[tintuc]Một trong những câu hỏi được nhiều người bệnh đái tháo đường quan tâm chính là tiểu đường ăn khế ngọt được không . Bởi lẽ, đối với người bệnh tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm vừa bổ dưỡng, vừa không có nguy cơ khiến đường huyết tăng cao là điều vô cùng quan trọng. Vậy, người tiểu đường có ăn được khế ngọt không? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm kiếm lời giải đáp ngay trong bài viết sau.

Tiểu đường ăn khế ngọt được không, khế chua thì sao?Người bệnh tiểu đường ăn khế được không?

Chỉ số đường huyết và tải lượng đường của khế

Để tìm ra lời giải đáp xác đáng cho thắc mắc tiểu đường ăn khế ngọt được không , bạn cần hiểu rõ về chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) của loại quả này.Trên thực tế, khế có vị chua hay ngọt là còn tùy vào giống và mức độ chín. Khế càng chín thì chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) càng cao, trong khi khế chua (chưa chín) thì ngược lại.
Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
37.5 - 51.5 3 - 4
Trong đó:
  • Chỉ số đường huyết (GI): Cho biết tốc độ làm tăng đường huyết của khế so với việc dung nạp đường glucose nguyên chất (GI bằng 100). Thực phẩm có GI nhỏ hơn 55 làm tăng đường huyết chậm, GI lớn 70 làm tăng đường huyết đột ngột (nhanh).
  • Tải lượng đường (GL): Cho biết mức độ làm tăng đường huyết sau 2 giờ ăn khế. Thực phẩm có GL nhỏ hơn 10 ít làm tăng đường huyết (tăng ở mức thấp), trong khi GL lớn 20 làm tăng đường huyết mạnh (tăng cao).
Như vậy, khế là thực phẩm có cả chỉ số GI và GL đều nằm ở mức thấp. Vậy, người bệnhtiểu đường có ăn được khế ngọt không? Ăn khế chua được không?

Tiểu đường ăn khế ngọt được không?

Người bệnh tiểu đường ĐƯỢC ĂN khế, bao gồm cả khế ngọt và khế chua. Nguyên nhân là bởi vì khế, dù là loại còn sống (chua) hay đã chín (ngọt), đều sở hữu mức đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) nằm ở mức thấp (GI nằm dưới mức 55, còn GL nằm dưới mức 5).Điều này có nghĩa là khi được tiêu thụ ở một lượng vừa phải, khế không có rủi ro làm đường huyết tăng cao, an toàn cho người bệnh tiểu đường.
Tiểu đường ăn khế ngọt được không?Người bệnh tiểu đường được ăn khế bởi chúng sở hữu chỉ số GI và GL nằm ở mức thấp

Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu khế?

Xét về mức độ làm tăng đường huyết, người bệnh tiểu đường có thể được ăn từ 500 - 650g khế / lần mà không cần phải lo sợ nguy cơ bị tăng cao đường huyết.Tuy nhiên, việc tiêu thụ khế quá mức (trên 200g / lần đối với khế ngọt hoặc trên 100g / lần đối với khế chua) có thể làm tăng nguy cơ gây đau xót dạ dày, ợ chua, trào ngược thực quản, khó tiêu và tiêu chảy.Nguyên nhân là bởi khế chứa nhiều axit oxalic - hợp chất hữu cơ khiến khế có vị chua đặc trưng. Tiêu thụ nhiều khế khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng cao, kích thích niêm mạc dạ dày và thúc đẩy các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nêu trên khởi phát.Tóm lại, việc đưa ra quyết định tiểu đường ăn khế ngọt được không cũng phụ thuộc nhiều vào khối lượng khẩu phần ăn. Chuyên gia cho biết, người bệnh tiểu đường không nên tiêu thụ nhiều hơn 200g khế ngọt hoặc 100g khế chua trong mỗi cữ ăn. Điều này vừa giúp đảm bảo đường huyết được duy trì trong ngưỡng an toàn, vừa góp phần bảo vệ sức khỏe tiêu hóa. Lưu ý:
  • Giới hạn tiêu thụ khế nêu trên chỉ nên được áp dụng trong trường hợp người bệnh ăn loại quả này như một nguồn carbohydrate duy nhất trong vòng 2 giờ gần nhất (tình từ thời điểm ăn khế trở về trước).
  • Nếu ăn khế như một món tráng miệng sau bữa chính, người bệnh cần giới hạn lại khối lượng khế để bảo vệ an toàn cho mức đường huyết.

Khế có tốt cho người tiểu đường không?

