[tintuc]Làm rõ vấn đề có bầu ăn cải xanh được không là điều quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bởi lẽ, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của người mẹ và quá trình phát triển của thai nhi. Vậy, phụ nữ có bầu ăn cải xanh được không ? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

bầu ăn cải xanh được khôngBầu ăn cải xanh được không là thắc mắc của nhiều người

Thành phần dinh dưỡng của cải xanh

Trước khi làm rõ vấn đề bầu ăn cải xanh được không , thai phụ cần tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của loại rau này.Cải xanh hay còn gọi là cải bẹ xanh là loại rau có màu xanh, có vị đắng và cay nhẹ. Rau cải xanh chứa rất ít calo và chất béo nhưng lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe như chất xơ, vitamin (A, nhóm B, C, K…), khoáng chất (canxi, sắt, kali, magie…), protein, chất chống oxy hóa (beta-carotene, flavonoid…). Cụ thể, trung bình 100g cải xanh cung cấp:
Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng trên 100g Mức đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cơ thể (%)
Năng lượng 27 kcal
Chất béo 0.4 g1%
Chất xơ 3.2 g11%
Carbohydrate 4.7g2%
Protein 2.9g6%
Vitamin
Vitamin A 151 mcg7%
Vitamin B9 (folate) 12 mcg3%
Vitamin C 70 mg78%
Vitamin K 257.5 mcg215%
Khoáng chất
Kali 384 mg8%
Phốt-pho 58 mg5%
Sắt 1.64 mg9%
Magiê 32 mg8%
Canxi 115 mg9%
Đồng 0.17 mg19%
Kẽm 0.25 mg2%
Natri 20 mg1%
Selen 0.9 mcg2%

Bà bầu ăn cải xanh được không?

Bà bầu ĂN ĐƯỢC rau cải xanh đã được nấu chín với khối lượng phù hợp bởi vì loại rau này không chứa bất kỳ hợp chất nào có rủi ro gây sinh non, sảy thai hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi. Trong đó:
  • Nấu chín rau: Giúp tiêu diệt vi khuẩn / ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của bé;
  • Ăn vừa phải: Đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể, hạn chế nguy cơ gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa hoặc mất cân bằng dinh dưỡng do dư thừa / thiếu dưỡng chất.
Bà bầu ăn cải xanh được không?Bà bầu có thể ăn được cải xanh với khối lượng phù hợp

Có bầu ăn cải xanh có tốt không?

Phụ nữ mang bầu ăn cải xanh với khối lượng phù hợp TỐT cho sức khỏe thai kỳ. Bởi vì, cải xanh cung cấp các dưỡng chất góp phần nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, cụ thể:

1. Lợi ích của chất xơ

  • Với mẹ bầu: Không chỉ giúp hạn chế tình trạng táo bón, bổ sung chất xơ đã đượcchứng minhcó thể góp phần giúp giảm thiểu nguy cơ bị tiền sản giật và bệnh tiểu đường thai kỳ;
  • Với thai nhi: Phụ nữ mang thai tiêu thụ ít chất xơ cóliên quanđến việc làm tăng nguy chậm phát triển trí não ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, thai phụ nên ăn cải xanh để bổ sung chất xơ giúp quá trình phát triển thần kinh ở trẻ sơ sinh diễn ra thuận lợi.

2. Lợi ích của protein

  • Với mẹ bầu:
    • Khi mang thai, sự gia tăng về thể tích máu và sự phát triển các mô trong cơ thể đòi hỏi cần được dung nạp protein với hàm lượng cao hơn.
    • Nghiên cứucho biết, thai phụ dung nạp ít protein từ chế độ dinh dưỡng có thể gây thiếu hụt một loại amino axit α là L-arginine, khiến cho cơ tử cung bị kích thích gây chuyển dạ sớm.
    • Vì vậy, bà bầu ăn cải xanh được không ? Câu trả lời là được, vì cải xanh có chứa protein tốt cho sức khỏe thai kỳ.
  • Với thai nhi: Giúp tối ưu quá trình tổng hợp DNA, xây dựng tế bào cho thai nhi.

3. Lợi ích của vitamin A

  • Với mẹ bầu: Hỗ trợ phòng tránh chứng quáng gà và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
  • Với thai nhi: Vitamin A tham gia vào quá trình hình thành các cơ quan của thai nhi như hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, mắt, phổi…

4. Lợi ích của vitamin B9 (folate)

  • Với mẹ bầu: Hỗ trợ hình thành tế bào hồng cầu, hạn chế nguy cơ bị thiếu máu ở thai phụ.
  • Với thai nhi: Khi mẹ bầu được bổ sung đầy đủ folate, nguy cơ thai nhi bị nứt đốt sống hoặc dị tật thai vô sọ đượcgiảm thiểuđáng kể.

5. Lợi ích của chất sắt

  • Với mẹ bầu: Cơ thể cần sắt để tổng hợp huyết sắc tố hemoglobin - đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển oxy trong máu. Ngoài ra, sắt cũng tham gia vào quá trình tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Với thai nhi: Theonghiên cứu, phụ nữ mang thai cần bổ sung chất sắt để cơ thể có đủ lượng oxy cần thiết phục vụ tốt quá trình phát triển toàn diện của bào thai.

6. Lợi ích của vitamin K

  • Với mẹ bầu: Giúp quá trình đông máu trong cơ thể đạt hiệu quả tối ưu, hạn chế nguy cơ xuất huyết quá mức trong thai kỳ hoặc sau khi chuyển dạ.
  • Với thai nhi: Hỗ trợ làm giảm nguy cơ xuất huyết nội sọ ở trẻ sơ sinh.

7. Lợi ích của vitamin C

  • Với mẹ bầu: Thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen, giảm nguy cơ bong nhau thai sớm gây sinh non, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
  • Với thai nhi: Giúp tối ưu quá trình phát triển mạch máu, xương, da và cơ bắp của thai nhi.

8. Lợi ích của canxi

  • Với mẹ bầu: Hạn chế nguy cơ khởi phát biến chứng tiền sản giật, đồng thời giảm nguy cơ bị loãng xương.
  • Với thai nhi: Canxi phục vụ cho quá trình hình thành hộp sọ, răng, cơ và xương, giúp phòng tránh nguy cơ bị thấp còi / dị tật xương bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Có bầu ăn cải xanh có tốt không?Cải xanh nấu chín mang lại nhiều lợi ích của sức khỏe thai kỳ
Xem thêm:
  • Bầu ăn rau bắp cải được không?
  • Bầu ăn cải chua được không?

Mẹ bầu ăn nhiều cải xanh có sao không?

Mẹ bầu ăn quá nhiều cải xanh có thể gây hại cho sức khỏe thai kỳ. Vì vậy, sau khi đã làm rõ vấn đề phụ nữ mang bầu ăn cải xanh được không , mẹ bầu nên học cách kiểm soát khối lượng tiêu thụ loại rau này.Bởi lẽ, việc tiêu thụ rau cải xanh quá mức có thể gây:
  • Dư thừa chất xơ: Làm giảm khả năng hấp thu các khoáng chất và khởi phát các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi….
  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Việc tiêu thụ cải xanh quá mức sẽ khiến mẹ bầu giảm dung nạp các loại thực phẩm khác, gây mất cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn. Kéo dài tình trạng này có thể tiềm ẩn nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.
  • Ung thư tuyến giáp:
    • Nghiên cứucho biết, hợp chất thioglucoside trong cải xanh có thể ức chế quá trình vận chuyển i-ốt, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào mất kiểm soát ở tuyến giáp, dẫn đến ung thư.
    • Do đó, mẹ bầu đã từng hoặc đang mắc phải các bệnh lý về tuyến giáp cần chủ động hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung cải xanh vào chế độ ăn thai kỳ.
Như vậy, mẹ bầu có ăn được cải xanh không đồng nghĩa với việc nên tiêu thụ quá mức. Tốt hơn hết, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ về khối lượng cải xanh an toàn được phép tiêu thụ.

Phụ nữ mang thai ăn cải xanh sao cho đúng?

Sau khi biết được có bầu ăn cải xanh được không , thai phụ nên tìm hiểu cách ăn cải xanh sao cho đúng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý giúp mẹ bầu ăn cải xanh đúng cách:

1. Sơ chế sạch trước khi chế biến

Cải xanh được cung cấp trên thị trường có thể chứa vi khuẩn, vi sinh vật, bụi bẩn và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhất định.Vì vậy, để loại bỏ tối đa các tạp chất này, mẹ bầu nên ngâm cải xanh trong nước muối loãng từ 10 - 15 phút rồi rửa thật kỹ dưới vòi nước từ 2 - 3 lần.
Phụ nữ mang thai ăn cải xanh sao cho đúng?Nên rửa rau cải xanh dưới vòi nước để tăng hiệu quả làm sạch

2. Bảo quản đúng cách

Để giữ được độ tươi của cải xanh, mẹ bầu nên bảo quản chúng trong ngăn mát của tủ lạnh thay vì ở nhiệt độ phòng.

3. Nên tiêu thụ cải xanh đã được nấu chín

Nấu chín cải xanh giúp tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại, hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

4. Tiêu thụ ở lượng phù hợp

Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu thường có sự thay đổi đáng kể. Khối lượng tiêu thụ cải xanh được Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị như sau:
  • Ở 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn quá 240g cải xanh / ngày;
  • Ở 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn quá 320g cải xanh / ngày;
  • Ở 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn quá 400g cải xanh / ngày.

Hỏi ý kiến bác sĩ

Cơ thể mỗi người đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt. Vì thế, thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem liệu có bầu ăn cải xanh được không , cũng như nên ăn với khối lượng bao nhiêu là an toàn cho sức khỏe.

Các món ngon với cải xanh cho mẹ bầu

Phụ nữ mang bầu ăn cải xanh được không ? Câu trả lời là được. Với cải xanh, mẹ bầu có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn giàu dinh dưỡng và đa dạng như:

1. Rau cải xanh xào nấm rơm

Nguyên liệu

  • Cải xanh: 100 g;
  • Nấm rơm: 100 g;
  • Tiêu xay: 1 muỗng cà phê;
  • Tỏi băm: 10 g;
  • Dầu hạt cải: 15 ml;
  • Gia vị: Dầu hào (1 muỗng canh), hạt nêm ít muối (1 muỗng cà phê).

Các bước thực hiện

  • Đầu tiên, rửa sạch và thái khúc cải xanh; rửa sạch và thái đôi nấm rơm;
  • Kế tiếp, phi thơm tỏi băm với dầu hạt cải và cho nấm rơm vào đảo nhanh tay trong 30 giây;
  • Sau đó, cho thêm cải xanh và dầu hào, hạt nêm vào chảo đảo đều thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp;
  • Cuối cùng, trình bày món rau cải xanh xào nấm rơm ra đĩa và rắc thêm một ít tiêu xay lên trên.

2. Bò xào cải xanh

Nguyên liệu

  • Thịt bò: 80g;
  • Cải xanh: 100g;
  • Dầu hạt cải: 15 ml;
  • Tỏi băm: 10g;
  • Hành tím băm: 10g;
  • Tiêu xay: 1 muỗng cà phê;
  • Gia vị: Dầu hào (1 muỗng canh), nước tương (1 muỗng canh), hạt nêm ít muối (½ muỗng cà phê), đường ăn kiêng (2 muỗng cà phê).

Các bước thực hiện

  • Đầu tiên, rửa sạch, thái mỏng và ướp thịt bò với nước tương, hạt nêm, hành tím băm trong 15 phút; rửa sạch và thái khúc cải xanh;
  • Sau đó, phi thơm tỏi băm với dầu hạt cải và cho thịt bò đã ướp vào xào với lửa lớn;
  • Kế tiếp, khi thịt bò vừa săn lại cho cải xanh cùng dầu hào, đường ăn kiêng vào đảo đều trong khoảng 2 phút;
  • Cuối cùng, tắt bếp, trình bày món bò xào cải xanh ra đĩa và rắc tiêu xay lên trên.

3. Canh rau cải nấu cá rô

Nguyên liệu

  • Cá rô đồng: 200g;
  • Cải xanh: 100g;
  • Tỏi băm: 10g;
  • Tiêu xay: 1 muỗng cà phê;
  • Gia vị: Hạt nêm ít muối (2 muỗng cà phê), nước mắm (1 muỗng cà phê).

Các bước thực hiện

  • Đầu tiên, sơ chế sạch sẽ cá rô đồng; rửa sạch và thái khúc cải xanh;
  • Kế tiếp, luộc chín cá rô đồng; lọc phần thịt và xương, đầu cá để riêng;
  • Tiếp tục, ướp phần phi lê cá rô với tỏi băm và nước mắm; cùng lúc đó, giã nhuyễn phần xương và đầu cá và cho vào túi lọc;
  • Sau đó, cho túi lọc chứa xương cá vào nấu với 700 ml lít nước trong khoảng 40 phút;
  • Cùng lúc đó, làm nóng dầu hạt cải trên chảo và cho phần phi lê cá rô vào chiên vàng đều hai mặt;
  • Sau đó, lấy túi lọc chứa xương cá ra khỏi nồi nước dùng; cho thêm rau cải xanh, hạt nêm vào nồi nấu thêm khoảng 2 phút; cho phần phi lê cá rô đã chiên vàng vào nồi canh và tắt bếp;
  • Cuối cùng, trình bày món canh rau cải cá rô ra tô và rắc thêm tiêu xay lên trên.
Canh rau cải nấu cá rô cho mẹ bầuCanh rau cải nấu cá rô là món ngon nên có trong thực đơn ăn uống của mẹ bầu

4. Miến trộn rau cải

Nguyên liệu

  • Cải xanh: 200g;
  • Miến: 100g;
  • Tỏi băm: 10g;
  • Dầu hạt cải: 15 ml;
  • Mè trắng: 5g;
  • Gia vị: Dầu hào (1 muỗng canh), hạt nêm ít muối (2 muỗng cà phê), đường ăn kiêng (2 muỗng cà phê), ½ muỗng giấm táo.

Các bước thực hiện

  • Đầu tiên, rửa sạch và thái khúc cải xanh; ngâm miến trong nước lạnh trong khoảng 20 phút; rang thơm mè trắng;
  • Sau đó, phi thơm tỏi băm với dầu hạt cải và cho cải xanh vào xào chín; cùng lúc đó, luộc chín miến trong nước sôi trong khoảng 5 phút thì vớt ra để ráo;
  • Kế tiếp, pha sốt bằng cách hòa tan dầu hào, hạt nêm, đường ăn kiêng và giấm táo;
  • Tiếp tục, chuẩn bị tô lớn cho miến, cải xanh và sốt đã pha vào trộn đều;
  • Cuối cùng, trình bày món miến trộn rau cải ra đĩa và rắc thêm mè rang lên trên.

5. Canh rau cải thịt bò

Nguyên liệu

  • Cải xanh: 100g;
  • Thịt bò xay: 60g;
  • Tỏi băm: 10g;
  • Dầu hạt cải: 15 ml;
  • Tiêu xay: 1 muỗng cà phê;
  • Gia vị: Hạt nêm ít muối (1 muỗng cà phê); đường ăn kiêng (2 muỗng cà phê), nước mắm (1 muỗng cà phê).

Các bước thực hiện

  • Đầu tiên, rửa sạch và thái khúc cải xanh; ướp thịt bò xay với nước mắm và tiêu xay;
  • Sau đó, phi thơm tỏi băm với dầu hạt cải và cho thịt bò xay vào xào nhanh tay; cho thêm 500 ml nước lọc vào đun sôi;
  • Kế tiếp, cho cải xanh vào nấu khoảng 2 phút; nêm nếm hạt nêm và đường ăn kiêng;
  • Cuối cùng, trình bày món canh rau cải thịt bò ra tô và rắc thêm một ít tiêu xay lên trên.

Nên ăn rau gì khi mang thai ngoài cải xanh?

Mặc dù câu trả lời cho vấn đề phụ nữ mang bầu ăn cải xanh được không là được ăn; tuy vậy, mẹ bầu nên đa dạng chế độ dinh dưỡng bằng cách luân phiên thay đổi các loại rau trong khẩu phần ăn của mình.Trên thực tế, ngoài cải xanh, mẹ bầu có thể chọn các loại rau khác chứa hàm lượng dinh dưỡng tương đương thậm chí cao hơn, ví dụ như:

1. Cải cúc (tần ô)

Cải cúc là thực phẩm giàu chất xơ cần thiết cho sức khỏe thai kỳ. Tiêu thụ cải cúc với khối lượng và tần suất phù hợp, mẹ bầu có thể khắc phục được các vấn đề táo bón thường gặp trong thai kỳ.Ngoài ra, rau tần ô có chứa vitamin C (23.9 mg / 100 g); trong khi đó, bổ sung vitamin C đã đượcchứng minhcó thể giúp tăng hiệu quả hấp thụ sắt, tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ sinh non.
Cải cúc là thực phẩm tốt cho sức khỏe thai kỳ

2. Bắp cải

Ngoài chất xơ, vitamin và khoáng chất, bắp cải còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có đặc tính kháng viêm, như glucosinolates, flavonoids (quercetin, kaempferol, apigenin,…), axit phenolic (axit sinapic, axit chlorogenic, axit ferulic…).Tăng cường chất chống oxy hóa trong chế độ ăn thai kỳ có thể góp phần làm giảm thiểu rủi ro xảy ra các biến chứng sản khoản nguy hiểm như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, sinh non và sảy thai.

3. Rau dền

Rau dền cung cấp hàm lượng vitamin K dồi dào (1140 mcg / 100g). Mẹ bầu tiêu thụ rau dền với khối lượng phù hợp sẽ giúp hạn chế nguy cơ chảy máu quá mức khi chuyển dạ và ngăn chặn tình trạng xuất huyết nội sọ ở thai nhi. Với rau dền, mẹ bầu có thể dễ dàng chế biến với nhiều phương pháp như nấu canh, luộc, hấp…

4. Rau mồng tơi

Mẹ bầu nên bổ sung rau mồng tơi vào chế độ dinh dưỡng mình. Bởi vì:
  • Mồng tơi giàu magie: Nhờ chứa nhiều magie, tiêu thụ rau mồng tơi với khối lượng vừa phải sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng chuột rút ở mẹ bầu và hạn chế nguy cơ bào thai chậm phát triển trong tử cung.
  • Mồng tơi cung cấp chất xơ hòa tan pectin: Khi được nấu chín, rau mồng tơi sẽ tiết ra dịch nhầy chứa chất xơ hòa tan pectin. Chất này có tác động ức chế sự hấp thu đường tại ruột; qua đó, góp phần kiểm soát mức đường huyết ở mức ổn định giúp giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

5. Rau muống

Rau muống giàu chất sắt. Cụ thể, trung bình 100g rau muống có thể đáp ứng đến 24% nhu cầu sắt hàng ngày của cơ thể. Bổ sung đầy đủ sắt trong thai kỳ có thể hỗ trợ làm giảm đến70%nguy cơ thai phụ bị thiếu máu do thiếu sắt.Không những thế, rau muống còn chứa hàm lượng vitamin A dồi dào (5837 mcg / 100g), tức gấp 6.5 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày của cơ thể. Bổ sung đầy đủ vitamin A có thể giúp thai nhi phát triển các cơ quan một cách tối ưu, đồng thời giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng quáng gà (khó nhìn trong đêm).Tóm lại, bầu ăn cải xanh được không có nghĩa là chỉ tập trung tiêu thụ mỗi loại rau này mà mẹ bầu nên đa dạng thực đơn dinh dưỡng bằng việc luân phiên thay đổi các loại rau với nhau.
Mẹ bầu nên thường xuyên ăn rau muống với khối lượng vừa phải để nâng cao sức khỏe thai kỳ
Như vậy, bài viết này đã phần nào làm rõ vấn đề bầu ăn cải xanh được không . Trong mọi trường hợp, trước khi bổ sung cải xanh vào chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ.Nếu như cần được tư vấn, mẹ bầu có thể liên hệ đến Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng qua số hotline https://m.me/fit.vn.je . Tại đây, các chuyên gia không chỉ giúp mẹ giải đáp vấn đề bầu ăn cải xanh được không , mà còn hỗ trợ cá nhân hóa thực đơn dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn thai kỳ vừa bổ dưỡng, vừa phù hợp với sở thích ăn uống của mẹ.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Administrator | tháng 9 16, 2024 | |

Trở về trang chủ

Không có nhận xét nào: