[tintuc]Khi mang thai, nhiều sản phụ thường phân vân không biết có bầu ăn cải chua được không trong khi đây lại là món ăn truyền thống, xuất hiện nhiều trên mâm cơm của gia đình Việt. Bên cạnh lợi ích về dinh dưỡng, cải chua được cho là có thể mang đến một số rủi ro sức khỏe nếu không được tiêu thụ đúng cách. Vậy, bà bầu ăn cải chua được không ? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Mẹ bầu ăn cải chua được không?
Cải chua, còn gọi là dưa cải chua hay cải muối, là món ăn thu được sau quá trình lên men một loại rau họ Cải bất kỳ (thường là cải sậy hoặc cải bẹ xanh) trong dung dịch muối đường pha loãng, nhờ sự góp mặt của vi khuẩn lactic.Quá trình muối chua không chỉ giúp bảo quản cải trong thời gian dài mà còn tạo ra hương vị độc đáo. Cải chua có vị chua ngọt, giòn sật tự nhiên, thường được dùng để nấu canh, xào hoặc ăn kèm với các món mặn như thịt kho, cá kho. Vậy, bàbầu có được ăn cải chua không?Thành phần dinh dưỡng của cải chua
Để có được câu trả lời chính xác cho thắc mắc có bầu ăn cải chua được không , sản phụ cần nắm được thành phần dinh dưỡng chứa trong thực phẩm này.Nhìn chung, các loại rau họ Cải dùng để làm dưa muối chua (như cải sậy hoặc cải bẹ xanh) đều là những nguồn thực phẩm chứa ít calo (30 calo / 100g); giàu chất xơ (3.2g / 100g), carbohydrates (4.7g / 100g), protein (2.9g / 100g) nhưng lại chứa ít chất béo (0.4g / 100g).Xét về thành phần nguyên tố vi lượng, các loại rau họ Cải vốn chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B9), A, C, K cùng với lượng lớn đồng, sắt, canxi, magiê, phốt-pho,….Tuy nhiên, nhiềunghiên cứuđã cho thấy, sau quá trình lên men với vi khuẩn lactic, hàm lượng calo, carbohydrate, protein cùng với vitamin và khoáng chất trong các loại rau này có thể giảm mạnh.Muối chua ảnh hưởng thế nào đến thành phần dinh dưỡng trong cải?
Trong quá trình lên men (muối chua), vi khuẩn lactic sẽ chuyển hóa các nguồn carbohydrates (chất đường bột) trong rau thành axit lactic, giúp rau có vị chua đặc trưng.Theonghiên cứu, ngoài các axit hữu cơ (lactic và axetic), quá trình muối chua còn sản sinh ra nhiều hợp chất khác, ví dụ như diacetyl, ethanol, hydrogen peroxide, reuterin, acetaldehyde, acetone, carbon dioxide và bacteriocin.Các chất này đóng vai trò là chất bảo quản sinh học, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây thối rau, từ đó kéo dài thời hạn bảo quản của thực phẩm một cách tự nhiên mà không gây hại cho sức khỏe.Nhìn chung, sau khi trải quá trình lên men, thành phần dinh dưỡng trong các loại rau có sự biến đổi như sau:1. Giảm lượng calo
Từ mức 25 - 30 calo / 100g giảm còn 11 - 19 calo / 100g, tùy thuộc vào giống cải được sử dụng. (3)2. Giảm lượng carbohydrate và protein tự nhiên
Nồng độ của hầu hết các nguyên tố đa lượng (đặc biệt là carbohydrate và protein) trong cải chua đều thấp hơn so với các loại rau tươi.Nguyên nhân là vì một phần carbohydrate trong rau đã được vi khuẩn lactic sử dụng để chuyển hóa thành các axit hữu cơ (giúp rau đạt độ chua như ý), trong khi một phần protein trong rau được các men protease (do vi sinh vật sản xuất) phân hủy thành các peptide và axit amin tự do.3. Giảm lượng vitamin
Nghiên cứu cho thấy, quá trình lên men với khuẩn lactic có thể làm giảm nồng độ của vitamin A (dưới dạng beta-carotene) trong rau cải xuống30 - 40%. Cá biệt, hàm lượng vitamin C trong một số loại rau còn có thể giảm xuống50%sau quá trình lên men.4. Giảm lượng khoáng chất
Quá trình lên men đi kèm với sự rò rỉ nhựa cây cùng với một số lượng khoáng chất nhất định từ mô thực vật. Điều này khiến rau bị thất thoát một lượng nhất định sắt, canxi, natri, magiê, kẽm. Tuy nhiên, đây cũng chính là những khoáng chất cần thiết để quá trình lên men diễn ra đúng cách. (6,7)Quá trình muối chua làm thất thoát nhiều dưỡng chất chứa trong cải
