[tintuc]Khi đối mặt với tình trạng thiếu máu não , không phải ai cũng biết thiếu máu não không nên ăn gì để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bài viết sau, mời bạn hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng khám phá xem danh sách những loại thực phẩm mà người bệnh thiếu máu não cần hạn chế hoặc tránh hoàn toàn để bảo vệ sức khỏe não bộ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Người bệnh thiếu máu não không nên ăn gì?
Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh thiếu máu não?
Thiếu máu não xảy ra khi lượng máu và oxy cung cấp cho não bị giảm, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi và suy giảm trí nhớ.Một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường lượng oxy truyền đến não thông qua việc kích thích giãn mạch, thúc đẩy quá trình tạo máu, bảo vệ sức khỏe mạch máu và hỗ trợ duy trì chức năng của tế bào thần kinh.Ngược lại, việc chọn lọc thực phẩm sai cách có thể khiến tình trạng thiếu máu não tiến triển nặng, thậm chí là có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Vì thế, trong quá trình điều trị bệnh, hiểu rõ thiếu máu não không nên ăn gì , không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe là điều vô cùng quan trọng.Thiếu máu não không nên ăn gì?
Người bệnh thiếu máu não không nên ăn gì chứa nhiều:1. Caffeine
Người bịthiếu máu lên não không nên ăn gìchứa nhiều caffeine vì caffeine có thể làm co mạch máu, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến não. Khi các mạch máu co lại, lượng oxy và dưỡng chất được cung cấp cho não cũng giảm, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu não.Đối với người bị thiếu máu não, điều này có thể làm tăng nguy cơ biến chứng và làm trầm trọng hơn các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu và giảm khả năng tập trung, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi hơn.Chi tiết hơn, cơ chế gây co mạch của caffeine đến từ việc chúng có khả năng ức chế thụ thể adenosine trên tế bào mạch máu. Ở người, adenosine là một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong việc điều hòa lưu lượng máu và các chức năng khác trong cơ thể.Khi adenosine gắn vào thụ thể adenosine trên các tế bào mạch máu, nó làm giãn nở mạch máu, dẫn đến tăng lưu lượng máu. Điều này có tác dụng giảm huyết áp và tăng cường cung cấp máu đến các mô, bao gồm cả não.Tuy nhiên, caffeine lại hoạt động như một chất đối kháng với thụ thể adenosine, nghĩa là nó cạnh tranh với adenosine để gắn vào các thụ thể này nhưng không kích đặc tính giãn mạch của chúng. Thay vào đó, caffeine lại làm giảm tác dụng này, dẫn đến co mạch (tức là thu hẹp mạch máu).Nghiên cứutrên những bệnh nhân đang hồi phục sau cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ não, kết quả cho thấy, tiêu thụ 250 mg caffeine có thể làm giảm 12% tốc độ máu chảy trong động mạch não giữa (middle cerebral artery - MCA). Trong khi đó, tiêu thụ 150 mg caffeine có thể làm giảm9%tốc độ máu chảy qua MCA chỉ sau 30 phút.Ở người khỏe mạnh, một sốnghiên cứucũng đã chỉ rõ, sử dụng caffeine trong thời gian dài làm tăng huyết áp, tăng sức cản mạch máu, góp phần gây ra tình trạng cứng động mạch và co mạch não.Vì thế, người bệnh thiếu máu não không nên ăn gì chứa nhiều caffeine như nước tăng lực, cà phê, trà, socola, cacao,… để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi.Người bệnh thiếu máu não không nên ăn gì chứa nhiều caffeine
2. Muối natri
