sốt.
- Xếp nguyên liệu vào hamburger: Đặt một lát khoai lang xuống, sau đó thêm xà lách, ức gà xé nhỏ, vài lát cà chua và hành tây. Thêm sốt đã chuẩn bị và đậy một lát khoai lang khác lên trên.
Hamburger khoai lang ức gà giàu chất xơ và protein, hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả
4. Salad cá hồi khoai lang và rau củ
Nguyên liệu
- 2 miếng phi lê cá hồi, đã loại bỏ da và xương;
- 1 củ khoai lang, gọt vỏ và cắt thành hình que;
- Rau củ: 1 cốc cà chua bi cắt đôi, 1 cốc đậu Hà Lan, 1/2 cốc hành tây đỏ thái mỏng;
- Rau mầm, rau diếp hoặc rau xà lách bất kỳ để làm salad;
- Dầu ô-liu, muối biển, tiêu đen;
- Dấm balsamic hoặc giấm táo, một ít đường ăn kiêng không calo để làm sốt.
Cách làm
- Chuẩn bị cá thu: Ướp cá thu với một ít dầu ô-liu, muối và tiêu. Nướng cá trong nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 200°C trong khoảng 10-15 phút hoặc luộc cho đến khi cá chín tới. Sau đó để nguội và xé nhỏ cá thành từng miếng vừa ăn.
- Chuẩn bị khoai lang: Trộn khoai lang với dầu ô-liu, muối và tiêu. Nướng khoai lang trong nồi chiên không dầu ở 100°C khoảng 20 phút hoặc cho đến khi chúng chín vàng, giòn bên ngoài và mềm bên trong.
- Luộc đậu Hà Lan: Luộc đậu Hà Lan trong nước sôi khoảng 3-4 phút, sau đó ngâm vào nước lạnh để giữ màu sắc.
- Pha sốt: Trộn dầu ô-liu, giấm balsamic (hoặc giấm táo), một chút đường ăn kiêng, muối và tiêu để tạo thành hỗn hợp sốt.
- Trộn salad: Trong một tô lớn, kết hợp rau diếp, đậu Hà Lan, cà chua bi, hành tây đỏ, khoai lang đã nướng và cá thu đã xé. Đổ sốt lên trên và nhẹ nhàng trộn đều.
Nguyên liệu để làm món salad cá hồi khoai lang rất dễ để chuẩn bị
5. Cari gà khoai lang
Nguyên liệu
- 500g ức gà, cắt thành miếng vừa ăn;
- 2 củ khoai lang;
- 1 hộp sữa dừa ít béo (khoảng 400ml);
- 2 muỗng canh dầu ô-liu;
- 1 hành tây vừa, thái nhỏ;
- 2 tép tỏi, băm nhỏ;
- 1 muỗng canh gừng tươi băm nhỏ;
- 2-3 muỗng canh bột cari, điều chỉnh theo khẩu vị;
- 1 muỗng cà phê bột nghệ;
- Muối và tiêu đen theo khẩu vị;
- Rau mùi tươi và ớt (nếu thích).
Cách làm
- Sơ chế: Ướp miếng gà với muối, tiêu và để riêng trong 10 phút cho ngấm đều gia vị. Khoai lang gọt vỏ và cắt thành miếng vừa ăn.
- Xào hành tỏi: Trên chảo, đun nóng dầu ô-liu, sau đó thêm hành tây, tỏi và gừng vào xào cho đến khi hành tây chuyển sang màu trong suốt.
- Thêm gia vị: Thêm bột cari và bột nghệ vào chảo, khuấy đều cho đến khi thơm.
- Nấu gà: Thêm ức gà vào chảo và xào cho đến khi gà săn lại.
- Thêm khoai lang và sữa dừa: Thêm khoai lang vào chảo cùng với sữa dừa ít béo, khuấy đều. Điều chỉnh lửa vừa phải và đun sôi. Sau đó, hạ lửa và để lửa nhỏ cho đến khi gà và khoai lang chín mềm, khoảng 20 - 25 phút.
- Nêm gia vị: Kiểm tra hương vị và điều chỉnh muối và tiêu theo khẩu vị.
- Thưởng thức: Thêm rau mùi tươi và ớt (nếu sử dụng) trước khi tắt bếp.
Cà ri gà khoai lang là món ăn giàu năng lượng nhưng ít tinh bột, thích hợp dùng trong cữ trưa
Những thực phẩm thay thế khoai lang cho người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không ? Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, nếu việc tiêu thụ khoai lang quá nhiều khiến bạn mất đi niềm hứng thú với bữa ăn hàng ngày, việc thay thế khoai lang bằng các loại rau củ quả sau đây có thể là một lựa chọn đúng đắn:1. Cà rốt
Chỉ số đường huyết (GI): 85 (cao) Tải lượng đường huyết (GL): 4.25 (thấp) |
2. Củ dền
Chỉ số đường huyết (GI): 65 (trung bình) Tải lượng đường huyết (GL): 7.0 (thấp) |
3. Đậu Hà Lan
Chỉ số đường huyết (GI): 15 (thấp) Tải lượng đường huyết (GL): 1.5 (thấp) |
Đậu Hà Lan sở hữu cả chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết thấp hơn nhiều lần so với khoai lang
4. Bắp ngọt
Chỉ số đường huyết (GI): 48 (thấp) Tải lượng đường huyết (GL): 8.9 (thấp) |
5. Khoai môn
Chỉ số đường huyết (GI): 48 (thấp) Tải lượng đường huyết (GL): 12.7 (trung bình) |
Khoai môn sở hữu chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều so với khoai lang
Như vậy, trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn khoai lang được không , các chuyên gia đều cho rằng người bệnh tiểu đường ĐƯỢC ăn khoai lang, miễn là tiêu thụ chúng một cách vừa phải.Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh giá trị dinh dưỡng của khoai lang, cũng như cách mà loại củ này ảnh hưởng đến mức đường huyết. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu rõ người bệnhtiểu đường có ăn khoai lang được không, cũng như hàm lượng ăn an toàn và cách chế biến khoa học.Nếu vẫn còn thắc mắc xoay quanh chủ đề tiểu đường ăn khoai lang được không hoặc chưa biết cách bổ sung khoai lang vào thực đơn dinh dưỡng sao cho phù hợp, bạn có thể liên hệ đến số hotline để được các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tư vấn chi tiết. Chúc bạn nhiều sức khỏe!Đánh giá bài viết