• Gợi ý từ khóa:
  • Thời trang nam, Thời trang nữ, Balo, Túi xách, Mè và bé...

[tintuc] Tiểu đường ăn mì tôm được không ? là câu hỏi được nhiều người bệnh đái tháo đường quan tâm. Bởi lẽ, mì tôm là món ăn vừa tiện lợi, vừa sở hữu hương vị đa dạng và lôi cuốn. Trong bài viết này, hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu về tác động của mì tôm đến mức đường huyết, từ đó tìm ra lời giải cho câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không?

Người tiểu đường ăn mì tôm được không? Cần lưu ý gì khi ăn?Người bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không?
Chế độ ăn cho người tiểu đường đúng giúp kiểm soát chỉ số đường huyết. Ăn uống có chọn lọc không những giúp duy trì đường huyết ổn định, mà còn hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Vậy,người tiểu đường có ăn được mì tôm không?

Chỉ số đường huyết và tải lượng đường của mì tôm

Mì tôm (hay còn gọi là mì gói) là thực phẩm chế biến sẵn, được sản xuất theo quy trình công nghiệp bằng cách trộn bột mì với nước và một số phụ gia khác. Sợi mì sau khi được tạo hình sẽ được chiên hoặc sấy khô để bảo quản lâu dài. Vậy, người bệnhtiểu đường ăn mì gói được không?Trước khi tìm hiểu tiểu đường ăn mì tôm được không ? hay ăn mì gói được không?, bạn cần nắm rõ về chỉ số đường huyết (GI) cũng như tải lượng đường (GL) của loại thực phẩm này.Cụ thể, mì tôm có chỉ số đường huyết (GI) nằm trong khoảng từ 47 - 52 , còn tải lượng đường (GL) nằm trong khoảng từ 28.5 - 29.5. Trong đó:

1. Chỉ số đường huyết (GI)

  • Là đại lượng cho biết tốc độ mà mì tôm làm tăng mức đường huyết sau khi ăn và được tính trên thang điểm 100.
  • Mì tôm có GI nằm trong khoảng từ 47 - 52 trên thang đo 100, tức thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
  • Điều này có nghĩa là toàn bộ lượng carbohydrate trong mì tôm cần nhiều thời để được hấp thụ và chuyển hóa thành glucose trong máu, dẫn đến sự gia tăng đường huyết một cách chậm rãi khi được tiêu thụ ở một lượng vừa phải, an toàn cho người bệnh tiểu đường.

2. Tải lượng đường huyết (GL)

  • GL cho biết mức độ làm tăng đường huyết sau khi ăn 100g mì tôm.
  • GL của mì tôm nằm trong khoảng từ 28.5 - 29.5, được coi là cao. Điều này có nghĩa là tiêu thụ 100g mì tôm sẽ làm tăng đáng kể lượng đường huyết do chứa nhiều carbohydrate.
Như vậy, mì tôm tuy có chỉ số đường huyết (GI) nằm ở mức thấp nhưng lại sở hữu tải lượng đường (GL) nằm ở mức cao. Vậy, người bệnhtiểu đường có ăn mì tôm được không?

Tiểu đường ăn mì tôm được không?

Người bệnh tiểu đường ĐƯỢC ĂN mì tôm bởi vì khi được tiêu thụ ở một lượng vừa phải, thực phẩm này hoàn toàn không có khả năng làm tăng cao đường huyết, đặc biệt là khi chúng được tiêu thụ chung với nước súp, rau củ quả hoặc các loại thịt giàu protein.Điều này giúp người bệnh ổn định đường huyết và làm giảm nguy cơ khởi phát các biến chứng có liên quan đến tim mạch, gan, thận, võng mạc, thần kinh,… vốn có thể xảy ra khi đường huyết liên tục tăng cao.
Tiểu đường ăn mì tôm được không?Người bệnh tiểu đường ăn được mì tôm không? Câu trả lời là được

Người bị tiểu đường có thể ăn bao nhiêu mì tôm?

TheoHệ thống Phân loại Tải lượng đường Quốc tế, bất kỳ khẩu phần ăn nào có tải lượng đường (GL) vượt trên mức 20 đều có khả năng khiến đường huyết tăng cao, gây nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường. Trong khi đó, 100g mì tôm (khô) đã sở hữu mức GL bằng 28.5 - 29.5. Như vậy:
Để tải lượng đường trong khẩu phần ăn nhỏ hơn 20, góp phần duy trì đường huyết trong ngưỡng an toàn, người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ dưới 68 - 70g mì tôm trong mỗi lần ăn
Trên thị trường mì ăn liền hiện nay, hầu hết các gói mì tôm đều có khối lượng tịnh dao động trong khoảng từ 65 - 90g, tức lớn hơn hàm lượng khuyến nghị nêu trên từ 7 - 35%.Do đó, khi ăn mì tôm, người bệnh tiểu đường cần chủ động chia nhỏ (bẻ) gói mì ra thành nhiều phần bằng nhau để giới hạn lại khối lượng khẩu phần ăn. Cụ thể:
Khối lượng tịnh của mì

(in ngoài bao bì)

Cách giới hạn khẩu phần ăn
Loại mì 65g

(3 miền, Kokomi,…)

Ăn trọn 1 gói
Loại mì 75g

(Hảo hảo, Miliket,…)

Bẻ thành 4 phần bằng nhau và ăn 3 phần
Loại mì 80 - 90g

(Mì khoai tây Omachi, Đệ nhất, Cung đình…)

Bẻ thành 3 phần bằng nhau và ăn 2 phần
Lưu ý:
  • Khối lượng tiêu thụ mì tôm trên đây chỉ nên được áp dụng trong trường hợp người bệnh chưa tiêu thụ bất kỳ thực phẩm nào có chứa carbohydrate trong vòng 2 giờ gần nhất, đồng thời không ăn chung mì tôm với bất kỳ thực phẩm nào khác có chứa carbohydrate (rau củ, rau lá xanh, trái cây, nước ngọt, trà sữa,…).
  • Cơ thể mỗi người đều có cách phản ứng khác nhau đối với việc chuyển hóa thực phẩm. Do đó, người bệnh tiểu đường cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung mì tôm vào chế độ ăn uống của mình.
Người bị tiểu đường có thể ăn bao nhiêu mì tôm?Người bệnh tiểu đường cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung mì tôm vào thực đơn hàng ngày

Cách ăn mì gói an toàn hơn cho người tiểu đường

Tiểu đường ăn mì tôm được không ? Câu trả lời là được. Người bệnh tiểu đường có thể ăn mì tôm nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng và tuân theo một số nguyên tắc dinh dưỡng để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên tắc mà người bệnh cần biết:
  • Kiểm soát khẩu phần: Ăn mì tôm với lượng vừa phải. Tránh ăn quá nhiều mì tôm trong một lần để không làm tăng đột ngột lượng đường huyết.
  • Hạn chế ăn mì tôm thường xuyên: Mì tôm không nên là món ăn thường xuyên trong thực đơn hàng ngày của người tiểu đường do chứa nhiều carbohydrate tinh chế và ít chất dinh dưỡng. Do đó, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn mì tôm khi thật sự thèm, hoặc khi không có lựa chọn nào khác.
  • Chọn loại mì tôm lành mạnh:
    • Chứa ít natri và chất béo bão hòa:
      • Đọc kỹ bảng thành phần in trên bao bì để chọn được loại mì tôm chứa ít natri và chất béo bão hòa.
      • Natri có thể xuất hiện bằng nhiều cái tên khác nhau trên bảng thành phần, chẳng hạn như muối, chất điều vị E621 / E631 / E627, bột nêm, bột ngọt,….
      • Tiêu thụ nhiều muối natri và chất béo bão hòa góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch - biến chứng phổ biến, xuất hiện ở trên32%trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
    • Ưu tiên mì tôm từ nguyên liệu tự nhiên: Mì tôm làm từ bột gạo lứt, bột mè đen, bột chùm ngây, bột củ dền hoặc các loại bột ngũ cốc nguyên cám sẽ là lựa chọn tốt hơn mì tôm truyền thống bởi chúng có chỉ số đường huyết thấp hơn, hỗ trợ điều hòa đường huyết hiệu quả.
  • Giảm lượng gia vị ăn kèm: Bên cạnh natri và chất béo bão hòa, trong các gói gia vị của mì tôm thường chứa nhiều chất béo chuyển hóa (trans fat) và đường. Hạn chế sử dụng chúng vừa góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch, vừa giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  • Kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ và protein: Ăn mì cùng các loại thực phẩm giàu chất xơ (rau lá xanh, rau củ quả,…) và protein (trứng, thịt gà, đậu phụ,…) giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường. Đồng thời, chúng còn giúp duy trì cảm giác no lâu, hạn chế tình trạng ăn uống mất kiểm soát, từ đó giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  • Theo dõi đường huyết trước và sau khi ăn mì tôm: Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về tác động của mì tôm lên mức đường huyết của mình và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
Tóm lại, tiểu đường ăn mì tôm được không ? Câu trả lời là được nhưng người bệnh cũng cần chú ý đến khối lượng khẩu phần, cách chọn loại mì và kết hợp chúng với thực phẩm giàu chất xơ, protein để kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Cách ăn mì gói an toàn hơn cho người tiểu đườngNgười bệnh tiểu đường nên ăn mì tôm cùng với thực phẩm giàu chất xơ và protein

Gợi ý một số món ăn với mì tôm tốt hơn người bị tiểu đường

Tiểu đường ăn mì tôm được không ? là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi lẽ, mì tôm là thực phẩm không những có giá thành rẻ, phổ biến, mà còn có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon, điển hình như:

1. Mì tôm xào thập cẩm với đậu phụ

Thành phần (khẩu phần: 2 người):
  • Mì tôm: 2 gói;
  • Ớt chuông đỏ: 1/2 trái;
  • Dưa leo: 1 trái;
  • Đậu hũ chiên: 50g;
  • Nấm rơm: 5 - 7 đầu nấm.
  • Đậu Hà Lan: 40g;
  • Cải thảo: 40g.
  • Dầu ô-liu: ½ muỗng canh.
  • Hành tím băm: 5g.
  • Nước tương: ½ muỗng canh;
  • Đường cỏ ngọt stevia: 2 muỗng cà phê;
  • Hạt nêm: ½ muỗng cà phê.
Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Rửa sạch tất cả rau củ bằng nước muối và xả lại với nước lạnh.
  • Ớt chuông: Bỏ hạt, cắt sợi.
  • Dưa leo: Cắt đôi bỏ ruột, thái lát chéo.
  • Nấm rơm: Cắt làm đôi.
  • Đậu Hà Lan: Cắt bỏ 2 đầu, cắt làm đôi.
  • Cải thảo: Cắt sợi nhỏ.
Sơ chế mì tôm: Trần mì tôm qua nước sôi, xả qua nước lạnh và để ráo. Xào rau củ:
  • Đun nóng dầu trên chảo, sau đó cho hành tím băm vào phi thơm.
  • Cho đậu hũ chiên và nấm rơm vào xào.
Nêm gia vị:
  • Nêm nước tương, hạt nêm, đường cỏ ngọt stevia cho thấm đều.
  • Cho lần lượt các loại rau củ vào xào cho vừa chín tới để giữ độ giòn và xanh của rau.
  • Cho mì vào trộn đều, nêm lại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
  • Dọn mì ra đĩa, ăn kèm với nước tương (nếu nhạt).
Mì tôm xào thập cẩm với đậu phụ cho người tiểu đườngMì tôm xào thập cẩm chứa nhiều chất xơ đến từ rau củ và protein đến từ đậu phụ, hỗ trợ điều hòa đường huyết hiệu quả

2. Mì miso rau nấm chay

Thành phần (khẩu phần: 2 người):
  • Mì ăn liền (chọn loại mì có gói gia vị Miso): 2 gói;
  • Nấm đông cô: 80g;
  • Cà rốt: 100g;
  • Đậu hũ non: 150g;
  • Gừng: 10g;
  • Dầu ô-liu: 1 muỗng canh.
Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Nấm đông cô: Cắt bỏ chân, rửa sạch, khứa chữ thập trên đầu nấm.
  • Đun sôi 300 ml nước lọc, cho 5g gừng thái sợi vào trụng nấm khoảng 2 phút để khử mùi hôi, sau đó vớt ra.
  • Cho 1 muỗng canh dầu ô-liu vào chảo, cho nấm vào xào với nửa gói gia vị khô từ mì ăn liền. Xào khoảng 2 phút rồi để riêng ra.
Nấu nước dùng:
  • Cho 600ml nước lọc vào nồi, thêm 5g gừng thái sợi, đun sôi.
  • Cà rốt: Gọt vỏ, cắt miếng mỏng 1.5cm, thêm vào nồi nấu 10 phút cho chín mềm.
  • Thêm nấm đã xào và đậu hũ non cắt nhỏ cho vào nồi.
  • Thêm 1/2 gói gia vị khô còn lại và thêm 1 gói gia vị khô của gói mì mới.
Nấu mì:
  • Khi nước dùng sôi, lần lượt cho mì vào chần (trụng) cho mềm, sau đó vớt ra cho vào tô.
  • Hâm nước súp Miso rau nấm lại rồi đổ vào tô mì là có thể dùng được.

3. Mì trộn rau muống thịt băm

Thành phần (khẩu phần: 1 người):
  • Mì tôm: 1 gói;
  • Thịt heo băm: 300g;
  • Rau muống: 50g;
  • Chanh: 1 trái;
  • Đường cỏ ngọt stevia: 1 muỗng cà phê;
  • Hành tây: 1 củ;
  • Hành phi: 1 muỗng cà phê;
  • Hạt nêm: 1 muỗng cà phê;
  • Nước mắm: 1 muỗng cà phê;
  • Tiêu: 1/2 muỗng cà phê;
  • Dầu ô-liu: 1 muỗng canh.
Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Thịt heo băm: Cho vào chén, thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1/2 muỗng cà phê tiêu, trộn đều cho thấm gia vị.
  • Rau muống: Rửa sạch, cắt khúc ngắn.
  • Hành tây: Bóc vỏ, cắt mỏng.
Xào thịt: Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào, đợi nóng rồi cho thịt heo băm vào xào chín. Sau đó, vớt ra để ráo. Nấu mì và trộn:
  • Luộc mì tôm 5 phút trong nước sôi, xả nước lạnh và để ráo.
  • Cho 1 muỗng cà phê đường cỏ ngọt stevia, vắt 1/2 trái chanh lấy nước cốt, thêm 1 muỗng cà phê nước mắm, trộn đều.
  • Thêm rau muống, hành tây, thịt heo băm và hành phi vào, trộn đều.
  • Bày món mì trộn ra đĩa và dùng ngay khi còn nóng.
Mì gói xào rau muống là món ăn quốc dân, được nhiều người ưa thích

4. Mì gói nấu nấm

Thành phần (khẩu phần: 2 người):
  • Mì tôm (lấy từ gói mì ramen kiểu Nhật): 2 gói;
  • Trứng gà: 2 quả;
  • Nấm kim châm: 100g;
  • Măng tươi: 60g;
  • Nấm hương: 50g;
  • Giấm: 30 ml;
  • Bột khoai tây: 6g;
  • Dầu mè: 10 ml;
  • Tiêu: 2g;
  • Hành lá: 2 - 5 lá.
Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Đập trứng vào bát và đánh tan.
  • Nấm kim châm: Cắt bỏ gốc rồi cắt nấm làm đôi.
  • Nấm hương: Cắt bỏ gốc và thái lát.
  • Măng: Rửa sạch và thái sợi.
  • Hành lá: Rửa sạch và thái nhỏ.
Pha sốt nấu mì: Pha 120 ml nước lọc vào bát cùng với toàn bộ súp từ gói mì ramen, thêm dấm đen, tinh bột khoai tây, dầu mè và hạt tiêu. Khuấy đến khi sốt sệt lại. Nấu mì và nấm:
  • Cho 700 ml nước lọc vào nồi đun sôi, thêm mì, nấm kim châm và măng vào đun trong khoảng 3 phút.
  • Sau khi đun mì được 3 phút thì cho hỗn hợp gia vị vào đun sôi thêm 3 phút nữa.
  • Trong lúc nấu mì, cho toàn bộ phần nước sốt đã chuẩn bị bên trên vào nồi và khuấy đều.
Thêm trứng và hoàn thiện món ăn:
  • Cho trứng đã đánh tan từ từ vào nồi mì, đun cho đến khi trứng chín.
  • Lấy mì ra tô và rắc một ít hành lá thái nhỏ lên trên.

5. Mì xào bò rau củ

Thành phần (khẩu phần: 4 người):
  • Mì ăn liền: 4 gói;
  • Dầu ô-liu: 1 muỗng canh;
  • Thịt bò: 250g;
  • Bông cải xanh: 180g;
  • Cà rốt: 2 củ;
  • Nấm rơm: 100g;
  • Dầu hào: 3 muỗng canh;
  • Gừng băm: 1 muỗng canh;
  • Đường cỏ ngọt stevia: 1 muỗng cà phê;
  • Tỏi băm: 1 muỗng cà phê;
  • Dầu mè: 1 muỗng cà phê;
  • Tiêu: 1/4 muỗng cà phê;
  • Ớt băm: 1/4 muỗng cà phê.
Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Mì ăn liền: Cho mì vào nước đun sôi khoảng 3 - 5 phút, sau đó vớt ra, xả qua nước lạnh, trộn đều với ít dầu để mì không dính.
  • Nấm: Rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Cà rốt: Gọt vỏ, cắt nhỏ.
  • Bông cải xanh: Tách nhỏ.
  • Thịt bò: Rửa sạch, để ráo, thái lát mỏng vừa ăn.
Chuẩn bị nước sốt: Trộn đều nước tương, dầu hào, gừng, tỏi, đường cỏ ngọt stevia, tiêu và dầu mè. Xào nguyên liệu:
  • Đun nóng dầu ô-liu trên chảo, cho thịt bò vào xào khoảng 3 - 5 phút cho chín tới.
  • Thêm nấm, bông cải xanh và cà rốt vào xào chung cho đến khi rau củ mềm và chín tới.
  • Cho hỗn hợp nước sốt đã pha vào chảo, trộn đều.
  • Thêm mì đã luộc vào chảo, trộn đều với các nguyên liệu khác. Nêm nếm lại cho vừa ăn.
  • Múc mì xào ra đĩa, trang trí thêm ít rau thơm nếu thích.
Thịt bò cùng rau củ cung cấp nhiều vitamin nhóm B và chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh tiểu đường
Xem thêm:
  • Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì - Kèm chỉ số GI, GL
  • Thực đơn cho người tiểu đường 7 ngày khoa học và đủ chất
  • 23+ món ăn cho người tiểu đường ổn định đường huyết, ngon dễ
  • Tiểu đường ăn xôi được không? Những điều cần lưu ý gì khi ăn

Những loại thực phẩm thay mì ăn liền cho người bị tiểu đường

Tiểu đường ăn mì tôm được không ? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, thay vì tập trung ăn mì tôm một cách quá mức, người bệnh có thể cân nhắc thay thế mì tôm bằng các loại mì có tải lượng đường thấp hơn để hỗ trợ kiểm soát đường huyết, điển hình như:

1. Mì nưa

Mì nưa, hay còn gọi là mì shirataki, được làm từ bột củ khoai nưa (konjac). Chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) của mì nưa là rất thấp, gần như bằng 0. Do đó, tiêu thụ mì nưa gần như không có khả năng làm tăng đường huyết, an toàn cho người bệnh tiểu đường.Ngoài ra, mì nưa còn chứa chất xơ glucomannan. Đây là dưỡng chất có khả năng hỗ trợ điều hòa đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường bằng cách làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, đồng thời hỗ trợ làm giảm cảm giác đói / thèm ăn thường gặp ở người bệnh tiểu đường.

2. Mì tảo bẹ

Mì tảo bẹ được làm từ chiết xuất của lá tảo bẹ, một loại rong biển lớn. Mì tảo bẹ có đặc điểm nổi bật là không chứa gluten, ít carbohydrate và rất ít calo.Cụ thể, loại mì này chỉ chứa khoảng 1g carbohydrate / 100g mì. Do đó, chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) của loại mì này gần như bằng 0. Nói cách khác, tiêu thụ loại mì này không có khả năng gây tăng đột ngột đường huyết, phù hợp với người bệnh tiểu đường.

3. Mì ống nguyên hạt

Mì ống nguyên hạt có tải lượng đường (GL) bằng 10, tức thấp hơn GL của mì tôm khoảng 3 lần. Điều này cho thấy, trên cùng khối lượng tiêu thụ, thay thế mì tôm bằng mì ống nguyên hạt giúp hạ thấp nồng độ glucose máu sau bữa ăn xuống thêm 65 - 67%, tốt cho người bệnh tiểu đường.
Mì ống nguyên hạt sở hữu màu nâu đặc trưng của bột mì nguyên cám

4. Mì udon

Chỉ số đường huyết (GI) của mì udon bằng 62, cao hơn một chút so với mì tôm, nhưng tải lượng đường huyết (GL) của chúng lại thấp hơn mì tôm 3 lần.Điều này có nghĩa rằng trên cùng khối lượng tiêu thụ, thay thế mì tôm bằng mì udon làm tăng hiệu quả cải thiện đường huyết lên 300%.Do đó, mì udon chính là lựa chọn dinh dưỡng phù hợp để thay thế mì tôm trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường.

5. Bí sợi mì

Bí sợi mì (spaghetti squash) là một loại bí đặc biệt, khi nấu chín, phần thịt của chúng sẽ tách ra thành các sợi mỏng giống như mì Ý (spaghetti). Đây là một lựa chọn thay thế lý tưởng cho mì tôm truyền thống vì chúng chứa ít calo, ít carbohydrate và giàu chất xơ.Bí sợi mì có tải lượng đường (GL) bằng 2.76, tức thấp hơn GL của mì tôm từ 10 - 11 lần. Do đó, trên cùng khối lượng tiêu thụ, thay thế mì tôm bằng bí sợi mì giúp cải thiện đáng kể nồng độ đường huyết sau bữa ăn, phù hợp cho người bệnh tiểu đường.Trên đây là những thông tin hữu ích về vấn đề tác động của việc tiêu thụ mì tôm đối với sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Trên thực tế, việc ăn mì tôm đối với người tiểu đường cần được xem xét cẩn thận.Mặc dù mì tôm có thể là món ăn nhanh và tiện lợi, nhưng nếu không biết cách kiểm soát khối lượng khẩu phần, loại mì này vẫn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe.Trên thực tế, để tìm ra lời giải phù hợp cho câu hỏi tiểu đường ăn mì tôm được không ?, người bệnh rất cần sự hỗ trợ chuyên sâu từ bác sĩ. Để được tư vấn về cách tích hợp mì tôm vào khẩu phần ăn sao cho cân đối, bạn có thể đặt lịch hẹn với các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng bằng cách gọi đến số https://m.me/fit.vn.je . Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Đăng ký nhận tin

Lưu ý: các sản phẩm trên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

© Bản quyền thuộc về Vay.Vn.Je Thiết kế bởi Web.Vn.Je 2021
Super store
Super store