[tintuc]Nhiều sản phụ thường tự hỏi có bầu ăn bưởi được không bởi vì đây là loại trái cây phổ biến, mang hương vị hấp dẫn. Bưởi được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng việc bổ sung bưởi vào chế độ ăn thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Liệu bà bầu ăn bưởi được không ? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Mẹ bầu ăn bưởi được không?
Bưởi (pomelo), còn gọi là bưởi ta, là một loại trái cây thuộc họ Cam quýt (Rutaceae), có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Quả bưởi ta có kích thước lớn, vỏ dày, màu xanh hoặc vàng khi chín; bên trong là múi bưởi màu hồng, vàng nhạt hoặc đỏ, thường cho vị ngọt thanh. Vậy, bàbầu có ăn bưởi được không?Giá trị dinh dưỡng của bưởi
Trước khi biết rõ có bầu ăn bưởi được không , sản phụ cần tìm hiểu nhanh về giá trị dinh dưỡng chứa trong loại quả này.Cụ thể, trung bình 100g bưởi cung cấp 38 calo, 9.6 carbohydrates (chất đường bột), 0.8g protein (đạm) và 0.04g chất béo.Bên cạnh đó, loại quả này còn là một nguồn dồi dào vitamin và khoáng chất, chứa đến 12 loại vitamin và khoáng chất khác nhau, bao gồm:Dưỡng chất | Hàm lượng | Mức đáp ứng (%) so với nhu cầu khuyến nghị hàng ngày cho người trưởng thành |
Vitamin B1 | 0.034 mg | 3% |
Vitamin B2 | 0.027 mg | 2% |
Vitamin B3 | 0.22 mg | 1% |
Vitamin B6 | 0.036 mg | 2% |
Vitamin C | 61 mg | 68% |
Đồng | 0.05 mg | 6% |
Sắt | 0.11 mg | 1% |
Magiê | 6 mg | 1% |
Mangan | 0.017 mg | 1% |
Phốt-pho | 17 mg | 1% |
Kali | 216 mg | 5% |
Kẽm | 0.08 mg | 1% |
Bà bầu ăn bưởi được không?
Bà bầu ĐƯỢC ĂN bưởi bởi vì đây là một nguồn dồi dào vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ. Tất cả đều là những dưỡng chất quan trọng, cần thiết để duy trì sức khỏe của sản phụ và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.Không những thế, bưởi còn sở hữu thành phần dinh dưỡng an toàn, tức không hề chứa bất kỳ hợp chất nào có khả năng kích thích tử cung co thắt hoặc làm tăng nguy cơ sảy thai của mẹ bầu. Vì thế, mẹ bầu có thể cân nhắc bổ sung bưởi vào chế độ ăn hàng ngày (trừ trường hợp có chỉ định khác từ bác sĩ).Mẹ bầu được ăn bưởi nhưng cần tiêu thụ đúng cách
Có bầu ăn bưởi có tốt không?
Bưởi là lựa chọn dinh dưỡng TỐT cho mẹ bầu nhờ vào những đặc điểm sau:- Hàm lượng calo thấp: Với chỉ 38 calo trên 100g, bưởi ít có nguy cơ gây tăng cân mất kiểm soát, hỗ trợ mẹ bầu duy trì thể trạng ở mức tối ưu.
- Chứa ít đường: So với hầu hết các loại hoa quả khác, bưởi là loại trái cây chứa ít đường, có độ ngọt vừa phải. Điều này có thể giúp thỏa mãn các cơn thèm đồ ngọt tự nhiên ở mẹ bầu mà không cần phải tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường công nghiệp (mứt, bánh / kẹo, nước ngọt, bánh kem,…), từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Nguồn chất xơ lý tưởng: Bưởi cung cấp 1g chất xơ trên mỗi 100g. Đây là dưỡng chất giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, một vấn đề phổ biến trong thai kỳ.
- Hàm lượng vitamin C cao (61 mg / 100g): Đáp ứng 68% nhu cầu vitamin C hàng ngày của người trưởng thành, giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngừa bệnh thiếu máu và hỗ trợ thai nhi hình thành mô liên kết (collagen) ở xương, da và cơ bắp.
- Chứa chất chống oxy hóa naringenin:
- Là hợp chất đượcchứng minhgiúp cải thiện độ nhạy insulin ở phụ nữ mang thai, hỗ trợ ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ, đồng thời cải thiện tình trạng viêm và căng thẳng oxy hóa ở những sản phụ đã mắc bệnh tiểu đường.
- Ngoài ra, naringenin còn có đặc tính bảo vệ gan, bảo vệ thận, điều hòa miễn dịch, ngừa loãng xương, tốt cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. (2), (3)
Naringenin là chất chống oxy hóa chứa nhiều trái cây thuộc họ Cam quýt, bao gồm cả bưởi
Xem thêm:
- Những loại trái cây tốt cho bà bầu mẹ nên ăn khi mang thai
- Một số loại trái cây dễ gây sảy thai mẹ bầu cần lưu ý
Phụ nữ mang thai ăn bưởi sao cho đúng?
Sau khi đã biết rõ có bầu ăn bưởi được không , điều tiếp theo mà sản phụ cần quan tâm đó là làm thế nào để tiêu thụ bưởi đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi tiêu thụ bưởi mà mẹ bầu cần ghi nhớ:1. Ăn vừa phải
Bưởi chứa nhiều axit citric, đây cũng là hợp chất làm cho bưởi có vị chua đặc trưng. Axit citric có thể gây xót ruột, kích thích tình trạng trào ngược thực quản hoặc rối loạn tiêu hóa nếu tiêu thụ quá mức. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn bưởi một cách vừa phải, không nên ăn thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ bầu trong:- Tam cá nguyệt thứ nhất: Nên ăn khoảng 240g trái cây bao gồm bưởi / ngày.
- Tam cá nguyệt thứ hai: Nên ăn khoảng 320g trái cây bao gồm bưởi / ngày.
- Tam cá nguyệt thứ ba: Nên ăn khoảng 400g trái cây bao gồm bưởi / ngày.
2. Cách ăn bưởi
- Sau bữa chính: Mẹ bầu chỉ nên ăn bưởi sau bữa chính như một món tráng miệng hoặc ăn kèm với các loại thực phẩm khác trong bữa phụ.
- Tránh ăn lúc đói: Không nên ăn bưởi như một nguồn thực phẩm duy nhất khi bụng đói vì có thể gây rối loạn tiêu hóa.
- Ăn nguyên miếng: Nên ăn bưởi nguyên miếng để tận dụng tối đa lợi ích từ chất xơ thay vì ép lấy nước.
3. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Trước khi bổ sung bưởi vào chế độ ăn uống hàng ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết rõbầu có ăn được bưởi không. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt nếu mẹ bầu đang dùng một số loại thuốc hoặc có bệnh lý nền cần kiểm soát.Tóm lại, có bầu ăn bưởi được không đồng nghĩa với việc sản phụ có thể ăn loại quả này một cách tùy ý. Bằng cách tuân thủ theo những gợi ý nêu trên, mẹ bầu có thể an tâm tiêu thụ bưởi một cách an toàn và tối ưu các lợi ích sức khỏe nhận được.Mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung bưởi vào chế độ ăn thai kỳ
Mẹo chọn bưởi ngon và an toàn cho mẹ bầu
Để chọn được quả bưởi thơm ngon, giàu dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý:- Chọn bưởi đúng mùa: Bưởi nên được chọn vào đúng mùa thu hoạch, khi quả chín tự nhiên. Tránh mua bưởi trái mùa, vì có thể đã sử dụng hóa chất bảo quản.
- Kiểm tra vỏ bưởi: Bưởi ngon thường có lớp vỏ căng, không bị nhăn (có vết hằn) hoặc có vết lõm (bầm dập). Vỏ màu vàng sáng hoặc xanh nhạt đều được, miễn là đồng đều và không có các đốm đen hoặc vết thối.
- Cảm nhận trọng lượng: Mẹ nên chọn những quả bưởi nặng đầm tay, cho cảm giác chắc nịch, không quá nhẹ. Bởi lẽ, quả bưởi nặng thường chứa nhiều múi bưởi mọng nước.
- Ngửi mùi hương: Bưởi tươi và ngon thường có mùi thơm đặc trưng, dễ chịu. Nếu không ngửi thấy mùi hoặc có mùi lạ, hãy cân nhắc kỹ trước khi mua.
- Thử độ đàn hồi: Dùng ngón tay ấn nhẹ vào vỏ bưởi, nếu thấy có độ đàn hồi nhẹ, không quá cứng hoặc quá mềm, thì đó là dấu hiệu của quả bưởi ngon.
- Chọn bưởi từ nguồn uy tín: Mua bưởi từ các cửa hàng, siêu thị uy tín hoặc các nguồn cung cấp đáng tin cậy để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không chứa hóa chất độc hại.
Công thức món ngon từ quả bưởi đổi vị cho bà bầu
Có bầu ăn bưởi được không ? Câu trả lời là được. Bưởi không chỉ là một món tráng miệng ngon ngọt, được nhiều người ưa thích, mà còn có thể được chế biến thành nhiều món mặn khác nhau, góp phần đa dạng hóa chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của mẹ bầu.Dưới đây công thức nấu một số món ăn ngon từ bưởi mà mẹ bầu nên tham khảo:1. Gỏi bưởi thịt gà
Thành phần
- Bưởi: 500g;
- Thịt gà: 155g;
- Cà rốt: 85g;
- Hành tây: 85g;
- Dưa leo: 65g;
- Rau muống: 65g;
- Bắp chuối: 55g;
- Ớt sừng trâu: 35g;
- Hành phi: 25g;
- Rau răm: 25g;
- Hành tím: 25g;
- Tỏi: 15g;
- Ớt: 15g;
- Lá chanh: 5g;
- Nước mắm: 8 muỗng canh;
- Đường trắng: 5 muỗng canh.
Hướng dẫn thực hiện
- Chuẩn bị thịt gà: Luộc 500g thịt gà với 1 lít nước, thêm 5g lá chanh và 20g hành tím. Đun nước sôi, sau đó hạ lửa nhỏ và luộc gà trong khoảng 20 phút cho đến khi gà chín. Vớt gà ra, để nguội và xé thành miếng nhỏ.
- Chuẩn bị bưởi và rau củ:
- Bóc vỏ bưởi, tách múi, loại bỏ hạt và xé nhỏ từng múi bưởi.
- Cà rốt và hành tây thái sợi, ngâm hành tây trong nước đá lạnh khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo.
- Dưa leo và rau muống thái sợi, bắp chuối bào mỏng.
- Pha nước trộn gỏi: Pha 8 muỗng canh nước mắm với 5 muỗng canh đường trắng và 2 muỗng canh nước cốt chanh. Khuấy đều cho tan đường, sau đó thêm tỏi băm và ớt băm vào khuấy đều.
- Trộn gỏi:
- Trộn tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị: bưởi, thịt gà, cà rốt, hành tây, dưa leo, rau muống, bắp chuối vào một tô lớn.
- Rưới nước mắm trộn gỏi lên và trộn đều tất cả các nguyên liệu.
- Hoàn thiện và trình bày: Xếp gỏi ra đĩa, rắc hành phi và rau răm lên trên. Trang trí thêm vài lát ớt và lá chanh để món ăn thêm phần hấp dẫn.
Gỏi bưởi thịt gà vừa giàu chất xơ vừa giàu protein, tốt cho mẹ bầu
2. Gỏi bưởi tôm thịt
Thành phần
- Bưởi: 1 trái;
- Tôm tươi: 200g;
- Thịt heo: 150g;
- Rau răm: 25g;
- Đậu phộng: 50g;
- Đường trắng: 1 muỗng canh;
- Chanh: 1 trái;
- Hạt nêm: 1/2 muỗng cà phê;
- Nước mắm: 1 muỗng canh.
Hướng dẫn thực hiện
- Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rửa sạch tôm và luộc chín. Sau đó, bóc vỏ và bỏ chỉ đen.
- Thịt heo rửa sạch, luộc chín rồi cắt lát mỏng.
- Bưởi gọt vỏ, tách múi và bóc bỏ màng. Chia thành từng múi nhỏ và mềm.
- Rau răm rửa sạch, để ráo. Đậu phộng rang vàng, giã nhuyễn.
- Pha nước mắm: Trong một bát nhỏ, trộn đều 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, nước cốt của 1 trái chanh và 1/2 muỗng cà phê hạt nêm. Khuấy đều cho đường tan hoàn toàn.
- Trộn gỏi: Trong một bát lớn, cho tôm, thịt heo, bưởi và rau răm vào. Rưới nước mắm đã pha lên trên, trộn đều nhẹ tay để tất cả nguyên liệu ngấm gia vị.
- Hoàn thiện: Rắc đậu phộng giã nhuyễn lên trên gỏi và thưởng thức ngay.
3. Mì trộn tôm bưởi
Thành phần
- Tôm tươi: 250g;
- Mì vắt: 230g;
- Bưởi: 1 trái;
- Nước ép bưởi: 55 ml;
- Mật ong: 25 ml;
- Dầu mè: 15 ml;
- Nước mắm: 1/2 muỗng cà phê;
- Nước mắm: 35 ml;
- Đậu phộng: 12g.
Hướng dẫn thực hiện
- Chuẩn bị mì: Trụng mì vào nước sôi khoảng 10 - 15 phút cho mì mềm. Sau đó, vớt mì ra để ráo nước.
- Chuẩn bị bưởi: Bưởi gọt vỏ, tách thành từng tép. Trong một cái bát, trộn đều nước ép bưởi, mật ong, dầu mè và nước mắm. Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
- Chuẩn bị tôm: Tôm tươi rửa sạch, luộc chín và bóc vỏ.
- Trộn các nguyên liệu: Trong một cái tô lớn, cho mì, bưởi, tôm, rau mùi và hành phi vào. Rưới hỗn hợp nước sốt đã chuẩn bị lên trên và trộn đều tất cả các nguyên liệu cho thấm gia vị.
- Hoàn thiện: Rắc đậu phộng rang giã nhỏ lên trên và thưởng thức.
Mì trộn tôm bưởi dễ thực hiện, thích hợp dùng làm cữ sáng cho mẹ bầu
4. Thạch bưởi đào
Thành phần
- Bưởi: 1 trái cỡ vừa;
- Lá gelatine: 1 lá;
- Đường trắng: 25g;
- Nước ép bưởi: 20 ml.
Hướng dẫn thực hiện
- Bưởi gọt vỏ, tách múi.
- Ngâm lá gelatine vào nước lạnh khoảng 10 phút cho mềm.
- Trong khi chờ gelatine mềm, hòa tan đường và nước ép bưởi vào 500ml nước lọc.
- Xếp các múi bưởi vào đĩa hoặc khuôn theo hình xoắn ốc.
- Đổ từ từ hỗn hợp gelatine đã hòa tan vào khuôn sao cho ngập toàn bộ phần bưởi vừa sắp xếp.
- Để đĩa thạch vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất 1 giờ cho đến khi thạch đông hoàn toàn. Sau đó, gỡ thạch ra khỏi khuôn và thưởng thức.
5. Salad bơ bưởi
Thành phần
- Trái bơ: 1 - 2 trái;
- Bưởi: 1 trái cỡ vừa;
- Lá xà lách lolo: 1 - 3 lá;
- Rau kinh giới băm nhuyễn: 1 muỗng cà phê (nếu thích);
- Nước cốt chanh: 3 muỗng canh;
- Tỏi băm: 1 - 2 muỗng cà phê;
- Dầu ô-liu: 120 ml;
- Muối: 1/4 muỗng cà phê;
- Đường trắng: 1 muỗng cà phê.
Hướng dẫn thực hiện
Chuẩn bị nguyên liệu:- Gọt vỏ và tách múi bưởi. Bơ lột vỏ, bỏ hạt và cắt lát mỏng.
- Vỏ chanh bào nhuyễn.
- Xếp lá xà lách lolo cùng bưởi và bơ lên đĩa.
- Rắc rau kinh giới lên trên (nếu muốn).
- Rưới phần nước sốt đã pha lên trên, trộn đều để các nguyên liệu ngấm gia vị.
Salad bơ bưởi ngon hơn khi ăn lạnh
Nên ăn quả gì khi mang thai ngoài quả bưởi?
Mặc dù câu trả lời cho thắc mắc có bầu ăn bưởi được không là được, mẹ bầu cũng không nên chỉ ăn bưởi mà bỏ qua các loại hoa quả giàu dinh dưỡng khác, chẳng hạn như:1. Chuối
Chuối là một nguồn cung cấp kali dồi dào, với khoảng 358 mg kali trên mỗi 100g chuối, đáp ứng 8% nhu cầu kali hàng ngày ở người trưởng thành.Kali giúp điều hòa huyết áp, giúp mẹ bầu giảm nguy cơ tiền sản giật và bảo vệ thai nhi khỏi biến chứng sinh non.Ngoài ra, chuối cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, một vấn đề phổ biến trong thai kỳ. Chất xơ còn giúp duy trì mức đường huyết ổn định, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.2. Ổi
Ổi là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, với khoảng 228 mg mỗi 100g. Như vậy, trên cùng khối lượng tiêu thụ, ổi chứa hàm lượng vitamin C nhiều hơn bưởi gấp 3 lần.Vì thế, thay vì phải suy nghĩ quá mức về việc có bầu ăn bưởi được không , mẹ có thể cân nhắc bổ sung ổi để thay thế cho bưởi trong chế độ ăn thai kỳ.Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, đồng thời hỗ trợ hình thành mô liên kết ở xương, da và cơ bắp của thai nhi. Vitamin C cũng giúp cải thiện hấp thu sắt, ngăn ngừa bệnh thiếu máu cho cả mẹ và bé.3. Lê
Lê là một nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, chứa khoảng 4.5 mcg mỗi 100g. Vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu, giúp mẹ nhanh lành vết thương sau sinh, đồng thời hỗ trợ thai nhi hình thành xương và răng một cách tối ưu.Ngoài ra, lê cũng chứa nhiều đồng, một khoáng chất không thể thiếu cho sự phát triển hệ thần kinh và tim mạch của thai nhi. Đồng cũng giúp duy trì hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.Lê chứa nhiều vitamin K và đồng, tốt cho sức khỏe thai kỳ
4. Táo
Trung bình 100g táo có thể đáp ứng khoảng 14% nhu cầu vitamin C hàng ngày của người trưởng thành. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và ức chế các phản ứng viêm nhiễm quá mức trong cơ thể mẹ, từ đó hỗ trợ làm giảm nguy cơ khởi phát các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như sinh non hoặc sảy thai.Ngoài ra, táo còn chứa quercetin, một chất chống oxy hóa đượcchứng minhcó khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh / triệu chứng rối loạn chuyển hóa trong thai kỳ như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tiền sản giật,…. từ đó hỗ trợ mẹ duy trì được sức khỏe tối ưu trong thai kỳ.5. Lựu
Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol, giúp bảo vệ tế bào trong cơ thể mẹ khỏi tổn thương do các phản ứng căng thẳng oxy hóa, từ đó làm giảm nguy cơ khởi phát các biến chứng sản khoa nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ, bong nhau thai sớm, sinh non và sảy thai.Lựu cũng chứa một lượng nhỏ folate, hay còn gọi là vitamin B9. Đây là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ và tủy sống của thai nhi, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở não và tủy sống, hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh.Trên đây là những thông tin hữu ích về chủ để bổ sung bưởi vào chế độ ăn thai kỳ. Thông qua bài viết, việc trả lời câu hỏi bầu ăn bưởi được không đã cho thấy bưởi là một loại trái cây bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai.Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý ăn bưởi vừa phải và kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng. Bên cạnh đó, theo dõi phản ứng cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ cũng là những lưu ý quan trọng để tận dụng tối đa lợi ích của bưởi mà không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.Kết thúc bài viết, hy vọng mẹ đã có cái nhìn rõ hơn về vấn đề có bầu ăn bưởi được không . Nếu còn thắc mắc, mẹ có thể liên hệ đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để được các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ có một thai kỳ trọn vẹn và hạnh phúc!Đánh giá bài viết
Không có nhận xét nào: