[tintuc] Mẹ bầu ăn măng tây được không khi mà thực phẩm này đây là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Việc tìm hiểu bầu có được ăn măng tây không là điều cần thiết giúp thai phụ an tâm hơn trong việc tiêu thụ thực phẩm, tránh nguy cơ gây ra các biến chứng thai kỳ. Trong bài viết sau đây, Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng sẽ cung cấp những thông tin giúp làm rõ vấn đề này.
Mẹ bầu ăn măng tây được không là thắc mắc của nhiều thai phụ
Thành phần dinh dưỡng của măng tây
Để làm rõ vấn đề bầu ăn măng tây được không , đầu tiên mẹ bầu cần tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của thực phẩm này.Măng tây là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng đa dạng. Trung bình 100g măng tây có thể cung cấp cho cơ thể 27 calo, 5.2g chất đường bột, 2.8g chất xơ, 3g protein, 0.2g chất béo cùng 11 loại vitamin và 9 loại khoáng chất khác nhau. Cụ thể như sau:Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng trên 100g | Mức đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cơ thể (%) |
Năng lượng | 20 kcal | |
Chất béo | 0.1g | 0% |
Chất xơ | 2.1g | 8% |
Carbohydrate | 3.9g | 1% |
Protein | 2.2g | 4% |
Vitamin | ||
Vitamin A | 38.00 mcg | 4% |
Vitamin B1 (thiamin) | 0.143 mg | 12% |
Vitamin B2 (riboflavin) | 0.141 mg | 11% |
Vitamin B3 (niacin) | 0.978 mg | 6% |
Vitamin B4 (choline) | 16.0 mg | 3% |
Vitamin B5 (pantothenic acid) | 0.274 mg | 5% |
Vitamin B9 (folate) | 52.00 mcg | 13% |
Vitamin C | 5.6 mg | 6% |
Vitamin K | 41.6 mcg | 35% |
Khoáng chất | ||
Kali | 202.00 mg | 4% |
Phốt-pho | 52.00 mg | 4% |
Sắt | 2.14 mg | 12% |
Magiê | 14.00 mg | 3% |
Canxi | 24.00 mg | 2% |
Đồng | 0.19 mg | 21% |
Mangan | 0.158 mg | 7% |
Selen | 2.30 mcg | 4% |
Có bầu ăn măng tây được không?
Mẹ bầu ĐƯỢC ĂN măng tây đã được nấu chín với khối lượng vừa phải. Trên thực tế, măng tây không chứa chất tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe thai kỳ. Đồng thời, nấu chín măng tây trước khi ăn là cách giúp thai phụ tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hoặc ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ.Phụ nữ mang bầu ăn được măng tây với khối lượng vừa phải
Xem thêm:
- Bầu ăn nha đam được không?
- Bầu có ăn được ngải cứu không?
Bà bầu ăn măng tây có tốt không?
Khi tiêu thụ ở khối lượng phù hợp, măng tây mang lại TỐT cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Măng tây là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất giúp tốt cho sức khỏe thai kỳ như chất xơ, chất đạm, chất sắt, vitamin K, vitamin B9… Trong đó:1. Lợi ích của chất xơ
- Với mẹ bầu: Bổ sung chất xơ đã đượcchứng minhgóp phần giúp hạn chế tình trạng táo bón, ngăn chặn tiểu đường thai kỳ, giảm nguy cơ bị tiền sản giật ở mẹ bầu;
- Với thai nhi: Bổ sung chất xơ đã đượcchứng minhcó thể giúp giảm thiểu nguy cơ chậm phát triển trí não ở trẻ sơ sinh.
2. Lợi ích của chất sắt
- Với mẹ bầu: Giúp thai phụ tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt;
- Với thai nhi: Giúp tăng cường oxy máu, phục vụ tốt quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Ngoài ra, chất sắt còn góp phần tối ưu hiệu quả hình thành tế bào não, tế bào máu và cơ bắp của thai nhi.
3. Lợi ích của vitamin B9 (folate)
- Với mẹ bầu: Giúp cơ thể tăng sản xuất tế bào hồng cầu; nhờ vậy, góp phần ngăn chặn tình trạng thiếu máu xảy ra ở thai phụ;
- Với thai nhi: Giúp quá trình phân chia tế bào và hình thành nhau thai diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, bổ sung chất này đã đượcchứng minhcó thể làm giảm nguy cơ xảy ra tình trạng dị tật thai vô sọ và nứt đốt sống bẩm sinh.
4. Lợi ích của vitamin K
- Với mẹ bầu: Góp phần tối ưu hiệu quả của quá trình đông máu trong cơ thể;
- Với thai nhi: Bổ sung vitamin K trong thai kỳ có thể giúp hạn chế tình trạng xuất huyết quá mức sau sinh và tối ưu hiệu quả hình thành răng, xương của bào thai.
Măng tây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ
Mẹ bầu ăn nhiều măng tây có sao không?
Mẹ bầu ăn quá nhiều măng tây có thể dẫn đến tình trạng dung nạp dư thừa chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ. Chẳng hạn như, dư thừa chất xơ gây chướng bụng, tiêu chảy, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng…Ngoài ra, trong măng tây có chứa hàm lượng oxalate cao, tiêu thụ quá mức có thể gia tăng nguy cơ hình thành sỏi ở thận (đặc biệt là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và ba).Như vậy, việc mẹ bầu ăn măng tây được không có nghĩa là có thể tiêu thụ quá mức. Mẹ bầu cần kiểm soát khối lượng măng tây trong mỗi khẩu phần ăn để bảo vệ sức khỏe tối ưu.Tốt hơn hết, trước khi bổ sung măng tây vào thực đơn ăn uống của mình, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc măng tây bà bầu ăn được không và nên ăn với khối lượng bao nhiêu là phù hợp.Phụ nữ mang thai ăn măng tây sao cho đúng?
Sau khi hiểu rõ bầu ăn măng tây được không , thai phụ nên biết cách tiêu thụ thực phẩm này sao cho đúng. Để đảm bảo việc ăn măng tây an toàn và tốt cho sức khỏe, mẹ bầu nên:- Sơ chế sạch: Để loại bỏ bụi bẩn, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn, bùn đất thì măng tây cần được rửa sạch kỹ lưỡng dưới vòi nước. Tốt hơn hết, để tăng hiệu quả làm sạch thực phẩm, mẹ bầu nên ngâm măng tây trong nước muối pha loãng khoảng 10 - 15 phút.
- Nấu chín măng tây: Nấu chín măng tây là cách giúp tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng một cách tối ưu, giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm gây nhiễm trùng máu và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Bảo quản măng tây đúng cách : Trong trường hợp chưa chế biến ngay, mẹ bầu nên bảo quản măng tây trong ngăn mát tủ lạnh để măng giữ được trọn vẹn dưỡng chất và hương vị.
- Kiểm soát khối lượng tiêu thụ măng tây: Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ở mỗi giai đoạn mang thai, khối lượng măng tây cần được giới hạn lần lượt như sau:
- Dưới 240g trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất;
- Dưới 320g trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai;
- Dưới 400g trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Để việc bổ sung măng tây vào chế độ dinh dưỡng đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về khối lượng và tần suất tiêu thụ.
Các món ngon với măng tây cho mẹ bầu
Sau khi biết được bầu ăn măng tây được không , thai phụ nên tìm hiểu các món ăn từ măng tây thơm ngon để đa dạng thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Sau đây là công thức 5 món ăn từ măng tây mà mẹ bầu có thể tham khảo để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình:1. Thịt bò xào măng tây
Nguyên liệu
- Thịt bò: 150g;
- Măng tây: 100g;
- Cần tây: 70g;
- Tỏi băm: 10g;
- Dầu hạt cải: 15 ml;
- Tiêu xay: 1 muỗng cà phê;
- Gia vị: Hạt nêm ít muối (2 muỗng cà phê), đường ăn kiêng (2 muỗng cà phê), dầu hào (1 muỗng canh).
Cách bước thực hiện
- Đầu tiên, rửa sạch, thái mỏng và ướp thịt bò với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường ăn kiêng;
- Kế tiếp, rửa sạch và thái khúc măng tây, cần tây;
- Tiếp tục, phi thơm tỏi băm và cho thịt bò đã ướp vào xào nhanh tay với lửa vừa; cho thêm măng tây vào đảo đều khoảng 2 phút;
- Sau đó, thêm 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê đường và 1 muỗng cà phê hạt nêm; cho thêm cần tây vào đảo nhanh tay và tắt bếp;
- Cuối cùng, trình bày món ăn ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng.
