[tintuc] Xét nghiệm mỡ máu hay xét nghiệm lipid máu là vấn đề không thể thiếu trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Chỉ số xét nghiệm mỡ máu là cơ sở góp phần phản ánh tình trạng sức khỏe hiện tại của mỗi người. Vậy, kết quả xét nghiệm này giúp chẩn đoán bệnh lý gì? Đối tượng nào cần thực hiện xét nghiệm mỡ máu ? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Vì sao mọi người cần xét nghiệm mỡ máu?
Xét nghiệm mỡ máu là gì?
Xét nghiệm mỡ máu (tên tiếng anh là Lipid Blood Tests) là kỹ thuật giúp đo lường hàm lượng chất béo trung tính và cholesterol trong máu. Trong đó:- Chất béo trung tính trong máu còn được gọi là triglycerides;
- Cholesterol trong máu bao gồm các chỉ số là cholesterol tỷ trọng rất thấp (VLDL-C), cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-C), cholesterol tỷ trọng cao (HDL-C) và cholesterol toàn phần (TC hay total cholesterol).
Tại sao xét nghiệm lipid máu quan trọng?
Xét nghiệm mỡ máu quan trọng vì đây là cơ sở góp phần giúp phát hiện sớm các rối loạn liên quan về thành phần mỡ máu; từ đó, bác sĩ có thể đánh giá được nguy cơ khởi phát các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, gan… và có biện pháp can thiệp kịp thời. (1)Chỉ số lipid máu cao (bao gồm triglyceride và cholesterol cao) đồng nghĩa với tăng nguy cơ hình thành và tích tụ mảng xơ vữa trong động mạch. Khi các mảng xơ vữa động mạch tích tụ càng nhiều sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy của máu; từ đó, tạo điều kiện phát triển bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim trong cơ thể.Ngoài ra, ở giai đoạn sớm, các bệnh lý liên quan đến mỡ máu thường không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Hầu hết bệnh về mỡ máu chỉ gây ra triệu chứng cụ thể khi đã tiến triển nghiêm trọng.Vì vậy,xét nghiệm bộ mỡ máulà cơ hội giúp phát hiện sớm và gia tăng hiệu quả điều trị bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn mỡ máu ngay cả khi cơ thể chưa có biểu hiện bất thường.Ai cần xét nghiệm mỡ máu định kỳ?
Mọi người cần xét nghiệm mỡ máu định kỳ ít nhất 1 - 3 năm / lần để bảo vệ sức khỏe thông qua việc sớm phát hiện các vấn đề về rối loạn mỡ máu. Trong đó, một số đối tượng nhất định có thể cần phải thực hiệnxét nghiệm lipid máuthường xuyên hơn (3 - 12 tháng / lần), bao gồm:- Người mắc bệnh nền (tăng huyết áp, suy giáp, tiểu đường, tim mạch…);
- Người có chỉ số mỡ máu cao hoặc đang điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn mỡ máu;
- Người thừa cân / béo phì;
- Người có lối sống kém khoa học;
- Người trên 40 tuổi;
- Người lạm dụng thuốc lá hoặc bia, rượu.
Xét nghiệm lipid máu đóng vai trò quan trọng trong quá trình thăm khám sức khỏe định kỳ
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm lipid máu?
Bệnh lý về mỡ máu thường không khởi phát triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Do đó, mỗi người nên sớm đến bệnh viện để thăm khám và thực hiện xét nghiệm mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường như:- Xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực: Thường xuyên đau thắt ngực có thể là dấu hiệu cho thấy lưu lượng máu đến cơ tim bị suy giảm. Điều này có thể xảy ra do các xơ vữa động mạch có liên quan mật thiết đến tình trạng tăng thành phần lipid máu (bao gồm cholesterol và triglyceride trong máu);
- Đau nhức bắp chân: Tình trạng tăng mức mỡ trong máu (đặc biệt là tăng cholesterol) có thể gây hẹp mạch máu, trong đó có mạch máu ở bắp chân và gây ra tình trạng đau nhức ở bộ phận này. Tùy thuộc vào mức độ bị tắc nghẽn dòng máu, triệu chứng này có thể biểu hiện dưới dạng co thắt cơ vùng bắp chân theo từng cơn hoặc lan rộng đến vùng đùi của người bệnh;
- Rối loạn thần kinh : Tăng mức mỡ trong máu có thể khiến cho máu chảy trong cơ thể đậm đặc hơn. Điều này có thể gây giảm lưu lượng máu lên não làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương và gây ra một số triệu chứng như đau đầu, tê bì tay chân, chóng mặt, suy giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ…;
- Khó thở khi gắng sức: Khi cơ thể gắng sức, cơ tim cần tăng cường hoạt động bơm oxy và chất dinh dưỡng. Trong khi đó, tăng cholesterol trong máu có thể thúc đẩy mảng xơ vữa tích tụ trong động mạch, làm suy giảm lưu lượng máu cung cấp đến cơ tim. Vì vậy, khó thở khi gắng sức có thể bắt nguồn từ các vấn đề tim mạch xảy ra do mức cholesterol trong máu tăng cao;
- Xuất hiện u mỡ (lipoma) hoặc mảng vàng trên da (xanthomas): Đây có thể là biểu hiện cho thấy mức triglyceride trong máu tăng cao. Khi mức triglyceride máu tăng cao, lipid có thể rò rỉ thông qua mao mạch và lắng đọng ở lớp hạ bì trên da; từ đó, hình thành các mảng vàng hoặc u mỡ bất thường;
- Đau thượng vị: Chỉ số mỡ máu tăng cao có thể gây tắc nghẽn dòng máu cung cấp đến cơ quan tụy, dẫn đến viêm tụy cấp. Khi đó, người bệnh có thể bị đau thắt vùng thượng vị;
- Rối loạn tiêu hóa: Cơ quan tụy chịu trách nhiệm sản sinh các loại enzyme với chức năng tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, viêm tụy cấp do tăng mức mỡ trong máu có thể gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, phân lẫn mỡ, đau bụng…;
- Tăng huyết áp: Máu có thể đậm đặc hơn khi chỉ số mỡ máu tăng cao. Khi đó, để có thể đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, cơ quan tim cần tăng cường hoạt động bơm máu và điều này đã gián tiếp làm tăng huyết áp.
Người bị tăng triglyceride máu xuất hiện mảng vàng (xanthomas) ở vùng mắt
Theo các chuyên gia, ngay cả khi chưa xảy ra bất kỳ triệu chứng nào, mọi người vẫn nên kiểm tra chỉ số mỡ máu thông qua quá trình khám sức khỏe định kỳ hoặc xét nghiệm thường xuyên hơn ở một số đối tượng có nguy cơ cao, cụ thể:- Xét nghiệm chỉ số mỡ máu định kỳ hàng năm: Đối với người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, suy giáp…;
- Xét nghiệm chỉ số mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ: Đối với người có chỉ số mỡ máu cao hoặc đang điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn mỡ máu;
- Xét nghiệm chỉ số mỡ máu với tần suất 3 tháng / lần: Đối với các đối tượng như trẻ em hoặc người trưởng thành bị thừa cân, béo phì; người nghiện thuốc lá hoặc bia, rượu; người có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng mỡ máu hoặc bệnh nền như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch…;
- Xét nghiệm chỉ số mỡ máu thông qua quá trình kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất 6 tháng / lần: Đối với người duy trì lối sống kém khoa học bao gồm các vấn đề như chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, lười vận động, thường xuyên thức khuya…;
- Xét nghiệm mỡ máu định kỳ từ 2 - 3 lần mỗi năm: Đối với người trên 40 tuổi vì đây là đối tượng có nguy cơ mắc phải các vấn đề liên quan đến rối loạn chuyển hóa và bệnh lý về tim mạch cao.
Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm mỡ máu
Sau đây là ý nghĩa chỉ số xét nghiệm của từng thành phần mỡ máu:1. Cholesterol toàn phần
Cholesterol toàn phần là khái niệm chỉ tổng lượng cholesterol LDL, cholesterol HDL và cholesterol VLDL trong máu.Ý nghĩa của chỉ số cholesterol toàn phần được đánh giá cụ thể như sau:- Trong ngưỡng khỏe mạnh: Khi chỉ số dưới 200 mg/dL; (2)
- Tiệm cận cao: Khi chỉ số từ 200 - 239 mg/dL;
- Đặc biệt cao: Khi chỉ số trên 240 mg/dL.
- Tăng mức cholesterol trong máu;
- Tăng triglyceride trong máu;
- Tăng mức mỡ máu hỗn hợp.
2. LDL – Cholesterol
Cholesterol LDL là cholesterol tỷ trọng thấp, được xem là loại cholesterol “xấu” vì chúng có thể thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa, gây tắc nghẽn lưu lượng máu chảy trong động mạch; từ đó, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Chỉ số cholesterol LDL có ý nghĩa như sau:- Trong ngưỡng khỏe mạnh: Khi chỉ số dưới 100 mg/dL;
- Tiềm ẩn nguy cơ cao: Khi chỉ số trong khoảng từ 130 - 159 mg/dL;
- Có nguy cơ cao: Khi chỉ số trong khoảng từ 160 - 189 mg/dL;
- Nguy cơ rất cao: Khi chỉ số trên 190 mg/dL.
- Tăng cholesterol trong máu;
- Hoặc tăng mỡ máu hỗn hợp.
3. HDL – Cholesterol
Cholesterol HDL là cholesterol tỷ trọng cao, được xem là loại cholesterol “tốt”. Chỉ số cholesterol HDL giảm có thể khiến cho nguy cơ khởi phát các bệnh về tim mạch tăng cao.Bởi vì, cholesterol HDL có tác động tích cực giúp hạn chế sự tích tụ các mảng xơ vữa trong động mạch thông qua cơ chế “phá vỡ” và “vận chuyển” các mảng xơ vữa này đến gan để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.Chỉ số cholesterol LDL thấp đồng nghĩa với việc người bệnh đang mắc phải một hoặc đồng thời các vấn đề sau:- Tăng mức triglyceride trong máu;
- Tăng mức mỡ máu hỗn hợp;
- Giảm mức cholesterol “tốt”.
4. Triglyceride
Ý nghĩa chỉ số triglyceride máu cụ thể như sau:- Trong ngưỡng khỏe mạnh: Khi chỉ số ở dưới mức 150 mg/dL;
- Tiềm ẩn nguy cơ cao: Khi chỉ số trong khoảng từ 150 - 199 mg/dL;
- Có nguy cơ cao: Khi chỉ số trong khoảng từ 200 - 499 mg/dL;
- Nguy cơ rất cao: Khi chỉ số trên 500 mg/dL.
- Tăng mức mỡ máu hỗn hợp;
- Tăng mức triglyceride trong máu.
Chỉ số triglyceride máu 460 mg/dL có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm mỡ máu
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng làm giảm độ chính xác củakết quả xét nghiệm mỡ máu, bao gồm:- Chế độ ăn uống của người bệnh: Trên thực tế, cholesterol trong máu được hình thành từ hai nguồn là nguồn ngoại sinh (chế độ dinh dưỡng) và nguồn nội sinh (sự tổng hợp ở mật và gan). Vì vậy, việc người bệnh ăn uống trước khi xét nghiệm có thể làm thay đổi đột ngột chỉ số cholesterol trong máu và ảnh hưởng đến tính chính xác củakết quả xét nghiệm mỡ máu.
- Thời tiết: Vào mùa đông, mức mỡ trong máu có thể tăng cao hơn mùa hè. Điều này xảy ra thường xuyên ở các đối tượng sinh sống tại những quốc gia có khí hậu ôn đới.
- Tuổi tác: Người trên 40 tuổi thường có mức cholesterol trong máu cao hơn người trẻ tuổi.
- Bệnh mạn tính: Người mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh tim, tăng huyết áp thường có mức cholesterol trong máu cao.
- Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc có thể gây tăng mức cholesterol trong máu, bao gồm thuốc tránh thai, thuốc chẹn beta, thuốc an thần….
Điều cần lưu ý trước khi làm xét nghiệm mỡ máu để kết quả chính xác
Đểkết quả xét nghiệm mỡ máuđảm bảo tính chính xác cao, người bệnh cần:1. Nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước xét nghiệm
Tiêu thụ thức ăn có thể gây tăng tạm thời chỉ số mỡ máu và nhịn ăn là biện pháp giúp gia tăng tính chính xác của chỉ số cholesterol và triglyceride trong máu của người bệnh.Vì vậy, để đảm bảo tỷ trọng lipid máu không bị ảnh hưởng bởi thực phẩm, trong khoảng thời gian ít nhất 8 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu , người bệnh cần nhịn ăn.2. Uống đủ nước
Uống đủ nước là biện pháp hỗ trợ duy trì tính ổn định của chỉ số huyết áp; đồng thời, làm giảm độ nhớt của máu giúp quá trình lấy máu xét nghiệm mỡ máu diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.3. Nên thực hiện xét nghiệm lipid máu vào buổi sáng
Buổi sáng (chưa ăn sáng) là thời điểm lý tưởng để thực hiện xét nghiệm mỡ máu . Bởi lẽ, lúc này cơ thể đã ngưng mọi hoạt động ăn uống trong suốt một đêm giúp cho kết quả kiểm tra mỡ máu có tính chính xác cao, thể hiện cụ thể tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh.4. Tránh rượu bia, đồ uống có ga trước 24 giờ
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, trước khi thực hiện kiểm tra mỡ máu, người bệnh cần tránh tiêu thụ thức uống có ga hoặc bia, rượu để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả xét nghiệm.Bởi vì, tiêu thụ các loại thực phẩm này có thể gây tăng tạm thời mức glucose trong máu. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng đột ngột chỉ số triglyceride máu của người bệnh.Trước một ngày làm xét nghiệm mỡ máu bạn cần kiêng uống bia, rượu
5. Nên xét nghiệm khi trạng thái sinh lý và bệnh lý ổn định
Thực hiện kiểm tra chỉ số mỡ máu khi sức khỏe ổn định, không xuất hiện các đợt bộc phát cấp tính của một số bệnh lý sẽ giúp gia tăng tính chính xác của kết quả xét nghiệm.Bởi vì, khi cơ thể đang khởi phát các bệnh lý cấp tính (nhiễm trùng máu, viêm tụy…) hoặc đối mặt với tình trạng căng thẳng có thể làm thay đổi chỉ số mỡ máu một cách đột ngột, dẫn đến phản ánh sai lệch về tình trạng sức khỏe của người bệnh trong các kết quả xét nghiệm.6. Kết quả xét nghiệm mỡ máu sai lệch khi dùng một số loại thuốc
Một số loại thuốc có ảnh hưởng làm biến động chỉ số mỡ máu, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, thuốc kháng viêm nhóm steroids…. Vì vậy, người bệnh cần khai báo lịch sử dụng thuốc của bản thân với bác sĩ để có sự điều chỉnh cụ thể nhằm đảm bảo tính chính xác củakết quả xét nghiệm mỡ máu.Dịch vụ xét nghiệm mỡ máu nhanh chóng và chính xác
Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ xét nghiệm mỡ máu nhanh chóng, chính xác có thể tham khảo và lựa chọn Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng.Thực Phẩm Chức Năng là trung tâm dinh dưỡng đầu tiên cung cấp nhiều dịch vụ xét nghiệm chuyên sâu với độ chính xác cao, phục vụ tốt quá trình điều trị bệnh lý liên quan về dinh dưỡng.Nơi đây là một trong số ít cơ sở y tế chú trọng đầu tư vào hệ thống trang thiết bị y khoa hiện đại, gần như tiên phong trong chẩn đoán bệnh lý, bao gồm máy xét nghiệm vi chất thế hệ mới; hệ thống xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch, huyết học;….Bên cạnh đó, Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng còn là nơi quy tụ nhiều y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng với đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên được đào tạo bày bản luôn phục vụ chuyên nghiệp và tận tâm.Quy trình thực hiện xét nghiệm lipid máu tại Thực Phẩm Chức Năng
Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng cung cấp dịch vụxét nghiệm bộ mỡ máuvới quy trình chuyên nghiệp, bao gồm các bước như sau:- Bước 1: Trước khi làm xét nghiệm chỉ số mỡ máu tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng, người bệnh sẽ được nhân viên y tế dặn dò kỹ lưỡng về việc nhịn ăn, ngừng uống bia / rượu và không hút thuốc lá, để kết quả xét nghiệm đạt tính chính xác tối ưu nhất.
- Bước 2: Người bệnh sẽ được điều dưỡng đo và ghi nhận chỉ số huyết áp để đảm bảo cơ thể đủ điều kiện để thực hiện xét nghiệm mỡ máu ;
- Bước 3: điều dưỡng sẽ tiến hành lấy mẫu máu người bệnh với thao tác nhẹ nhàng và chậm rãi;
- Bước 4: Sau khi thu thập, mẫu máu sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm;
- Bước 5: Tại phòng xét nghiệm, mẫu máu của người bệnh sẽ được kỹ thuật viên kiểm tra sơ bộ và xử lý (nếu cần);
- Bước 6: Kỹ thuật viên sẽ chuẩn bị dụng cụ, sinh phẩm và sơ đồ xét nghiệm;
- Bước 7: Tiến hành thực hiện các bước phân tích xét nghiệm mẫu;
- Bước 8: Đánh giá và điền kết quả chỉ số phân tích thành phần mỡ máu vào sơ đồ xét nghiệm;
- Bước 9: Điền kết quả xét nghiệm chỉ số mỡ máu vào sổ xét nghiệm của người bệnh;
- Bước 10: Đối chiếu kết quả xét nghiệm;
- Bước 11: In kết quả xét nghiệm và phê duyệt;
- Bước 12: Người bệnh sẽ được bác sĩ trả kết quảxét nghiệm lipid máutại phòng khám.
Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng cung cấp quy trình thăm khám và xét nghiệm mỡ máu chuyên nghiệp
Xét nghiệm mỡ máu bao nhiêu tiền?
Chi phí đối với mỗi chỉ số thuộc bộxét nghiệm lipid máutại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng dao động từ 68.000 - 98.000 VNĐ, cụ thể:Xét nghiệm | Chi phí (VNĐ) |
Định lượng triglyceride | 83.000 |
Định lượng HDL-C | 83.000 |
Định lượng LDL-C | 98.000 |
Định lượng Cholesterol toàn phần | 68.000 |
Làm gì sau khi có kết quả xét nghiệm mỡ máu?
Sau khi cókết quả xét nghiệm mỡ máu, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn về biện pháp giúp kiểm soát chỉ số lipid máu đạt ngưỡng khỏe mạnh. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số mỡ máu đang ở mức ổn định, người bệnh chỉ cần tiếp tục duy trì lối sống và chế độ dinh dưỡng khoa học.Tuy nhiên, nếukết quả xét nghiệm mỡ máuphản ánh các vấn đề bất thường, người bệnh cần:- Tái khám và làmxét nghiệm lipid máuđịnh kỳ theo chỉ định riêng từ bác sĩ;
- Thay đổi thói quen sinh hoạt, bao gồm các vấn đề như thường xuyên rèn luyện thể chất, tránh tiêu thụ thực phẩm gây tích tụ mỡ trong máu (món ăn chiên rán, thực phẩm đóng hộp, bánh ngọt…), ngủ đủ giấc, uống đủ nước…;
- Tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc của bác sĩ (nếu có);
- Sớm đến bệnh viện ngay khi nhận thấy bản thân xuất hiện triệu chứng bất thường như khó thở, đau đầu dữ dội, tức ngực….
Đánh giá bài viết