Người bị thiếu máu não không nên ăn gì chứa nhiều muối natri (muối ăn, chất điều vị, bột ngọt,…) vì natri có thể ức chế quá trình sản xuất oxit nitric (NO) - hợp chất giãn mạch tự nhiên trong cơ thể. Điều này khiến mạch máu trở nên cứng hơn, khó giãn nở và làm giảm lưu lượng máu đến não. (4)Mặt khác, tiêu thụ muối natri có thể gây tăng huyết áp bằng cách thúc đẩy tế bào giữ nước, làm tăng thể tích máu và áp lực lên thành mạch máu, từ đó gây căng thẳng thêm cho hệ thống mạch máu não.Đối với người bị thiếu máu não, tình trạng này có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho não, làm trầm trọng thêm các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu và suy giảm trí nhớ.Nghiên cứucho thấy, muối natri không chỉ làm tăng huyết áp và ức chế giãn mạch, mà còn có thể gây rối loạn chức năng nội mô, dẫn đến rối loạn vi tuần hoàn não và giảm tưới máu não. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì giảm tưới máu não chính là một trong nhiều nguyên nhân gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ. (6)Bên cạnh việc làm tăng nguy cơ đột quỵ, ăn quá nhiều muối còn thúc đẩy các phản ứng oxy hóa, kích hoạt các enzym phân giải protein, làm suy yếu tín hiệu điện não, từ đó làm trầm trọng thêm tổn thương não do thiếu máu cục bộ. (7)Với tất cả những rủi ro trên, người bệnhthiếu máu lên não kiêng ăn gìchứa nhiều muối natri (như thực phẩm muối chua, các loại khô cá / thủy hải sản, thịt xông khói, đồ ăn đóng hộp, mì ăn liền) có thể là lựa chọn dinh dưỡng tốt hơn cho sức khỏe.3. Đường, carb tinh chế
Khi tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường và carb tinh chế, chúng có thể làm tăng nồng độ glucose trong huyết thanh chỉ sau 1 - 2 giờ tiêu thụ. Khi lượng đường trong máu liên tục tăng cao trong thời gian dài, tình trạng này có thể:- Làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu: Khi lượng đường trong máu quá cao, gan sẽ chuyển hóa chúng thành chất béo. Lượng chất béo dư thừa có thể đi vào hệ tuần hoàn, lắng đọng thành những mảng bám xơ vữa trên thành mạch, khiến máu khó lưu thông đến não.
- Gây viêm mạch máu: Khi bạn ăn hoặc uống quá nhiều đường, lượng insulin dư thừa trong máu (do tuyến tụy tiết ra để hạ đường huyết) có thể khiến thành động mạch bị viêm. Điều này làm cho chúng dày và cứng hơn bình thường, mất khả năng co giãn để điều tiết lưu lượng máu đến não khi cần thiết.
- Tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu: Nghiên cứucho thấy, cứ mỗi 250 ml đồ uống có đường tiêu thụ hàng ngày có thể làm tăng thêm 9% nguy cơ đột quỵ não do thiếu máu cục bộ.
Đường và carb tinh chế có thể gây viêm, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ do thiếu máu cục bộ
4. Chất béo bão hòa và chuyển hóa
Người bị thiếu máu não không nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa vì những loại chất béo này có thể làm tăng mức cholesterol xấu (cholesterol tỷ trọng thấp - LDL) trong máu, dẫn đến xơ vữa động mạch.Xơ vữa động mạch là quá trình hình thành các mảng bám trong động mạch, làm hẹp và cứng động mạch, cản trở lưu thông máu. Khi các động mạch dẫn máu lên não bị hẹp hoặc tắc nghẽn, lượng máu và oxy cung cấp cho não sẽ giảm, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh thiếu máu não.Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cũng có thể gây viêm nhiễm và tổn thương mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Cục máu đông có thể chặn dòng chảy của máu đến não, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ.Do đó, người bệnh thiếu máu não không nên ăn gì chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, chẳng hạn như mỡ gia súc / gia cầm, thức ăn nhanh,…. để bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu.5. Rượu bia
Rượu bia có mối quan hệ tương đối phức tạp với sức khỏe của hệ tuần hoàn. Cụ thể, một sốnghiên cứuđã phát hiện ra rằng uống rượu bia ở mức độ vừa phải (<15 - 20g cồn / ngày) có thể có tác động tích cực đến hệ tuần hoàn.Ở mức tiêu thụ này, rượu bia có thể hỗ trợ cải thiện thành phần lipid máu, giúp giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch, từ đó giảm khả năng đột quỵ não do thiếu máu cục bộ.Tuy nhiên, ngay khi lượng rượu tiêu thụ tăng vượt mức trung bình, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ và tử vong sẽ tăng đáng kể.Ở người lớn khỏe mạnh, việc tiêu thụ nhiều hơn 50g cồn / lần được chứng minh là có thể gây tăng huyết áp tạm thời. (10,11,12)Theonghiên cứu, tăng huyết áp có thể gây ra sự phá vỡ hàng rào máu não thông qua các cơ chế liên quan đến tình trạng viêm, stress oxy hóa và các phân tử tuần hoàn hoạt hóa mạch.Điều này tạo điều kiện để các tế bào thần kinh tiếp xúc với các phân tử độc hại, dẫn đến tổn thương tế bào thần kinh, suy giảm nhận thức và kéo dài thời gian phục hồi sau tình trạng thiếu máu cục bộ.Hơn nữa, rượu bia cũng có thể tác động tiêu cực đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe não bộ, như vitamin B12 và folate, từ đó làm suy giảm chức năng nhận thức và tăng nguy cơ biến chứng ở người bị thiếu máu não.Vì thế, người bệnh thiếu máu não không nên ăn gì , uống gì chứa nhiều cồn, điển hình như rượu bia, để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi.Hạn chế tiêu thụ rượu bia là điều cần thiết cho người bệnh thiếu máu não
Thiếu máu não kiêng gì: 5 thói quen xấu cần tránh
Người bệnh thiếu máu não cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt để cải thiện tình trạng sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số thói quen cần tránh:1. Hút thuốc
Trong số nhiều chất độc hại chứa trong thuốc lá, nicotine được xem là thành phần chính góp phần vào việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hệ thần kinh. Theonghiên cứu, nicotine có thể vượt qua hàng rào máu não và đạt đến mức cao trong não chỉ trong vòng 10 - 20 giây sau khi hít vào.Ở não, nicotine cũng có thể làm tăng viêm nhiễm và làm suy giảm chức năng của hàng rào máu não (blood-brain barrier). Khi hàng rào này bị tổn thương, các chất độc hại có thể xâm nhập vào não dễ dàng hơn, gây ra tổn thương tế bào và làm trầm trọng hơn các triệu chứng sẵn có ở người bệnh thiếu máu não như đau đầu, hay quên,….Không riêng gì ở não, nicotine cũng có thể kích thích các phản ứng viêm trên thành mạch máu, gây xơ cứng và hẹp các động mạch cung cấp máu cho não. Điều này làm giảm lưu lượng máu và oxy đến não, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu não.Do đó, người bệnh thiếu máu não nên từ bỏ hoàn toàn thói quen hút thuốc để cải thiện sức khỏe mạch máu và tăng cường lưu thông máu đến não.2. Lười vận động
Lười vận động làm giảm lưu thông máu, khiến cơ thể khó duy trì lưu lượng máu ổn định, đặc biệt là lượng máu lưu thông đến não. Mặt khác, thiếu vận động có thể làm tăng rủi ro thừa cân, béo phì, tăng huyết áp và bệnh tim mạch, tất cả đều là yếu tố nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu não.Vị thế, người bệnh nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thể dục nhịp điệu hoặc bơi lội để cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và duy trì sức khỏe tim mạch, từ đó hỗ trợ tăng cường lưu thông máu đến não.3. Căng thẳng
Căng thẳng kéo dài dẫn đến tăng tiết cortisol, loại hóc-môn có đặc tính gây co thắt mạch máu, làm tăng huyết áp. Điều này có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng đau đầu sẵn có ở người bệnh thiếu máu não, đồng thời làm tăng nguy cơ đột quỵ nếu có mảng bám gây xơ vữa bám sẵn trên thành mạch.Vì vậy, người bệnh thiếu máu não không nên để bản thân quá căng thẳng bằng cách ưu tiên làm việc vừa sức, tăng cường vận động, thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga hoặc hít thở sâu để giảm căng thẳng và cải thiện tuần hoàn máu.Thực hành thiền có thể giúp người bệnh kiểm soát căng thẳng hiệu quả
4. Ngủ không đủ giấc
Ngủ không đủ giấc làm gián đoạn quá trình phục hồi và tái tạo của cơ thể, khiến hệ thần kinh và tuần hoàn máu hoạt động kém hiệu quả. Mặt khác, thiếu ngủ kéo dài có thể làm tăng nồng độ cortisol, dẫn đến tăng huyết áp, gây căng thẳng và giảm lưu lượng máu đến não, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu não.Vì vậy, người bệnh nên đảm bảo ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm, duy trì một lịch trình ngủ đúng giờ và tạo môi trường ngủ yên tĩnh để nâng cao chất lượng giấc ngủ, từ đó hỗ trợ cải thiện sức khỏe não bộ.5. Tự ý dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ
Tự ý dùng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc có ảnh hưởng đến huyết áp, lưu thông máu, hoặc hệ thần kinh, có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho người bị thiếu máu não. Ví dụ như:- Một số thuốc làm co mạch, tăng huyết áp như cocaine và amphetamines, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người bệnh thiếu máu não.
- Thuốc chống đông máu (như warfarin) và thuốc chống kết tập tiểu cầu (như aspirin) được sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông, giúp cải thiện lưu thông máu. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, bao gồm cả tình trạng xuất huyết trong não.
Người bệnh không nên dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
Thiếu máu lên não phải làm sao để cải thiện bệnh hiệu quả?
Để cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu máu lên não, người bệnh nên kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống và xây dựng lối sống khoa học. Cụ thể như sau:1. Chế độ ăn uống
Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu omega-3 (các loại cá béo, hạt), sắt cùng vitamin nhóm B (thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,…) và chất chống oxy hóa (quả mọng, rau lá xanh).Tránh thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo bão hòa, đường, carb tinh chế và caffeine.Hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung một số thực phẩm chức năng có chứa chiết xuất việt quất (blueberry) và chiết xuất bạch quả (Ginkgo biloba) để kích thích giãn mạch, hoạt huyết não và hỗ trợ điều trị bệnh. Xem thêm:
- Thiếu máu não nên ăn gì?
- Thiếu máu não uống gì?
2. Thói quen nên làm
Tập thể dục ít nhất 30 phút / ngày để cải thiện tuần hoàn máu. Nếu có tiền sử mắc bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp, người bệnh cần hỏi thêm ý kiến bác sĩ về tần suất tập luyện phù hợp.Giảm căng thẳng bằng cách thực hiện các kỹ thuật như hít thở sâu, thiền hoặc tham gia vào các bài tập thể lực / hoạt động giải trí nhẹ nhàng.Ngủ đủ giấc (ít nhất 7 - 8 giờ mỗi đêm) và từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc và lạm dụng rượu bia.Bằng cách áp dụng những biện pháp nêu trên, người bệnh có thể tăng cường lưu thông máu lên não, giảm nhẹ các triệu chứng thiếu máu não và cải thiện sức khỏe tổng thể.Tóm lại, việc hiểu rõ thiếu máu não không nên ăn gì là bước đầu quan trọng trong việc quản lý và cải thiện tình trạng bệnh. Nếu vẫn chưa biết cách xây dựng thực đơn ăn uống cho người bệnh thiếu máu não sao cho đúng, bạn có thể liên hệ đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để được các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng giải đáp chi tiết. Chúc bạn nhiều sức khỏe!Đánh giá bài viết
Không có nhận xét nào: