• Gợi ý từ khóa:
  • Thời trang nam, Thời trang nữ, Balo, Túi xách, Mè và bé...

[tintuc]Tiêu thụ một chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối có thể khiến bệnh thiếu máu não tiến triển nặng. Vì thế, hiểu rõ thiếu máu não nên ăn gì tốt cho sức khỏe là điều quan trọng đối với người bệnh. Vậy, người bị thiếu máu lên não nên ăn gì để cải thiện tình trạng này? Trong bài viết sau, mời bạn hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng khám phá danh sách các thực phẩm tốt cho người bệnh thiếu máu não, cùng với đó là những biện pháp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ duy trì sức khỏe não bộ ở trạng thái tối ưu.

thiếu máu não nên ăn gìNgười bệnh thiếu máu não nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Thiếu máu não nên ăn gì?

Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động của não, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học còn hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu não bằng cách kích thích giãn mạch, giảm viêm và cải thiện thành phần lipid máu để ngăn ngừa sự hình thành của các mảng bám xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu.Để nhận được các lợi ích sức khỏe nêu trên từ thực phẩm, người bệnh thiếu máu não nên ăn gì chứa nhiều:

1. Vitamin nhóm B

Người bệnh thiếu máu não nên ăn gì chứa nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B4, B6, B9 và B12. Nguyên nhân là bởi:
  • Vitamin B4 (choline): Tham gia vào việc tạo ra acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho việc duy trì trí nhớ, khả năng học tập / chú ý / độ tỉnh táo và điều khiển các chuyển động cơ không tự chủ (co bóp tim, nhu động ruột, tiết dịch tuyến,.…).
  • Vitamin B6 (pyridoxine):
    • Đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng như serotonin, dopamine, norepinephrine, và gamma-aminobutyric acid (GABA).
    • Các chất dẫn truyền thần kinh này giúp điều chỉnh tâm trạng, cảm xúc và chức năng thần kinh, từ đó cải thiện khả năng nhận thức và sự tập trung.
  • Vitamin B9 (folate) và B12: Hỗ trợ sản xuất hemoglobin - huyết sắc tố của tế bào hồng cầu, giúp cung cấp đầy đủ oxy cho não.
Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B bao gồm trứng, gan, thịt nạc gia cầm / gia súc (heo, bò, gà,…), cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt / đậu và hạt.

2. Thiếu máu lên não nên ăn thực phẩm giàu omega-3

Omega-3 là một loại axit béo không bão hòa, có khả năng hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu não bằng cách giảm viêm và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu.Nhiềunghiên cứucũng đã chứng minh được rằng bổ sung omega-3 có thể giúp tăng cường lưu lượng máu chảy đến não trong các bài kiểm tra năng lực nhận thức não bộ.Trong số các loại omega-3, DHA (axit docosahexaenoic) là loại omega-3 chiếm tỷ trọng lớn nhất (40%) trong tổng lượng chất béo ở não.Chúng trực tiếp tham gia vào việc duy trì cấu trúc và chức năng của màng tế bào não; qua đó, có liên quan đến việc cải thiện chức năng tế bào thần kinh và truyền dẫn tín hiệu thần kinh, giúp não hoạt động hiệu quả hơn.Bổ sung DHA dồi dào vào chế độ ăn uống đã đượcchứng minhgiúp cải thiện khả năng học tập, trong khi thiếu hụt DHA có liên quan đến tình trạng chậm tiếp thu, phản xạ kém ở cả trẻ em và người lớn.Một số thực phẩm giàu omega-3 bao gồm cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá thu, rong biển, trứng, hạt lanh, hạt chia và quả óc chó.
Thiếu máu lên não nên ăn thực phẩm giàu omega-3Omega-3 chứa nhiều trong các loại cá béo và hạt

3. Thực phẩm giàu sắt tốt cho người bị thiếu máu não

Sắt là khoáng chất thiết yếu cho việc sản xuất hemoglobin, chất vận chuyển oxy trong máu. Nhờ đó, bổ sung sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, cải thiện lượng oxy đến não, từ đó giảm triệu chứng thiếu máu và tăng cường sự tập trung, giảm mệt mỏi.Các thực phẩm giàu sắt gồm thịt đỏ (nạc heo, bò, cừu, dê,…), gan động vật, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt / đậu / rau lá xanh / hạt.

4. Thực phẩm chứa nitrat

Nitrat trong thực phẩm có thể được chuyển hóa thành oxit nitric (NO) trong cơ thể, kích thích giãn nở mạch máu, tăng cường lượng máu và oxy lưu thông đến não, giảm triệu chứng thiếu máu não. Các thực phẩm chứa nhiều nitrat bao gồm củ cải đường, cải bó xôi, cải xoăn cần tây và rau diếp.

5. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Người bệnh thiếu máu não nên ăn gì chứa nhiều chất chống oxy hóa như rau lá xanh, trái cây tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và hạt.Nguyên nhân là bởi chất chống oxy hóa (vitamin C, E; flavonoids, polyphenols, carotenoids,…) có thể hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu não bằng cách tăng cường sức khỏe mạch máu, ngăn ngừa hình thành mảng bám gây xơ vữa và giúp máu lưu thông lên não dễ dàng hơn.Mặt khác, chúng cũng hỗ trợ duy trì chức năng tế bào thần kinh bằng cách giảm viêm, bảo vệ não khỏi sự thoái hóa, tốt cho người bệnh thiếu máu não.

13 thực phẩm tốt cho người thiếu máu lên não

Việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa thiếu máu não. Dưới dây là những thực phẩm nên ăn khi bị thiếu máu não::

1. Rau lá xanh

Thiếu máu não là vấn đề sức khỏe nguy hiểm, có thể gây đột quỵ não khi dòng máu cung cấp oxy đến một phần của não bị giảm hoặc ngừng hoàn toàn dưới sự tác động của cục máu đông (huyết khối) hoặc mảng xơ vữa bám trên thành mạch.Trong khi đó, rau lá xanh là một thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa (vitamin C, E; polyphenols, flavonoids, glucosinolates). Mỗi dưỡng chất đều có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu não, ngăn ngừa đột quỵ thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Cụ thể như sau:
  • Chất xơ: Giúp ngăn ngừa sự hình thành của các mảng bám xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu bằng cách cải thiện thành phần lipid máu. (3)
  • Chất chống oxy hóa: Giúp ức chế sự hình thành cục máu đông gây thiếu máu não bằng cách ngăn ngừa quá trình kết tập tiểu cầu quá mức trong lòng mạch máu. (4)
Nhờ những lợi ích sức khỏe nêu trên, bổ sung 1 khẩu phần (75 - 80g) rau lá xanh vào chế độ ăn mỗi ngày không những hỗ trợ làm giảm nhẹ các triệu chứng thiếu máu não, mà còn góp phần làm giảm đến 21% nguy cơ đột quỵ não. (5)
thiếu máu não nên ăn gì, rau lá xanhRau lá xanh giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe mạch máu

2. Bông cải xanh

Tương tự như rau lá xanh, bông cải xanh cũng chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa glucosinolates. Do đó, bổ sung thêm 1 khẩu phần (75 - 80g) bông cải xanh vào thực đơn ăn uống hàng ngày cũng được chứng minh là có khả năng làm giảm đến32%nguy cơ đột quỵ não do thiếu máu cục bộ.

3. Các loại đậu

Người bệnh thiếu máu não nên ăn gì có thành phần là các loại đậu (đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đũa,…) bởi chúng chứa nhiều folate (vitamin B9).Folate là dưỡng chất giúp cơ thể tăng cường sản xuất các tế bào hồng cầu mới để cung cấp đầy đủ oxy cho não, từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh thiếu máu não.Ngoài ra, các loại đậu cũng chứa nhiều magie. Đây là khoáng chất đượcchứng minhcó khả năng hỗ trợ giãn nở mạch máu, đặc biệt là các tiểu động mạch ở não, từ đó giúp cải thiện lưu thông máu lên não và giảm nguy cơ thiếu máu não.

4. Trứng

Trứng chứa nhiều choline (vitamin B4), một chất dinh dưỡng quan trọng giúp tạo ra acetylcholine, chất dẫn truyền thần kinh cần thiết cho việc duy trì năng lực lưu trữ ký ức (trí nhớ) và điều khiển cơ bắp. (7)Ngoài ra,nghiên cứucòn cho thấy, việc tiêu thụ trứng có thể góp phần cải thiện chức năng mạch máu bằng cách tác động lên hệ vi khuẩn đường ruột để hỗ trợ giảm viêm, từ đó giúp tăng cường tuần hoàn máu, tốt cho người bệnh thiếu máu não.

5. Thịt bò

Thịt bò chứa nhiều sắt heme (sắt hữu cơ), một khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất hemoglobin, chất vận chuyển oxy trong máu. Di đó, người bệnh thiếu máu não nên ăn gì chứa thịt bò để hỗ trợ cải thiện lưu lượng oxy đến não, góp phần giảm nhẹ các triệu chứng thiếu máu não.Bên cạnh đó, thịt bò cũng chứa nhiều vitamin B12, giúp sản xuất hồng cầu và duy trì chức năng thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu và ảnh hưởng đến tuần hoàn máu não.

6. Ngũ cốc nguyên hạt

Tương tự như thịt bò, trứng và các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt rất giàu vitamin B6, B9 và B12, có tác dụng giảm viêm não, cải thiện khả năng dẫn truyền thần kinh và hỗ trợ tăng cường trí nhớ.Theo nghiên cứu củaHiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ(AHA), tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt trong bữa sáng hàng ngày có thể góp phần làm giảm đến 12% nguy cơ mắc bệnh đột quỵ não do thiếu máu cục bộ.Vì thế, người bệnh thiếu máu não nên ăn gì chứa ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mạch, diêm mạch, gạo lứt,… để hỗ trợ cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng đột quỵ liên quan đến bệnh thiếu máu não.
thiếu máu lên não nên ăn gì, Ngũ cốc nguyên hạtBổ sung ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não

7. Thịt gà

Tương tự như thịt bò, thịt gà cũng chứa nhiều chứa sắt heme, loại sắt hữu cơ dễ được cơ thể hấp thụ hơn so với sắt vô cơ đến từ rau củ quả.Như đã phân tích bên trên, sắt giúp tăng cường lượng oxy được vận chuyển đến não, cải thiện triệu chứng thiếu máu não như uể oải, mất tập trung, hay ngáp, dễ buồn ngủ, thiếu năng lực tập trung, phản xạ kém,…Ngoài ra, thịt gà còn giàu vitamin B6, dưỡng chất tham gia vào việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng như serotonin và dopamine, giúp tăng cường chức năng não bộ trong việc điều hòa chu kỳ ngủ - thức, tiêu hóa thức ăn, khả năng phối hợp vận động và năng lực nhận thức.

8. Cá béo

Mỡ của các loại cá béo chứa một lượng đáng kể axit béo omega-3. Theonghiên cứu, hấp thụ omega-3 từ các loại dầu cá không những có tác dụng chống lại tình trạng thiếu máu cục bộ não, mà còn có thể làm giảm tổn thương thần kinh do bệnh thiếu máu cục bộ gây nên.Vì vậy, người bệnh thiếu máu não nên ăn gì chứa nhiều cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích,…) để hỗ trợ làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nhẹ triệu chứng.

9. Các loại hoạt

Tương tự như cá béo, các loại hạt (hạnh nhân, điều, óc chó,….) cũng chứa nhiều omega-3.Nghiên cứucho thấy, bổ sung omega-3 có thể giúp hình thành mạch máu và bảo vệ tính toàn vẹn của hàng rào máu não. Điều này giúp đảm bảo máu có thể được phân phối đều đến tất cả các vùng khác nhau trong não, tốt cho người bệnh thiếu máu não.

10. Thủy hải sản và rong biển.

Tương tự như như các loại cá béo và hạt, thủy hải sản (tôm, cua, mực,…) và rong biển cũng chứa axit béo omega-3. Do đó, bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế ăn của người bệnh thiếu máu não vừa góp phần làm chậm tiến triển của bệnh, vừa hỗ trợ làm giảm tổn thương thần kinh liên quan đến bệnh.

11. Các loại quả mọng

Tất cả các loại quả mọng đều chứa hàm lượng cao vitamin C. Theonghiên cứu, vitamin C có thể hỗ trợ làm giảm các dấu hiệu tổn thương não liên quan đến tình trạng thiếu máu cục bộ bằng cách giảm căng thẳng oxy hóa, kháng viêm, bảo vệ hàng rào máu não và làm chậm quá trình chết của tế bào thần kinh.Vì thế, người bị thiếu máu não nên ăn gì có thành phần đến từ các loại quả mọng, bao gồm việt quất, nho, dâu tây, mâm xôi,… để hỗ trợ não nhanh phục hồi trong và sau quá trình điều trị bệnh.
bị thiếu máu não nên ăn gì, các loại quả mọngCác loại quả mọng giàu vitamin C, giúp bảo vệ hàng rào máu não

12. Trái cây họ Cam quýt

Tương tự như các loại quả mọng, trái cây họ Cam quýt như cam, chanh, quýt, bưởi, tắc (quất),… cũng chứa nhiều vitamin C. Do đó, bổ sung nhóm trái cây họ Cam quýt vào khẩu phần ăn cũng có thể làm giảm các dấu hiệu tổn thương não liên quan đến tình trạng thiếu máu cục bộ.Bên cạnh đó, trái cây họ Cam quýt còn chứa nhiều hesperidin, một chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoids.Nghiên cứucho thấy, hấp thụ hesperidin từ nước ép của trái cây họ Cam quýt có thể giúp làm giảm mức độ suy giảm nhận thức ở những đối tượng bị thiếu máu não thoáng qua.Vì thế, người bệnh thiếu máu não nên ăn gì , uống gì chứa thành phần là trái cây họ Cam quýt để hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng não bộ diễn ra thuận lợi.

13. Quả bơ

Bơ giàu chất béo không bão hòa omega-9, loại chất béo có đặc tính kháng viêm, hỗ trợ làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) trong huyết thanh, từ đó ức chế quá trình hình thành các mảng bám xơ vữa làm tắc nghẽn mạch máu, cải thiện lưu thông máu lên não.Không những thế, bơ cũng chứa nhiều vitamin E, dưỡng chất có khả năng chống lại các dấu hiệu thoái hóa thần kinh, tăng cường tốc độ tái tạo và bảo vệ thần kinh, từ đó góp phần cải thiện đáng kể trí nhớ, nhận thức, khả năng học tập và chức năng vận động. (14)
Xem thêm:
  • Thiếu máu não không nên ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?
  • Thiếu máu não uống gì giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả?

Thực phẩm người bệnh thiếu máu não nên tránh

Người bệnh thiếu máu não nên hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm sau:

1. Thực phẩm cản trở hấp thụ sắt

Cafe, trà và rượu bia gây cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể.Nguyên nhân là bởi vì chúng chứa các hợp chất như tanins và polyphenols, có thể cản trở việc hấp thụ sắt từ thực phẩm, từ đó gây bệnh thiếu máu và làm giảm lượng oxy được vận chuyển đến não.Ngược lại, tránh các loại đồ uống này giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro thiếu máu não do thiếu sắt.

2. Thực phẩm có hàm lượng natri cao

Nếu bạn thường xuyên tiêu thụ nhiều muối natri, các tế bào thần kinh có xu hướng dễ bị kích thích và hoạt động quá mức. Cơ chế này có thể gây ra tình trạng thiếu hụt oxy não do tăng nhu cầu sử dụng oxy ở các tế bào thần kinh, từ đó dẫn đến tổn thương mô não. (15)Vì vậy, người bệnh thiếu máu não nên ăn gì chứa ít muối, tránh xa thực phẩm chứa nhiều muối như đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, dưa muối, bánh snack công nghiệp và thực phẩm đóng hộp.

3. Thực phẩm gây viêm

Thực phẩm chứa nhiều hất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường, hương liệu hoặ chất bảo quản là các thực phẩm gây nặng phản ứng viêm.Các thực phẩm này có thể làm tăng mức độ viêm nhiễm trong mạch máu, tạo điều kiện để các mảng bám xơ vữa hình thành và làm hẹp lòng mạch, ảnh hưởng đến lưu lượng máu truyền đến não. Điều này có thể làm tình trạng thiếu máu não trở nên tồi tệ hơn.Vì vậy, người bệnh thiếu máu não cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây viêm, bao gồm đồ chiên rán, bánh kẹo ngọt, thức uống chứa đường, đồ ăn nhanh, thịt chế biến sẵn,…
Đồ ăn chiên rán chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể gây viêm, không tốt cho người bệnh thiếu máu não

Thiếu máu não nên làm gì?

Nhìn chung, để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, người bị thiếu máu não nên:
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Tăng cường ăn cá, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt và hoa quả tươi để cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin, chất xơ và omega-3.
  • Tăng cường vận động: Tập thể dục đều đặn, vừa sức từ 2 - 3 lần / ngày, mỗi lần từ 20 - 30 phút tùy theo khả năng để kích thích tuần hoàn máu. Nếu gặp vấn đề về khớp, bạn hãy chọn các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội,…
  • Xây dựng đời sống tinh thần: Bằng cách giao tiếp tích cực, hạn chế sử dụng mạng xã hội và TV, tham gia hoạt động ngoài trời, buông bỏ các vấn đề không cần thiết.
  • Tăng cường chất lượng giấc ngủ: Tạo môi trường ngủ thoáng mát, ánh sáng vừa đủ, ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Tránh vận động mạnh hoặc xem nội dung kích động trước khi ngủ. Nên ngâm chân hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về chiết xuất thảo dược:
    • Một số chiết xuất thảo dược như chiết xuất việt quất (blueberry) hoặc chiết xuất bạch quả (Ginkgo biloba) cũng đã đượcchứng minhcó khả năng hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu não bằng cách kích thích các mạch máu mở rộng và làm cho máu ít dính hơn.
    • Người bệnh có thể tìm thấy các chiết xuất trên trong viên uống OTiV hoạt huyết não, sản phẩm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau đầu, mất ngủ liên quan đến tình trạng thiếu máu não.
  • Thăm khám định kỳ: Người bệnh cũng cần thăm khám định kỳ để được bác sĩ tư vấn xemthiếu máu lên não nên làm gìtốt cho sức khỏe. Điều này có thể bao gồm việc:
    • Đo đường huyết và huyết áp hàng ngày;
    • Kiểm tra nồng độ HbA1C và chỉ số đông máu mỗi 2 - 3 tháng.
    • Kiểm tra mỡ máu, chức năng gan - thận, siêu âm ổ bụng / tim mạch ít nhất 6 tháng / lần.
Người bệnh thiếu máu não cần thăm khám sức khỏe định kỳ
Nhìn chung, việc hiểu đúng và thực hiện đúng các biện pháp trên không chỉ giúp bạn cải thiện các triệu chứng thiếu máu não, mà còn góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể để ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.Điều quan trọng cần ghi nhớ là trong mọi tình huống, người bệnh cần luôn hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn xem thiếu máu não nên ăn gì , nên làm gì tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi có các bệnh nền liên quan đến tim mạch và huyết áp. Nếu vẫn còn nhiều thắc mắc, người bệnh có thể liên hệ đến Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng thông qua số hotline https://m.me/fit.vn.je để được hỗ trợ chi tiết.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Đăng ký nhận tin

Lưu ý: các sản phẩm trên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

© Bản quyền thuộc về Vay.Vn.Je Thiết kế bởi Web.Vn.Je 2021
Super store
Super store