• Gợi ý từ khóa:
  • Thời trang nam, Thời trang nữ, Balo, Túi xách, Mè và bé...

[tintuc] Có bầu uống bia được không là câu hỏi được nhiều sản phụ quan tâm khi có dịp cần phải tham gia vào những bữa tiệc hoặc sự kiện quan trọng. Bởi lẽ, thực tế cho thấy, bia từ lâu đã được xem là một phần linh hồn không thể thiếu trong các buổi hội họp đặc biệt. Vậy, bà bầu có được uống bia không? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

bầu uống bia được khôngCó bầu uống bia được không?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Một chế độ ăn uống cân bằng cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và năng lượng giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ.Tại Việt Nam, bia là thức uống quốc dân được nhiều người ưa thích bởi chúng có nhiều hương vị phong phú, từ đắng / ngọt đến chua / chát, phù hợp với nhiều sở thích ăn uống khác nhau.Không những thế, tiêu thụ bia còn đem lại cảm giác thư giãn, sảng khoái, đồng thời giúp tăng cường kết nối xã hội với người thân xung quanh. Vậy, bà bầu uống bia được không ? Tiêu thụ bia có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi?

Thành phần dinh dưỡng của bia

Trước khi biết rõbầu có uống bia được không, mẹ cần tìm hiểu về nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng chứa trong thức uống này.Bia được sản xuất bằng cách ủ và lên men tinh bột từ một số loại ngũ cốc, phổ biến nhất là lúa mạch, sau đó đến lúa mì, ngô, gạo và yến mạch.Theo dữ liệu từBộ Nông nghiệp Hoa Kỳ(USDA), trung bình 100g bia có thể cung cấp cho cơ thể 43 kcal. Lượng calo này chủ yếu đến từ 3.6g carbohydrates và 0.46g protein (đạm). Theo đó, bia không chứa đường, chất xơ và chất béo.Chi tiết hơn, thành phần dinh dưỡng trong bia được trình bày trong bảng sau:
Thành phần dinh dưỡng trong bia Tỷ trọng Đặc điểm
Nước 88 - 99%Đóng vai trò làm chất tan (dung môi)
Cồn 0.05 - 12%Lượng cồn:

- Nhỏ hơn 4%: Thuộc về một số dòng bia không cồn hoặc bia lên men tự nhiên từ trái cây;- Từ 4 - 5%: Thuộc về dòng bia ít cồn, còn gọi là bia phiên bản nhẹ (lite);- 5 - 6%: Là nồng độ cồn phổ biến trong hầu hết các dòng bia phổ thông.

- 6 - 12%: Rất hiếm gặp tại Việt Nam.

Carbohydrates 3 - 4%Bao gồm 3 loại polysaccharide và 1 loại disaccharide[1], đó là:

- Tinh bột (starch),- Pentosan (arabinoxylan);- β-glucan;

- Đường saccharose.

Protein 0.5 - 1%Mặc dù lượng không nhiều nhưng protein cũng đóng vai trò trong việc cải thiện hương vị và độ ổn định của bia.
Vitamin và khoáng chất Dưới 0.1%Nổi bật là vitamin nhóm B (B2, B6, B3) đến từ lúa mạch.
Như vậy, có thể thấy, thành phần chủ đạo trong bia chính là nước, cồn và carbohydrates (chất đường bột). Vậy, có bầu uống bia được không ?

Có bầu uống bia được không?

Bà bầu KHÔNG ĐƯỢC uống bia hoặc bất kỳ loại thức uống nào có chứa cồn giống như bia. Bởi lẽ, nhiềunghiên cứuđã chứng minh, cồn là độc chất có nguy cơ gây quái thai , trực tiếp dẫn đến những bất thường về thể chất và hành vi ở trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Có bầu uống bia được không?Mẹ bầu uống bia được không? Câu trả lời là tuyệt đối KHÔNG
Chuyên gia cho biết, khi mang thai, cồn có thể được truyền trực tiếp từ mẹ, thông qua dây rốn và đến với bào thai, từ đó trực tiếp ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.Không phải tất cả trẻ sơ sinh đều bị ảnh hưởng bởi cồn khi mang thai. Tuy nhiên, không thể biết chính xác em bé nào sẽ bị ảnh hưởng, còn em bé nào thì không. Do đó, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi, mẹ bầu nên kiêng cữ hoàn toàn bia rượu trong suốt thai kỳ.Mặt khác, tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới vẫn chưa có bất kỳ khuyến nghị chính xác nào về giới hạn tiêu thụ bia an toàn dành cho phụ nữ mang thai đến từ các tổ chức y tế uy tín. Vì vậy, trả lời cho câu hỏi có bầu uống bia được không , các chuyên gia đều cho là KHÔNG.
Xem thêm:
  • Có bầu uống cafe được không
  • Mẹ bầu uống trà sữa được không?

Ảnh hưởng của bia rượu với phụ nữ mang thai và thai nhi

Nhiềunghiên cứuđã chứng minh rằng, việc mẹ bầu tiếp xúc với cồn trong thai kỳ có thể gây ra những bất thường dai dẳng (kéo dài đến suốt đời) trong hệ thống thần kinh trung ương của trẻ.Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển thể chất, nhận thức và hành vi của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành, gây nên Hội chứng rượu bào thai (FAS) đặc trưng ở trẻ sơ sinh.FAS là chẩn đoán lâm sàng áp dụng cho trẻ sơ sinh đã tiếp xúc với cồn khi còn ở trong bụng mẹ, đồng thời có nhiều biểu hiện bất thường về thể chất hoặc hệ thần kinh trung ương.Cụ thể, trẻ sơ sinh được chẩn đoán là mắc FAS khi đáp ứng 1 trong 3 điều kiện sau:
  • Suy giảm về chiều cao / cân nặng ở cả giai đoạn trước khi sinh và sau khi sinh;
  • Bất thường trong cấu trúc khuôn mặt và hộp sọ, bao gồm:
    • Triệu chứng sụp mí mắt, mí mắt ngắn hơn người bình thường, quặm mi dưới hoặc mi trên;
    • Thay đổi cấu trúc mũi và trán;
    • Không có nhân trung;
    • Môi trên quá mỏng;
    • Cấu trúc vùng giữa mặt bị phẳng (gò má phẳng, sống mũi thấp);
    • Dị tật tai nhỏ;
    • Hàm trên và hàm dưới kém phát triển.
  • Trí tuệ chậm phát triển hoặc có biểu hiện bất thường về hành vi.
Ảnh hưởng của bia rượu với phụ nữ mang thai và thai nhiMinh họa các dấu hiệu chẩn đoán Hội chứng rượu bào thai (FAS) ở trẻ
Lưu ý:
  • Các đặc điểm nhận dạng FAS có thể thay đổi theo độ tuổi, làm phức tạp thêm việc chẩn đoán.
  • Trong 3 dấu hiệu nhận biết FAS nêu trên, các bất thường trên khuôn mặt (mục 2) và biểu hiện bất thường về hành vi (mục 3) thường rất khó được nhận biết cho đến khi trẻ đạt ít nhất 2 tuổi.
Không những thế, theoTrung tâm Kiểm soát&Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ(CDC), việc mẹ bầu sử dụng bia khi mang thai có liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu, trẻ sinh ra nhỏ (nhẹ cân) và Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Mức độ mà một bào thai bị ảnh hưởng bởi việc tiếp xúc với bia trước khi sinh phụ thuộc vào số lượng, thời điểm và thời gian người mẹ uống bia trong suốt thai kỳ, cũng như các đặc điểm nhân trắc học của người mẹ (tuổi tác, sức khỏe tâm thần) và các yếu tố môi trường khác (tình trạng kinh tế, xã hội, vấn đề gia đình,…).Trong số các hệ quả gây ra do sự phơi nhiễm cồn trước khi sinh, hiện tượng sụt giảm về cân nặng và kích thước của trẻ sau sinh được cho là có mức độ liên quan cao nhất đến lượng rượu mà người mẹ tiêu thụ.Nói cách khác, ngay cả một lượng bia nhỏ được tiêu thụ cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về cân nặng và chiều dài sau sinh của trẻ.Do đó, một lần nữa, các chuyên gia cho rằng, mẹ bầu nên kiêng cữ hoàn toàn bia, rượu và đồ uống chứa cồn trong suốt thai kỳ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi.
Ảnh hưởng của bia rượu với thai nhiTiêu thụ một lượng nhỏ bia rượu cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng và chiều dài sau sinh của trẻ
Lưu ý: Trên thị trường hiện nay, tồn tại một số loại thức uống được quảng cáo là bia không cồn hoặc nước trái cây lên men. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng vẫn chứa từ 0.05 - 3% khối lượng là cồn, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho thai nhi.Vì thế, khi tìm mua các loại thức uống giải khát, mẹ nên đọc kỹ bảng thành phần dinh dưỡng để chọn lọc được sản phẩm không chứa cồn, an toàn cho thai kỳ.
Tóm lại, có bầu uống bia được không ? Câu trả lời là KHÔNG, vì ngay cả việc tiêu thụ một lượng nhỏ bia cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của em bé.Trên thực tế, một chế độ ăn uống cân đối, khoa học và không chứa cồn sẽ đảm bảo thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt và thai nhi phát triển tối ưu.Hy vọng rằng những thông tin trên bài viết đã giúp bạn có được lời giải đáp xác đáng cho thắc mắc mẹ bầu uống bia được không và hiểu rõ tại sao tránh tiêu thụ bia là lựa chọn an toàn nhất cho sức khỏe. Nếu cần thêm tư vấn từ chuyên gia, mẹ hãy chủ động liên hệ đến Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng thông qua số hotline https://m.me/fit.vn.je để được giải đáp kịp thời. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Đăng ký nhận tin

Lưu ý: các sản phẩm trên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

© Bản quyền thuộc về Vay.Vn.Je Thiết kế bởi Web.Vn.Je 2021
Super store
Super store