[tintuc] Bà bầu có ăn được ngải cứu không là câu hỏi được nhiều sản phụ thắc mắc khi tìm kiếm các thực phẩm an toàn để tiêu thụ trong thai kỳ. Ngải cứu là loại rau có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng liệu chúng có an toàn cho phụ nữ mang thai? Ngay trong bài viết sau, Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng sẽ giúp mẹ làm sáng tỏ chủ đề bà bầu ăn được ngải cứu không, kèm theo đó là các lưu ý quan trọng khi tiêu thụ loại rau này mà mẹ không nên bỏ lỡ.
Thành phần dinh dưỡng của ngải cứu
Trung bình việc tiêu thụ 100g rau ngải cứu cung cấp cho cơ thể 46 calo, 8.7g carbohydrate (chất đường bột), 3.5g chất xơ, 5.2g protein (đạm) và 0.3g chất béo.Bên cạnh đó, loại rau này cũng là một nguồn dồi dào vitamin và khoáng chất, với khoảng 10 loại vitamin và 9 loại khoáng chất khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là hàm lượng cao vitamin A, C, E, K, B9 (folate) cùng với kali, canxi, sắt, đồng và mangan.Rau ngải cứu có vị hơi đắng, có thể hơi khó chịu đối với một số người, nhưng đối với nhiều người khác, đây là vị thơm ngon khó cưỡng, đặc biệt khi được chế biến đúng cách.Ngoài vị đắng, ngải cứu cũng có một hương thơm nhẹ và cay nồng, tạo nên trải nghiệm vị giác độc đáo khi được kết hợp trong các món ăn như nấu canh, trứng rán và lẩu. Vậy,bà bầu có được ăn ngải cứu không?Bà bầu có ăn được ngải cứu không?
Bà bầu ĐƯỢC ĂN ngải cứu vào 3 tháng giữa của thai kỳ, đồng thời chỉ nên tiêu thụ với lượng nhỏ. Bởi lẽ, khi được tiêu thụ một cách có chừng mực, ngải cứu có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau, kháng viêm và ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ bất lợi (thai nhi chậm phát triển, dị tật thần kinh ở thai nhi,…).Ngược lại, việc ăn ngải cứu quá nhiều hoặc quá sớm đều có thể làm tăng nguy cơ gây co thắt tử cung, từ đó tiềm ẩn rủi ro dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Vì thế, việc bà bầu có ăn được ngải cứu không đồng nghĩa với việc nên ăn nhiều loại rau này, mà cần tiêu thụ một cách có kiểm soát.Tốt hơn hết, phụ nữ mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc mang bầu có ăn được ngải cứu không để nhận được lời tư vấn chính xác, phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.Có bầu ăn ngải cứu có tốt không?
Khi được tiêu thụ ở lượng nhỏ, ăn ngải cứu có thể đem đến một vài lợi ích sức khỏe TỐT cho cả mẹ bầu và thai nhi. Bởi lẽ, đây là loại rau chứa nhiều vitamin A, C, E, K, B9 (folate) cùng với lượng lớn kali, canxi, sắt, đồng và mangan.Mỗi dưỡng chất đều có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể như sau:Dưỡng chất | Lợi ích sức khỏe | |
Với mẹ bầu | Với thai nhi | |
Vitamin A | Tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ bị quáng gà. (1) | Hỗ trợ hình thành mắt, phế nang (phổi), tế bào da và hàng rào miễn dịch. (2) |
Vitamin C | - Tăng cường miễn dịch. - Tăng cường hấp thụ sắt, ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. | Hỗ trợ hình thành mô liên kết (collagen) ở da, xương và cơ bắp. (3) |
Vitamin E | Chống oxy hóa, ngừa sảy thai, lưu thai, sinh non, tiền sản giật. (4) | Hỗ trợ hình thành thần kinh trong giai đoạn đầu. (5) |
Vitamin K | - Ngừa chảy máu quá mức sau sinh. - Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ốm nghén, đặc biệt khi kết hợp với vitamin C. (6) | Giảm nguy cơ mắc bệnh rối loạn đông máu, tình trạng có thể gây xuất huyết nội sọ. (7) |
B9 (folate) | Ngừa bệnh thiếu máu. | Hỗ trợ tổng hợp DNA, ngừa dị tật ống thần kinh (nứt đốt sống, thai vô sọ,…) và bệnh tim bẩm sinh. (8) |
Kali | Giúp cân bằng nước, điện giải; điều hòa nhịp tim / huyết áp và giảm nguy cơ tiền sản giật. | Hỗ trợ phát triển thần kinh và cơ bắp. |
Canxi | Giảm nguy cơ tiền sản giật và sinh non. (9) | Hỗ trợ phát triển hệ xương và răng |
Sắt | Ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, giảm nguy cơ sinh non. | Ngừa tình trạng thai nhi chậm phát triển hoặc có cân nặng thấp sau sinh. (10) |
Đồng | Giảm nguy cơ sinh non. (11) | - Hỗ trợ hình thành mô liên kết ở da, xương và cơ bắp.(12) - Giúp hình thành các tế bào hồng cầu, tim và mạch máu của thai nhi. |
Mangan | - Giúp giảm thiểu căng thẳng oxy hóa. - Hỗ trợ cơ thể phân hủy protein, carbohydrate và cholesterol. | - Hỗ trợ hình thành xương và sụn. - Giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân. |
Mẹ bầu có nên ăn nhiều ngải cứu không?
Mẹ bầu KHÔNG NÊN ăn nhiều ngải cứu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Rau ngải cứu chứa thujone, một hợp chất hữu cơ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non khi hấp thụ quá mức.Vào cơ thể, thujone hoạt động như một chất đối kháng với thụ thể GABA (gamma-aminobutyric acid) trong não bộ.Ở người, GABA là một chất ức chế dẫn truyền thần kinh, có tác dụng đem đến cảm giác an thần và ngăn ngừa sự kích thích quá mức của suy nghĩ / cảm xúc / hành vi.Khi thujone ức chế thụ thể GABA, sự ngăn chặn này có thể dẫn đến tình trạng kích thích thần kinh quá mức, làm cho các tế bào thần kinh dễ phát xung điện một cách không kiểm soát, từ đó gây ra các cơn co cơ không tự chủ ở tử cung và dẫn đến rủi ro sảy thai.Không những thế, việc tiếp xúc lâu dài hoặc quá mức các thực phẩm giàu thujone cũng đượcchứng minhcó thể gây bồn chồn, ảo giác, nôn mửa, chóng mặt, run rẩy và tổn thương thận.Tóm lại, mẹ bầu có ăn được ngải cứu không đồng nghĩa với việc nên tiêu thụ loại rau này một cách quá mức hoặc ăn thường xuyên, mà cần thận trọng giới hạn khẩu phần ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.- Bầu ăn củ cải trắng được không?
- Bầu ăn rau tần ô được không?
Mẹ bầu có thể ăn được bao nhiêu ngải cứu?
TheoHội đồng Châu Âu(The Council of Europe), liều dung nạp thujone an toàn ở người là 10 mcg / kilogam thể trọng / ngày. Trong khi đó, 100g rau ngải cứu có chứa khoảng0.25 - 1.25gthujone.Như đã chia sẻ, việc hấp thụ quá mức thujone có thể làm tăng nguy cơ sảy thai (ít nhất là ở những nghiên cứu trên chuột). Vì thế, nếu được bác sĩ cho phép ăn ngải cứu trong thai kỳ, mẹ bầu cũng không nên tiêu thụ quá 48g rau ngải cứu / ngày, đồng thời chỉ nên ăn 1 - 2 lần / tháng. Lưu ý quan trọng: Khuyến nghị trên đây được tính toán dựa trên cơ sở về giới hạn liều dùng thujone an toàn ở người trưởng thành, có sức khỏe bình thường.Trên thực tế, cơ thể mỗi người đều có những phản ứng khác nhau sau khi tiêu thụ thực phẩm. Do đó, mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ để xem liệu mang bầu có ăn được ngải cứu không , cũng như nên ăn với hàm lượng bao nhiêu là phù hợp với cơ địa cá nhân.Tính đến thời điểm hiện tại, không có đủ bằng chứng để chứng minh rằng việc tiêu thụ rau ngải cứu (Artemisia vulgaris) là an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu.Không những thế, nhiều nghiên cứu trên động vật đã cho thấy tác hại gây sảy thai của thujone trên các loại rau cùng chi Artemisia với cây ngải cứu, chẳng hạn như rauArtemisia absinthium(ngải cứu xanh), hoặc rauArtemisia herba-alba(ngải cứu Bắc Phi).Phụ nữ mang thai ăn ngải cứu sao cho đúng?
Vì rau ngải cứu tiềm ẩn nguy cơ gây sảy thai, nên việc tiêu thụ loại rau này cũng đòi hỏi sản phụ phải hết sức thận trọng nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Cụ thể, mẹ bầu cần tuân thủ theo những khuyến nghị sau:- Không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ:
- Trong 3 tháng đầu (tam cá nguyệt thứ nhất), thai nhi chưa phát triển hoàn toàn, có trọng lượng rất nhẹ (thường không vượt quá 15 gam) nên phôi thai cũng chưa bám quá chặt vào tử cung.
- Lúc này, việc tiêu thụ ngải cứu có thể gây co thắt tử cung, từ đó làm rủi ro sảy thai tăng cao hơn so với việc tiêu thụ rau ngải cứu trong tam cá nguyệt thứ hai và ba (khi phôi thai đã phát triển đủ lớn và bám sâu vào tử cung)
- Vì thế, việc tránh ăn rau ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể góp phần làm giảm rủi ro sảy thai.
- Từ tháng thứ 4 muốn ăn nên hỏi ý kiến bác sĩ: Nếu muốn ăn ngải cứu từ tháng thứ 4 trở đi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
- Sử dụng như một loại rau mùi: Vì ngải cứu tiềm ẩn nguy cơ gây sảy thai, nên mẹ bầu chỉ nên ăn ngải cứu như một loại rau mùi (ăn với lượng nhỏ, 3 - 5 lá / lần) và không nên dùng ngải cứu để làm nguyên liệu chính cho món ăn.
- Cân nhắc kiêng hoàn toàn: Mặc dù ngải cứu có thể có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng vẫn còn nhiều thực phẩm khác an toàn hơn và mang lại lợi ích tương tự. Vì thế, để đảm bảo an toàn tối ưu, phụ nữ mang thai có thể cân nhắc việc kiêng hoàn toàn ngải cứu trong thai kỳ.