2. Cá hồi măng tây áp chảo
Nguyên liệu
- Cá hồi phi lê: 200g;
- Măng tây: 100g;
- Bơ lạt: 10g;
- Tỏi băm: 10g;
- Gia vị: Muối (1 muỗng cà phê), tiêu xay (1 muỗng cà phê).
Cách bước thực hiện
- Đầu tiên, rửa sạch và để ráo cá hồi; rửa sạch và thái khúc măng tây;
- Sau đó, ướp cá hồi với muối và tiêu xay trong khoảng 10 phút;
- Kế tiếp, phi thơm tỏi băm với bơ lạt; cho cá hồi phi lê vào áp chảo từng mặt;
- Tiếp tục, cho măng tây vào chảo đảo đều; cùng lúc đó, lật từng mặt cá hồi cho đến vàng đều;
- Cuối cùng, trình bày món cá hồi măng tây áp chảo ra đĩa và thưởng thức khi còn nóng.
Cá hồi măng tây áp chảo là món ngon nên có trong thực đơn của mẹ bầu
3. Salad măng tây tôm trứng
Nguyên liệu
- Măng tây: 100g;
- Tôm tươi: 80g;
- Cà chua bi: 80g;
- Trứng gà: 2 quả;
- Dầu ô liu: 2 muỗng;
- Sốt mayonnaise ít béo: 2 muỗng canh.
Cách bước thực hiện
- Đầu tiên, rửa sạch, bỏ chỉ lưng và thái đôi tôm; rửa sạch và thái đôi cà chua bi; rửa sạch và thái khúc măng tây;
- Sau đó, nướng măng tây và tôm trong lò nướng hoặc nồi chiên không dầu; cùng lúc đó, luộc chín, lột vỏ và thái đôi trứng gà;
- Tiếp tục, chuẩn bị tô lớn và cho các nguyên liệu vào bao gồm tôm, cà chua bi, măng tây, trứng gà, dầu ô liu, sốt mayonnaise;
- Cuối cùng, trộn đều và trình bày món ăn ra đĩa.
4. Miến nấm măng tây
Nguyên liệu
- Mướp: 1 quả;
- Nấm đông cô: 50g;
- Nấm rơm: 50g;
- Măng tây: 70g;
- Miến: 50 g;
- Tiêu xay: 1 muỗng cà phê;
- Gia vị: Hạt nêm ít muối (2 muỗng cà phê), đường ăn kiêng (2 muỗng cà phê).
Cách bước thực hiện
- Đầu tiên, rửa sạch, gọt vỏ và thái mướp thành từng miếng vừa ăn; rửa sạch, thái đôi nấm đông cô và nấm rơm; ngâm miến với nước lạnh trong khoảng 30 phút;
- Kế tiếp, đun sôi 500 ml nước và cho nấm đông cô, nấm rơm vào nấu trong khoảng 5 phút; sau đó, cho thêm măng tây và mướp vào nấu;
- Tiếp tục, nêm nếm vào nồi hạt nêm, đường ăn kiêng và cho thêm miến vào nấu thêm khoảng 3 phút;
- Cuối cùng, tắt bếp, trình bày món ăn ra tô và rắc thêm tiêu lên trên.
5. Súp phô mai măng tây cá hồi
Nguyên liệu
- Phi lê cá hồi: 150g;
- Măng tây: 100g;
- Phô mai: 20g;
- Hành tây: 50g;
- Cần tây: 50g;
- Sữa tươi không đường: 100 ml;
- Dầu hạt cải: 15 ml;
- Nước dùng gà: 300 ml;
- Gia vị: Hạt nêm ít muối (2 muỗng cà phê).
Cách bước thực hiện
- Đầu tiên, rửa sạch và ngâm cá hồi phi lê với sữa tươi trong 30 phút để khử bớt mùi tanh của cá; sau đó, ướp cá hồi với hạt nêm trong 15 phút;
- Kế tiếp, rửa sạch và thái khúc măng tây, cần tây; lột vỏ, rửa sạch, thái nhỏ hành tây;
- Tiếp tục, hấp cá hồi trong 15 phút đến khi chín đều; kế tiếp, dùng đũa hoặc nĩa xé nhuyễn thịt cá;
- Sau đó, xào chín măng tây, cần tây và hành tây với dầu hạt cải; cho thêm nước dùng gà vào nấu trong khoảng 30 phút với lửa nhỏ;
- Kế tiếp, cho phô mai vào nồi nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp; cho hỗn hợp vào máy xay nhuyễn mịn;
- Cuối cùng, trình bày món ăn ra tô và rắc lên trên một ít thịt cá hồi xé nhuyễn.
Súp măng tây phô mai cá hồi cung cấp nhiều chất xơ, protein tốt cho sức khỏe thai kỳ
Nên ăn rau gì khi mang thai ngoài măng tây?
Như đã đề cập, mang bầu ăn măng tây được không có nghĩa là thai phụ có thể tiêu thụ quá mức. Tốt hơn hết, chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai cần đa dạng hóa các loại thực phẩm bằng cách luân phiên thay thế măng tây với các loại rau củ khác, ví dụ như:1. Ớt chuông
Ớt chuông vốn là thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe thai kỳ, đặc biệt là:- Vitamin C:
- Trung bình 100g ớt chuông cung cấp 80.4 mg vitamin C, đáp ứng khoảng 72% nhu cầu vitamin C hàng ngày của sản phụ.
- Bổ sung vitamin C sẽ giúp thai nhi phát triển các mô liên kết ở xương, da và cơ bắp một cách toàn diện; đồng thời, hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cả mẹ và bé.
- Vitamin B6: Hỗ trợ bé phát triển hệ thần kinh và giảm nhẹ các dấu hiệu buồn nôn do ốm nghén ở thai phụ.
2. Bông cải xanh
Bông cải xanh không chỉ cung cấp chất xơ mà còn chứa hàm lượng folate cao. Theo đó:- Folate: Giúp hạn chế nguy cơ xảy ra dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi.
- Chất xơ: Hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết sau ăn, hạn chế nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ; đồng thời, ngăn chặn tình trạng táo bón thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ.
3. Cà chua
Cà chua vốn là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa lycopene, chất này có tác động làm giảm ảnh hưởng của chất béo từ chế độ dinh dưỡng của người mẹ lên nhau thai; nhờ vậy, giúp thai nhi có thể phát triển toàn diện.Ngoài ra, tiêu thụ cà chua còn giúp duy trì cân bằng điện giải tối ưu nhờ hàm lượng kali dồi dào; qua đó, giúp mẹ duy trì chỉ số huyết áp ổn định, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiền sản giật.4. Đậu cô ve
Đậu cô ve cung cấp bộ đôi chất sắt và vitamin C góp phần làm giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở thai phụ. Bên cạnh đó, tiêu thụ đậu cô ve còn bổ sung thêm chất xơ giúp kiểm soát mức đường huyết tối ưu, góp phần làm giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.5. Cà rốt
Cà rốt là thực phẩm giàu beta-carotene, đây là tiền chất của vitamin A. Chất này tham gia vào quá trình phát triển hệ miễn dịch, hệ thần kinh và thị giác của thai nhi. Bên cạnh đó, beta-carotene cũng góp phần tăng cường sức đề kháng cho thai phụ, bảo vệ sức khỏe thai kỳ tối ưu.Mẹ bầu có thể luân phiên thay thế măng tây với cà rốt trong thực đơn ăn uống của mình
Như vậy, bài viết này đã phần nào làm rõ vấn đề bầu ăn măng tây được không . Để đảm bảo việc ăn măng tây an toàn và mang lại lợi ích sức khỏe tối đa, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về khối lượng tiêu thụ phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng hiện tại.Để được bác sĩ tư vấn về cách tích hợp măng tây vào thực đơn ăn uống sao phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu có thể liên hệ đến Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng thông qua số hotline https://m.me/fit.vn.je . Tại đây, các bác sĩ không chỉ giúp mẹ giải đáp thắc mắc có bầu ăn măng tây được không , mà còn hỗ trợ xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giúp thai nhi phát triển tối ưu.Đánh giá bài viết