Ngoài việc sở hữu các thông số đường huyết nằm ở mức thấp, khế còn chứa nhiều dưỡng chất TỐT cho người bệnh tiểu đường, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều hòa đường huyết.Nghiên cứucho thấy, hai hợp chất trong khế có khả năng hỗ trợ cải thiện mức glucose máu chính là:
  • 2‐dodecyl‐6‐methoxycyclohexa‐2,5‐diene‐1,4‐dione (DMDM): Đượcchứng minhgóp phần làm ổn định mức glucose máu bằng cách tăng cường chức năng tổng hợp insulin (hóc-môn hạ đường huyết) ở tuyến tụy.
  • Chất xơ:
    • Chiếm 2.8% khối lượng của khế. Tỷ trọng này cao hơn nhiều so với hàm lượng xơ chứa trong hầu hết các loại trái cây phổ biến hiện nay, điển hình như chuối (2.6%), táo (2.4%), bưởi (1%), nho (0.9%),…
    • Chất xơ vai trò làm chậm quá trình hấp thụ đường ở ruột, từ đó hạn chế tình trạng tăng glucose máu một cách đột ngột. Nhờ hàm lượng xơ cao, khế là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường, giúp bạn trả lời câu hỏitiểu đường có ăn được khế ngọt không.
Tóm lại, người bệnh tiểu đường ăn khế ngọt được không chỉ bởi chúng sở hữu chỉ số đường huyết và tải lượng đường thấp, mà còn nhờ vào sự góp mặt của hàm lượng cao chất xơ và dưỡng chất DMDM.
Khế có tốt cho người tiểu đường không?Khế chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho quá trình kiểm soát đường huyết

Tiểu đường ăn nhiều khế có an toàn không?

Tiểu đường ăn nhiều khế là KHÔNG AN TOÀN bởi việc làm này có thể gây:
  • Tăng đường huyết:
    • Đường chiếm khoảng 4% trọng lượng của khế. Vì có chứa một lượng đường tự nhiên nhất định nên việc ăn nhiều khế có thể làm tăng nhanh đường huyết sau khi ăn, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.
    • Đối với người bệnh tiểu đường, việc đường huyết thường xuyên tăng cao có thể thúc đẩy các biến chứng khác khởi phát, chẳng hạn như bệnh tim mạch, suy thận, gan nhiễm mỡ, rối loạn mỡ máu, tổn thương võng mạc và thần kinh ngoại biên,…
  • Tăng nguy cơ mắc sỏi thận: Khế chứa nhiều axit oxalic, đặc biệt là khế chua. Ăn quá nhiều khế có thể làm tăng nguy cơ hình thành tinh thể oxalate (muối của axit oxalic) trong ống thận, gây bệnh sỏi thận. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho người đã có vấn đề về thận từ trước.
  • Tăng cân và biến chứng khác: Ăn nhiều khế, đặc biệt là khế ngọt, khiến cơ thể hấp thụ dư thừa calo, góp phần gây tăng cân, dẫn đến thừa cân hoặc béo phì. Điều này làm tăng nguy cơ khởi phát các biến chứng tiểu đường khác như rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, suy thận,…
Tóm lại, người bệnh tiểu đường ăn khế ngọt được không ? Câu trả lời là được. Song, chỉ nên tiêu thụ chúng ở lượng vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cách ăn khế ngọt tốt hơn cho người bệnh tiểu đường

Để việc ăn khế thực sự đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, người bệnh tiểu đường cần chú ý đến những nguyên tắc dinh dưỡng sau:
  • Kết hợp khế cùng với thực phẩm giàu chất xơ, protein và chất béo lành mạnh: Ăn khế cùng rau xanh, thịt nạc, cá, tôm, cua, mực, các loại đậu, hạt và dầu thực vật,…. giúp làm chậm quá trình hấp thu đường đến từ khế;
  • Cách chọn khế tối ưu: Chọn khế ngọt chín vừa, có màu vàng đều, không quá mềm hoặc quá xanh;
  • Cách chế biến: Món ăn từ khế thường có vị chua. Để điều vị, cần sử dụng đường ăn kiêng không chứa calo thay thế cho đường kính trắng. Điều này giúp tránh được nguy cơ làm tăng đường huyết;
  • Cách ăn khế: Ưu tiên ăn khế tươi để giữ nguyên chất xơ và vitamin, hạn chế ăn khế sấy khô, khế làm mứt hoặc làm thành syrup;
  • Lưu ý khi dùng gia vị: Khi ăn khế tươi, nên hạn chế chấm muối và đường để tránh làm tăng huyết áp và đường huyết sau khi tiêu thụ, bởi đây là hai yếu tố nguy cơ hàng đầu có thể góp phần thúc đẩy bệnh tim mạch tiến triển;
  • Kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi ăn khế ngọt: Giúp theo dõi cách mà cơ thể phản ứng với việc ăn khế, từ đó có biện pháp điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp.
Cách ăn khế ngọt tốt hơn cho người bệnh tiểu đườngKiểm tra đường huyết tại nhà giúp bạn đánh giá được mức độ làm tăng đường huyết sau khi ăn khế

Gợi ý một số món ăn từ khế ngon và tốt cho người bị tiểu đường

Khế là một loại trái cây nhiệt đới giàu dinh dưỡng, không chỉ có nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn được sử dụng đa dạng trong ẩm thực Việt Nam, từ các món canh, món hấp, gỏi (nộm),… đến các món tráng miệng và nước giải khát.Người bệnh tiểu đường ăn khế ngọt được không ? Câu trả lời là được. Dưới đây là công thức nấu một số món ăn ngon từ khế, tốt cho người bệnh tiểu đường:

1. Canh chua cá lóc nấu khế

Thành phần:
  • Cá lóc: 400g;
  • Khế: 250g;
  • Cà chua: 80g;
  • Bắp chuối: 10g;
  • Ngò gai: 10g;
  • Hành lá: 5g;
  • Hạt nêm: 45g;
  • Nước mắm: 3 muỗng canh;
  • Đường cỏ ngọt stevia: 45g;
  • Tiêu: 3g;
  • Dầu ăn: 15 - 20 ml đủ để chiên và xào.
Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị cá lóc:
  • Cá lóc làm sạch, cắt thành khúc ngắn vừa ăn.
  • Ướp cá lóc với 1 muỗng canh nước mắm, 15g hạt nêm, 15g đường cỏ ngọt stevia, 3g tiêu, để thấm gia vị trong 15 phút.
Chiên cá lóc:
  • Đun nóng chảo với 1 ít dầu ăn.
  • Chiên cá lóc cho đến khi vàng đều hai mặt, sau đó vớt ra để ráo dầu.
Chuẩn bị nấu canh chua:
  • Đun nóng nồi với một ít dầu ăn, phi thơm hành tím.
  • Thêm cà chua cắt múi cau vào xào chín mềm.
  • Cho cá lóc đã chiên vào nồi, thêm nước ép khế và 1.2 lít nước lọc, đun sôi.
Nấu canh chua:
  • Khi nước sôi, thêm 2 muỗng canh nước mắm, 30g hạt nêm, 30g đường cỏ ngọt stevia, khuấy đều cho vừa miệng.
  • Thêm bắp chuối và cà chua, đun sôi lại.
  • Cuối cùng, thêm khế cắt lát vào nồi, nấu sôi lại thì tắt bếp.
Canh chua cá lóc nấu khế cho người bệnh tiểu đườngCanh chua cá lóc nấu khế có nước dùng chua ngọt tự nhiên, kích thích vị giác

2. Gỏi bò bóp khế

Thành phần:
  • Thịt bò: 150g;
  • Khế: 4 trái;
  • Chuối chát: 1 trái;
  • Hành tây: 1 củ;
  • Đậu phộng: 100g;
  • Hành phi: 30g;
  • Ớt: 4 trái;
  • Tỏi: 3 tép;
  • Đường cỏ ngọt stevia: 1 muỗng canh;
  • Nước mắm: 2 muỗng canh;
  • Rau thơm: 20g;
  • Nước: 50 ml;
  • Chanh: 1 trái.
Hướng dẫn thực hiện: Sơ chế nguyên liệu:
  • Thịt bò: Cho thịt bò vào chảo nóng, đảo đều cho thịt bò tái (không làm chín quá sẽ bị dai), sau đó cho ra đĩa.
  • Rau thơm: Cắt nhỏ.
  • Hành tây: Bóc vỏ, cắt khoanh tròn.
  • Khế và chuối: Xắt lát mỏng vừa ăn.
  • Đậu phộng: Rang và bóc vỏ.
Làm nước mắm trộn gỏi:
  • Tỏi: Đập dập, băm nhuyễn.
  • Ớt: Băm nhuyễn.
  • Cho tỏi và ớt băm vào chén, thêm 1 muỗng canh đường cỏ ngọt stevia, 50 ml nước ấm, 2 muỗng canh nước mắm, và vắt chanh. Khuấy đều cho tan đường, nếm vừa ăn và điều chỉnh gia vị theo khẩu vị.
Trộn gỏi: Cho tất cả nguyên liệu vào thau, thêm 1 ít khế để trang trí. Rưới nước mắm trộn đều lên các nguyên liệu. Hoàn thành và thưởng thức:
  • Múc gỏi ra đĩa, xếp khế xung quanh để trang trí tùy ý.
  • Gỏi bò bóp khế ngon hơn khi ăn kèm bánh phồng tôm.

3. Canh bắp bò nấu khế

Thành phần:
  • Bắp bò: 300g;
  • Khế: 2 trái;
  • Hành lá: 100g
  • Muối: 1 muỗng cà phê;
  • Hạt nêm tự nhiên vị rau củ: 1 muỗng cà phê;
  • Đường cỏ ngọt stevia: 1/2 muỗng cà phê.
Hướng dẫn thực hiện: Sơ chế nguyên liệu:
  • Bắp bò rửa sạch, để ráo nước, cắt thành từng miếng vừa ăn.
  • Khế rửa sạch, cắt bỏ diềm, cắt lát khế thành hình ngôi sao.
  • Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
Nấu bắp bò: Cho bắp bò vào nồi cùng 500 ml nước, đun sôi trong khoảng 5 - 10 phút cho thịt chín mềm. Nấu canh với khế:
  • Thêm khế vào nồi, nêm gia vị 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê đường cỏ ngọt stevia cho vừa ăn.
  • Nấu thêm 5 phút cho các nguyên liệu thấm gia vị.
Hoàn thiện món canh:
  • Tắt bếp, thêm hành lá vào nồi, khuấy đều.
  • Múc canh ra tô và dùng nóng với cơm.
Canh bắp bò nấu khế vừa giàu protein, vừa giàu chất xơ, hỗ trợ điều hòa đường huyết hiệu quả

4. Nộm khế tôm thịt

Thành phần:
  • Tôm tươi: 300g;
  • Thịt ba chỉ: 200g;
  • Dưa leo: 1 trái;
  • Muối: 1/2 muỗng cà phê;
  • Đường cỏ ngọt stevia: 2 muỗng canh;
  • Nước mắm: 2 muỗng canh;
  • Ớt băm: 1 muỗng cà phê;
  • Húng quế: 10g;
  • Khế: 1 trái;
  • Tỏi băm: 1 muỗng cà phê.
Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Thịt ba chỉ: Rửa sạch, cho vào nồi, luộc chín, để nguội và cắt nhỏ.
  • Húng quế: Rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Tôm: Rửa sạch, bỏ râu, luộc chín và vớt ra đĩa.
  • Khế: Rửa sạch, bỏ diềm, cắt lát mỏng.
  • Dưa leo: Rửa sạch, bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ.
  • Trộn dưa leo với 1/2 muỗng cà phê muối, để khoảng 15 phút sau đó vắt ráo nước.
Pha nước mắm trộn gỏi: Trộn đều 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường cỏ ngọt stevia, 2 muỗng canh nước lọc, tỏi băm, ớt băm. Trộn gỏi (nộm):
  • Trộn khế, dưa leo, thịt ba chỉ, tôm và húng quế vào âu sạch.
  • Thêm nước mắm vừa pha, trộn đều các nguyên liệu.
  • Bày các nguyên liệu ra đĩa và trang trí đẹp mắt.

5. Cá hấp khế

Thành phần:
  • Cá điêu hồng: 1 con;
  • Cà chua: 2 trái;
  • Khế: 1 trái;
  • Gừng: 1 củ;
  • Hành tây: 1 củ;
  • Hành lá: 2 nhánh;
  • Rau răm: 10g;
  • Muối: 1/3 muỗng cà phê;
  • Tiêu: 1/3 muỗng cà phê;
  • Hạt nêm: 2 muỗng cà phê.
Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Rửa sạch cà chua, cắt thành múi cau.
  • Bóc vỏ hành tây, cắt miếng.
  • Rửa sạch gừng, gọt vỏ, xắt lát.
  • Rửa sạch khế, xắt thành lát dày.
Ướp cá:
  • Ướp cá với 1/3 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm và 1/3 muỗng cà phê tiêu trong khoảng 5 phút để cá ngấm gia vị, giữ vị tươi và ngọt.
  • Xếp cá vào bát, sau đó xếp cà chua, khế, hành tây và gừng lên trên cá.
  • Cho nồi nước lên bếp, đun sôi. Đặt bát cá vào nồi nước, đậy nắp và hấp trong khoảng 10 phút đến khi cá chín,
  • Khi cá chín, thêm rau răm và hành lá lên trên, đậy nắp để yên 2 - 3 phút rồi lấy cá ra và thưởng thức.
Cá hấp khế là món ăn thanh đạm, sử dụng ít gia vị nên tốt cho sức khỏe
Xem thêm:
  • Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?
  • Thực đơn cho người tiểu đường 7 ngày khoa học
  • Món ăn cho người tiểu đường ổn định đường huyết, ngon dễ
  • Tiểu đường ăn bưởi được không?

Những loại hoa quả thay thế khế ngọt cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn khế ngọt được không ? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, để cơ thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe hơn, người bệnh cần đa dạng hóa khẩu phần ăn bằng các loại hoa quả sau thay vì chỉ tập trung ăn khế:

1. Bưởi

Bưởi là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho khế trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường bởi vì tải lượng đường (GL) của bưởi là 3, tương đương với khế (3-4). Điều này có nghĩa là ăn bưởi (ở lượng vừa phải) ít có nguy cơ làm tăng đường huyết.Ngoài ra, bưởi còn chứa naringenin, một hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoids có khả năng cải thiện độ nhạy insulin và giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến tiểu đường, điển hình như bệnh tim mạch hoặc bệnh thận.

2. Việt quất

Việt quất là một lựa chọn dinh dưỡng lý tưởng cho người bệnh tiểu đường bởi chúng sở hữu tải lượng đường (GL) bằng 5.1, tức thuộc nhóm thực phẩm có GL thấp, ít có nguy cơ làm tăng cao đường huyết sau khi ăn.Mặt khác, việt quất còn giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là anthocyanins, có khả năng cải thiện độ nhạy insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh tiểu đường.

3. Ổi

Ổi sở hữu tải lượng đường (GL) nằm trong khoảng từ 1 - 2, trong khi khế có GL bằng 3 - 4. Điều này có nghĩa là trên cùng khối lượng tiêu thụ, việc ăn ổi có thể làm đường huyết giảm từ 1.5 - 4 lần so với khi ăn khế.Không những thế, trong ổi còn chứa hàm lượng vitamin C cao hơn khế từ 6 - 7 lần. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, đượcchứng minhcó khả năng cải thiện tình trạng kháng insulin ở tế bào, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến tiểu đường.Với những lợi ích sức khỏe nêu trên, việc thay thế khế bằng ổi là lựa chọn dinh dưỡng đáng cân nhắc, tốt cho người bệnh tiểu đường.
Ổi chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 6 - 7 lần khế

4. Mận Hà Nội

Mận Hà Nội là một lựa chọn thay thế khế thích hợp cho người bệnh tiểu đường, bởi chúng có tải lượng đường (GL) khoảng 3.9, tương đương với khế (3 - 4). Điều này có nghĩa là ăn mận ở lượng vừa phải sẽ làm tăng đường huyết không đáng kể, an toàn cho người bệnh tiểu đường.Bên cạnh đó, mận Hà Nội cũng một lượng đáng kể chất xơ (1.4 - 2g / 100g). Hàm lượng chất xơ cao trong bưởi giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, từ đó ổn định mức đường huyết sau bữa ăn.

5. Nho

Tuy nho sở hữu tải lượng đường (GL) khoảng 5.5, cao hơn một chút so với khế (3 - 4), nhưng chúng lại chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn kế, đặc biệt là resveratrol.Resveratrol đượcchứng minhkhông chỉ có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách làm giảm tình trạng kháng insulin, mà còn có thể ức chế tình trạng viêm mãn tính, cải thiện thành phần lipid máu và làm giảm chứng tăng huyết áp do tiểu đường.Vì vậy, việc thay thế khế bằng nho trong chế độ ăn hàng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn cho người bệnh tiểu đường.Trên đây là những thông tin quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về tác động của khế đối với mức đường huyết. Nhìn chung, khế là một thực phẩm an toàn đối với người bệnh tiểu đường, nhưng điều quan trọng là cần kiểm soát khối lượng khẩu phần ăn, tránh ăn khế quá nhiều, đặc biệt là khi bụng đói.Như vậy, câu hỏi tiểu đường ăn khế ngọt được không đã có lời giải đáp xác đáng. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn nhiều quan ngại xoay quanh việc bổ sung khế vào chế độ ăn hàng ngày, hãy cân nhắc gọi đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để được các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tư vấn chi tiết. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Administrator | tháng 8 05, 2024 | |

Trở về trang chủ

Không có nhận xét nào: