[tintuc]Bị tiểu đường có ăn được bánh gai không ? là câu hỏi thường gặp của nhiều người bệnh đái tháo đường khi muốn thưởng thức món bánh truyền thống này nhưng lại lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân. Bánh gai, với thành phần chính từ bột gạo nếp, được cho là chứa nhiều tinh bột, có thể nhanh chóng làm tăng đường huyết và gây hại cho người bệnh tiểu đường. Vậy, thực hư chuyện này ra sao? Người bệnh tiểu đường có ăn được bánh gai không ? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Tiểu đường có ăn được bánh gai không và lưu ý khi ănNgười bệnh tiểu đường có ăn được bánh gai không?
Bánh gai, hay còn được gọi là bánh ít hoặc bánh ít lá gai, là một loại bánh truyền thống của Việt Nam, đặc biệt phổ biến ở miền Bắc. Bánh có hình nón kim tự tháp, được đặc trưng bởi phần vỏ bánh có màu đen tuyền, mang kết cấu dẻo mịn (gần giống với bánh dày).Trung bình 100g bánh gai có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 200 - 250 calo, 4 - 5g đạm (protein), 2 - 3g chất béo (fat) và 50 - 52g chất đường bột (carbohydrate). Vậy, người bệnh tiểu đường có ăn được bánh gai không ?

Chỉ số đường huyết của bánh gai (bánh ít)

Trước khi tìm hiểu người bệnh tiểu đường có ăn được bánh gai không , bạn cần biết rõ về thành phần và chỉ số đường huyết (GI) của loại thực phẩm này.Bánh gai được làm bằng cách nấu lá gai với nước để lấy màu, sau đó trộn nước lá gai đã lọc với bột gạo nếp, đường và dầu dừa rồi giã nhuyễn để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.Hỗn hợp này sau đó được phủ lên một lớp nhân đậu xanh ở giữa, gói lại bằng lá chuối và được hấp chín. Bánh gai có thể được ăn ngay sau khi hấp hoặc để nguội và dùng làm món ăn vặt.Hiện nay, tuy chỉ số đường huyết của bánh gai chưa được công bố chính thức bởi bất kỳ tổ chức y tế uy tín nào, song dựa trên những nguyên liệu cấu thành nên loại bánh này (bột gạo nếp, đậu xanh, đường,…), bạn hoàn toàn có cơ sở tin rằng bánh gai là thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) cao.Bởi vì, khi quan sát sang người họ hàng gần nhất của bánh gai là bánh dày, với phần vỏ bánh cũng được làm từ 100% bột gạo nếp, thì chỉ số đường huyết (GI) của bánh dày là 47 (thuộc mức thấp) và tải lượng đường huyết (GL) bằng 23.6 (thuộc mức cao).Trong khi đó, trung bình mỗi chiếc bánh gai (80g) tuy có phần nguyên liệu ở lớp vỏ giống hệt bánh dày, nhưng lại chứa thêm khoảng 10g đường tinh chế và 30g bột đậu xanh đánh ở phần nhân.Cả đường và bột đậu xanh đều là những nguyên liệu giàu carbohydrate, có chỉ số GI cao. Cụ thể, đường tinh chế có chỉ số GI bằng 65, có thể trực tiếp làm tăng chỉ số GI của bánh gai, còn bột đậu xanh lại chứa đến hơn 60% là carbohydrate, cũng góp phần làm tăng tải lượng đường huyết của loại bánh này.Dựa trên những căn cứ xác thực nêu trên, chỉ số đường huyết (GI) của bánh gai được ước tính là nằm ở mức trung bình trở lên (GI ≥ 55), còn tải lượng đường huyết (GL) nằm ở mức cao (GL ≥ 23.6). Vậy, người bệnh tiểu đường có ăn được bánh gai không ?
Dành cho bạn đọc chưa biết:
  • GI (chỉ số đường huyết): Là giá trị đo lường tốc độ làm tăng glucose máu sau 2 giờ tiêu thụ một thực phẩm bất kỳ. GI được chia thành ba nhóm: thấp (55 trở xuống), trung bình (56 - 69) và cao (70 trở lên). (1)
  • GI (tải lượng đường huyết): Là giá trị đo lường mức độ làm tăng glucose máu sau 2 giờ tiêu thụ một thực phẩm bất kỳ. GL được chia thành ba nhóm: thấp (10 trở xuống), trung bình (11 - 19) và cao (20 trở lên). (2)

Tiểu đường có ăn được bánh gai không?

Người bệnh tiểu đường ĂN ĐƯỢC bánh gai nhưng cần kiểm soát chặt chẽ khối lượng tiêu thụ. Bởi vì bánh gai có tải lượng đường huyết (tính trên 100g) nằm ở mức cao (trên 23.6), tức có khả năng làm nồng độ glucose máu tăng cao và đe dọa đến sức khỏe tổng thể của người bệnh tiểu đường chỉ sau 2 giờ tiêu thụ 100g bánh.Ngược lại, cắt giảm khẩu phần ăn bánh gai có thể giúp người bệnh hạn chế được nguy cơ tăng đường huyết sau ăn, đem đến trải nghiệm ăn uống lành mạnh và an toàn.
Tiểu đường có ăn được bánh gai không?Người bệnh tiểu đường ăn được bánh gai (bánh ít) nhưng cần tiêu thụ một cách cân đối

Người bị tiểu đường có thể ăn bao nhiêu bánh gai?

Người bệnh tiểu đường có thể ăn được tối đa 84.7g bánh gai trong mỗi cữ ăn, khẩu phần này tương đương với việc tiêu thụ tối đa 1 chiếc bánh gai / lần. Tuân thủ theo khuyến nghị này giúp đảm bảo tải lượng đường huyết (GL) trong mỗi khẩu phần bánh gai không vượt quá 20 - giới hạn an toàn dành cho người bệnh tiểu đường. Lưu ý: Tại thời điểm ăn bánh gai hoặc trong vòng 2 giờ trước khi ăn loại bánh này, nếu người bệnh có tiêu thụ bất kỳ thực phẩm nào chứa carbohydrate (cơm, rau củ quả, đậu, hạt, ngũ cốc, sữa,…), việc cắt giảm khẩu phần ăn bánh gai xuống dưới mức khuyến nghị nêu trên là điều cần thiết để đảm bảo đường huyết không tăng cao sau cữ ăn.

Cách ăn bánh gai an toàn hơn cho người tiểu đường

Ngoài việc giới hạn lượng bánh gai trong mỗi khẩu phần ăn, người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý đến những điểm sau để tối ưu hóa hiệu quả kiểm soát đường huyết khi lựa chọn tiêu thụ loại bánh này:

1. Chia nhỏ khẩu phần ăn

Thay vì ăn một lượng lớn bánh gai trong một lần, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn và thưởng thức chúng trong nhiều lần. Điều này giúp ngăn chặn sự tăng đột ngột và cao của đường huyết sau bữa ăn.

2. Giảm lượng đường và carbohydrate dung nạp từ bánh gai

Trung bình một chiếc bánh gai nặng 80g có chứa khoảng 10g đường tinh chế và 30g bột đậu xanh. Do đó:
  • Nếu mua bánh gai ở ngoài, tốt nhất nên bỏ phần nhân ngọt bên trong.
  • Nếu chế biến bánh gai tại nhà, người bệnh có thể:
    • Loại bỏ hoàn toàn phần nguyên liệu đường ra khỏi quá trình làm bánh gai để làm bánh gai không ngọt. Nếu thích ngọt, bạn nên thay nguyên liệu đường kính trắng bằng đường cỏ ngọt ăn kiêng stevia. Lưu ý, nếu dùng đường stevia, bánh sau khi hấp thường có màu xanh lá sẫm chứ không có màu đen như truyền thống.
    • Thử làm bánh gai nhân mặn, tức thay thế bột đậu xanh bằng nhân thịt gà xé hoặc nhân nạc heo băm xào mộc nhĩ. Điều này giúp làm giảm chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết của bánh gai.

3. Theo dõi đường huyết trước và sau khi ăn bánh

Đo lường lượng đường trong máu trước và sau khi ăn bánh gai là cách hiệu quả để hiểu rõ cơ thể bạn phản ứng thế nào với loại bánh này. Nếu bạn nhận thấy mức đường huyết tăng cao đáng kể, hãy điều chỉnh lượng và tần suất tiêu thụ cho phù hợp.

4. Uống nhiều nước

Nếu nhận thấy bánh gai làm tăng mức đường huyết, uống nhiều nước có thể giúp hỗ trợ quá trình lọc và loại bỏ glucose thừa thông qua thận. Nước cũng giúp giảm cảm giác thèm ăn và duy trì sự cân bằng lượng đường trong máu.
Cách ăn bánh gai an toàn hơn cho người tiểu đườngKhi ăn bánh gai mua ngoài hàng quán, người bệnh tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ phần nhân bởi chúng chứa nhiều đường và tinh bột

Gợi ý một số công thức làm bánh gai ngon cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có ăn được bánh gai không ? Câu trả lời là CÓ. Dưới đây là công thức làm một số loại bánh gai tại nhà, tốt cho người bệnh tiểu đường nhờ việc sử dụng đường ăn kiêng thay cho đường kính trắng. Cụ thể như sau:

1. Bánh ít lá gai nhân đậu xanh

Bánh gai có hương vị đặc trưng từ lá gai và dừa, kết hợp cùng vị ngọt của đậu xanh và đường, tạo nên một món ăn ngon miệng và đầy hấp dẫn. Món bánh này thường được thưởng thức trong các dịp lễ tết nhưng người bệnh tiểu đường cũng có thể thưởng thức như một món ăn vặt trong cữ phụ.

Nguyên liệu

Cho 20 - 25 chiếc bánh gai cần: Phần vỏ bánh:
  • 500g bột gạo nếp;
  • 300g lá gai tươi (hoặc lá gai đã được làm khô và nghiền mịn);
  • 400 ml nước;
  • 30 - 45g đường cỏ ngọt ăn kiêng stevia;
  • 20 - 30 ml dầu ô-liu;
  • 1/2 muỗng cà phê muối.
Cho phần nhân bánh:
  • 200g đậu xanh không vỏ;
  • 30 - 45g đường cỏ ngọt ăn kiêng stevia;
  • 1/2 muỗng cà phê muối.

Cách làm

  • Chuẩn bị lá gai: Rửa sạch lá gai, sau đó luộc cho mềm. Vắt kiệt nước và xay nhuyễn với 400 ml nước để lấy nước cốt lá gai;
  • Chuẩn bị bột bánh: Trộn bột gạo nếp với nước cốt lá gai, đường, dầu ô-liu và muối. Nhào bột đến khi mịn và dẻo;
  • Chuẩn bị nhân bánh:
    • Ngâm đậu xanh trong nước khoảng 2 tiếng, sau đó luộc chín và tán nhuyễn;
    • Trộn đậu xanh đã nghiền với đường ăn kiêng và muối;
    • Cho hỗn hợp lên chảo chống dính, bật lửa nhỏ và đảo đều đến khi hỗn hợp sánh lại, có thể dễ dàng nặn thành hình.
  • Tạo hình và hấp bánh:
    • Lấy một lượng bột vừa đủ, ấn dẹt và cho nhân vào giữa. Bọc nhân lại và vo tròn bánh;
    • Xếp bánh vào xửng hấp đã lót lá chuối hoặc giấy nến;
    • Hấp bánh khoảng 20 - 30 phút hoặc cho đến khi bánh chín (phần bột có độ trong suốt và bóng nhẹ).
  • Hoàn thiện: Sau khi bánh chín, lấy ra và để nguội. Bánh gai có thể được ăn ngay khi còn ấm hoặc để nguội hẳn.
Bánh ít lá gai nhân đậu xanh cho người tiểu đườngBột bánh gai trước khi hấp thường có màu xanh đặc trưng của lá gai

2. Bánh ít nhân tôm thịt

Khác với bánh gai truyền thống, vốn có vị ngọt, bánh ít nhân tôm thịt lại là món ăn có vị mặn. Món này ngon hơn khi bạn dùng kèm với ruốc xào (tôm khô), mỡ hành, hành phi và nước mắm chua ngọt.

Nguyên liệu

  • Bột nếp: 400g;
  • Bột gạo: 100g;
  • Nạc heo băm: 100g;
  • Tôm tươi: 200g;
  • Nấm mèo: 100g;
  • Đậu xanh: 100g;
  • Dầu ăn: 40 ml;
  • Hành lá, hành tím;
  • Hạt nêm và đường ăn kiêng stevia (lượng tùy theo khẩu vị).

Cách làm

Làm vỏ bánh:
  • Pha nước: Trong nồi, trộn nước lọc với một ít muối và một muỗng dầu ăn, đun cho ấm.
  • Trộn bột: Trong khi nồi nước ấm, từ từ thêm bột nếp và bột gạo đã trộn đều vào nồi. Khuấy đến khi hỗn hợp mịn và dẻo.
  • Để bột nghỉ khoảng 30 - 60 phút rồi nặn thành các viên nhỏ để chuẩn bị gói bánh.
Làm nhân bánh:
  • Sơ chế nguyên liệu: Nấm mèo làm sạch, trụng sơ qua nước sôi và cắt nhỏ. Tôm cắt nhuyễn. Đậu xanh vo sạch, nấu chín với một chút muối và tán nhuyễn.
  • Xào nhân: Trên chảo nóng, phi thơm hành tỏi với dầu, sau đó thêm thịt, tôm, nấm mèo và đậu xanh vào xào. Nêm nếm với hạt nêm cho vừa ăn. Để nhân nguội trước khi nhồi vào vỏ bánh.
  • Hấp bánh:
    • Chuẩn bị xửng hấp, đổ nước vào dưới đáy.
    • Xếp bánh ít đã nhồi lên khay hấp, quét một lớp dầu lên mặt để bánh không dính.
    • Đậy kín và hấp khoảng 20 phút.
  • Hoàn thành: Sau khi bánh chín, để nguội một chút rồi xếp ra đĩa. Nếu muốn ăn ngon hơn, bạn có thể rắc thêm mỡ hành hoặc tôm khô lên trên và thưởng thức với nước mắm chua ngọt.
Bánh ít nhân tôm thịt cho người tiểu đườngBánh ít nhân tôm thịt là món ăn thơm ngon, được nhiều người bệnh tiểu đường ưa thích

3. Bánh ít lá gai sên dừa

Nếu bạn không thích bánh gai nhân đậu xanh, hãy thử thay thế phần nhân bên trong với nhân cùi dừa sên đường. Món ăn này sử dụng đường ăn kiêng không chứa calo và không có khả năng làm tăng đường huyết nên vẫn an toàn cho người bệnh tiểu đường.

Nguyên liệu

Phần nhân:
  • Dừa nạo: 270g (khoảng 1 trái dừa);
  • Đường cỏ ngọt ăn kiêng stevia: 30 - 40g;
  • Vani: 1 ống;
  • Mè rang: 20g;
  • Đậu phộng rang, giã nhỏ: 50g;
  • Bột bắp: 2 muỗng canh;
  • Nước lọc: 3 muỗng canh;
  • Muối: 1/2 muỗng cà phê;
  • Gừng cắt sợi;
  • Lá chuối, dầu ăn để gói bánh.
Phần bột:
  • Bột nếp: 170g;
  • Nước lọc: 200g;
  • Bột lá gai: 40g;
  • Đường cỏ ngọt ăn kiêng stevia: 15 - 20g;
  • Muối: một ít.

Cách làm

Pha chế nhân bánh:
  • Trộn dừa nạo với đường và để yên khoảng 30 phút đến 1 giờ.
  • Sên dừa trên lửa vừa cho đến khi hỗn hợp hòa quyện với đường.
  • Pha bột bắp với nước, đổ vào hỗn hợp dừa để tạo kết dính, thêm gừng cắt sợi.
  • Khi hỗn hợp nhân sánh lại, cho vani, đậu phộng và mè rang vào, trộn đều và để nguội.
Chuẩn bị bột:
  • Đun nước lọc với bột lá gai và một ít muối, khuấy đều đến khi hỗn hợp sệt.
  • Trộn đường với bột nếp, sau đó từ từ cho hỗn hợp lá gai vào, trộn đều.
  • Nếu bột khô, có thể thêm nước. Nhồi cho đến khi bột mịn, để nghỉ 30-40 phút.
Gói bánh:
  • Lá chuối rửa sạch, cắt thành hình vuông, gấp lại như hình tam giác.
  • Đặt viên bột đã dẹp ra, cho nhân vào giữa, bọc lại và lăn qua dầu ăn để không dính khi hấp.
  • Đặt bột vào giữa lá đã gấp, gói kín.
Hấp bánh:
  • Đặt bánh vào xửng hấp đã chuẩn bị sẵn nước sôi, hấp khoảng 25-35 phút.
  • Sau khi bánh chín, để nguội và có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Hấp nóng lại khi cần ăn.
Nhân dừa bào sợi giòn sần sật, mang đến hương vị mới lạ cho món bánh gai
Xem thêm:
  • Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì - Kèm chỉ số GI, GL
  • Thực đơn cho người tiểu đường 7 ngày khoa học và đủ chất
  • 10 loại bánh dành cho người tiểu đường thơm ngon kèm công thức
  • Tiểu đường có ăn bánh canh được không và lưu ý khi ăn
Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề bánh gai và những lưu ý mà người bệnh cần biết trước khi tiêu thụ loại bánh này. Thông qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau khám phá và giải đáp câu hỏi người bệnh tiểu đường có ăn được bánh gai không ?.Qua đó, các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng cho biết, người bệnh tiểu đường được ăn bánh gai nhưng cần cẩn trọng với lượng đường và carbohydrate chứa trong loại bánh này.Để ăn bánh gai an toàn, điều quan trọng là người bệnh cần kiểm soát khối lượng tiêu thụ. Đồng thời, luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi tích hợp món ăn này vào chế độ ăn uống là điều quan trọng để đảm bảo kiểm soát bệnh hiệu quả.Nếu vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quanh chủ đề tiểu đường có ăn được bánh gai không ?, bạn hãy liên hệ đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để được các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng giải đáp tận tình. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Cám ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi

Đăng ký nhận tin

Lưu ý: các sản phẩm trên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

© Bản quyền thuộc về Vay.Vn.Je Thiết kế bởi Web.Vn.Je 2021
Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn