[tintuc]Câu hỏi mẹ bầu cần bổ sung những gì trong thai kỳ không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các sản phụ mà còn là yếu tố then chốt để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi. Vậy, bà bầu cần bổ sung gì để hỗ trợ thai nhi phát triển tối ưu, tránh được các biến chứng sản khoa nguy hiểm? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

mẹ bầu cần bổ sung những gìMẹ bầu cần bổ sung những gì để thai kỳ an toàn và khỏe mạnh?

Vì sao bà bầu cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng?

Hiểu rõ mẹ bầu cần bổ sung những gì là điều quan trọng đối với tất cả sản phụ bởi việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp duy trì sức khỏe tổng thể, mà còn có thể bảo vệ cả mẹ và bé khỏi nhiều biến chứng sản khoa nguy hiểm. Cụ thể như sau:

1. Đối với thai nhi

  • Giúp trẻ không bị nhẹ cân khi sinh:
    • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp thai nhi không bị nhẹ cân sau sinh, đạt cân nặng tối thiểu 2.4kg (với bé nữ) và 2.5kg (với bé nam).
    • Ngược lại, dinh dưỡng thiếu chất có thể khiến trẻ bị nhẹ cân, làm tăng rủi ro sinh non và nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi trưởng thành (tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận, bệnh tim mạch,….).
  • Phòng ngừa dị tật bẩm sinh: Cung cấp đủ axit folic (vitamin B9) có thể giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở não và tủy sống.
  • Phát triển trí tuệ: Cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là DHA và các vitamin nhóm B, có thể hỗ trợ sự phát triển của não bộ, cải thiện khả năng học hỏi và trí nhớ của trẻ.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh khi trưởng thành:
    • Theo tài liệu Hướng dẫn Quốc gia về Dinh dưỡng cho Phụ nữ có thai, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn đầu thai kỳ, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì và tim mạch khi trưởng thành.
    • Ngược lại, nếu mẹ không đủ dinh dưỡng vào cuối thai kỳ, trẻ sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường khi trưởng thành.

2. Đối với mẹ bầu

  • Tăng cân phù hợp: Dinh dưỡng đầy đủ giúp mẹ tăng cân hợp lý, giảm nguy cơ đẻ con nhẹ cân và các biến chứng thai kỳ như tiểu đường (do tăng cân quá mức).
  • Hạn chế tai biến sản khoa: Dinh dưỡng tốt giúp mẹ vượt qua thai kỳ một cách thuận lợi, giảm nguy cơ sảy thai, lưu thai, sinh non và các tai biến khác.
  • Giảm các triệu chứng thai kỳ: Dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ giảm buồn nôn, táo bón, chuột rút và các khó chịu khác thường gặp khi mang thai.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh: Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất đầy đủ giúp giảm nguy cơ bị thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp và suy giảm miễn dịch.
  • Tạo sữa sau sinh: Dinh dưỡng đầy đủ cũng giúp mẹ có đủ dưỡng chất dự trữ để tạo sữa, đảm bảo số lượng và chất lượng sữa cho con bú ngay sau khi sinh.
Vì sao bà bầu cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng?Bổ sung dinh dưỡng đúng cách có thể giúp mẹ và thai nhi bước qua thai kỳ một cách an toàn

Mẹ bầu cần bổ sung những gì?

Bà bầu cần bổ sung gìcó lợi cho sự phát triển của thai nhi, cũng như hỗ trợ làm giảm các biến chứng sản khoa nguy hiểm cho mẹ bầu, chẳng hạn như axit folic, sắt, vitamin D, canxi, DHA, choline,…. Cụ thể như sau:

