• Gợi ý từ khóa:
  • Thời trang nam, Thời trang nữ, Balo, Túi xách, Mè và bé...

[tintuc] Bà bầu ăn lê được không ? Có tốt không là nhóm câu hỏi được nhiều sản phụ quan tâm khi lựa chọn trái cây bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bởi lẽ, lê không chỉ là loại trái cây phổ biến, dễ ăn mà còn có thể được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Vậy, có bầu ăn lê được không ? Ăn lê có tốt cho bà bầu không? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm kiếm lời giải đáp ngay trong bài viết sau.

bầu ăn lê được khôngMẹ bầu ăn lê được không?
Lê là một loại trái cây có vị ngọt nhẹ, thơm mát và chứa nhiều nước. Trái lê có phần vỏ màu vàng hoặc xanh (tùy theo loại), phần thịt màu trắng, nổi bật với đặc điểm giòn và mọng nước.

Thành phần dinh dưỡng của lê

Trước khi biết được có bầu ăn lê được không , mẹ cần tìm hiểu sơ qua về thành phần dinh dưỡng chứa trong loại quả này.Lê không chỉ ngon miệng mà còn có thành phần dinh dưỡng đa dạng. Cụ thể, một số thành phần dinh dưỡng chính trong quả lê bao gồm:
  • Nước: Lê chứa khoảng 84% nước, giúp cơ thể duy trì độ ẩm và giải nhiệt.
  • Carbohydrate: Chủ yếu là đường tự nhiên (fructose và glucose), giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể.
  • Chất xơ: Lê giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan pectin, giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
  • Vitamin: Lê chứa nhiều vitamin C, vitamin K và một số vitamin nhóm B như B2, B3, B6 và folate (B9).
  • Khoáng chất: Lê cung cấp một lượng đáng kể kali, đồng, magiê cùng một lượng nhỏ sắt và canxi.
Nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú, tiêu thụ lê có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho người trưởng thành. Tuy nhiên, việc bổ sung lê vào khẩu phần ăn của mẹ bầu lại là vấn đề hoàn toàn khác. Vậy,bà bầu có ăn được lê không?Ăn lê có tốt cho bà bầu không?

Có bầu ăn lê được không?

Theo ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng - Bác sĩ tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng , bà bầu ĐƯỢC PHÉP ăn lê vì loại quả này sở hữu bảng thành phần dinh dưỡng an toàn, tức không chứa bất kỳ hóa chất thực vật nào có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới vẫn chưa có bất kỳ nguồn nghiên cứu nào chứng minh lê chứa các hợp chất gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai cho cả mẹ và bé. Do đó, trả lời câu hỏi có bầu ăn lê được không , các chuyên gia đều cho là ĐƯỢC.
Có bầu ăn lê được không?Mẹ bầu được ăn lê bởi chúng sở hữu thành phần dinh dưỡng an toàn
Xem thêm:
  • Các loại trái cây tốt cho bà bầu
  • Một số loại trái cây dễ gây sảy thai cần chú ý
  • Có bầu ăn sơ ri được không?

Ăn lê có tốt cho bà bầu không?

Mẹ bầu ăn lê TỐT cho sức khỏe. Nguyên nhân là bởi loại quả này sở hữu:

1. Hàm lượng calo thấp

Lê có mức calo thấp (57 calo / 100g), bằng với lượng calo chứa trong nho đen, nhưng lại thấp hơn so với hầu hết các loại trái cây phổ biến khác, điển hình như ổi, xoài, chuối, dứa, dưa hấu, nhãn, mít,… Vì thế, ăn lê có thể giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng tăng cân vô tội vạ do ăn uống mất kiểm soát trong thai kỳ.Mặt khác, lê cũng là một loại trái cây có vị ngọt tự nhiên, có thể giúp mẹ bầu thỏa mãn các cơn thèm ngọt mà không cần phải tiêu thụ nhiều đồ ngọt nhân tạo như bánh kẹo, mứt hoặc các loại thức uống chứa đường.

2. Giàu chất xơ, kali và folate

Nếu chất xơ và kali có thể giúp giảm táo bón và góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch cho mẹ, thì folate lại đượcchứng minhlà dưỡng chất không thể thiếu cho quá trình hình thành thần kinh của thai nhi.Theonghiên cứu, thiếu hụt folate có thể gây tổn thương nghiêm trọng ở hệ thống ống thần kinh của trẻ sơ sinh, dẫn đến dị tật nứt đốt sống (spina bifida) hoặc dị tật thai vô sọ (anencephaly).Vì thế, bà bầu ăn lê được không ? Câu trả lời không chỉ đơn giản là được mà còn là tốt. Nhờ chứa folate, ăn lê hoàn toàn có thể hỗ trợ ngăn ngừa các dấu hiệu dị tật ống thần kinh ở trẻ ngay từ giai đoạn sớm.

3. Hàm lượng cao chất chống oxy hóa

Lê chứa nhiều chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonols, trong đó nổi bật với hàm lượng cao anthocyanins. Trung bình 100g lê có thể chứa từ5 - 10 mgNghiên cứucho thấy, tiêu thụ nhiều hoa quả giàu anthocyanins trong thai kỳ, điển hình như lê, có thể góp phần làm giảm đến 27% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu.Điều này đặc biệt quan trọng khi các số liệu ước tính củaLiên đoàn Đái tháo đường Quốc tế(IDF) cho thấy, tiểu đường thai kỳ là một biến chứng phổ biến, có thể xảy đến với 14% mẹ bầu trên toàn thế giới.
Ăn lê có tốt cho bà bầu không?Lê giàu folate (vitamin B9) và chất chống oxy hóa anthocyanins
Tóm lại, bà bầu ăn lê được không ? Câu trả lời là ĐƯỢC.Bà bầu ăn lê có tốt không? Câu trả lời là TỐT.Như đã phân tích, bà bầu ăn lê được không chỉ bởi chúng sở hữu bảng thành phần dinh dưỡng an toàn, mà còn nhờ vào sự hiện diện của lượng lớn dưỡng chất (folate, anthocyanins,…) có khả năng hỗ thai nhi phát triển toàn diện.

Phụ nữ mang thai ăn lê sao cho đúng?

Phụ nữ mang thai nên ăn lê đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Cụ thể, lượng tiêu thụ lê được khuyến nghị là từ 1 - 2 quả lê cỡ trung bình mỗi ngày, tương đương với khoảng 200 - 250g / ngày.Lê có thể được ăn hàng ngày nhưng không nên vượt quá lượng này để tránh tình trạng dư thừa đường và calo.Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên đa dạng hóa khẩu phần ăn bằng cách thay đổi các loại hoa quả khác nhau thay vì chỉ tập trung ăn lê.Thời điểm tốt nhất để ăn lê là vào buổi sáng, tráng miệng sau bữa chính hoặc trong bữa phụ. Khi ăn lê, mẹ nên ưu tiên ăn lê tươi thay vì ép lấy nước để giữ lại toàn bộ chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa.Ngoài ra, nên ăn cả quả lê (nguyên vỏ) sau khi rửa sạch kỹ, vì vỏ lê chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ hơn so với phần thịt.Cuối cùng, trước khi bổ sung lê vào chế độ ăn hàng ngày, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo việc ăn lê phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng cá nhân. Điều này giúp mẹ bầu có một chế độ ăn uống cân bằng và an toàn trong suốt thai kỳ.

Mẹo chọn lê ngon và an toàn cho mẹ bầu

Để chọn lê ngon và an toàn, mẹ bầu cần lưu ý đến những vấn đề sau:
  • Chọn lê có màu sắc tươi sáng: Lê ngon thường có màu vàng mướt hoặc xanh tươi, không có vết thâm hay đốm nâu. Tránh chọn những quả lê có vết nứt hoặc màu sắc không đều.
  • Kiểm tra cuống lê: Lê tươi ngon thường có cuống xanh và còn nguyên vẹn. Tránh chọn những quả lê có cuống khô hoặc đã rụng.
  • Kiểm tra độ chín: Nhẹ nhàng bóp quả lê. Nếu lê có độ đàn hồi nhẹ, không quá cứng hoặc quá mềm, đó là lê chín vừa, ngon. Lê quá cứng có thể chưa chín, trong khi lê quá mềm có thể đã hỏng.
  • Chọn lê có hương thơm: Lê chín tự nhiên thường có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Tránh những quả lê có mùi lạ, bất thường.
  • Ưu tiên lê hữu cơ: Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu nên chọn lê hữu cơ. Dòng lê này thường được dán nhãn organic trên vỏ, chứng minh cho việc không chứa thuốc trừ sâu và hóa chất bảo quản đến từ quá trình canh tác. Điều này đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu, giúp tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
  • Mua ở nơi uy tín: Nên mua lê tại các cửa hàng uy tín, siêu thị hoặc chợ có kiểm định an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe.
  • Rửa sạch trước khi ăn: Dù chọn lê như thế nào, trước khi ăn, hãy rửa sạch lê dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn và các chất còn bám trên vỏ.
Những mẹo này sẽ giúp mẹ bầu chọn được những quả lê ngon và an toàn, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Mẹo chọn lê ngon và an toàn cho mẹ bầuMẹ bầu nên chọn quả lê có màu sắc tươi sáng, còn nguyên cuống

Mẹ bầu ăn lê quá nhiều có sao không?

Lê là một loại trái cây thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, việc ăn lê quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ gây:

1. Tiêu chảy

Lê chứa nhiều sorbitol, một hợp chất có tác dụng nhuận tràng. Do đó, tiêu thụ lê quá mức có thể gây tiêu chảy ở một số người.Điều này có thể là vấn đề cho phụ nữ mang thai, đối tượng vốn đã có nguy cơ dễ bị mất nước và tiêu chảy cao hơn người bình thường. Nếu bạn ăn lê và bị tiêu chảy, hãy đảm bảo uống nhiều nước để bù đủ nước cho cơ thể.

2. Ngộ độc hóa chất nông nghiệp

Một mối quan tâm khác khi ăn lê trong thai kỳ là nguy cơ tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Lê thường được phun thuốc trừ sâu, vì vậy việc rửa kỹ trước khi ăn là rất quan trọng. Tốt hơn hết, bạn nên mua lê hữu cơ (organic) để không phải tiếp xúc với hóa chất độc hại.Tóm lại, có bầu ăn lê được không ? Câu trả lời là ĐƯỢC. Tuy nhiên, mẹ bầu hãy ăn lê một cách vừa phải và điều độ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Công thức món ngon từ quả lê đổi vị cho bà bầu

Với hương vị giòn ngọt tự nhiên, lê có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Các món ăn làm từ lê không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn tốt cho sức khỏe cho cả mẹ và bé, điển hình như:

1. Salad lê táo

Nguyên liệu

  • Giấm: 3 muỗng canh;
  • Mù tạt: 3 muỗng canh;
  • Dầu olive: 6 muỗng canh;
  • Đường vàng: 1 muỗng canh;
  • Muối: 1/4 muỗng cà phê;
  • Tiêu: 1/2 muỗng cà phê;
  • Táo: 2 trái;
  • Lê vỏ xanh: 2 trái;
  • Củ cải trắng: 1/2 củ;
  • Hành tây: 1/2 củ;
  • Bột thì là: 1 muỗng canh.

Cách làm

Pha hỗn hợp trộn:
  • Cho 3 muỗng canh giấm, 3 muỗng canh mù tạt, 6 muỗng canh dầu olive, 1 muỗng canh đường vàng, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu và 1 muỗng canh bột thì là vào tô.
  • Trộn đều hỗn hợp cho đến khi các nguyên liệu hoà quyện.
Chuẩn bị rau củ và trái cây:
  • Gọt vỏ củ cải trắng và cắt miếng vừa ăn.
  • Hành tây, lê, và táo cắt mỏng. Để tất cả vào tô lớn.
Trộn salad:
  • Chan đều hỗn hợp trộn đã pha ở bước 1 vào tô rau củ và trái cây.
  • Trộn đều và để 2 phút cho ngấm gia vị.
  • Bày món salad ra đĩa và thưởng thức.
Salad lê táo tốt cho mẹ bầuSalad lê táo giàu chất xơ và chất chống oxy hóa tốt cho thai kỳ

2. Sinh tố lê việt quất

Nguyên liệu

  • Việt quất: 100g;
  • Lê: 1 trái;
  • Sữa chua: 20g;
  • Đường trắng: 1 muỗng cà phê;
  • Đá viên: 10 viên.

Cách làm

Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Lê gọt vỏ, bỏ hạt và cắt thành miếng nhỏ.
  • Cho lê, việt quất, sữa chua, 1 muỗng cà phê đường và đá viên vào máy xay sinh tố.
Xay và trộn sinh tố:
  • Xay nhuyễn hỗn hợp cho đến khi mịn.
  • Nếu thích, có thể thêm vài viên đá vào xay thêm lần nữa để hỗn hợp thêm mát lạnh.
  • Rót sinh tố ra ly và thưởng thức ngay.

3. Lê chưng táo tàu

Nguyên liệu

  • Lê: 1 trái;
  • Thanh quế: 5g;
  • Táo tàu: 3 trái;
  • Gừng: 10g;
  • Mật ong: 1 muỗng canh.

Cách làm

Chuẩn bị lê:
  • Rửa sạch quả lê, khoét ruột và giữ lại phần nắp cuốn để đậy lại sau khi chưng.
  • Giữ lại phần ruột đã khoét.
Chuẩn bị hỗn hợp chưng:
  • Cho vào quả lê đã khoét ruột: 2 muỗng canh ruột lê, 10g gừng cắt lát mỏng, 3 trái táo tàu cắt nhỏ bỏ hạt, 5g thanh quế và 1 muỗng canh mật ong.
  • Đậy nắp lê lại và đem chưng cách thủy trong vòng 40 phút.
  • Sau khi chưng, lê có vị ngọt thanh, hương cay cay và thơm của gừng và quế.
Lê chưng táo tàu có đặc tính thanh nhiệt, thích hợp để dùng trong những ngày nắng nóng

4. Lê chưng đùi gà, củ cải

Nguyên liệu

  • Lê: 1 trái;
  • Đùi gà: 1 cái;
  • Củ cải đỏ: 1 củ;
  • Sả: 1 nhánh;
  • Hành lá: 1 nhánh;
  • Tiêu xay: 1/2 muỗng cà phê;
  • Nước mắm: 1/2 muỗng canh
  • Dầu hào: 1/2 muỗng canh;
  • Dầu ăn: 1 muỗng cà phê.

Cách làm

Ướp gà:
  • Rửa sạch đùi gà, chặt thành khúc vừa ăn.
  • Ướp gà với 1/2 muỗng cà phê tiêu xay, 1/2 muỗng canh nước mắm và 1/2 muỗng canh dầu hào.
  • Trộn đều và để cho thịt thấm gia vị.
Chuẩn bị lê:
  • Chọn lê Hàn Quốc có vị chua nhẹ thanh mát, rửa sạch và cắt nắp trái lê.
  • Dùng muỗng nạo lấy phần ruột, chừa lại thành trái dày khoảng 0.5 cm để lê cứng cáp khi hấp.
  • Phần ruột lê vừa nạo ra cắt hạt lựu.
Nấu gà và sơ chế nguyên liệu khác:
  • Cho 1 muỗng cà phê dầu ăn vào nồi, xào đùi gà cho săn lại.
  • Khi gần chín thì tắt bếp, thêm ít rượu trắng hoặc rượu nấu nếu thích.
  • Xếp gà vào trái lê, xen kẽ với phần ruột lê, củ cải đỏ cắt đôi, 1 góc sả và hành lá.
  • Đổ nước vào xâm xấp trái lê nhưng không nên đầy.
Chưng lê:
  • Chưng cách thủy trong 30 phút, nhớ đậy kín nắp nồi.
  • Sau khi chưng xong, có thể dùng kèm với nước mắm hoặc nước tương.

5. Sinh tố lê và quả bơ

Nguyên liệu

  • Trái bơ: 1 trái;
  • Lê: 2 trái;
  • Mật ong: 2 muỗng canh;
  • Nước: 120ml;
  • Đá viên: ít viên.

Cách làm

Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Trái bơ: Cắt đôi, loại bỏ hạt, dùng muỗng lấy thịt bơ ra và cắt thành miếng nhỏ.
  • Lê: Gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ.
Xay sinh tố:
  • Cho thịt bơ và lê đã cắt nhỏ vào máy xay sinh tố.
  • Thêm 120 ml nước và ít đá viên vào máy xay.
  • Bật máy xay nhuyễn hỗn hợp cho đến khi mịn.
  • Thêm 2 muỗng canh mật ong vào và xay thêm vài giây để hỗn hợp quyện đều.
  • Rót sinh tố ra ly và thưởng thức ngay.
Sinh tố lê và quả bơ vừa dễ thực hiện, vừa thơm ngon bổ dưỡng

Nên ăn quả gì khi mang thai ngoài quả lê?

Có bầu ăn lê được không ? Câu trả lời là ĐƯỢC. Tuy nhiên, như đã chia sẻ bên trên, việc ăn lê quá nhiều có thể đi kèm với nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe. Vì thế, để đa dạng hóa thực đơn ăn uống hàng ngày, mẹ bầu có thể ăn lê một cách luân phiên với các loại hoa quả khác, chẳng hạn như:

1. Lựu

Lựu giàu polyphenols, một nhóm hợp chất chống oxy hóa có đặc tính ức chế các phản ứng gây viêm ở tế bào.Điều này rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi bởi nhiềunghiên cứucho thấy, tình trạng viêm nhiễm quá mức ở cấp độ tế bào chính là một trong những rủi ro hàng đầu thúc đẩy mẹ chuyển dạ sớm.Nói cách khác, ăn lựu có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ sinh non. Mẹ bầu có thể nhận được lợi ích sức khỏe này khi ăn một nửa quả lựu mỗi ngày.

2. Kiwi

Kiwi giàu vitamin C. Hàm lượng vitamin C trong kiwi (khoảng 92.7 mg/100g) cao hơn nhiều so với lê (khoảng 4.3 mg/100g).Vitamin C là dưỡng chất giúp tăng cường sự hình thành mô liên kết (collagen) ở cả tế bào cơ và da, giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng rạn da bụng, đồng thời hỗ trợ thai nhi phát triển da và cơ bắp một cách tối ưu.Do đó, bổ sung kiwi để thay thế lê trong chế độ ăn của mẹ bầu có thể là lựa chọn dinh dưỡng đáng cân nhắc.

3. Bưởi

Bưởi chứa nhiều vitamin C và folate, rất quan trọng cho mẹ bầu. Cụ thể:
  • Vitamin C:
    • Giúp tăng cường hệ miễn dịch và hấp thụ sắt, hỗ trợ dự phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là khi nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé đều tăng cao (bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2).
    • Lê có chứa vitamin C (4.3 mg / 100g), nhưng bưởi cung cấp lượng vitamin C cao hơn đáng kể (khoảng 31.2 mg/100g). Điều này làm cho bưởi trở thành một lựa chọn tuyệt vời để thay thế lê trong chế độ ăn của mẹ bầu.
  • Folate: Lê chứa một lượng folate đáng kể (24 mcg/100g). Đây là dưỡng chất quan trọng hỗ trợ sự phát triển toàn diện của não bộ và tủy sống, giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
Bưởi giàu vitamin C và folate, tốt cho cả mẹ và bé

4. Dưa hấu

Dưa hấu chứa nhiều nước, giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể và ngăn ngừa mất nước. Bên cạnh đó, loại quả này cũng giàu vitamin A (569 IU/100g), hỗ trợ sự hình thành và phát triển của mắt cũng như hệ miễn dịch ở thai nhi.So với lê, dưa hấu cung cấp một lượng nước cùng vitamin A nhiều hơn, giúp thai kỳ diễn tiến khỏe mạnh. Mẹ bầu có thể cân nhắc ăn 1 - 2 miếng dưa hấu mỗi ngày để đáp ứng một phần nhu cầu về nước và vitamin A trong cơ thể.

5. Táo

Táo chứa một lượng đáng kể chất xơ (2.4g/100g), giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và duy trì cảm giác no lâu.Không những thế, loại quả này còn chứa nhiều quercetin, một chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, từ đó đem đến tác dụng giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch.Quercetin cũng góp phần cải thiện chức năng tim mạch và làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ,… trong thai kỳ.Tóm lại, có bầu ăn lê được không ? Câu trả lời là ĐƯỢC bởi vì việc tiêu thụ loại quả này, ở lượng vừa phải, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng mới chính là chìa khóa để duy trì sức khỏe ổn định trong suốt thai kỳ.Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc bầu ăn lê được không cũng như cung cấp thêm nhiều gợi ý về các món ngon từ lê cho mẹ bầu. Nếu vẫn còn thắc mắc, bạn đừng ngần ngại gọi đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để tham khảo ý kiến của các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng .
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Đăng ký nhận tin

Lưu ý: các sản phẩm trên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

© Bản quyền thuộc về Vay.Vn.Je Thiết kế bởi Web.Vn.Je 2021
Super store
Super store