5. Tăng cường khả năng chống oxy hóa
Quá trình lên men thường làm giảm số lượng các hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoids và polyphenols chứa trong rau.Song, chúng lại biến đổi (thủy phân) các hợp chất này thành các hợp chất mới có đặc tính chống oxy hóa mạnh hơn, được cơ thể dễ dàng hấp thụ và sử dụng. (8,9)Tóm lại, quá trình lên men làm giảm hàm lượng calo, protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và kim loại nặng trong rau, nhưng lại làm tăng đặc tính sinh khả dụng của các chất chống oxy hóa. Vậy, bà bầu ăn cải chua có tốt không?Điều này ít nhiều khiến việc tiêu thụ cải chua trở thành lựa chọn dinh dưỡng kém lý tưởng hơn so với việc ăn rau cải tươi theo cách truyền thống. Vậy, bà bầu ăn cải chua được không ?Có bầu ăn cải chua được không?
Bà bầu ĐƯỢC ĂN cải chua bởi chúng sở hữu nhiều dưỡng có lợi cho việc duy trì sức khỏe tổng thể của mẹ, cũng như hỗ trợ duy trì sự phát triển của thai nhi một cách tối ưu. Bên cạnh đó, quá trình lên men rau với vi khuẩn lactic nhìn chung là an toàn, không sản sinh ra các hợp chất có thể ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.Tuy nhiên, sản phụ cần lưu ý, có bầu ăn cải chua được không đồng nghĩa với việc ăn nhiều, mà chỉ nên tiêu thụ cải chua ở mức vừa phải để tránh việc hấp thụ quá nhiều muối natri (có thể gây tăng huyết áp, dẫn đến biến chứng tiền sản giật) hoặc chất xơ (có thể gây tiêu chảy, đầy hơi).Mẹ bầu được ăn cải chua nhưng cần giới hạn lượng tiêu thụ
Bà bầu ăn cải chua có tốt không?
Bà bầu ăn cải chua TỐT cho sức khỏe. Mặc dù quá trình lên men làm giảm hàm lượng của hầu hết các chất dinh dưỡng cơ bản chứa trong rau, nhưng việc tiêu thụ dưa muối chua vẫn có thể được xem là một lựa chọn có lợi cho sức khỏe thai kỳ. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe mà cải chua có thể đem lại cho mẹ bầu và thai nhi:1. Giảm biến chứng sản khoa đến từ kim loại nặng
Đồng, chì và cadmium khi tích tụ quá mức có thể gây tổn thương gan, thận cũng như hệ thần kinh của thai nhi, thậm chí dẫn đến sinh non và sảy thai.May mắn thay, quá trình lên men của rau góp phần tạo ra một hiện tượng có lợi cho mẹ bầu, thông qua việc làm giảm mức độ đồng (Cu), chì (Pb) và Cadmium (Cd), ba kim loại nặng vốn khó được loại bỏ khỏi rau nếu chỉ áp dụng quy trình chế biến thông thường.Hiện tượng này là kết quả của quá trình liên kết kim loại với thành tế bào của vi khuẩn lên men và nấm.2. Hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh
Sau quá trình lên men, cải chua vẫn còn chứa nhiều vitamin B9, C và K. Trong đó, vitamin B9 giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi; vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ sinh non do bong nhau thai sớm ở mẹ bầu; vitamin K giúp ngăn ngừa tình trạng xuất huyết nội sọ ở thai nhi.Cải chua có thể trở thành một phần trong chế độ ăn cân đối của mẹ bầu
3. Giúp thai nhi phát triển tối ưu
Trong quá trình lên men, protein trong rau đã được phân giải thành peptide và axit amin tự do, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. (10)Axit amin đóng vai trò là nguyên liệu để cơ thể tổng hợp DNA, duy trì chức năng và sự sống cho tất cả tế bào, giúp thai nhi phát triển ổn định, hạn chế tình trạng chậm tăng trưởng hoặc nhẹ cân sau sinh.4. Kích hoạt enzyme chống oxy hóa