1. Axit folic

Axit folic (folate), hay còn gọi là vitamin B9, là dưỡng chất tham gia vào quá trình phát triển và phân chia của tất cả tế bào trong cơ thể người.Trong khi đó, hệ thống ống thần kinh của thai nhi thường phát triển rất sớm, ngay từ tuần thứ 3 - 4 của thai kỳ, đôi khi trước cả lúc người mẹ biết mình mang thai.Vì vậy, ngay từ trước khi mang thai 30 - 90 ngày, mẹ bầu thường được khuyến nghị bổ sung tối thiểu 400 mcg axit folic / ngày,Bước vào thai kỳ, mẹ bầu cần tăng cường lượng axit folic lên 600 mcg / ngày, và tiếp tục duy trì trong ít nhất là 12 tuần thai đầu tiên (hết tam cá nguyệt thứ nhất). (1)Bổ sung axit folic trước khi mang thai giúp đảm bảo cơ thể có đủ lượng axit folic cần thiết để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi, như tật nứt đốt sống hoặc tật thai vô sọ - tình trạng não bộ phát triển không hoàn thiện, thiếu một nửa nhu mô não và vòm sọ phía sau đầu.

2. Sắt

Sắt là khoáng chất trực tiếp kết hợp với protein để tạo thành huyết sắc tố hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến nuôi dưỡng toàn bộ tế bào trong cơ thể mẹ và thai nhi.TheoTổ chức Y tế Thế giới(WHO), mẹ bầu cần bổ sung sắt ngay từ trước khi mang thai để giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu trong thai kỳ, đồng thời hỗ trợ trẻ sinh ra không bị nhẹ cân.Dựa trên những lợi ích quan trọng của chất sắt, Bộ Y tế khuyến nghị nhu cầu chất sắt hằng ngày cho phụ nữ là 17,4 - 26,1 mg, và tăng lên 27,4 - 41,1 mg/ngày trong thai kỳ.Tuy nhiên, do Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ thiếu máu và giá trị sinh học của sắt từ chế độ dinh dưỡng thông thường không cao, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo cụ thể hơn. WHO khuyến nghị phụ nữ nên bổ sung viên uống sắt với liều lượng 60 mg mỗi ngày, bắt đầu từ giai đoạn trước khi mang thai và duy trì cho đến một tháng sau sinh, nhằm đảm bảo đủ lượng sắt cần thiết cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi, đồng thời giảm thiểu nguy cơ thiếu máu và các biến chứng liên quan.
Mẹ bầu cần bổ sung những gì? SắtBổ sung viên uống sắt giúp ngừa bệnh thiếu máu trong thai kỳ

3. Vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu và sử dụng hiệu quả canxi cùng với phốt-pho, hai loại khoáng chất trực tiếp hình thành nên cấu trúc xương, hộp sọ và răng của thai nhi.Vì thế, thiếu hụt vitamin D thường gây mất cân bằng canxi trong huyết thanh của mẹ, khiến huyết áp thiếu ổn định, từ đó thúc đẩy biến chứng tiền sản giật và sinh non khởi phát ở mẹ bầu, đồng thời làm tăng nguy cơ còi xương, chậm phát triển ở thai nhi. (3)Trong tự nhiên, có rất ít thực phẩm chứa hàm lượng đáng kể vitamin D. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu vitamin D của cơ thể (20 mcg / ngày), mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D từ thực phẩm chức năng.

4. DHA

Mẹ bầu cần bổ sung những gì ? Câu trả lời có thể là DHA bởi đây là dưỡng chất không thể thiếu đối với sự phát triển não bộ và thị giác của thai nhi, là thành phần tham gia hình thành nên màng tế bào não và võng mạc. Cụ thể như sau:
  • Ở não: DHA hỗ trợ quá trình hình thành myelin - lớp vỏ cách điện bọc ngoài dây thần kinh, từ đó giúp cải thiện hiệu suất trao đổi tín hiệu giữa các tế bào não, giúp duy trì các chứng năng não bộ ở trạng thái tối ưu.
  • Ở mắt: DHA giúp tối ưu hóa tính lưu động của màng thụ thể ánh sáng, giúp duy trì tính toàn vẹn của võng mạc và tăng cường chức năng nhận biết ánh sáng.
Trong thai kỳ, não và mắt của thai nhi thường bắt đầu hình thành ngay từ trong tuần thai thứ 3 đến thứ 6, sau đó đạt đỉnh cao phát triển trong tam cá nguyệt thứ ba.Vì thế, bổ sung DHA trong suốt thai kỳ ở liều ít nhất 200 mg / ngày là điều cần thiết để đảm bảo trẻ có hệ thống thần kinh não và thị giác khỏe mạnh.
bà bầu cần bổ sung gì, DHADHA là dưỡng chất không thể thiếu đối với sự phát triển não bộ của thai nhi

5. Choline

Choline là thành phần của phosphatidylcholine, một thành phần chính của màng tế bào. Thiếu choline, màng tế bào không thể hình thành hoặc duy trì, dẫn đến sự mất ổn định và chết của tế bào.Bên cạnh đó, choline cũng cần thiết cho quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, giúp não bộ lưu trữ trí nhớ, điều chỉnh tâm trạng, kiểm soát cơ bắp và hoàn thiện các chức năng khác.Trong cơ thể người, tuy gan có thể tổng hợp được choline nội sinh, nhưng chúng chỉ chiếm một phần nhỏ, không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể.Vì thế, mẹ bầu cần chủ động bổ sung 450 mg choline / ngày từ những nguồn thực phẩm bên ngoài để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện, đặc biệt là về năng lực trí não.

6. Canxi

Canxi không chỉ là khoáng chất cần thiết giúp hình thành nên hệ xương và răng của thai nhi, mà còn có thể hỗ trợ mẹ bầu ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ nguy hiểm.Theo đó, nhiềubằng chứng thực nghiệmđã cho thấy, việc bổ sung canxi trong thai kỳ có thể giúp mẹ bầu làm giảm nguy cơ mắc chứng tiền sản giật, sinh non cũng như hạ thấp rủi ro gặp các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến huyết áp cao (như bệnh tim mạch, suy thận, phù nề, đau đầu, nôn mửa,….).TheoTổ chức Y tế Thế giới(WHO), các rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ như tiền sản giật chính là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở mẹ bầu và những ca sinh non, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp.Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của mẹ và đảm bảo thai nhi phát triển tối ưu, Bộ Y tế khuyến nghị sản phụ cần bổ sung đủ nhu cầu 1200 mg canxi / ngày.

7. Tùy vào chỉ định của bác sĩ

Ngoài 6 dưỡng chất cơ bản nêu trên, việc mẹ bầu cần bổ sung những gì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe cá nhân. Ví dụ:
  • Mẹ bầu bị ốm nghén nặng nề:
    • Ốm nghén là vấn đề hết sức bình thường đối với hầu hết mẹ bầu. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu bổ sung thêm vitamin B6 để làm giảm các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa khi mang thai. (4)
    • Liều dùng thông thường của vitamin B6 để điều trị chứng ốm nghén là 10 mg đến 25 mg / lần, 3 hoặc 4 lần một ngày.
    • Dù không có dấu hiệu nào cho thấy việc sử dụng vitamin B6 có thể gây hại cho thai nhi, song mẹ bầu chỉ nên bổ sung loại vitamin này khi có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Mẹ bầu hay táo bón và chuột rút trong thai kỳ: Có thể được bác sĩ chỉ định bổ sung các thuốc chứa muối magiê như magiê citrat, magiê hydroxit,…
  • Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa: Có thể được chỉ định bổ sung men vi sinh prebiotic và lợi khuẩn đường ruột probiotics.
  • Mẹ bầu bị suy giảm miễn dịch: Có thể được chỉ định bổ sung thêm vitamin C và kẽm.
Tóm lại, tùy vào tình hình sức khỏe cá nhân của từng thai phụ mà bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung vitamin và khoáng chất với lượng phù hợp.Trong mọi tình huống, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý bổ sung thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ, đồng thời chủ động thăm khám thai thường xuyên để được tư vấn chính xác mẹ bầu cần bổ sung những gì an toàn cho sức khỏe thai kỳ, cũng như để theo dõi sát sao tình hình phát triển của thai nhi.
bầu cần bổ sung những gì còn tùy vào chỉ định của bác sĩMẹ bầu cần lắng nghe chỉ định từ bác sĩ để biết nên bổ sung gì tốt cho sức khỏe

Bà bầu cần bổ sung gì trong suốt thai kỳ?

Dưới đây là bảng thống kê chi tiết các dưỡng chất quan trọng mà sản phụ cần bổ sung dựa trên từng giai đoạn thai kỳ, giúp bạn biết rõ mẹ bầu cần bổ sung những gì để duy trì sự phát triển tối ưu cho thai nhi:

1. Trước khi mang thai cần bổ sung gì?

Nghiên cứucho thấy, bổ sung sắt có thể giúp mẹ làm giảm đến 66% nguy cơ mắc bệnh thiếu máu trong thai kỳ. Đặc biệt, bổ sung sắt kết hợp với folate đồng thời có thể giúp mẹ làm giảm đến 69% nguy cơ bị thiếu máu.Vì thế, để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần chủ động bổ sung hai dưỡng chất này từ sớm, ít nhất là trước khi thai kỳ bắt đầu 30 - 90 ngày. Cụ thể như sau:
Dưỡng chất Hàm lượng / ngày
Axit folic (vitamin B9) 400 mcg
Sắt 60 mg

2. Bầu 3 tháng đầu cần bổ sung gì?

Ba tháng đầu là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành hệ thần kinh ở não và võng mạc. Vì thế, đây chính là thời điểm vàng để mẹ bổ sung các dưỡng chất có lợi cho sự phát triển não bộ và thị giác của bé, điển hình như choline, DHA.Mặt khác, các số liệu thống kê cho thấy, có đến80%số ca sảy thai hiện nay đều xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong khi đó, vitamin D lại là dưỡng chất có khả năng điều hòa nội tiết tố, góp phần làm giảm tỷ lệ sảy thai ở mẹ bầu. Vì vậy, bổ sung vitamin D ngay từ khi thai kỳ bắt đầu là việc làm cần thiết. (5)
Dưỡng chất Hàm lượng / ngày
Axit folic 600 mcg
Sắt 60 mg
Choline 450 mg
DHA 200 mg
Vitamin D 20 mcg

3. Bầu 3 tháng giữa cần bổ sung gì?

Ba tháng giữa là giai đoạn thai nhi phát triển vượt trội về kích thước. Vì thế, so với ba tháng đầu, mẹ bầu trong giai đoạn này cần chủ động bổ sung thêm canxi để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh ở hệ cơ xương của trẻ. Cụ thể như sau:
Dưỡng chất Hàm lượng / ngày
Axit folic 600 mcg
Sắt 60 mg
Choline 450 mg
DHA 200 mg
Canxi 1200 mg
Vitamin D 20 mcg

4. Bầu 3 tháng cuối cần bổ sung gì?

Ba tháng cuối là giai đoạn thai nhi phát triển vượt trội về cân nặng. Lúc này, mẹ chỉ cần tập trung cung cấp nhiều calo hơn cho chế độ ăn, còn kế hoạch bổ sung vi chất trong giai đoạn này có thể được giữ nguyên như trong 3 tháng giữa. Cụ thể như sau:
Dưỡng chất Hàm lượng / ngày
Axit folic 600 mcg
Sắt 60 mg
Choline 450 mg
DHA 200 mg
Canxi 1200 mg
Vitamin D 20 mcg

Lưu ý khi bổ sung dưỡng chất cho bà bầu

Khi bổ sung dưỡng chất trong thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý:

1. Tuân thủ chỉ định từ bác sĩ

Mẹ bầu cần bổ sung những gì có trong chỉ định của bác sĩ, theo đúng liều lượng được khuyến cáo, hạn chế tình trạng bổ sung thừa hoặc thiếu để tránh làm tổn hại đến sức khỏe. Ví dụ:
  • I-ốt: Thiếu hụt i-ốt có thể làm thai nhi tăng nguy cơ mắc chứng đần độn, đồng thời khiến mẹ bầu bị suy giáp. Trong khi đó, bổ sung dư thừa i-ốt lại có thể làm tổn thương tuyến giáp của thai nhi.
  • Vitamin A: Thiếu hụt vitamin A trong thai kỳ có thể khiến mẹ bị quáng gà, còn thai nhi bị tổn thương giác mạc. Tuy nhiên, bổ sung vitamin A quá mức lại có thể làm tăng nguy cơ gây quái thai.

2. Hiểu rõ mỗi cá nhân đều khác biệt

Bà bầu nên bổ sung gìphù hợp với nhu cầu của cơ thể bởi mỗi thể trạng khác nhau có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau.Ví dụ, mẹ mang song thai có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn mẹ sinh con một; mẹ đã có tiền sử bị thiếu máu cần một lượng folate và sắt cao hơn thai phụ thông thường.Vì vậy, mẹ bầu cần chủ động đặt lịch hẹn với bác sĩ để nhận được những lời khuyên cá nhân hóa về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của cơ thể.

3. Ưu tiên bổ sung từ thực phẩm tự nhiên

Việc bổ sung dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng là ưu tiên hàng đầu của mẹ bầu bởi thực phẩm tươi cung cấp cùng lúc nhiều dưỡng chất thiết yếu hơn thực phẩm chức năng.Mẹ bầu chỉ nên bổ sung thực phẩm chức năng khi có chỉ định từ bác sĩ, hoặc khi điều kiện về thời gian, tài chính, bệnh lý,… không cho phép mẹ tiêu thụ quá nhiều thực phẩm tự nhiên.
Mẹ bầu cần ưu tiên ăn uống đa dạng thay vì phụ thuộc quá nhiều vào thực phẩm chức năng

Làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh việc quan tâm mẹ bầu cần bổ sung những gì , bạn cũng cần ghi nhớ thực hiện một số điều sau:
  • Tầm soát trước khi mang thai: Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi mang thai giúp mẹ biết rõ tình trạng bệnh lý / dinh dưỡng / đặc điểm di truyền của bản thân, từ đó lên kế hoạch tiêm vắc-xin hoặc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Tiêm vắc xin trước hoặc trong khi mang thai:
    • TheoTrung tâm Kiểm soát&Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ(CDC), một số loại vắc-xin bất hoạt (vắc-xin không chứa mầm virus sống) có thể được khuyến nghị tiêm trong thai kỳ để bảo vệ thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ đến ít nhất vài tháng sau sinh, điển hình vắc-xin cúm, vắc-xin Tdap (uốn ván, bạch hầu, ho gà) và RSV (phòng virus hợp bào hô hấp).
    • Để biết được bản thân nên tiêm liều vaccine nào, mẹ cần chủ động hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
  • Khám thai định kỳ: Nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn bằng cách thực hiện các xét nghiệm sinh hóa cần thiết.
  • Giữ tâm lý thoải mái: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, đi bộ, yoga, thiền,… để hạn chế căng thẳng, góp phần làm giảm nguy cơ sinh non và sảy thai.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn đa dạng và cân bằng, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Giúp cơ thể khỏe mạnh và chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở.
Khám thai định kỳ giúp đánh giá chính xác sự phát triển của thai nhi
Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề bổ sung dưỡng chất cần thiết để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết đượcbà bầu cần bổ sung gìtốt cho sức khỏe của thai kỳ.Trên thực tế, việc hiểu rõ mẹ bầu cần bổ sung những gì trong thai kỳ không chỉ giúp bé phát triển toàn diện, mà còn giúp mẹ vượt qua thai kỳ một cách an toàn.Tuy nhiên, vì mỗi người đều sở hữu một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nên việc bổ sung dinh dưỡng cũng cần được tư vấn bởi chuyên gia để tránh dung nạp quá thừa hoặc quá thiếu.Vì thế, nếu có nhu cầu được tư vấn cá nhân hơn về chủ đề mẹ bầu cần bổ sung những gì tốt cho thai nhi, bạn hãy liên hệ đến Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng thông qua số hotline https://m.me/fit.vn.je để được tư vấn kịp thời.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Administrator | tháng 9 13, 2024 | |

Trở về trang chủ

Không có nhận xét nào: