Tổng cộng:
Rất nhiều người bệnh đái tháo đường có cùng thắc mắc tiểu đường ăn khoai tây được không ?. Bởi lẽ, khoai tây từ lâu trở thành nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn Việt. Tuy nhiên, để bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn, người bệnh cần xem xét kỹ lưỡng để tránh gây tăng đường huyết. Vậy, người tiểu đường có ăn được khoai tây không? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome khám phá ngay trong bài viết sau.
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, các chỉ số đường huyết (GI và GL) cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định phần lớn đến việc người tiểu đường ăn khoai tây được không .Thông thường, các chỉ số GI và GL ở khoai tây lần lượt là 70 (thuộc nhóm cao) và 12.3 (thuộc nhóm trung bình). Trong đó:
Cụ thể, hàm lượng tiêu thụ khoai tây luộc và khoai tây nghiền trong chế độ ăn cho người tiểu đường sẽ bằng:
Như vậy, đối với câu hỏi tiểu đường ăn khoai tây được không ?, câu trả lời là ĐƯỢC, nhưng nên hạn chế, cụ thể là tránh các món khoai tây chiên, nướng và không nên ăn quá 162g khoai tây luộc / cữ ăn cũng như 175g khoai tây nghiền / cữ ăn. Lưu ý quan trọng:
Ngoài việc sở hữu chỉ số đường huyết thấp, các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,…) rất giàu chất đạm, chất xơ và đặc biệt là các chất chống oxy hóa như vitamin C, E, flavonoids, polyphenols, selen,…Những chất chống oxy hóa này có tác dụng mạnh mẽ trong việc bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương, viêm nhiễm do bệnh tiểu đường, từ đó góp phần phòng ngừa các biến chứng như bệnh tim mạch, viêm xương khớp, suy đa tạng,…
Cả khoai lang và khoai sọ đều là những nguồn thực phẩm giàu carbohydrate, đặc biệt là carbohydrate phức hợp. Không những vậy, hai loại khoai này cũng sở hữu hàm chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất khá tương đồng. Do đó, khoai lang có thể là sự lựa chọn lý tưởng, giúp thay thế khoai sọ trong thực đơn cho người tiểu đường.Tuy nhiên, vì khoai lang sở hữu chỉ số GI cao, bạn cũng cần cẩn trọng khi tiêu thụ khoai lang, không nên ăn quá 168g / cữ để tránh làm đường huyết tăng cao.
Chỉ số GI và GL của bắp ngọt đều ở mức thấp, do đó thực phẩm này có rất ít khả năng khiến đường huyết tăng vọt. Không những vậy, bắp ngọt còn sở hữu hàm lượng cao carbohydrate phức hợp, chất xơ, vitamin nhóm B, C và các chất chống oxy hóa, giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết và duy trì thể trạng khỏe mạnh.Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho thắc mắctiểu đường có ăn khoai tây được không? từ Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome. Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết, giúp bạn có cái nhìn tường tận trên nhiều khía cạnh trước khi quyết địnhngười tiểu đường có ăn được khoai tây không.Kết luận lại, câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi tiểu đường ăn khoai tây được không ? là ĐƯỢC, nhưng nên hạn chế hàm lượng và tần suất tiêu thụ, song song với việc lựa chọn các phương pháp chế biến lành mạnh.Trên thực tế, không chỉ riêng câu hỏi bệnhtiểu đường ăn được khoai tây không?, mà việc bổ sung bất kỳ thực phẩm nào vào chế độ ăn của người bệnh tiểu đường cũng nên được cân nhắc kỹ lưỡng. Do đó, nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quanh việc tiểu đường ăn khoai tây được không ? hay các vấn đề tương tự, bạn có thể liên hệ tới Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome thông qua hotline để được tư vấn chi tiết.
Người bệnh tiểu đường ăn khoai tây được không?
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh. Bởi lẽ, tiêu thụ các loại thực phẩm đều ít nhiều tác động tới chỉ số đường huyết, quá trình tiến triển của bệnh và các biến chứng liên quan.Vì vậy, để tối ưu lợi ích cũng như hạn chế những rủi ro từ chế độ dinh dưỡng, bạn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi tích hợp khoai tây vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Vậy, ngườibệnh tiểu đường có ăn được khoai tây không?Giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết của khoai tây
Trước khi trả lời câu hỏi người tiểu đường ăn khoai tây được không ?, bạn cần phải nắm rõ các thông tin về giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết của thực phẩm này. Bởi lẽ, đây là những yếu tố cốt lõi, giúp bạn quyết định có nên bổ sung khoai tây vào thực đơn hàng ngày hay không.Cụ thể, khoai tây thường được biết đến là thành phần dưỡng chất dồi dào, đa dạng. Trung bình 100g khoai tây tươi (còn vỏ) có thể cung cấp khoảng 12g chất đường bột, 2.5g chất xơ, 2.6g protein, 0.1g chất béo, 7 loại vitamin và 10 loại khoáng chất khác nhau.Dưới đây là chi tiết thành phần và hàm lượng dưỡng chất có trong 100g khoai tây, giúp bạn giải đáp một phần thắc mắc tiểu đường ăn khoai tây được không ?:Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng trên 100g khoai tây | Phần trăm giá trị dinh dưỡng từ khoai lang so với mức khuyến nghị hàng ngày (% DV) |
Năng lượng | 58 calo | |
Chất đường bột | 12g | 4% |
Chất xơ | 2.5g | 9% |
Chất đạm | 2.6g | 5% |
Chất béo | 0.1g (bao gồm 0.026g chất béo bão hòa và 0.045g chất béo không bão hòa) | 0% |
Vitamin | ||
B1 (Thiamin) | 0.021 mg | 2% |
B2 (Riboflavin) | 0.038 mg | 3% |
B3 (Niacin) | 1.033 mg | 6% |
B5 (Pantothenate) | 0.302 mg | 6% |
B6 | 0.239 mg | 14% |
B9 (Folate) | 11 mcg | 3% |
C | 11.4 mg | 13% |
Khoáng chất | ||
Kẽm | 0.35 mg | 3% |
Selen | 0.3 mcg | 1% |
Sắt | 3.24 mg | 18% |
Phốt – pho | 38 mg | 3% |
Đồng | 0.42 mg | 47% |
Magiê | 23 mg | 5% |
Kali | 413 mg | 9% |
Natri | 10mg | 0% |
Mangan | 0.602 mg | 26% |
Canxi | 30 mg | 2% |
- GI (Glycemic Index) là chỉ số đường huyết, thể hiện khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm;
- GL (Glycemic Load) là tải lượng đường huyết, cho biết mức độ tăng của đường huyết sau khi tiêu thụ thực phẩm đó.
Món ăn | Chỉ số đường huyết (GI) | Tải lượng đường huyết (GL) |
Khoai tây nướng | 95 (Cao) | 20 (Cao) |
Khoai tây nghiền | 83 (Cao) | 11.4 (Trung bình) |
Khoai tây chiên | 95 (Cao) | 19.1 (Trung bình) |
Tiểu đường ăn khoai tây được không?
Người bệnh tiểu đường CÓ THỂ ăn khoai tây, nhưng cần hạn chế khối lượng khẩu phần cũng như tần suất tiêu thụ. Bởi lẽ, hầu hết các món ăn từ khoai tây đều sở hữu tốc độ và mức độ làm tăng đường huyết tương đối cao (GI từ 70 đến 95, GL từ 11.4 đến 20), có thể tác động tiêu cực tới tình trạng bệnh lý của người tiểu đường.Người bệnh tiểu đường được ăn khoai tây nhưng cần kiểm soát khối lượng khẩu phần ăn
Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu khoai tây?
Để trả lời câu hỏi tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu khoai tây?, bạn cần tính toán dựa trên tải lượng đường huyết (GL) của thực phẩm này.TheoHệ thống Thang đo Phân loại Thực phẩm Quốc tế, bất kì thực phẩm nào sở hữu chỉ số GL bằng hoặc cao hơn 20 sẽ được coi là có khả năng khiến đường huyết tăng vọt và cần được hạn chế trong thực đơn cho người tiểu đường.Như đã đề cập, chỉ số GL ở khoai tây thường nằm trong khoảng trung bình đến cao (GL bằng 11.4 đến 20) tuỳ theo phương pháp chế biến. Vì vậy, khi tiêu thụ thực phẩm này, người bệnh tiểu đường nên tránh các món ăn có giá trị GL gần với mức tối đa (20) như khoai tây nướng (GL bằng 20) và khoai tây chiên (GL bằng 19.1).Đối với các món khoai tây có giá trị GL thấp hơn như khoai tây luộc (GL bằng 12.3) và khoai tây nghiền (GL bằng 11.4), bạn vẫn có thể tiêu thụ nhưng cần tính toán hàm lượng an toàn theo công thức sau:Hàm lượng ăn khoai tây an toàn = GL tối đa / GL khoai tây * 100 |
Món ăn | Hàm lượng tiêu thụ an toàn trong 1 lần ăn |
Khoai tây luộc | 20 / 12.3 * 100 = 162g |
Khoai tây nghiền | 20 / 11.4 * 100 = 175g |
- Hàm lượng tiêu thụ khoai tây kể trên được tính toán trong điều kiện người bệnh tiểu đường ăn khoai tây như nguồn carbohydrate duy nhất trong bữa ăn (tức là ngoài khoai tây, bạn không hấp thụ thêm bất cứ thực phẩm nào khác chứa carbohydrate)
- Nếu ăn kèm khoai tây với các thực phẩm giàu carbohydrate như cơm, bún, phở,…, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chính xác lượng khoai tây cần cắt giảm, giúp bạn trả lời câu hỏi ngườibệnh tiểu đường có ăn được khoai tây không? và nên ăn bao nhiêu để không ảnh hưởng tới đường huyết?.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá 175g khoai tây nghiền trong mỗi cữ ăn
Khoai tây có tốt cho người tiểu đường không?
Khoai tây có thể mang lại nhiều tác dụng sức khỏe TỐT cho người bệnh tiểu đường, bao gồm hỗ trợ kiểm soát đường huyết, góp phần hạn chế các biến chứng nguy hiểm,… Tất cả là nhờ hàm lượng dồi dào tinh bột kháng, chất xơ và vitamin C. Cụ thể:- Tinh bột kháng: Là một loại tinh bột không thể được tiêu hóa ở ruột non. Cùng với chất xơ, tinh bột kháng đượcchứng minhcó tác dụng hỗ trợ kiểm soát hiệu quả chỉ số đường huyết và góp phần cải thiện tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường.
- Chất xơ: Trung bình 100g khoai tây có thể đáp ứng khoảng 9% nhu cầu chất xơ hàng ngày, bao gồm chất xơ hoà tan và chất xơ không hòa tan. Hai loại chất xơ này có khả năng hỗ trợ quá trình trao đổi chất và cải thiện vấn đề mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột – tình trạngđược cho làyếu tố nguy cơ góp phần thúc đẩy các biến chứng về thận, võng mạc, thần kinh,… xảy ra ở người bệnh tiểu đường.
- Vitamin C: Đối với người bệnh tiểu đường, vitamin C có vai trò rất quan trọng, giúp làm dịu các phản ứng viêm gây tổn thương tế bào tuyến tụy – cơ quan chủ yếu sản xuất insulin (hormone điều hòa đường huyết), từ đó kích thích cơ thể sản sinh đầy đủ insulin để hạ đường huyết.
Ăn nhiều khoai tây có khiến đường huyết tăng vọt không?
Ăn nhiều khoai tây CÓ THỂ khiến đường huyết tăng vọt, thậm chí tăng mất kiểm soát. Như đã trình bày ở trên, khoai tây, dù chế biến lành mạnh, vẫn chứa chỉ số GI và GL ở mức tương đối cao. Điều này có nghĩa rằng, nếu tiêu thụ vô tội vạ, thực phẩm này có thể làm hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, suy đa tạng, tổn thương thần kinh,…Dù được chế biến lành mạnh (hấp hoặc luộc), ăn nhiều khoai tây vẫn có thể khiến đường huyết tăng vọt
Cách ăn khoai tây tốt hơn cho người bệnh tiểu đường
Trả lời câu hỏitiểu đường có ăn khoai tây được không?, câu trả lời là ĐƯỢC, nhưng bạn cần chú ý tới cách lựa chọn và chế biến khoai tây sao cho tối ưu được lợi ích và hạn chế những rủi ro mà thực phẩm này đem lại. Dưới đây là một số lưu ý khi bổ sung khoai tây vào chế độ ăn cho người tiểu đường mà bạn có thể tham khảo:1. Đáp ứng nhu cầu protein và chất béo lành mạnh cho cơ thể
Chất đường bột (carbohydrate), chất đạm (protein) và chất béo là ba dưỡng chất thiết yếu, giúp duy trì thể trạng khỏe mạnh. Trong đó, khoai tây là một nguồn dồi dào chất đường bột.Vì thế, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể, người bệnh nên ăn kèm khoai tây với những thực phẩm giàu protein (đậu, nạc gia súc / gia cầm, thủy hải sản) và giàu chất béo có lợi cho sức khỏe tim mạch (dầu ô-liu, dầu hạt cải, quả bơ chín).2. Chọn lựa những củ khoai tươi và giàu dinh dưỡng
Những củ khoai chất lượng thường có vỏ trơn nhẵn, lành lặn, không có chấm sâu hay lốm đốm mắt đen trên vỏ. Khi cầm, chúng sẽ có cảm giác khá nặng và chắc tay. Bên cạnh đó, bạn nên tránh chọn những củ khoai có vỏ nhăn, mềm hoặc có nước rỉ ra ngoài;3. Chế biến lành mạnh, hạn chế dầu mỡ
Khoai tây nướng và khoai tây chiên ngập dầu sở hữu chỉ GI và GL ở mức cao. Không những vậy, những món ăn này còn chứa nhiều chất béo bão hoà và chất béo chuyển hóa, có hại cho sức khỏe tim mạch. Vì thế, khi tiêu thụ khoai tây, người bệnh nên lựa chọn các phương pháp chế biến lành mạnh, ít sử dụng dầu mỡ như luộc (nấu canh), hấp hoặc chiên bằng nồi chiên không dầu;4. Hạn chế tối đa muối và đường
Người bệnh tiểu đường, nếu hấp thụ quá 5g natri (muối) / ngày và 25g đường / ngày, có thể làm tăng nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi chế biến khoai tây, bạn nên hạn chế sử dụng các gia vị này. Thay vào đó, để tạo cảm giác ngon miệng, người bệnh nên ưu tiên nêm nếm bằng các gia vị tự nhiên như bột tỏi, bột quế, bột hoa hồi,…;5. Đo đường huyết định kỳ
Đối với các thực phẩm có chỉ số GI tiệm cận mức cao như khoai tây, người bệnh cần phải theo dõi sát sao hàm lượng đường trong máu trước và sau khi ăn khoai để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp. Nếu có điều kiện, bạn nên thăm khám với bác sĩ dinh dưỡng thường xuyên để nhận được hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn.Người bệnh tiểu đường nên kết hợp ăn khoai tây với thịt nạc và rau củ giàu chất xơ
Tóm lại, đối với câu hỏi người tiểu đường ăn khoai tây được không ?, câu trả lời không chỉ đơn giản là ĐƯỢC mà còn đòi hỏi sự tìm hiểu tường tận về các khía cạnh liên quan như hàm lượng tiêu thụ, các chế biến, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Có như vậy, bạn mới xây dựng được một thực đơn khoa học và có lợi cho sức khỏe.Gợi ý một số món ăn từ khoai tây ngon và tốt cho người bị tiểu đường
Bên cạnh câu hỏi người bệnh tiểu đường ăn khoai tây được không ?, bạn cũng cần tìm hiểu về việc kết hợp khoai tây với món ăn gì thơm ngon, bổ dưỡng trước khi bổ sung thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng. Dưới đây là gợi ý một số món ăn ngon, bổ từ khoai tây mà bạn có thể tham khảo:1. Rau củ xào thịt và khoai tây
Nguyên liệu: 200g thịt nạc dăm, 2 củ khoai tây, 1 củ hành tây, 2 củ cải đường, 1 trái ớt chuông đỏ, 1 trái ớt chuông vàng, 2 nhánh hành lá, 3ml dầu ô-liu, 3g hạt nêm, 2g đường ăn kiêng, hạt tiêu xay. Cách làm:- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Thịt lợn rửa sạch rồi thái hình quân cờ;
- Củ cải đường rửa sạch, cắt lát;
- Hành tây bỏ vỏ, cắt múi cau;
- Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt miếng vừa ăn;
- Hành lá bỏ gốc, rửa sạch, cắt nhỏ;
- Ớt chuông rửa sạch, bỏ ruột, cắt lát mỏng.
- Bước 2: Đun nóng dầu ô-liu, rồi cho thịt và khoai tây vào đảo đều trong 5 phút. Sau đó, cho củ cải, hành tây và ớt chuông vào đảo tiếp. Sau khoảng 15 phút, nêm nếm hạt nêm, đường ăn kiêng, tiêu xay rồi đảo thêm khoảng 5 phút;
- Bước 3: Rắc hành lá vào chảo, tắt bếp, múc ra đĩa rồi thưởng thức.
Rau củ xào thịt và khoai tây là món ăn vừa bổ dưỡng, vừa dễ thực hiện
2. Gỏi rau củ khoai tây
Nguyên liệu: 2 củ cải đường, 1 củ hành tây, 1 cây xà lách, 2 củ khoai tây, 1 củ cà rốt, 50g tôm khô, 5g hành tím băm, 2g mè rang, 10g đậu phộng rang, 10ml giấm gạo, 3ml nước mắm, 2g đường ăn kiêng, 2ml dầu ô-liu. Cách làm:- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Củ cải đường rửa sạch, cắt lát;
- Hành tây bỏ vỏ, cắt khoanh tròn mỏng và ngâm nước đá cho bớt hăng;
- Xà lách rửa sạch, cắt khúc vừa ăn;
- Khoai tây rửa sạch, luộc sơ, cắt hoặc bào sợi nhỏ;
- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt xéo;
- Tôm khô ngâm nước cho mềm, để ráo.
- Bước 2: Cho khoai tây vào nồi chiên không dầu, chiên dưới 180 độ C trong 10 phút. Trong khi đó, đun nóng dầu ô-liu trên một chảo khác, phi thơm hành tím rồi cho tôm khô vào đảo cho săn lại;
- Bước 3: Cho khoai tây, tôm khô và các loại rau củ đã chuẩn bị vào bát trộn. Thêm giấm gạo, nước mắm, đường rồi trộn đều cho rau thấm sốt;
- Bước 4: Bày rau ra đĩa, rắc thêm đậu phộng, mè rang rồi thưởng thức.
3. Cháo khoai tây cà rốt cua biển
Nguyên liệu: 60g gạo tẻ, 10g gạo nếp, 700 – 800 ml nước, 1 con cua biển nhỏ, 2 củ khoai tây, 2 củ cà rốt, 3g hạt nêm, 2g đường ăn kiêng, 2ml dầu ô-liu, hạt tiêu. Cách làm:- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Gạo tẻ và nếp ngâm khoảng 3 tiếng trong nước ấm rồi vo sạch;
- Cua biển rửa sạch, đem luộc chín và gỡ lấy thịt;
- Khoai tây và cà rốt gọt vỏ, thái hạt lựu hoặc băm nhỏ.
- Bước 2: Cho hai loại gạo cùng khoai tây và cà rốt vào nồi. Đun sôi tất cả cùng với nước để nấu cháo trong khoảng 30 phút.
- Bước 3 : Trong khi đó, làm nóng dầu trên một chảo khác rồi xào qua thịt cua, nêm nếm hạt nêm, đường, hạt tiêu cho đến khi thịt cua săn lại;
- Bước 4: Khi cháo chín mềm thì tắt bếp, đổ vào máy xay nhuyễn. Sau đó, đổ ra bát, thêm thịt cua vào và thưởng thức.
Cháo khoai tây cà rốt cua biển giàu tinh bột phức hợp, protein và chất chống oxy hóa có lợi cho người bệnh tiểu đường
4. Xương heo hầm khoai tây, cà rốt, củ cải trắng
Nguyên liệu: 500g xương heo, 1 lít nước lọc, 2 củ khoai tây, 1 củ cải trắng, 2 củ dền, 2 củ cà rốt, 2 nhánh hành lá, 1 bó rau mùi (ngò rí), 2g muối, 2g đường ăn kiêng, hạt tiêu. Cách làm:- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Xương rửa sạch, luộc sơ, với bọt cho bớt mùi rồi chắt lọc cặn bẩn;
- Hành, ngò rí rửa sạch và cắt nhỏ;
- Củ cải trắng, củ dền, khoai tây, cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và cắt hạt lựu.
- Bước 2: Cho xương heo vào nồi cùng với nước lọc. Đậy vung đun đến khi nước sôi. Sau đó, giảm lửa và bỏ khoai tây, cà rốt, củ dền, củ cải trắng vào rồi đun tiếp khoảng 15 – 20 phút;
- Bước 3: Sau đó, nêm nếm muối, đường, hạt tiêu, khuấy đều rồi múc ra bát. Thêm hành lá và ngò rí lên trên rồi thưởng thức.
5. Khoai tây xào tôm
Nguyên liệu: 2 củ khoai tây, 5 con tôm sú, 1 hành tím băm, 2 tép tỏi băm, 2g muối, 2g hạt nêm, 2g đường ăn kiêng, hạt tiêu, 3ml dầu ô liu, 2 nhánh hành lá. Cách làm:- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Khoai tây gọt vỏ, ngâm nước muối loãng để khoai không bị thâm, sau đó cắt khúc vừa ăn;
- Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ;
- Hành lá rửa sạch rồi cắt nhỏ.
- Bước 2: Đun nóng dầu rồi phi thơm hành tím và tỏi. Khi khoai mềm, bỏ tôm vào đảo cùng. Sau đó, cho khoai tây vào xào cùng với muối, tiêu, hạt nêm, đường ăn kiêng.
- Bước 3: Sau khoảng 5 phút, tắt bếp rồi bày ra đĩa, thêm hành lá lên trên rồi thưởng thức.
Khoai tây xào tôm là món ăn giàu tinh bột phức hợp và protein, giúp người bệnh no lâu, hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Xem thêm:
- Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì – Kèm chỉ số GI, GL
- Thực đơn cho người tiểu đường 7 ngày khoa học và đủ chất
- 23+ món ăn cho người tiểu đường ổn định đường huyết, ngon dễ
- Người tiểu đường có ăn được khoai sọ không, ăn sao cho tốt?
Những thực phẩm thay thế khoai tây cho người bệnh tiểu đường
Tiểu đường ăn khoai tây được không ? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người tiểu đường ăn được khoai tây hàng ngày. Thay vào đó, hãy đa dạng chế độ dinh dưỡng bằng các thực phẩm khác với giá trị dinh dưỡng tương đương, chẳng hạn như:1. Các loại đậu
Chỉ số đường huyết (GI): 26 – 42 (thấp) Tải lượng đường huyết (GL): 11 – 18 (trung bình) |
2. Khoai lang
Chỉ số đường huyết (GI): 70 (cao) Tải lượng đường huyết (GL): 11.9 (trung bình) |
3. Bắp ngọt
Chỉ số đường huyết (GI): 48 (thấp) Tải lượng đường huyết (GL): 8.9 (thấp) |
Đánh giá bài viết