Khi quá trình lên men xảy ra, vi khuẩn lactic (LAB) giúp chuyển đổi các hợp chất phenolic (như flavonoid) thành các chất chuyển hóa có hoạt tính sinh học cao.Các chất chuyển hóa này phản ứng với anthocyanin (chất chống oxy hóa sẵn có trong rau) để tạo ra các catechol alkyl, có khả năng kích hoạt mạnh một số enzyme điều hòa các phản ứng gây căng thẳng oxy hóa ở người.Nói cách khác, trong quá trình lên men, vi khuẩn axit lactic không chỉ làm biến đổi các hợp chất trong thực phẩm thành các dạng có lợi cho sức khỏe mà còn giúp cơ thể tạo ra các chất chống lại tổn thương đến từ stress oxy hóa.6)Điều này góp phần bảo vệ mẹ bầu khỏi nhiều biến chứng sản khoa nguy hiểm như tiền sản giật, sinh non và sảy thai, đồng thời hỗ trợ duy trì sự phát triển tối ưu cho thai nhi.5. Lợi ích sức khỏe khác
Theonghiên cứu, tiêu thụ các thực phẩm lên men từ vi khuẩn axit lactic như cải chua có thể điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột, từ đó góp phần điều hòa miễn dịch, kháng khuẩn, ngừa ung thư và chống tăng cân mất kiểm soát ở mẹ bầu.Tóm lại, bà bầu ăn cải chua được không chỉ bởi chúng sở hữu thành phần dinh dưỡng an toàn, mà còn do nhiều lợi ích sức khỏe thiết thực, hỗ trợ mẹ bầu duy trì được một thai kỳ khỏe mạnh, giúp thai nhi phát triển tối ưu.Mẹ bầu ăn nhiều cải chua có sao không?
Mẹ bầu ăn nhiều cải chua có thể gặp một số vấn đề sức khỏe liên quan đến hàm lượng muối và độ pH trong rau. Cụ thể:- Lượng muối cao có thể dẫn đến tăng huyết áp, thúc đẩy biến chứng tiền sản giật khởi phát, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
- Độ pH của cải chua thấp, rơi vào khoảng 3.8 - 4.6, do chứa nhiều axit lactic từ quá trình lên men. Vì thế, tiêu thụ nhiều có thể làm kích ứng niêm mạc dạ dày, gây ra tình trạng ợ chua, trào ngược thực quản hoặc đầy hơi, khó tiêu.
Phụ nữ mang thai ăn cải chua sao cho đúng?
Phụ nữ mang thai ăn cải chua cần chú ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi:- Rửa sạch cải chua trước khi ăn: Điều này giúp loại bỏ một phần muối và vi khuẩn gây hại (nếu có) trong quá trình lên men. Ngâm cải chua trong nước lạnh khoảng 15 - 20 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch là điều cần thiết.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Để thực hiện điều này, mẹ bầu cần chủ động mua cải chua từ những nguồn uy tín, tốt nhất là từ những hệ thống bày bán có đăng ký kinh doanh. Tốt hơn, mẹ nên tự làm cải chua tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Hạn chế lượng tiêu thụ: Ăn cải chua ở mức độ vừa phải (dưới 75g / lần và không quá 150g / ngày) để tránh hấp thụ quá nhiều muối, bởi điều này có thể gây tăng huyết áp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ.
- Chế biến kỹ càng: Nấu chín cải chua trước khi ăn để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm. Cải chua có thể được chế biến thành nhiều món ăn như canh cải chua, cải chua xào hoặc nấu với thịt.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu mẹ bầu có tiền sử về bệnh tim mạch, huyết áp cao, hoặc các vấn đề liên quan đến thận, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn cải chua để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Mẹ bầu không nên tiêu thụ cải chua sống mà chỉ nên ăn cải chua đã được nấu chín
Các món ngon với dưa cải chua cho mẹ bầu
Bà bầu ăn cải chua được không ? Câu trả lời là được. Loại cải này không những bổ dưỡng, mà còn có thể được chế biến thành nhiều món ăn mang hương vị hấp dẫn, kích thích vị giác, khiến bữa ăn trở nên bớt nhàm chán.Dưới đây là công thức nấu một số món ăn từ cải chua mà mẹ bầu nên tham khảo:1. Canh cải chua thịt bò
Thành phần
- Dưa cải chua: 350g;
- Bắp bò: 300g;
- Cà chua: 150g;
- Hành tím băm: 10g;
- Tỏi băm: 10g;
- Hạt nêm: 4 muỗng cà phê;
- Đường trắng: 1 muỗng cà phê;
- Tiêu: 1/2 muỗng cà phê;
- Dầu ăn: 1 muỗng canh;
- Muối: 3 muỗng cà phê.
Hướng dẫn thực hiện
- Rửa sạch dưa cải chua, vắt ráo nước.
- Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng. Ướp thịt bò với 10g hành tím băm, 10g tỏi băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng cà phê hạt nêm. Để thịt ngấm gia vị trong 15 phút.
- Làm nóng chảo với 1 muỗng canh dầu ăn, cho thịt bò vào xào trong 3 phút. Thêm 150g cà chua thái lát và 350g dưa cải chua vào, xào thêm 2 phút.
- Cho 1 lít nước vào nồi, nêm gia vị với 1 muỗng cà phê đường, 3 muỗng cà phê muối và 3 muỗng cà phê hạt nêm. Sau đó, cho toàn bộ phần bò, cà chua và cải chua vừa xào vào nấu trong 20 phút.
- Khi nước sôi, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Thêm hành lá, ngò rí và ớt tùy thích trước khi tắt bếp.
Canh cải chua thịt bò mang vị chua ngọt hấp dẫn, kích thích vị giác
2. Cải chua xào thịt ba chỉ
Thành phần
- Thịt ba chỉ: 300g;
- Dưa cải chua: 300g;
- Hành tím: 25g;
- Hành lá: 10g;
- Ớt sừng: 10g;
- Hạt nêm: 2 muỗng cà phê;
- Đường trắng: 2 muỗng canh;
- Nước mắm: 2 muỗng canh;
- Tiêu xay: 1/2 muỗng cà phê;
- Dầu ăn: 100 ml.
Hướng dẫn thực hiện
Sơ chế nguyên liệu:- Rửa sạch thịt ba chỉ với muối và nước sạch, để ráo. Thái thịt ba chỉ thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Dưa cải chua rửa sạch với nước, vắt ráo.
- Hành tím thái lát, hành lá và ớt thái nhỏ.
- Làm nóng 1 ít dầu ăn trong chảo, cho thịt ba chỉ vào xào săn. Thêm hành tím thái lát vào xào thơm.
- Tiếp theo, cho dưa cải chua vào chảo, thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh nước lọc. Đảo đều trong 15 phút để dưa cải thấm gia vị.
3. Đậu hũ non sốt cải chua
Thành phần
- Đậu hũ non: 2 cây;
- Dưa cải chua: 100g;
- Thịt heo xay: 100g;
- Hành tây: 30g;
- Tỏi băm: 10g;
- Hành tím băm: 15g;
- Ớt băm: 15g;
- Hạt nêm: 1 muỗng canh;
- Sa tế: 1 muỗng canh;
- Dầu hào: 2 muỗng canh;
- Đậu Hà Lan: 50g;
- Trứng gà: 2 quả;
- Bột chiên xù: 100g;
- Bột chiên giòn: 30g;
- Bột bắp: 5g;
- Dầu ăn: 100 ml.
Hướng dẫn thực hiện
Chuẩn bị nguyên liệu:- Dưa cải chua rửa sạch, cắt hạt lựu.
- Đậu hũ non cắt thành từng khoanh có độ dày vừa phải (đừng cắt mỏng quá đậu hũ dễ bị bể).
- Trứng gà cho vào chén và đánh tan lòng đỏ.
- Bột chiên xù và bột chiên giòn để riêng ra 2 phần trên 2 đĩa khác nhau.
- Hành tây lột vỏ, cắt hạt lựu.
- Đến khi thịt vừa chín tới thì cho cải chua cắt hạt lựu vào xào chung.
- Thêm 50 ml nước nóng (tùy chỉnh), nêm 1 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh sa tế và 5g bột bắp pha loãng để sốt có độ sệt.
- Khi sốt sôi lên thì cho vào 50g đậu Hà Lan, nấu khoảng 5 phút cho đậu chín thì tắt bếp.
- Nhúng đều đậu hũ non vào bột chiên giòn, tiếp theo nhúng đậu vào trứng gà đánh tan, cuối cùng là lăn qua bột chiên xù.
- Bắc chảo dầu nóng, cho từng miếng đậu hũ lăn bột vào chiên đến khi vàng giòn thì gắp ra, cho vào dĩa có lót giấy thấm dầu.
Đậu hũ non sốt cải chua có cách chế biến đơn giản nhưng lại giàu dinh dưỡng
4. Heo quay kho cải chua
Thành phần
- Thịt heo quay: 300g;
- Đường: 20g;
- Muối: 5g;
- Hành lá: 10g;
- Nước tương: 30 ml;
- Tỏi băm: 15g;
- Hành tím băm: 30g;
- Dưa cải chua: 300g;
- Dầu điều: 20 ml;
- Tiêu: 10g;
- Nước dừa: 300 ml.
Hướng dẫn thực hiện
Chuẩn bị thịt heo quay:- Cắt khối thịt heo quay thành từng miếng vừa ăn.
- Ướp thịt heo quay với 10g hành lá cắt nhỏ, 20g đường, 30 ml nước tương, và 5g muối.
- Để thịt thấm gia vị trong 10 phút.
- Rửa sạch dưa cải chua để loại bỏ bụi bẩn và cát, sau đó vắt ráo nước.
- Cắt khúc dưa cải chua vừa ăn.
- Phi thơm 15g hành tím băm và 15g tỏi băm với một ít dầu ăn.
- Cho dưa cải chua vào xào trong 5 phút.
- Cho thịt heo quay vào chảo cùng hành tím băm, xào đều trong 3 phút.
- Thêm 20 ml dầu điều và 10g tiêu, tiếp tục xào cho thấm gia vị.
- Đổ 300 ml nước dừa vào chảo, đảo đều.
- Đun nhỏ lửa trong 5 phút cho thịt và dưa cải chua ngấm đều gia vị.
- Kiểm tra lại hương vị và nêm nếm lại nếu cần thiết.
- Dọn ra đĩa và thưởng thức nóng cùng cơm trắng.
5. Canh cá diêu hồng cải chua
Thành phần
- Cá điêu hồng: 200g;
- Dưa cải chua: 200g;
- Cà chua: 100g;
- Hành tím băm: 1 muỗng canh;
- Tỏi băm: 1 muỗng canh;
- Đường trắng: 1 muỗng canh;
- Muối: 1 muỗng canh;
- Hành lá: 20g;
- Dầu ăn: 1 muỗng canh;
- Hạt nêm: 1 muỗng canh;
- Nước cốt chanh: 1 muỗng canh;
- Đường: 2 muỗng canh;
- Nước: 1 lít.
Hướng dẫn thực hiện
Chuẩn bị cá:- Đun sôi 1 lít nước, cho vào nồi cá điêu hồng khoảng 200g, 20g hành lá và 1 muỗng canh muối.
- Luộc cá trong khoảng 10 phút.
- Trong một chảo khác, đun nóng 1 muỗng canh dầu ăn, cho 1 muỗng canh hành tím và 1 muỗng canh tỏi vào phi thơm.
- Tiếp theo cho 200g dưa cải chua và 100g cà chua vào chảo, thêm ½ muỗng canh đường rồi đảo đều.
- Khi cá chín, cho hỗn hợp dưa cải chua vào nồi nước luộc cá.
- Nêm thêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1.5 muỗng canh đường và 1 muỗng canh nước cốt chanh. Khuấy đều và tắt bếp.
Canh cá diêu hồng cải chua thanh mát, thích hợp dùng trong cữ trưa
Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh chủ để bổ sung cải chua vào chế độ ăn thai kỳ. Tóm lại, để trả lời câu hỏi có bầu ăn cải chua được không , mỗi sản phụ đều cần nhìn nhận rõ cả hai mặt lợi và hại của việc tiêu thụ thực phẩm này.Nếu còn nhiều thắc mắc, mẹ có thể gọi đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để được lắng nghe những lời tư vấn cá nhân hóa đến từ các bác sĩ trực thuộc Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng . Tại đây, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm không chỉ giúp bạn hiểu rõ có bầu ăn cải chua được không , mà còn tư vấn cách lên thực đơn chi tiết, giúp mẹ xây dựng được một chế độ ăn uống cân đối và khoa học.Đánh giá bài viết