• Gợi ý từ khóa:
  • Thời trang nam, Thời trang nữ, Balo, Túi xách, Mè và bé...

[tintuc] Tiểu đường ăn cháo được không ? là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi lẽ, cháo từ lâu đã là món ăn dễ tiêu hóa, dễ chế biến, xứng đáng trở thành lựa chọn dinh dưỡng hàng đầu để chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng ăn cháo có thể làm tăng đường huyết. Vậy, người bị tiểu đường có nên ăn cháo không? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bị tiểu đường ăn cháo được không? Người bệnh cần lưu ý gì khi ăn?Người bệnh tiểu đường ăn cháo được không?

Chỉ số đường huyết của cháo

Trước khi trả lời câu hỏitiểu đường có ăn cháo được không?, bạn cần nắm rõ các thông tin về chỉ số đường huyết của món ăn này.Cụ thể, chỉ số đường huyết của cháo (GI) thường dao động trong khoảng từ 78 - 99.3  ( thuộc nhóm cao), trong khi tải lượng đường huyết (GL) của món ăn này thường biến thiên trong khoảng từ 10.3 - 18.3 (thuộc nhóm cao), tùy thuộc vào giống gạo và tỷ lệ giữa gạo với nước dùng cho việc nấu cháo.Trong đó, GI và GL là hai đại lượng quan trọng, lần lượt phản ánh tốc độ mức độ làm tăng đường huyết sau 2 giờ ăn cháo.Với các chỉ số nêu trên, cháo (nấu từ gạo trắng) có thể làm tăng nhanh đường huyết, song mức tăng thường ở mức trung bình thấp (không cao) nếu được tiêu thụ ở lượng vừa phải.Sở dĩ chỉ số đường huyết của cháo ở mức cao là vì món ăn này được làm từ gạo trắng - một thực phẩm vốn rất giàu chất đường bột (carbohydrate) nhưng lại chứa ít chất xơ.Ngoài ra, xét về giá trị dinh dưỡng, hàm lượng protein, chất béo, vitamin và khoáng chất trong cháo cũng không nhiều. Đây sẽ là những thông tin quan trọng giúp bạn trả lời cho câu hỏibệnh tiểu đường ăn cháo được không?.

Tiểu đường ăn cháo được không?

Người tiểu đường CÓ THỂ ăn cháo nhưng cần chú ý đến loại gạo, hàm lượng tiêu thụ và phương pháp chế biến. Bởi lẽ, như đã đề cập, cháo có tác động làm đường huyết tăng nhanh sau khi tiêu thụ (do GI ở mức cao), song mức độ gia tăng đường huyết thường không cao (do GL ở mức trung bình thấp). Vì thế, tiêu thụ cháo nhìn chung vẫn an toàn cho người bệnh khi được ăn ở lượng vừa phải. Lưu ý:
  • Mặc dù mức tăng đường huyết do việc ăn cháo gây ra chỉ nằm ở mức độ vừa phải, nhưng nếu không được kiểm soát khối lượng khẩu phần, cháo vẫn có thể làm tăng cao đường huyết , gây nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường.
  • Trên thực tế, việc người tiểu đường ăn cháo được không có nghĩa rằng họ có thể tùy ý bổ sung món ăn này vào thực đơn hàng ngày. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hãy cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra quyết định cho việc điều chỉnh chế độ ăn cá nhân.

Người bị tiểu đường có thể ăn bao nhiêu cháo?

Trên thực tế, việc đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi người bị tiểu đường có thể ăn bao nhiêu cháo? còn tùy thuộc vào đặc điểm giống gạo và tỷ lệ giữa gạo với nước được áp dụng trong khi nấu cháo.Tuy nhiên, một nguyên tắc chung được áp dụng trong việc giới hạn lượng cháo trong mỗi cữ ăn của người bệnh tiểu đường là dựa trên mức tải lượng đường (GL) của khẩu phần ăn.Theo đó, để việc tiêu thụ cháo không làm tăng cao đường huyết thì GL của khẩu phần cháo không được vượt quá mức 20.Áp dụng nguyên tắc này, các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng đã tính toán được hàm lượng khuyến nghị tiêu thụ cháo dành cho người bệnh tiểu đường như sau:
Tỷ lệ gạo : nước Tải lượng đường (GL) trên 100g cháo Hàm lượng khuyến nghị trong mỗi cữ ăn
1:412.48 - 15.88125 - 160g(1 bát nhỏ)
1:510.3 - 13.2150 - 194g(1 bát rưỡi)
Như vậy, có thể thấy, nấu cháo với càng nhiều nước (càng loãng) thì tải lượng đường của khẩu phần ăn càng thấp, và do đó, người bệnh có thể được phép ăn nhiều cháo hơn so với việc nấu cháo đậm đặc. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý:
  • Các số liệu khuyến nghị nêu trên chỉ mang tính tham khảo, chưa được cá nhân hóa để phù hợp với thực đơn ăn uống cụ thể, cũng như đặc điểm thể trạng của từng người.
  • Do đó, để có được lời giải đáp xác đáng cho câu hỏitiểu đường ăn cháo trắng được không? hoặc nên ăn bao nhiêu cháo?, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
Người bị tiểu đường có thể ăn bao nhiêu cháo?Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 1 bát cháo nhỏ mỗi lần

Cách ăn cháo an toàn hơn cho người tiểu đường

Mặc dù câu trả lời cho thắc mắc tiểu đường ăn cháo được không ? là được, người bệnh vẫn cần chú ý tới cách chế biến và ăn cháo sao cho khoa học, ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý khoa học khi ăn cháo mà người bệnh cần ghi nhớ:

1. Ưu tiên gạo lứt

Gạo trắng thường có chỉ số đường huyết cao, vì vậy cần được cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn gạo lứt bởi chúng chứa nhiều chất xơ và sở hữu chỉ số đường huyết thấp hơn gạo trắng, hỗ trợ quá trình kiểm soát đường huyết diễn ra thuận lợi.

2. Hạn chế sử dụng gia vị

Người bệnh tiểu đường khi ăn cháo nên hạn chế sử dụng muối, đường, bột nêm, bột ngọt,… bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến đường huyết, huyết áp và thúc đẩy các biến chứng tim mạch khởi phát.Thay vào đó, bạn nên ưu tiên các loại gia vị tự nhiên như hành, tỏi, gừng,… để tăng hương vị và ít gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

3. Kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ và protein

Cháo trắng thiếu chất xơ và protein. Vì vậy, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, người bệnh nên kết hợp ăn cháo cùng các thực phẩm giàu chất xơ (đậu, ngũ cốc, rau xanh) và protein, đặc biệt là protein nạc (thịt gà bỏ da, cá béo và các loại thủy hải sản khác).
Cách ăn cháo an toàn hơn cho người tiểu đườngCháo nên được ăn cùng với thực phẩm giàu chất xơ và protein để làm chậm quá trình gia tăng đường huyết sau bữa ăn

4. Theo dõi đường huyết trước và sau ăn cháo

Như đã đề cập, cháo có nguy cơ khiến đường huyết tăng cao hay thấp sau bữa ăn là phụ thuộc nhiều vào lượng tiêu thụ.Vì vậy, đo đường huyết thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi ăn cháo, sẽ giúp bạn theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể với món ăn này, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi phát hiện thấy dấu hiệu đường huyết bất thường.

5. Các món cháo nên hạn chế

Ngườibệnh tiểu đường ăn cháo được khôngcó nghĩa rằng tất cả các loại cháo đều an toàn cho đối tượng này.Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên hạn chế ăn cháo lòng và các loại cháo ăn liền vì chúng thường chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol, muối natri, chất bảo quản,… không tốt cho hệ tim mạch cũng khư sức khỏe tổng thể.Như vậy, tiểu đường ăn cháo được không ? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng những lưu ý trên đây, người bệnh có thể an tâm ăn cháo một cách an toàn hơn, hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh diễn ra thuận lợi.

Gợi ý một số món ăn với cháo tốt hơn người bị tiểu đường

Bên cạnh việc quan tâm đến chủ đềtiểu đường ăn cháo trắng được không?, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về những công thức nấu các món cháo tốt cho sức khỏe để đa dạng hóa thực đơn ăn uống hàng ngày. Dưới đây là gợi ý một số món ăn với cháo phù hợp cho người tiểu đường mà bạn có thể tham khảo:

1. Cháo cá hồi bí xanh

Thành phần

  • Gạo: khoảng 30 - 40g;
  • Cá hồi: 200 - 300g;
  • Bí xanh: 1/4 quả;
  • Hành tím: 1 củ;
  • Dầu ô-liu: 5 ml;
  • Hạt nêm: 2g;
  • Muối: 1g;
  • Đường ăn kiêng: 2g;
  • Hạt tiêu.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
  • Gạo vo sạch, ngâm qua đêm hoặc 2 - 3 tiếng trước khi nấu;
  • Cá hồi rửa sạch, thấm khô rồi thái nhỏ;
  • Bí xanh gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn;
  • Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ.
Bước 2: Xào cá hồi
  • Làm nóng dầu ô-liu, phi thơm hành tím, sau đó cho cá hồi vào xào đến khi cá chín và thơm. Xào nhẹ tay để cá không bị nát.
Bước 3: Nấu cháo
  • Cho gạo vào nồi với khoảng 250 ml nước. Nấu cháo trong khoảng 30 - 45 phút;
  • Khi gạo bắt đầu nở và cháo đã bắt đầu sền sệt, thêm bí xanh thái nhỏ vào nồi. Nấu cùng nhau cho đến khi bí mềm và hòa quyện với cháo;
  • Thêm cá hồi đã xào vào nồi, nêm nếm hạt nêm, muối, đường cho vừa ăn rồi tắt bếp.

2. Cháo gạo lứt nấm mối

Thành phần

  • Nấm mối: 60g;
  • Gạo lứt: 50g;
  • Hạt sen khô: 50g;
  • Tỏi băm: 3g;
  • Dầu ô-liu: 5 ml;
  • Bột nêm: 2g;
  • Muối: 1g;
  • Đường ăn kiêng: 2g;
  • Hạt tiêu.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
  • Ngâm hạt sen khô trong nước ấm khoảng 2 - 3 tiếng cho đến khi mềm. Sau đó, đem luộc chín hạt sen trong nước sạch, vớt hạt sen ra và giữ lại nước luộc để nấu cháo;
  • Rửa sạch gạo lứt và ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút trước khi nấu để gạo mềm và dễ nở hơn;
  • Nấm mối rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Xào nấm và hạt sen
  • Làm nóng dầu ô-liu, sau đó cho tỏi băm vào phi thơm;
  • Thêm nấm mối đã rửa sạch và hạt sen vào chảo, xào đều tay. Nêm hạt nêm, muối, đường rồi tiếp tục đảo đều.
Bước 3: Nấu cháo
  • Đun sôi nước luộc hạt sen. Khi nước đã sôi, cho gạo lứt và hỗn hợp nấm mối và hạt sen đã xào vào nồi;
  • Đun nhỏ lửa và nấu cháo trong khoảng 45 phút, thỉnh thoảng khuấy để cháo không bị cháy dưới đáy nồi. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cháo gạo lứt nấm mối cho người bệnh tiểu đườngGạo lứt giàu chất xơ còn nấm mối giàu protein, hỗ trợ điều hòa đường huyết hiệu quả

3. Cháo cua biển mướp hương

Thành phần

  • Gạo: 25g;
  • Thịt cua (rửa sạch): 15g;
  • Mướp hương (thái nhỏ): 15g;
  • Hành tím (băm nhuyễn): 1 củ;
  • Dầu ô-liu: 5 ml;
  • Hạt nêm: 2g;
  • Đường ăn kiêng: 2g.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị thịt cua và mướp
  • Làm nóng dầu ô-liu, phi thơm hành khô, sau đó cho thịt cua đã làm sạch vào xào. Đảo đều tay để cua săn lại;
  • Khi thịt cua đã săn và thơm, thêm mướp đã thái nhỏ vào chảo. Xào chung trong khoảng 2 - 3 phút cho đến khi mướp chín mềm.
Bước 1: Nấu cháo
  • Cho gạo vào nồi với 250 ml nước. Đặt nồi lên bếp, đun sôi hỗn hợp gạo và nước, sau đó giảm lửa thấp và để nồi lắc nhẹ nhàng;
  • Nấu trong khoảng 1 tiếng hoặc cho đến khi gạo nở bung và mềm, tạo thành chất cháo sánh mịn;
  • Khi cháo đã chín mềm và có độ sánh mong muốn, đổ hỗn hợp thịt cua và mướp đã xào vào, nêm nếm hạt nêm, muối, đường cho vừa ăn rồi tắt bếp.

4. Cháo đậu xanh cá hồi

Thành phần

  • Cá hồi: 300 - 400g;
  • Cơm: 2/3 chén;
  • Đậu xanh tách vỏ: 20g;
  • Bắp hạt: 20g;
  • Bột nghệ: 3g;
  • Tỏi: 3 tép (băm nhỏ);
  • Hành tím: 1 củ (băm nhỏ);
  • Dầu ô-liu: 5 ml;
  • Muối: 1g;
  • Hạt nêm: 2g;
  • Đường ăn kiêng: 1g;
  • Hạt tiêu.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Sơ chế và xử lý cá hồi:
  • Rửa sạch cá hồi, ngâm trong nước chanh pha loãng khoảng 10 phút để khử mùi tanh;
  • Luộc cá hồi với một lát gừng nhỏ. Khi cá chín, vớt ra và giữ lại nước luộc;
  • Làm tơi thịt cá bằng đũa sau khi đã luộc;
  • Ướp cá với bột nêm và tiêu trong khoảng 10 phút;
  • Đặt chảo lên bếp, cho dầu ô-liu vào và phi thơm hành tím cùng tỏi băm. Sau đó, cho cá vào chảo, đảo đều cho đến khi cá hơi săn lại.
Bước 2: Nấu cháo:
  • Ngâm đậu xanh trong nước ấm khoảng 1-2 tiếng cho đến khi nở mềm;
  • Dùng nước luộc cá để nấu đậu xanh. Khi đậu gần nhừ, cho cơm và bắp hạt vào nồi nấu tiếp;
  • Thêm bột nghệ để tạo màu vàng đẹp mắt cho cháo;
  • Tiếp tục hầm cho đến khi cháo nhừ, nêm muối và đường cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cháo đậu xanh cá hồi cho người bị tiểu đườngCháo đậu xanh cá hồi giàu omega-3, hỗ trợ dự phòng biến chứng tim mạch do tiểu đường

5. Cháo ếch, nấm và lá lốt

Thành phần

  • Gạo: 25g;
  • Thịt ếch (làm sạch và băm nhỏ): 15g;
  • Nấm đùi gà (thái sợi): 20g;
  • Lá lốt (cắt nhỏ): 3 - 4 lá;
  • Hành khô (băm nhỏ): 5g;
  • Dầu ô-liu: 5 ml;
  • Hạt nêm: 1g;
  • Đường ăn kiêng: 2g;
  • Muối: 2g.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Xào thịt ếch, nấm và lá lốt
  • Làm nóng dầu ô-liu, phi thơm hành tím, sau đó cho thịt ếch bằm vào xào cho đến khi thịt chuyển màu và săn lại;
  • Cho nấm đã thái sợi và lá lốt cắt nhỏ vào chảo, đảo đều cùng thịt ếch khoảng 3 - 4 phút cho đến khi nấm mềm và lá lốt dậy mùi thơm.
Bước 2: Nấu cháo
  • Cho gạo đã rửa sạch cùng với 250 ml nước vào nồi. Nấu cháo trong khoảng 45 phút.
  • Khi cháo đã gần chín, đổ hỗn hợp thịt ếch, nấm và lá lốt đã xào vào nồi, khuấy đều.
  • Nêm nếm đường, hạt nêm, muối cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Xem thêm:
  • Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì - Kèm chỉ số GI, GL
  • Thực đơn cho người tiểu đường 7 ngày khoa học và đủ chất
  • 23+ món ăn cho người tiểu đường ổn định đường huyết, ngon dễ
  • Tiểu đường có ăn cơm được không, ăn bao nhiêu và ăn thế nào?

