[tintuc] Mang thai là một giai đoạn quan trọng cần sự chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng. Việc hiểu rõ về các thực phẩm dễ gây sảy thai là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vậy, ăn gì dễ bị sảy thai? Danh sách các thực phẩm gây sảy thai bao gồm những món nào? Tất cả sẽ được Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng giải đáp ngay trong bài viết sau.
Đâu là thực phẩm dễ gây sảy thai mà mẹ bầu cần tránh tiêu thụ?
Sảy thai là tình trạng mất thai tự nhiên trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Nguyên nhân của sảy thai có thể rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về nhiễm sắc thể, bệnh lý của mẹ và yếu tố môi trường.Dinh dưỡng cũng có thể góp phần vào nguy cơ sảy thai, đặc biệt là thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như folate, sắt, canxi và vitamin D. Ngoài ra, việc tiêu thụ thực phẩm thiếu cân đối hoặc chứa chất độc cũng có thể gây sảy thai. Vì vậy, việc chọn lọc thực phẩm an toàn để tiêu thụ trong thai kỳ là điều rất quan trọng đối với mẹ bầu.16 thực phẩm dễ gây sảy thai: Tiềm ẩn rủi ro cần lưu ý
Trên thực tế, gần như không có bất kỳ thực phẩm thông dụng nào có thể gây sảy thai một cách trực tiếp (ngay lập tức).Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số ít thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ sảy thai thông qua nhiều tác động gián tiếp, như gây co thắt tử cung, ngộ độc hoặc làm nhiễm trùng máu, đặc biệt là khi tiêu thụ quá mức.Dưới đây là danh sách 16 loại thực phẩm tiềm ẩn rủi ro gây sảy thai (sau đây được gọi tắt là thực phẩm dễ gây sảy thai ) mà mẹ bầu cần sớm nhận biết để hạn chế hoặc tránh tiêu thụ trong thai kỳ:1. Cá, thịt và trứng sống
Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đó chính là ăn cá, thịt và trứng sống. Bởi lẽ, nhóm thực phẩm này có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, Campylobacter, E. coli, cũng như ký sinh trùng Toxoplasma gondii.Tất cả đều là những tác nhân có thể gây ngộ độc thực phẩm, dẫn đến tình trạng đau đầu, chóng mặt, sốt cao, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng điện giải và mất nước.Tình trạng nhiễm trùng nặng có thể gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương, kích thích co bóp tử cung và dẫn đến biến chứng sảy thai. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn các thực phẩm này khi đã được nấu chín hoàn toàn.Trứng chưa qua tiệt trùng có thể ẩn chứa vi khuẩn Listeria trên bề mặt
2. Các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng
Sữa và các chế phẩm sữa chưa được tiệt trùng đứng đầu danh sách thực phẩm dễ gây sảy thai vì chúng có thể chứa Listeria monocytogenes, một loại khuẩn gây ra bệnh listeriosis (nhiễm khuẩn listeria).TheoTrung tâm Kiểm soát&Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ(CDC), mẹ bầu có nguy cơ nhiễm phải loại khuẩn này cao hơn gấp 10 lần người bình thường, và các số liệu thống kê cho thấy, có khoảng2 - 8%lượng sữa tươi nguyên chất hiện nay được phát hiện có chứa khuẩn listeria.Khi mắc phải, listeria có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào nhau thai, tiến vào thai nhi và gây nhiễm trùng máu, dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc tử vong sau sinh.Nếu không gây tử vong, Listeria cũng để lại nhiều di chứng vĩnh viễn cho trẻ như gây khuyết tật trí tuệ, liệt, co giật, mù lòa hoặc các vấn đề khác ở não / thận / tim. Vì thế, mẹ bầu nên tránh tiêu thụ các sản phẩm sữa chưa qua tiệt trùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.3. Ăn nhiều gan động vật dễ gây sảy thai
Gan động vật cũng nằm trong danh sách thực phẩm dễ gây sảy thai bởi chúng chứa lượng vitamin A cao vượt ngưỡng các thực phẩm thông thường.Ví dụ, trung bình 100g gan bò có thể chứa đến 5613 mcg vitamin A, nhiều gấp 6.24 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày của người trưởng thành.Hấp thụ quá nhiều vitamin A trong thời gian dài có thể gây độc gan của mẹ, đồng thời gây dị tật cho thai nhi, bao gồm tật nứt đốt sống (cột sống phát triển bất thường), mắt nhỏ / không có mắt, sứt môi, hở hàm ếch, tai biến dạng, dị tật ở chân tay / thận / bộ phận sinh dục / tim / tuyến giáp và xương.Vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu không nên tiêu thụ nhiều hơn 100g gan động vật mỗi tuần.4. Rượu, bia, đồ uống nhiều caffeine
Rượu, bia được xem là thực phẩm dễ gây sảy thai bởi chúng chứa từ 3 - 12% khối lượng là cồn (ethanol). Đây là được xem là một chất kịch độc với thai nhi, có thể dẫn đến Hội chứng rượu bào thai (FASD), tình trạng rối loạn phát triển gây dị tật bẩm sinh, đồng thời gây rối loạn nội tiết tố của mẹ, từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai.Trong khi đó, caffeine, một chất kích thích thần kinh chứa nhiều trong cà phê, sô-cô-la, trà xanh,… có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp của mẹ, tiềm ẩn nguy cơ gây tiền sản giật và dẫn đến biến chứng sảy thai nếu tiêu thụ quá mức (hơn 200 mg caffeine/ngày).Mẹ bầu cần nói “KHÔNG” với việc tiêu thụ thực phẩm chứa cồn trong thai kỳ
5. Thực phẩm chế biến sẵn không thích hợp với bà bầu
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất phụ gia, ví dụ như nitrat / nitrit (E249, E252) - chất bảo quản, bột ngọt (E621) - chất điều vị hoặc tartrazine (E102) - chất tạo màu.Tất cả đều là những chất có thể gây hại cho thai nhi bằng cách ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ (như gây tăng huyết áp, đau đầu, buồn nôn, tăng nguy cơ ung thư,….), từ đó gián tiếp làm tăng nguy cơ sảy thai khi tiêu thụ quá mức.Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn có thể ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn / virus do quy trình bảo quản và vận chuyển không đảm bảo, từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và nhiễm trùng máu.Vì vậy, thay vì tiêu thụ thực phẩm biến sẵn, mẹ bầu nên ưu tiên thực phẩm tươi, tự nấu tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.6. Mang thai hạn chế đồ ăn nhiều đường
Tiêu thụ nhiều đồ ăn nhiều đường, trong suốt một thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu. Phụ nữ bị tiểu đường có nguy cơ sảy thai cao hơn nhiều so với phụ nữ không bị tiểu đường.Nguyên nhân là bởi tình trạng đường huyết liên tục tăng cao do bệnh tiểu đường có thể gây tăng huyết áp, thúc đẩy biến chứng tiền sản giật khởi phát, từ đó dẫn đến sảy thai.7. Dứa
Dứa nằm trong danh sáchnhững món ăn gây sảy thaibởi loại quả này chứa nhiều bromelain, một loại enzyme có thể kích thích tử cung co thắt và dẫn đến sảy thai.Mặt khác, bromelain còn có đặc tính phân giải protein và thúc đẩy sự phân hủy mô, nên việc ăn nhiều dứa có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết bất thường ở mẹ bầu. Do đó, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn dứa, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.8. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh chứa papain, một enzyme có thể hoạt động giống như prostaglandin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể có nhiệm vụ kích thích chuyển dạ. Vì thế, ăn đu đủ xanh quá mức có thể kích thích tử cung co bóp mất kiểm soát, dẫn đến sảy thai.Phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ xanh
9. Phụ nữ mang thai nên thận trọng với các loại thảo mộc, gia vị
Một số thảo mộc như quế, rau răm, thì là, ngò tây và rau ngải cứu có chứa các hợp chất làm tăng nguy cơ sảy thai nếu tiêu thụ quá mức. Cụ thể như sau:- Quế: Chứa cinnamaldehyde - chất có thể gây tổn thương DNA (ít nhất là trên nhữngnghiên cứu ở động vật);
- Rau răm / thì là / ngò tây: Chứa apiol - chất đượcchứng minhcó thể gây xuất huyết nhau thai, và myristicin - chấtđược cho làcó khả năng tác động gây rối loạn nhịp tim của thai nhi;
- Ngải cứu: Chứa thujone - chất đượcchứng minhcó thể làm tăng nguy cơ sảy thai bằng cách gây co giật, suy thận, đau bụng, tê liệt tạm thời, nôn mửa, suy nhược cơ,…
10. Nha đam
Nha đam an toàn cho mẹ bầu khi được dùng ở đường bôi / thoa ngoài da mà không có vết thương hở. Song, khi tiêu thụ qua đường tiêu hóa, hợp chất anthraquinone trong nha đamđược cho làcó thể kích thích tử cung co bóp quá mức, từ đó gây chuyển dạ sớm hoặc nguy hiểm hơn là dẫn đến sảy thai.11. Quả đào
Dù phần thịt quả đào không trực tiếp gây sảy thai, nhưng những phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi hít phải lông trên vỏ quả đào có thể khiến mẹ bầu bị sốc phản vệ, khó thở và giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi.Điều này góp phần tạo ra môi trường không tốt cho sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế, nếu mẹ bầu có tiền sử bị dị ứng với lông quả đào, việc nhanh chóng cập nhật loại quả này vào “danh sách các loại thực phẩm dễ gây sảy thai ” để hạn chế tiêu thụ cũng là điều cần thiết.12. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm chứa nhiều solanine, một chất có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng ở người.Trên cácnghiên cứuở động vật, solanine đã cho thấy nó có thể ức chế sự phát triển của tế bào phôi thai trên cả chuột, gà và lợn, từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai.Mặc dù độc tính của solanine trên phôi thai người vẫn còn chưa được hiểu rõ, nhưng mẹ bầu cũng nên tránh tiêu thụ khoai tây mọc mầm để đảm bảo an toàn tối ưu cho sự phát triển của thai nhi.Mẹ bầu không nên ăn khoai tây khi chúng đã có dấu hiệu mọc mầm
13. Khổ qua
Khổ qua chứa nhiều quinine. Đây cũng là hợp chất giúp khổ qua sở hữu vị đắng đặc trưng.Hấp thụ lượng lớn quinine đượcbáo cáolà có thể gây dị tật bẩm sinh ở dây thần kinh thính giác và thị giác của trẻ, hoặc nặng hơn là có thể gây sảy thai. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế ăn khổ qua trong thai kỳ để tránh các nguy cơ này.14. Rau ngót
Rau ngót chứa papaverin, một hợp chất thuộc nhóm alkaloids có đặc tính làm giãn cơ trơn tử cung, dẫn đến nguy cơ bong nhau thai sớm (sinh non) và làm tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu.Trung bình 100g rau ngót chứa khoảng580mg papaverin. Trong khi đó, các loại thuốc tiêm chống co thắt cơ hiện nay chỉ chứa khoảng 150 mg papaverin. Điều này cho thấy lượng papaverin trong rau ngót cao gấp khoảng 4 lần so với các loại thuốc giãn cơ mạnh nhất.Theo khuyến cáo từDược thư Quốc giacủa Bộ Y tế, mẹ bầu tuyệt đối không nên hấp thụ papaverin từ bất kỳ nguồn nào, trừ khi có sự chỉ định từ bác sĩ.Do đó, mặc dù rau ngót có nhiều lợi ích dinh dưỡng, mẹ bầu cũng nên tránh tiêu thụ loại rau này trong suốt thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.15. Rau chùm ngây
Rau chùm ngây nằm trong danh sách thực phẩm dễ gây sảy thai vì trên các16. Hạn chế ăn rau sống
Một trong những thực phẩm dễ gây sảy thai khác mà mẹ bầu cần cẩn trọng đó chính là rau sống. Bởi lẽ, các loại rau sống có thể chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng như E. coli, Salmonella và Toxoplasma gondii, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và nhiễm trùng máu.Tình trạng nhiễm trùng này có thể gây ra triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, sốt và đau bụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và làm tăng nguy cơ sảy thai.Mặt khác, rau sống còn có thể chứa lượng lớn tồn dư của hóa chất bảo vệ thực vật. Những chất này có thể gây hại cho thai nhi vì chúng làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.Vì thế, mẹ bầu chỉ nên ăn rau đã được rửa sạch, nấu chín kỹ và tránh xa các loại rau sống để bảo vệ sức khỏe thai kỳ.Mẹ bầu không nên tiêu thụ rau sống trong suốt thai kỳ
Một số nguyên nhân gây sảy thai khác
Bên cạnh việc tiêu thụ phải thực phẩm dễ gây sảy thai , vẫn còn một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ sảy thai của mẹ, chẳng hạn như việc:1. Bổ sung dinh dưỡng sai cách
Mẹ bầu cần đáp ứng đủ dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt. Ngược lại, dinh dưỡng không đúng cách có thể tăng nguy cơ sảy thai. Ví dụ:- Ăn quá nhiều làm tăng cân quá mức: Mẹ bầu chỉ nên tăng 10 - 12kg trong thai kỳ. Việc ăn quá nhiều có thể khiến cân nặng tăng mất kiểm soát, gây tiểu đường thai kỳ, từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Thiếu dinh dưỡng: Kiêng khem quá mức dẫn đến thiếu sắt, axit folic, vitamin và khoáng chất. Điều này có thể gây dị tật thai nhi và dẫn đến sảy thai.
- Thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng: Có thể gây rối loạn tiêu hóa và dẫn đến sảy thai vì rối loạn hấp thu dưỡng chất.
- Ăn quá mặn: Gây cao huyết áp, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
2. Vận động không đúng cách
Tập thể dục đều đặn tốt cho sức khỏe mẹ bầu, nhưng phải chọn bài tập phù hợp. Bởi lẽ, vận động quá sức (cường độ cao hoặc trong thời gian dài) đều có thể làm tăng nguy cơ gây sảy thai.Mẹ bầu trong suốt thai kỳ nên tránh tập luyện nặng, đặc biệt là các bài tập tác động đến bụng và lưng dưới. Tốt hơn hết, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng được một kế hoạch vận động an toàn.3. Tự ý dùng thuốc
Tự ý dùng thuốc trong thai kỳ rất nguy hiểm (ví dụ như thuốc kháng viêm chứa steroid hoặc thuốc trị mụn chứa isotretinoin), có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Do đó, mẹ bầu chỉ nên dùng thuốc và bổ sung thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ.Mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng
Một số dấu hiệu sảy thai cần mẹ bầu lưu ý
Một số dấu hiệu sảy thai mà mẹ bầu cần lưu ý tại nhà bao gồm:- Chảy máu âm đạo: Dù chỉ là đốm máu nhỏ, chảy máu âm đạo vẫn có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai quan trọng.
- Dịch âm đạo bất thường: Dịch âm đạo có mùi hôi, màu sắc bất thường (hồng / nâu), kèm theo cục máu đông hoặc có lẫn các mô màu xám,…
- Đau bụng dưới và đau lưng: Đau bụng dưới và đau lưng có thể là dấu hiệu khi tử cung co bóp quá mức, nhằm mục đích đào thải các mô không còn phát triển bình thường nữa ra khỏi âm đạo.
- Chuột rút: Co cơ mất kiểm soát ở tứ chi hoặc tử cung kèm theo chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu dọa sảy thai.
- Mất triệu chứng thai nghén: Mất đột ngột các triệu chứng như buồn nôn và nôn mửa, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, có thể là dấu hiệu thai kỳ chuyển biến xấu.
- Thử thai âm tính: Nếu thử thai trước đó dương tính nhưng sau đó lại âm tính, có thể là dấu hiệu sảy thai.
Những điều cần nhớ để phòng tránh sảy thai sớm
Không có bất kỳ biện pháp nào có thể giúp mẹ bầu phòng tránh sảy thai một cách triệt để. Song, việc tuân thủ theo những gợi ý sau hoàn toàn có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu, cụ thể như sau:- Dinh dưỡng cân đối: Ăn đủ chất, bổ sung các dưỡng chất quan trọng như folate, sắt, canxi, vitamin D… theo chỉ định từ bác sĩ.
- Tránh thực phẩm nguy hiểm: Tránh đồ sống (chưa tiệt trùng), nhiều đường / muối hoặc chứa caffeine / cồn.
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì mức tăng cân hợp lý trong khi mang thai (theo khuyến nghị của bác sĩ) giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, từ đó hạn rủi ro chế sảy thai.
- Vận động hợp lý: Tập thể dục nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh hoặc quá sức trong thời gian dài.
- Không tự ý dùng thuốc: Chỉ dùng thuốc và bổ sung thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thư giãn và giảm stress: Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
- Tránh tiếp xúc hóa chất: Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại và môi trường ô nhiễm (khói thuốc lá, bụi mịn, kim loại nặng,…).
- Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ đủ giấc ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để hỗ trợ duy trì sức khỏe tối ưu cho mẹ và thai nhi.
- Theo dõi sức khỏe định kỳ: Đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề bất thường và có biện pháp xử trí kịp thời.
Khám thai định kỳ và tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ cũng góp phần làm giảm nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu
Trên đây là một số thông tin quan trọng vềnhững thực phẩm gây sảy thaimà mẹ bầu cần lưu tâm. Tóm lại, việc biết sớm các thực phẩm dễ gây sảy thai là điều cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm dễ gây sảy thai , từ đó đưa ra được lựa chọn dinh dưỡng an toàn và đúng đắn. Nếu vẫn còn nhiều lo lắng xoay quanh chủ đềăn gì dễ bị sảy thai, mẹ bầu có thể gọi đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để được các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng giải đáp kịp thời. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!Đánh giá bài viết
Không có nhận xét nào: