Tổng cộng:
[tintuc]Hiểu rõ tiểu đường có ăn được bánh gạo không là điều cần thiết đối với người bệnh đái tháo đường. Bởi lẽ, chọn lựa thực phẩm không đúng cách có thể làm tăng đường huyết và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể. Vậy, người bệnh tiểu đường có ăn bánh gạo được không? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm kiếm lời giải đáp ngay trong bài viết sau.
Như vậy, cả hai loại bánh gạo đều có chỉ số GI nằm ở mức cao và GL cũng nằm ở mức cao. Vậy, người bệnh tiểu đường có ăn được bánh gạo không ?
[/tintuc]
Người bệnh tiểu đường có ăn được bánh gạo không?
Một số điều cần biết về bánh gạo
Bánh gạo là loại bánh được làm chủ yếu từ gạo, thường dùng làm món ăn nhẹ hoặc bổ sung trong các bữa ăn. Có hai loại phổ biến hiện nay là bánh gạo sấy khô (kiểu truyền thống) và bánh gạo Hàn Quốc. Trong đó:1. Bánh gạo sấy khô
- Là loại bánh gạo được làm từ hạt gạo đã qua xử lý, ép mỏng thành từng khối (bánh) tròn và sau đó đem đi sấy khô ở nhiệt độ cao.
- Loại bánh này thường được tiêu thụ như một loại snack nhẹ, có thể ăn ngay hoặc dùng làm món tráng miệng khi ăn kèm với những nguyên liệu khác như socola, mật ong hoặc bơ đậu phộng.
- Bánh gạo sấy khô có thể được làm từ gạo trắng, gạo lứt hoặc bất cứ loại gạo nào khác.
2. Bánh gạo Hàn Quốc
- Là loại bánh được làm từ bột gạo nếp, có kết cấu dạng thanh tròn, dẻo và mềm. Bánh gạo Hàn Quốc thường được dùng để chế biến một số món ăn truyền thống của Hàn Quốc như món Tteokbokki (bánh gạo sốt cay) hoặc Tteokguk (súp bánh gạo).
- Ngoài bột gạo nếp, đôi khi người ta cũng thêm vào đậu xanh hoặc các nguyên liệu khác để tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng cho loại bánh gạo này.
Minh họa bánh gạo Hàn Quốc, hay còn gọi là bánh Tteok
Lưu ý: Khái niệm “bánh gạo” trong bài viết này chủ yếu đề cập đến loại bánh được làm từ bột gạo trắng thông thường, không kể đến bánh gạo lứt, bánh gạo có phối trộn với các loại hạt hoặc bánh gạo đã được tẩm ướp / nêm nếm với sốt và gia vị.
Chỉ số đường huyết của bánh gạo
Trước khi tìm hiểu người bệnh tiểu đường có ăn được bánh gạo không , bạn cần biết rõ về chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) của loại thực phẩm này.Cụ thể, bánh gạo (loại sấy khô) có chỉ số GI bằng 85 và GL bằng 69.7. Trong khi đó, bánh gạo Hàn Quốc sở hữu chỉ số GI bằng 50 và GL bằng 30.8 .Chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) là hai chỉ số được sử dụng để đánh giá tốc độ và mức độ ảnh hưởng của thực phẩm lên mức đường huyết sau 2 giờ tiêu thụ. Cả hai chỉ số này đều rất quan trọng trong việc quản lý chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường. Cụ thể như sau:Loại chỉ số | Định nghĩa | Phân loại |
Chỉ số đường huyết (Glycemic Index - GI) | Đo lường tốc độ mà carbohydrate trong một thực phẩm được chuyển hóa thành glucose trong máu. (1) | - Thấp: GI dưới 55;- Trung bình: GI từ 56 đến 69; - Cao: GI từ 70 trở lên. |
Tải lượng đường huyết (Glycemic Load - GL) | Đo lường mức độ làm tăng đường huyết sau khi tiêu thụ một khối lượng thực phẩm nhất định (thường được tính trên 100 gam) (2) | - Thấp: GL dưới 10;- Trung bình: GL từ 10 đến 19; - Cao: GL từ 20 trở lên. |
Bị tiểu đường có ăn được bánh gạo không?
Người bệnh tiểu đường ĂN ĐƯỢC bánh gạo nhưng cần giới hạn khẩu phần ăn trong ngưỡng giới hạn an toàn. Bởi lẽ, trong bánh gạo vẫn chứa một lượng lớn carbohydrate (chất đường bột), có thể được chuyển hóa thành glucose và làm tăng đường huyết khi tiêu thụ quá mức. Cụ thể, trong mỗi 100g:- Bánh gạo sấy khô: Có chứa đến 82g carbohydrates;
- Bánh gạo Hàn Quốc: Chứa đến 61.5g carbohydrates.
Người bị tiểu đường có thể ăn bao nhiêu bánh gạo trắng?
Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá 28.7g bánh gạo sấy khô hoặc 65g bánh gạo Hàn Quốc trong mỗi cữ ăn. Điều này giúp đảm bảo tải lượng đường huyết trong mỗi khẩu phần bánh gạo không vượt quá 20 - mức giới hạn an toàn cho người bệnh tiểu đường.Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá 28.7g bánh gạo sấy khô (2 - 4 khoanh bánh) trong mỗi cữ ăn
Tiểu đường có nên ăn bánh gạo không?
Người bệnh tiểu đường được ăn bánh gạo nhưng KHÔNG NÊN ĂN NHIỀU. Bởi vì ngoài việc sở hữu tải lượng đường huyết cao, tiềm ẩn nguy cơ gây tăng glucose máu, bánh gạo cũng chứa ít dưỡng chất tốt cho sức khỏe tổng thể, trong đó phải kể đến hàm lượng thấp chất xơ, tinh bột kháng, vitamin và các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe của người tiểu đường.Do đó, thay vì ăn bánh gạo nhưng chỉ ăn được ít hơn 28.7 - 65g mỗi lần, người bệnh nên cân nhắc tiêu thụ những thực phẩm có chỉ số GI và GL thấp hơn để có thể ăn được nhiều hơn mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.Cách ăn bánh gạo an toàn hơn cho người tiểu đường
Để việc ăn bánh gạo trở nên “thân thiện” hơn với kế hoạch kiểm soát đường huyết và hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể, người bệnh tiểu đường cần lưu ý về những điểm sau:1. Chọn nguyên liệu lành mạnh
Lựa chọn bánh gạo làm từ gạo lứt hoặc pha trộn với các loại hạt như hạt bí, hạnh nhân, mè đen, hạt mắc-ca,… Những loại hạt này không chỉ làm giảm chỉ số đường huyết của bánh gạo mà còn cung cấp các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, không thể tìm thấy ở bánh gạo, điển hình như chất xơ, chất béo tốt (omega-3, 6, 9) và các chất chống oxy hóa polyphenols có lợi cho sức khỏe tim mạch.2. Tự làm bánh tại nhà
Sử dụng gạo / bột gạo nguyên cám như gạo lứt nâu, gạo lứt đen, gạo mầm, gạo basmati,… để tự làm bánh. Các loại gạo này có chỉ số đường huyết thấp hơn so với gạo trắng thông thường, giúp kiểm soát tốt hơn lượng đường huyết sau khi ăn.3. Kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ và protein
Ưu tiên ăn bánh gạo với các loại thực phẩm giàu đạm, chất béo tốt và chất xơ như rau lá xanh, hành tây, hành boa rô, thịt nạc, thủy hải sản (cá hồi, cá ngừ, tôm, mực,…), quả bơ chín,… Những thực phẩm này không chỉ giúp làm chậm quá trình tăng đường huyết mà còn giúp bổ sung dưỡng chất cho bữa ăn.4. Theo dõi đường huyết trước và sau khi ăn
Để quản lý tốt bệnh tiểu đường, điều quan trọng là người bệnh cần theo dõi mức đường huyết trước và sau khi ăn để đánh giá tác động của thực phẩm đối với sức khỏe sau khi ăn. Điều này giúp bạn hiểu rõ cơ thể phản ứng với bánh gạo như thế nào và có biện pháp điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp.Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên ăn bánh gạo với các thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh và chất xơ
Công thức nấu món bánh gạo phù hợp cho người bệnh tiểu đường
Tiểu đường có ăn được bánh gạo không ? Câu trả lời là “ĐƯỢC”. Dưới đây là công thức nấu các món bánh gạo lành mạnh (ít sử dụng đường tinh chế), phù hợp cho chế độ ăn của người bệnh tiểu đường:1. Bánh gạo lứt sấy chà bông
Bánh gạo lứt sấy chà bông không chỉ là món ăn nhẹ ngon miệng mà còn rất phù hợp với người bệnh tiểu đường nhờ vào chỉ số đường huyết thấp của gạo lứt. Bên cạnh đó, nguồn protein dồi dào từ chà bông cũng giúp người bệnh no lâu mà không cần phải tiêu thụ carbohydrate quá mức.Nguyên liệu
- Gạo lứt sấy khô: 200g;
- Chà bông (thịt heo hoặc gà): 100g;
- Nước: 15 - 30 ml;
- Dầu ăn: 20 - 25g;
- Muối: 1/2 muỗng cà phê.
- 45g syrup đường ăn kiêng không calo (vị tùy ý);
Dụng cụ cần chuẩn bị
- 01 chảo chống dính;
- 01 lò nướng có chức năng sấy;
Cách làm
- Đổ gạo lứt sấy khô ra một cái âu hoặc khay lớn;
- Đun nóng dầu sôi trên chảo rồi cho ½ muỗng cà phê muối vào khuấy đến khi tan hết muối;
- Cho dầu sôi, nước và syrup ăn kiêng vào phần gạo lứt
- Trộn đều để hỗn hợp gạo lứt thấm đẫm dầu và gia vị;
- Dàn đều phần gạo lứt vừa chuẩn bị lên khay nướng có lót giấy nến, sấy trong lò ở nhiệt độ 140 - 150 độ C trong vòng 40 - 45 phút;
- Lấy bánh ra khỏi lò. Khi bánh đã khô và giòn, rắc chà bông lên mặt bánh. Nhẹ nhàng ấn chà bông để chúng bám vào bánh.
Bạn có thể “biến tấu” món bánh gạo lứt sấy chà bông bằng cách trộn thêm các loại hạt
2. Bánh gạo cay Hàn Quốc
Bánh gạo cay Hàn Quốc là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để thích hợp với người bệnh tiểu đường, công thức này đã được điều chỉnh để giảm lượng đường và carbohydrate, đồng thời tăng cường thêm chất xơ và protein.Nguyên liệu
- Bánh gạo: 300g bánh gạo từ gạo lứt;
- Nước dùng: 600ml nước dùng rau củ hoặc nước hầm xương gà;
- Gochujang (tương ớt Hàn Quốc): 2 muỗng canh, chọn loại ít đường;
- Gochugaru (ớt bột Hàn Quốc): 1 muỗng canh;
- Xì dầu: 1 muỗng canh;
- Đường ăn kiêng không calo: 1 muỗng cà phê, hoặc có thể không dùng;
- Tỏi băm: 1 muỗng cà phê;
- Hành tây: 1/2 củ, thái mỏng;
- Cà rốt: 1 củ nhỏ, thái lát mỏng;
- Xúc xích heo / bò: 2 cây, cắt lát (tùy chọn);
- Hành boa rô: 2 nhánh, cắt khúc.
Cách làm
- Chuẩn bị bánh gạo: Ngâm bánh gạo trong nước ấm khoảng 10 phút nếu là loại khô, sau đó vớt ra và để ráo.
- Pha chế nước sốt: Trộn tương gochujang, gochugaru, xì dầu, đường ăn kiêng và tỏi băm trong một bát nhỏ.
- Nấu nước dùng: Đổ nước dùng vào nồi và đun sôi. Khi sôi, giảm lửa và cho hỗn hợp nước sốt vào, khuấy đều.
- Thêm nguyên liệu:
- Cho bánh gạo, hành tây và cà rốt vào nồi. Đun trên lửa vừa cho đến khi bánh gạo mềm và nước sốt sánh lại.
- Thêm xúc xích chay và hành lá, đun thêm khoảng 2 - 3 phút.
- Kiểm tra và điều chỉnh gia vị nếu cần, sau đó tắt bếp.
- Thưởng thức: Ăn ngay khi còn nóng, có thể rắc thêm vừng rang lên trên nếu thích.
Bánh gạo cay Hàn Quốc tuy ngon nhưng người bệnh tiểu đường không nên ăn quá 65g / cữ
Xem thêm:
- Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì - Kèm chỉ số GI, GL
- Thực đơn cho người tiểu đường 7 ngày khoa học và đủ chất
- 10 loại bánh dành cho người tiểu đường thơm ngon kèm công thức
- Tiểu đường có ăn được bánh gai không và lưu ý khi ăn
Những loại thực phẩm thay bánh gạo tốt cho người bị tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có ăn được bánh gạo không ? Câu trả lời là “ĐƯỢC”. Tuy nhiên, vì bánh gạo vốn chứa ít dinh dưỡng, nên thay vì ăn bánh gạo, người bệnh tiểu đường có thể cân nhắc thay thế chúng bằng các loại thực phẩm sau để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể:1. Khoai lang
Khoai lang có chỉ số đường huyết (GL) bằng 11.9, tức thấp hơn 2.6 lần so với bánh gạo Hàn Quốc và 5.8 lần so với bánh gạo sấy khô. Như vậy, so với việc ăn bánh gạo, tiêu thụ khoai lang có thể giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt hơn.Mặt khác, khoai lang còn chứa nhiều tinh bột phức hợp (complex carbohydrate). Đây là loại tinh bột cần nhiều thời gian để tiêu hóa, giúp người bệnh no lâu và hạn chế ăn uống mất kiểm soát gây thừa cân, béo phì - một yếu tố rủi ro có thể khiến bệnh đái tháo đường tiến triển nặng.2. Các loại đậu
Bên cạnh việc sở hữu tải lượng đường huyết thấp hơn bánh gạo, các loại đậu còn chứa nhiều tinh bột phức hợp, chất xơ hòa tan và protein. Đây là ba dưỡng chất có lợi cho việc kiểm soát đường huyết, vốn không thể được tìm thấy ở bánh gạo. Trong đó:- Tinh bột phức hợp: Khiến hệ tiêu hóa mất nhiều thời gian để phân hủy thành glucose, qua đó trực tiếp làm chậm tốc độ tăng đường huyết sau cữ ăn;
- Chất xơ hòa tan: Phát huy tác dụng điều hòa đường huyết bằng cách tạo thành một lớp gel nhớt bám quanh thành ruột, cản trở quá trình hấp thụ carbohydrate quá mức ở ruột;
- Protein: Giúp người bệnh no lâu mà không cần hấp thụ quá nhiều carbohydrate, đồng thời cung cấp 9 loại axit amin thiết yếu để hỗ trợ cơ thể sửa chữa những tế bào bị tổn thương (viêm) khi đường huyết tăng cao.
Các loại đậu giàu chất xơ hòa tan, tinh bột phức hợp và protein
3. Ngũ cốc nguyên hạt
Thay thế bánh gạo bằng ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn tốt cho người tiểu đường vì ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và khoáng chất. Trong đó:- Chất xơ: Giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu glucose, từ đó hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết hiệu quả, tránh những biến động đường huyết đột ngột sau bữa ăn;
- Khoáng chất: Ngũ cốc nguyên hạt giàu magiê - khoáng chất giúp cải thiện tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 thông qua nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm việc kháng viêm, cải thiện chuyển hóa glucose ở gan và hạn chế sự tích tụ mỡ thừa quá mức.
Đánh giá bài viết