[tintuc]Mẹ bầu ăn sơ ri được không khi đây là loại trái cây có hương vị chua ngọt tự nhiên, được nhiều người ưa thích? Để làm rõ vấn đề phụ nữ có bầu ăn sơ ri được không , mời mọi người cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Mang bầu ăn sơ ri được không là thắc mắc của nhiều thai phụ
Thành phần dinh dưỡng của sơ ri
Để làm rõ vấn đề bầu ăn sơ ri được không , mẹ bầu nên tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của loại quả này.Sơ ri (tên khoa học: Malpighia Emarginata) là quả của một loài cây gỗ thuộc họ Malpighiaceae, có nguồn gốc từ miền nam Mexico và Nam Mỹ.Tại Việt Nam, cây sơ ri được trồng chủ yếu ở khu vực miền tây như tỉnh Bến Tre, tỉnh Tiền Giang… Đây là loại cây dễ trồng ở nhiều loại đất, tốc độ phát triển tương đối nhanh nên có thể cho quả quanh năm.Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng trên 100g | Mức đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cơ thể (%) |
Năng lượng | 32 kcal | |
Chất béo | 0.3g | 0% |
Chất xơ | 1.1g | 4% |
Carbohydrate | 7.7g | 3% |
Protein | 0.4g | 1% |
Vitamin | ||
Vitamin A | 38.00mcg | 4% |
Vitamin B1 (thiamin) | 0.020mg | 2% |
Vitamin B2 (riboflavin) | 0.060mg | 5% |
Vitamin B3 (niacin) | 0.400mg | 2% |
Vitamin B5 (pantothenic acid) | 0.309mg | 6% |
Vitamin B6 | 0.009mg | 1% |
Vitamin B9 (folate) | 14.00mcg | 4% |
Vitamin C | 1677.6mg | 1864% |
Khoáng chất | ||
Kali | 146.00mg | 3% |
Phốt-pho | 11.00mg | 1% |
Sắt | 0.20mg | 1% |
Magiê | 18.00mg | 4% |
Canxi | 12.00mg | 1% |
Đồng | 0.09mg | 10% |
Kẽm | 0.10mg | 1% |
Selen | 0.60mcg | 1% |
Sơ ri là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C
Có bầu ăn sơ ri được không?
Phụ nữ có bầu ĐƯỢC ĂN sơ ri bởi vì loại quả này an toàn cho sức khỏe thai kỳ. Khi được tiêu thụ với khối lượng và tần suất phù hợp, việc tiêu thụ sơ ri không có nguy cơ gây co thắt tử cung, sinh non, sảy thai hoặc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tối ưu lợi ích sức khỏe, mẹ bầu nên tham khảo ý bác sĩ để được tư vấn chính xác xem liệu có bầu ăn sơ ri được không , cũng như khối lượng tiêu thụ nào là phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng hiện tại của cơ thể. Xem thêm:
- Những loại trái cây tốt cho bà bầu mẹ nên ăn
- Một số loại trái cây dễ gây sảy thai cần lưu ý
- Bà bầu ăn bưởi được không?
Bà bầu ăn sơ ri có tốt không?
Tiêu thụ sơ ri đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ, chẳng hạn như:1. Hỗ trợ giảm cảm giác buồn nôn
Sơ ri là loại trái cây có vị chua thanh và ngọt nhẹ; nhờ vậy, ăn sơ ri sẽ giúp kích thích vị giác và làm giảm nhẹ cảm giác buồn nôn trong giai đoạn ốm nghén.2. Hạn chế biến chứng thai kỳ
Theonghiên cứu, mẹ bầu bị thiếu hụt magie có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây kích thích cơn gò tử cung dẫn đến sinh non. Trong khi đó, sơ ri là thực phẩm chứa nhiều magie, góp phần hạn chế các biến chứng nêu trên.3. Ngừa thiếu máu và dị tật thần kinh
Folate (vitamin B9) đến từ sơ ri có thể hỗ trợ cơ thể hình thành tế bào máu mới, giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ bị thiếu máu trong thai kỳ.Bên cạnh đó, bổ sung folate đã đượcchứng minhcó thể giúp hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi như dị tật thai vô sọ, dị tật nứt đốt sống…4. Cung cấp vitamin C với hàm lượng cao
Trung bình 10 g sơ ri đáp ứng đến 197% nhu cầu vitamin C trong ngày. Trong khi đó, bổ sung vitamin C mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ, cụ thể như sau:- Đối với sức khỏe của người mẹ: Cơ thể người mẹ cần vitamin C để tối ưu quá trình sản xuất collagen, nâng cao hiệu quả hấp thu chất sắt và góp phần tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch;
- Đối với sức khỏe của thai nhi: Trong thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung vitamin C để hỗ trợ thai nhi phát triển mạch máu và hệ xương một cách toàn diện.
5. Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Nghiên cứucho biết, hợp chất chống oxy hóa polyphenol trong quả sơ ri có thể giúp làm giảm phản ứng viêm xảy ra ở ruột thông qua việc cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột.Vì vậy, bổ sung sơ ri vào thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu có thể hỗ trợ hoạt động ở hệ tiêu hóa diễn ra thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu suất hấp thụ dưỡng chất để cung cấp cho thai nhi.Tóm lại, phụ nữ mang bầu ăn sơ ri được không chỉ bởi chúng sở hữu thành phần dinh dưỡng an toàn, mà còn nhờ hàm lượng lớn các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe thai kỳ.Mẹ bầu ăn sơ ri với khối lượng vừa phải mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe
Phụ nữ mang thai ăn sơ ri sao cho đúng?
Sau khi đã làm rõ vấn đề bầu ăn sơ ri được không , thai phụ nên biết cách ăn loại quả này sao cho đúng. Để việc ăn sơ ri được đảm bảo an toàn, tối ưu lợi ích cho sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu nên:1. Chế biến và bảo quản đúng cách
- Biết cách chọn sơ ri: Để đảm bảo giữ trọn tối đa hàm lượng dinh dưỡng, mẹ bầu nên chọn quả sơ ri vừa chín có màu đỏ cam, căng bóng, không bị dập hay chuyển màu sắc sẫm.
- Rửa sạch: Quả sơ ri cần được rửa thật sạch dưới vòi nước khoảng 2 - 3 lần để loại bỏ tối đa vi khuẩn, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và bụi bẩn. Tốt hơn hết, để tăng hiệu quả làm sạch, mẹ bầu nên ngâm sơ ri trong nước muối loãng từ 10 - 15 phút.
- Bảo quản đúng cách: Nếu như chưa ăn ngay, mẹ bầu nên bảo quản quả sơ ri trong ngăn mát tủ lạnh để giữ được độ tươi tối đa. Cụ thể, sau khi rửa sạch nên để ráo nước hoặc dùng giấy ăn thấm khô sơ ri và cho vào hộp kín để cho vào ngăn mát tủ lạnh.
2. Nên ăn trực tiếp thay vì uống nước ép
Ép sơ ri lấy nước sẽ vô tình loại bỏ đi hàm lượng chất xơ của loại quả này. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn quả sơ ri trực tiếp để tận dụng tối đa lượng chất xơ của sơ ri.3. Kiểm soát khối lượng tiêu thụ
Trên thực tế, việc mẹ bầu ăn sơ ri được không có nghĩa là nên ăn nhiều, cụ thể:- Khối lượng tiêu thụ an toàn: Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hàm lượng tiêu thụ vitamin C được khuyến nghị với thai phụ là 110 mg / ngày. Mặt khác, giới hạn tiêu thụ vitamin C đối với phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh là dưới 2000 mg / ngày. Trong khi đó, 100g sơ ri cung cấp đến 1680 mg vitamin C; vì vậy, mẹ bầu không nên ăn nhiều hơn 119g sơ ri / ngày, tốt nhất nên giới hạn khối lượng tiêu thụ từ 30 - 40 g / lần.
- Tần suất tiêu thụ an toàn: TheoTổ chức Y tế Thế giới(WHO), mặc dù bổ sung vitamin C có thể góp phần làm giảm nguy cơ sinh non do bong nhau thai sớm; thế nhưng, nhiều bằng chứng hiện tại chưa ủng hộ mẹ bầu bổ sung vitamin C thường xuyên. Vì vậy, tốt hơn hết, thai phụ không nên tiêu thụ sơ ri nhiều hơn 2 lần / tuần.
4. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ, thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bầu ăn sơ ri được không để được tư vấn chi tiết về tần suất và khối lượng tiêu thụ phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng hiện tại.Đặc biệt là những người sống trong môi trường tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên hoặc đã và đang mắc các bệnh lý liên quan đến cơ chế hấp thụ vitamin C như suy dinh dưỡng, bệnh về thận, rối loạn ăn uống… cần trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung sơ ri vào chế độ ăn uống của mình.Tóm lại, thai phụ nên tuân thủ đầy đủ các lưu ý trên đây để có thể yên tâm bổ sung sơ ri vào thực đơn dinh dưỡng của mình mà không quá lo ngại về vấn đề bà bầu ăn sơ ri được không .Nên ăn quả gì khi mang thai ngoài quả sơ ri?
Bên cạnh quả sơ ri, mẹ bầu nên luân phiên thay đổi nhiều loại trái cây khác nhau để đa dạng chế độ dinh dưỡng của mình, chẳng hạn như:1. Cherry (quả anh đào)
Khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể thường có xu hướng suy yếu. Trong khi đó, quả cherry là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa flavonoid dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng.Ngoài ra, thành phần anthocyanins trong loại quả này còn giúp cơ thể gia tăng khả năng kháng viêm; qua đó, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng thường gặp trong thai kỳ có liên quan đến viêm như đau họng, phù nề, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…Ăn cherry giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng
2. Mận bắc
Mận bắc có vị chua ngọt, được nhiều người yêu thích. Ăn mận không chỉ bổ sung chất xơ, vitamin C mà còn giúp làm giảm cảm giác buồn nôn và cải thiện vị giác cho mẹ bầu trong giai đoạn ốm nghén. Vì vậy, mẹ bầu có thể chọn mận bắc với khối lượng tiêu thụ vừa phải để thay thế cho sơ ri.3. Dâu tây
Dâu tây là loại quả mọng giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe thai kỳ như chất xơ, vitamin C, folate, kali… Ngoài ra, dâu tây còn chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin, giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng tối ưu. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung dâu tây vào thực đơn ăn uống của mình để bảo vệ sức khỏe thai kỳ.4. Kiwi
Kiwi cung cấp hàm lượng folate dồi dào, giúp ngăn chặn nguy cơ phát triển dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C cao từ quả kiwi còn góp phần nâng cao hiệu quả hấp thụ chất sắt của cơ thể, góp phần hạn chế nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu.5. Lựu
Ăn lựu có thể góp phần làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng thai kỳ nguy hiểm như sinh non, nhau bong non, tiểu đường thai kỳ… thông qua việc cung cấp hàm lượng chất chống oxy hóa polyphenols dồi dào, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây căng thẳng oxy hóa.Bên cạnh đó, trong quả lựu cũng chứa một lượng folate nhất định, bảo vệ quá tủy sống và trí não của thai nhi khỏi các dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống hoặc dị tật thai vô sọ.Quả lựu rất giàu chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe thai kỳ
Trên đây là những thông tin xung quanh vấn đề bầu ăn sơ ri được không . Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về khối lượng và tần suất tiêu thụ an toàn. Nếu còn thắc mắc, mẹ bầu có thể liên hệ đến Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng thông qua số hotline https://m.me/fit.vn.je để bác sĩ tư vấn chi tiết.Đánh giá bài viết