Những thực phẩm thay gạo cho món cháo tốt hơn với người bị tiểu đường

Tuy lời giải đáp cho thắc mắc tiểu đường ăn cháo được không ? là được, đây vẫn không phải là sự lựa chọn dinh dưỡng tối ưu cho kế hoạch kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Do đó, thay vì ăn cháo, người bệnh nên tiêu thụ đa dạng các loại ngũ cốc khác nhau, chẳng hạn như:

1. Yến mạch

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
60 9
Yến mạch sở hữu tải lượng đường huyết nằm ở mức thấp. Điều đó có nghĩa là trên cùng khối lượng tiêu thụ, việc thay thế cháo bằng yến mạch có thể giúp đường huyết tăng ít hơn, tốt cho người bệnh tiểu đường.Mặt khác, yến mạch còn sở hữu hàm lượng chất xơ dồi dào. Vào hệ tiêu hóa, chất xơ có khả năng hỗ trợ làm chậm quá trình hấp thụ đường ở ruột, đồng thời tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả.

2. Diêm mạch

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
35 7.3
Diêm mạch sở hữu các chỉ số đường huyết đều nằm ở mức thấp, tức ít có rủi ro khiến đường huyết tăng cao hoặc tăng nhanh sau khi tiêu thụ.Ngoài ra, đây cũng là một nguồn dồi dào chất xơ hòa tan và magie. Cả hai dưỡng chất này đều có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng kháng insulin (nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2), từ đó góp phần làm chậm tiến triển của bệnh. (3,4)

3. Hạt kê

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
70 51.1
Chỉ số và tải lượng đường huyết của hạt kê đều ở mức cao. Tuy vậy, so với gạo trắng, thực phẩm này này chứa hàm lượng chất xơ, protein, các vitamin và khoáng chất nhiều hơn đáng kể.Nói cách khác, trên cùng một khối lượng tiêu thụ, hạt kê có thể đáp ứng được đa dạng nhu cầu dinh dưỡng, giúp người bệnh tiểu đường no lâu và duy trì thể trạng khỏe mạnh. Vì vậy, đây vẫn là một lựa chọn đáng cân nhắc để thay thế cho cháo trong thực đơn hàng ngày.
Cháo hạt kê chứa hàm lượng dưỡng chất cao hơn cháo trắng truyền thống

4. Bo bo

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
54.69 40
Bên cạnh việc chứa nhiều chất xơ, hạt bo bo cũng rất giàu các chất chống oxy hóa như phenolic acids, flavonoids và lignans.Những chất này đều có khả năng giúp giảm viêm, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, từ đó góp phần dự phòng biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.Đặc biệt, hợp chất lignans trong hạt bo bo còn đượcchứng minhlà có tác dụng dự phòng các biến chứng tim mạch bằng cách kiểm soát nồng độ cholesterol trong cơ thể. Vì vậy, để thay thế gạo trắng, bo bo sẽ là một sự lựa chọn đáng cân nhắc, tốt cho người bệnh tiểu đường.

5. Kiều mạch

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
50 22
Tương tự diêm mạch, hạt kiều mạch sở hữu hàm lượng cao chất xơ và magie, có khả năng cải thiện độ nhạy insulin, hỗ trợ kiểm soát đường huyết tối ưu.Ngoài ra, rutin trong kiều mạch đã đượcchứng mìnhlà có tác dụng hỗ trợ giảm căng thẳng oxy hóa, làm dịu tổn thương ở cơ tim do tiểu đường, từ đó giúp dự phòng sớm biến chứng bệnh tim mạch vành ở người bệnh tiểu đường.Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏitiểu đường có ăn được cháo không? từ Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết trong việc đưa ra quyết địnhtiểu đường có ăn cháo được không?.Trên thực tế, việc người bệnh tiểu đường ăn cháo được không có nghĩa là đối tượng này nên tiêu thụ cháo hàng ngày. Bởi lẽ, việc tìm ra lời giải đáp tối ưu cho thắc mắcbị tiểu đường có nên ăn cháo không? còn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch và khối lượng tiêu thụ.Do đó, nếu bạn vẫn còn phân vân chưa biết tiểu đường ăn cháo được không , hoặc nên ăn bao nhiêu là đủ, hãy chủ động liên hệ tới Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng qua hotline https://m.me/fit.vn.je được được tư vấn sớm. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Đăng ký nhận tin

Lưu ý: các sản phẩm trên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

© Bản quyền thuộc về Vay.Vn.Je Thiết kế bởi Web.Vn.Je 2021
Super store
Super store