• Gợi ý từ khóa:
  • Thời trang nam, Thời trang nữ, Balo, Túi xách, Mè và bé...

[tintuc] Thực phẩm tốt cho mắt cận thị là mối quan tâm hàng đầu của những ai mắc phải tật khúc xạ này. Bởi lẽ, cận thị không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, mà còn tiềm ẩn nguy cơ tiến triển nặng hơn nếu không được chăm sóc đúng cách. Vậy, đâu là danh sách những thức ăn bổ mắt cận thị theo các chuyên gia dinh dưỡng? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

thực phẩm tốt cho mắt cận thịĐâu là danh sách những thực phẩm tốt cho mắt cận thị?

Vai trò của dinh dưỡng với mắt bị cận thị

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng đã đượcchứng minhlà có vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ mắt và hỗ trợ sức khỏe thị lực, đặc biệt đối với người bị cận thị. Theo đó, việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mắt có thể góp phần làm chậm sự tiến triển của tật cận thị, đồng thời tăng cường chức năng thị giác, giúp mắt duy trì được thị lực một cách tối ưu.Vì vậy, bên cạnh việc đeo kính hay điều trị y tế, người bị cận thị cũng nên chú trọng xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng tăng độ cận.

Cận thị nên ăn gì?

Những thực phẩm tốt cho mắt cận thị thường sở hữu hàm lượng cao vitamin A, C, E, kẽm, omega-3, lutein và zeaxanthin. Cụ thể:

1. Thực phẩm giàu beta-caroten và vitamin A giúp bảo vệ giác mạc

Vitamin A đóng vai trò thiết yếu trong quá trình biệt hóa và duy trì chức năng bình thường của các tế bào giác mạc. Thiếu hụt dưỡng chất này có thể gây tổn thương giác mạc và thậm chí dẫn đến mù lòa.Trong khi đó, beta-carotene, tiền chất của vitamin A, cũng góp phần bảo vệ sức khỏe giác mạc nhờ khả năng giảm viêm, chống oxy hóa, hạn chế các tổn thương do viêm nhiễm và gốc tự do.Với những lợi ích nêu trên, việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin A và beta-carotene vào chế độ ăn không chỉ giúp duy trì giác mạc khỏe mạnh mà còn bảo vệ thị lực tổng thể, ngăn chặn tình trạng cận thị tiến triển nặng hơn.
cận thị nên ăn gì, thực phẩm giàu vitamin ATiêu thụ thực phẩm giàu vitamin A hỗ trợ ngăn ngừa cận thị tiến triển nặng

2. Vitamin C ngăn ngừa tổn thương mô mắt

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào mắt khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra. Ngoài ra, dưỡng chất này còn đượcchứng minhlà có vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen – một loại protein thiết yếu trong cấu trúc giác mạc và trong việc củng cố mạch máu tại mắt.Việc bổ sung đủ vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, vốn có liên quan đến cận thị. Như vậy, mặc dù không trực tiếp cải thiện cận thị, vitamin C vẫn hỗ trợ nâng cao sức khỏe và chất lượng thị lực của người mắc tật này.

3. Vitamin E giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng là một bệnh lý mắt thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt ảnh hưởng đến những người bị cận thị. Nguyên nhân chính là do sự tích tụ của các gốc tự do trong quá trình lão hóa, dẫn đến suy giảm khả năng nhìn chi tiết. Vitamin E, với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp trung hòa các gốc tự do, giảm thiểu tổn thương tại điểm vàng và hỗ trợ ngăn ngừa tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng.

4. Lutein và zeaxanthin bảo bảo vệ võng mạc khỏi ánh sáng xanh

Lutein và zeaxanthin là các carotenoids tập trung chủ yếu ở điểm vàng của mắt, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì thị lực, đặc biệt hữu ích cho người bị cận thị. Những lợi ích chính của hai dưỡng chất này bao gồm:
  • Hạn chế tổn thương võng mạc: Lutein và zeaxanthin đã đượcchứng minhlà có khả năng hấp thụ ánh sáng xanh năng lượng cao, giúp giảm thiểu tổn thương tiềm ẩn cho võng mạc và cải thiện hiệu suất thị giác.
  • Chống oxy hóa mạnh mẽ: Hai loại carotenoids này giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào mắt khỏi căng thẳng oxy hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thuỷ tinh thể,…
Như vậy, lutein và zeaxanthin không chỉ giúp bảo vệ mắt cận thị khỏi các tác nhân gây hại từ bên trong, mà còn cả bên ngoài.
ăn gì để mắt hết cận, Lutein và zeaxanthinLutein và zeaxanthin giúp bảo vệ võng mạc khỏi tổn thương từ ánh sáng xanh

5. Thực phẩm giàu kẽm giúp điều hòa các enzyme bảo vệ mắt

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và hoạt động của nhiều enzyme trong võng mạc, giúp duy trì chức năng thị giác hiệu quả. Ngoài ra, kẽm hỗ trợ vận chuyển vitamin A từ gan đến mắt, cần thiết cho việc bảo vệ và đảm bảo sự ổn định của thị giác.Bổ sung đầy đủ kẽm, kết hợp với vitamin C, E và beta-caroten, còn có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ mất thị lực do bệnh này xuống khoảng25%.

6. Omega-3 ngăn ngừa khô mắt và cải thiện chức năng võng mạc

Theonghiên cứu, axit béo omega-3, đặc biệt là DHA, có thể hỗ trợ kiểm soát cận thị, bằng cách điều chỉnh quá trình truyền máu màng đệm. Ngoài ra, DHA cũng có khả năng kích thích tuyến lệ, giúp duy trì độ ẩm và hạn chế tình trạng khô mắt. Dưỡng chất này còn góp phần giảm tỷ lệ tiểu đường võng mạc, thông qua tác dụng chống viêm và cải thiện lưu thông máu. Như vậy, omega-3, cụ thể là DHA, không chỉ giúp cải thiện cận thị, mà còn hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý liên quan.

7. Nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào mắt

Các chất chống oxy hóa, như anthocyanins, resveratrol, và flavonoids, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào mắt khỏi tổn thương do gốc tự do và oxy hóa, từ đó góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Việc bổ sung cácthực phẩm bổ mắt cậngiàu chất chống oxy hóa không chỉ hỗ trợ duy trì sức khỏe mắt mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị cận thị hiệu quả. Xem thêm:
  • Thực phẩm tốt cho mắt

15 thực phẩm tốt cho mắt cận thị dễ tìm trong tự nhiên

Thực ăn bổ mắt cận bao gồm cà rốt, khoai lang, bông cải xanh, cam, ớt chuông,… Trong đó:

1. Cà rốt

Đâu làthực phẩm bổ mắt cận? Đáp án chính là cà rốt. Bởi lẽ, thực phẩm này sở hữu hàm lượng cao chất chống oxy hóa beta-carotene, giúp bảo vệ giác mạc khỏi tổn thương do các tác nhân gây căng thẳng oxy hóa.Ngoài ra, lutein và zeaxanthin trong cà rốt còn hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và khô mắt. Việc tiêu thụ cà rốt đều đặn có thể cải thiện sức khỏe thị giác, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị cận thị.
thực phẩm bổ mắt cận, cà rốtCà rốt giàu chất chống oxy hóa beta-carotene

2. Khoai lang

Khoai lang rất giàu beta-carotene và vitamin E - hai chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Trong khi beta-carotene có tác dụng hỗ trợ duy trì thị lực và bảo vệ giác mạc, vitamin E lại giúp bảo vệ các tế bào mắt khỏi căng thẳng oxy hóa, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Với những lợi ích nêu trên, khoai lang sẽ là một trong những thực phẩm tốt cho mắt cận thị , giúp cải thiện và duy trì chức năng bình thường của thị giác.

3. Bông cải xanh

Bông cải xanh là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, C, kẽm, lutein và zeaxanthin, giúp nâng cao và duy trì sức khỏe của mắt. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ như beta-carotene và sulforaphane, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi các tổn thương do viêm nhiễm và stress oxy hóa một cách hiệu quả. Việc tiêu thụ bông cải xanh thể giúp phòng ngừa các tác nhân gây hại cho mắt cận thị và hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tối ưu.

4. Cam

Cam là một trong số những thực phẩm tốt cho mắt cận thị , nhờ nguồn vitamin C dồi dào. Dưỡng chất này có tác dụng giúp bảo vệ các tế bào mắt khỏi tổn thương do gốc tự do và viêm nhiễm, đồng thời tham gia vào quá trình sản xuất collagen, duy trì cấu trúc giác mạc và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

5. Ớt chuông

Ớt chuông chứa nhiều vitamin C, giúp duy trì sức khỏe của các mạch máu trong mắt và giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể. Ngoài ra, ớt chuông cũng rất giàu lutein, góp phần bảo vệ tế bào mắt khỏi tổn thương do ánh sáng, đặc biệt là tia UV, và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Việc bổ sung ớt chuông vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe mắt và hỗ trợ giảm thiểu các vấn đề liên quan đến cận thị.

6. Việt quất

Quả việt quất chứa nhiều vitamin C và E, hai dưỡng chất có khả năng kết hợp hiệu quả trong việc chống viêm và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, anthocyanin trong loại quả này cũng đượcchứng minhlà có tác dụng hỗ trợ khả năng nhìn ban đêm, cải thiện tuần hoàn máu tại võng mạc, hạn chế tổn thương và giảm nguy cơ mắc đục thủy tinh thể. Do đó, để bảo vệ thị lực và cải thiện cận thị, việt quất là một gợi ý đáng cân nhắc.
thực phẩm tốt cho mắt cận, việt quấtViệt quất giàu vitamin C và E

7. Cá hồi

Ăn gì để mắt hết cận? Câu trả lời chính là cá hồi. Bởi lẽ, đây là nguồn cung cấp dồi dào axit béo omega-3, đặc biệt là DHA. Dưỡng chất này có thể hỗ trợ quá trình điều trị cận thị bằng cách điều hòa tuần hoàn máu tại màng đệm. Đồng thời, DHA cũng là thành phần cấu trúc chính của võng mạc, cần thiết cho sự phát triển và chức năng bình thường của thị giác.

8. Các loại hạt

Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều và quả óc chó chứa nhiều vitamin E, giúp bảo vệ tế bào mắt khỏi tổn thương do gốc tự do, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.Ngoài ra, các loại hạt này còn cung cấp axit béo omega-3, hỗ trợ giảm viêm và duy trì độ ẩm cho mắt, giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt và mỏi mắt thường gặp ở người cận thị. Như vậy, việc bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ cải thiện thị lực hiệu quả.

9. Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều vitamin A và kẽm, hai dưỡng chất quan trọng giúp bảo vệ giác mạc và cải thiện thị lực. Vitamin A hỗ trợ duy trì độ ẩm của mắt, ngăn ngừa khô mắt và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Kẽm giúp vận chuyển vitamin A từ gan đến mắt, giúp tăng khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu và ngăn ngừa đục thủy tinh thể. Việc tiêu thụ sữa chua không chỉ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mắt mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể cho người cận thị.

10. Trà xanh

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như catechin, đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG), giúp bảo vệ mắt khỏi các tổn thương do gốc tự do gây ra.Nghiên cứucho thấy các mô mắt, đặc biệt là tại võng mạc, hấp thụ một lượng lớn catechin sau khi tiêu thụ trà xanh, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như tăng nhãn áp và thoái hóa điểm vàng.Ngoài ra, trà xanh cũng có tác dụng chống viêm, hỗ trợ giảm các triệu chứng mỏi mắt và khô mắt thường gặp ở người cận thị. Vì vậy, trà xanh có thể là một trong những thực phẩm tốt cho mắt cận thị , hỗ trợ duy trì sức khỏe mắt và cải thiện thị lực cho người bị cận thị.

11. Trứng

Lòng đỏ trứng chứa nhiều lutein và zeaxanthin, giúp bảo vệ võng mạc khỏi tác hại của ánh sáng xanh và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, trứng còn cung cấp vitamin A, cần thiết cho việc duy trì thị lực và ngăn ngừa các bệnh về mắt như khô mắt, mù lòa. Do đó, trả lời câu hỏi “cận thị nên ăn gì?, trứng là một lựa chọn phù hợp, giúp giảm thiểu các bệnh lý liên quan và hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả.
Lòng đỏ trứng chứa nhiều vitamin A, lutein và zeaxanthin

12. Cà chua

Trung bình một quả cà chua chứa 17,8 mg vitamin C, chiếm 20% nhu cầu hàng ngày, có tác dụng bảo vệ võng mạc khỏi tổn thương do oxy hóa và viêm nhiễm, hỗ trợ phòng ngừa thoái hóa điểm vàng.Ngoài ra, cà chua còn rất giàu lutein và zeaxanthin, hai dưỡng chất quan trọng giúp hấp thụ ánh sáng xanh, bảo vệ chức năng bình thường của thị giác. Nhờ những đặc tính dinh dưỡng này, cà chua được đánh giá là một trong những thực phẩm tốt cho mắt cận thị , không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của người cận thị.

13. Bí đỏ

Trung bình 100g bí đỏ có thể đáp ứng khoảng 47% nhu cầu vitamin A hàng ngày. giúp duy trì độ ẩm trên bề mặt mắt và bảo vệ giác mạc khỏi tổn thương cũng như nguy cơ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bí đỏ còn chứa nhiều vitamin C, kẽm và các chất chống oxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt khỏi hư hại, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,…

14. Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan cung cấp hàm lượng cao lutein, zeaxanthin và vitamin C, giúp bảo vệ võng mạc và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa kẽm, giúp mắt sử dụng hiệu quả vitamin A, hỗ trợ chức năng thị giác. Vì vậy, đậu Hà Lan sẽ là một trong những thực phẩm tốt cho mắt cận thị , giúp người bệnh duy trì sức khỏe mắt tổng thể và hạn chế tình trạng tăng độ.

15. Măng tây

Măng tây chứa vitamin A, C, E và K, cùng với lutein và zeaxanthin, giúp bảo vệ mắt khỏi tổn thương do gốc tự do, ánh sáng xanh, đồng thời phòng ngừa các bệnh lý như đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, khô mắt, Tiêu thụ măng tây có thể góp phần hỗ trợ sức khỏe mắt và duy trì thị lực tốt cho người bị cận thị.

Bị cận không nên ăn gì?

Để bảo vệ sức khỏe mắt và ngăn ngừa tình trạng cận thị tiến triển, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống sau:
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Tiêu thụ quá nhiều đường từ bánh kẹo, nước ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, dẫn đến các biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc, tiểu đường võng mạc,…., cản trở quá trình cải thiện cận thị;
  • Thực phẩm chứa chất béo xấu: Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa từ đồ ăn chiên rán, mỡ động vật có thể gây ảnh hưởng tới lưu thông máu đến võng mạc và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, những chất này còn làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng cho mắt như vitamin A và C;
  • Rượu, bia và đồ uống có cồn: Sử dụng đồ uống có cồn có thể làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt, đồng thời gây mất nước, dẫn đến khô mắt và kích ứng, làm gián đoạn quá trình điều trị mắt cận;
  • Thực phẩm chứa nhiều muối: Tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến tăng huyết áp, ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong mắt, gây nguy cơ mắc các bệnh về mắt như bệnh võng mạc do tăng huyết áp, mất thị lực,…;
Tiêu thụ nhiều muối không tốt cho sức khỏe của mắt

Chế độ ăn uống cho người bị cận thị cần lưu ý gì?

Ngoài việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho mắt cận thị , bạn cũng cần chú trọng vào việc kết hợp chúng sao cho hợp lý, nhằm đạt hiệu quả tối ưu nhất trong quá trình cải thiện sức khỏe thị lực. Dưới đây là một số lưu ý chung về cách kết hợp, chế biến thực phẩm và phân chia khẩu phần ăn mà người cận thị nên nắm rõ:
  • Chọn thực phẩm tươi mới: Ưu tiên sử dụng rau xanh, trái cây, cá và thịt nạc tươi để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho mắt;
  • Kết hợp đa dạng thực phẩm và dưỡng chất: Chế độ ăn nên được kết hợp đa dạng các loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, thịt, cá để giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo duy trì sức khỏe thị lực;
  • Ưu tiên chế biến lành mạnh: Sử dụng phương pháp hấp, luộc, nướng hoặc áp chảo nhẹ để giữ nguyên dưỡng chất trong thực phẩm, hạn chế chiên rán nhiều dầu mỡ để tránh tăng chất béo bão hòa không có lợi cho mắt.
Xem thêm:
  • Thực đơn cho người cận thị

Làm gì để ngăn ngừa mắt bị cận thị nặng hơn?

Để ngăn ngừa cận thị tiến triển nặng hơn, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
  • Hạn chế thời gian nhìn gần: Bạn nên giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử và đọc sách ở khoảng cách gần, ưu tiên nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút làm việc liên tục.
  • Thực hiện bài tập nhìn xa: Thực hiện bài tập nhìn xa 6 mét trong 20 giây và lặp lại thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng cho mắt, tạo điều kiện để quá trình điều trị đạt hiệu quả;
  • Tăng cường hoạt động ngoài trời: Dành ít nhất 2 giờ mỗi ngày tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ, đạp xe,…. Ánh sáng tự nhiên, đặc biệt vào buổi sáng sớm, có thể làm dịu mắt, giảm nguy cơ tiến triển cận thị;
  • Sử dụng kính phù hợp: Đảm bảo đeo kính đúng độ cận và được điều chỉnh thường xuyên để hỗ trợ mắt trong quá trình điều trị.
  • Nhỏ mắt thường xuyên: Người cận thị thường xuyên bị khô mắt. Vì vậy, việc nhỏ mắt sẽ giúp làm dịu tình trạng này, hỗ trợ mắt hoạt động hiệu quả;
  • Thăm khám mắt định kỳ: Kiểm tra mắt thường xuyên, ít nhất 1 lần / năm để theo dõi sự thay đổi và nhận được lời khuyên kịp thời từ bác sĩ chuyên khoa.
Người mắc tật cận thị nên đặt lịch thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe mắt
Tóm lại, bên cạnh việc điều trị y tế, tình trạng cận thị có thể được cải thiện nhờ một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học. Các thực phẩm giàu vitamin A, C, E, kẽm, omega-3, lutein và zeaxanthin sẽ là sự lựa chọn hàng đầu trong thực đơn hàng ngày, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe thị lực và hỗ trợ quá trình điều trị mắt cận.Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin và gợi ý cần thiết để bạn trả lời chi tiết câu hỏiăn gì để mắt hết cận. Nếu bạn còn nhiều thắc mắc xoay quanh những thực phẩm tốt cho mắt cận thị , hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng qua hotline https://m.me/fit.vn.je để được tư vấn chi tiết và kịp thời.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

[tintuc] Ung thư vú là một trong những căn bệnh hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ, vì vậy việc nhận biết sớm các triệu chứng và tiến hành điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về căn bệnh này bằng cách tham khảo bài viết từ Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng dưới đây.Ung thư vú

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là căn bệnh xảy ra khi các tế bào trong vú phát triển bất thường và không kiểm soát, dẫn đến hình thành khối u. Trong trường hợp phát hiện muộn, khối u có thể di căn vào xương và các cơ quan khác gây ra những cơn đau nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Mặc dù hiếm hơn, ung thư vú cũng có thể xuất hiện ở nam giới. Ung thư vú có thể xuất phát từ nhiều vị trí khác nhau bên trong vú, nhưng vị trí phổ biến nhất là các ống dẫn sữa. Trong những trường hợp ít gặp hơn, nguyên nhân gây ung thư vú còn có thể bắt đầu từ các mô tuyến được gọi là tiểu thùy hoặc từ các tế bào, mô khác trong vú.
Ung thư vú là gì?Hình ảnh ung thư vú của một bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ

Dấu hiệu nhận biết ung thư vú

1. Đau ở ngực hoặc vú

Triệu chứng đau ngực và cương tức tuyến vú trong thời kỳ mang thai hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt thường được coi là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu này xuất hiện vào cả những ngày bình thường kèm theo cơn đau kéo dài thì bạn nên đi khám. Việc siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến vú có thể giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe vùng ngực của bạn.

2. Hình dạng, kích thước vú thay đổi bất thường

Nếu bạn nhận thấy ngực của mình to lên một cách bất thường, trễ xuống hoặc một bên có hình dạng không đều so với bên còn lại, thì đây có thể là triệu chứng của ung thư vú. Tình trạng này thường gặp ở những người có mô vú dày đặc. Khoảng 50% phụ nữ có mô vú dày, điều này làm cho việc phát hiện ung thư vú trở nên khó khăn hơn.

3. Nổi u cục ở tuyến vú

U vú có thể được phát hiện một cách tình cờ, nhưng các chuyên gia khuyến nghị nên tự khám vú hàng tháng sau kỳ kinh. Bằng cách này, bạn có thể tự sờ thấy một "khối lạ" tại tuyến vú của mình. Những khối u này có thể là u vú lành tính hoặc ác tính. Việc tự khám vú định kỳ là rất quan trọng, vì nhiều trường hợp ung thư vú đã được phát hiện sớm nhờ vào quá trình này.

4. Sưng hoặc nổi hạch nách

Khi tự khám vú, bạn cũng nên kiểm tra vùng hố nách. Nếu phát hiện có khối u bất thường ở khu vực này, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Hạch nách có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư vú.

5. Thay đổi da vùng vú

Những thay đổi trên phần da vùng vú như đỏ, sưng hoặc xuất hiện sần sùi giống như vỏ cam… có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng bệnh ung thư vú đã tiến triển đến giai đoạn muộn.

6. Tụt núm vú, thay đổi vùng da quanh đầu núm vú

Một số phụ nữ có thể gặp tình trạng tụt núm vú bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu núm vú của bạn đột ngột tụt hẳn vào trong, kèm theo các dấu hiệu như cứng và không thể kéo ra, vùng da quanh núm vú bị co rút, nhăn nheo, xuất hiện các hạt nhỏ ở quầng vú hoặc chảy dịch bất thường… thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

7. Ngứa ở ngực

Triệu chứng này thường liên quan đến ung thư vú dạng viêm nhưng thường dễ dàng bị bỏ qua. Những người mắc ung thư vú dạng viêm thường trải qua tình trạng ngứa ngáy, xuất hiện mẩn đỏ và có thể sần sùi như vỏ cam…

8. Đau ở vai, lưng trên hoặc cổ

Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, cơn đau có thể xuất hiện ở lưng hoặc vai thay vì ở ngực hoặc vú. Đau thường tập trung ở phần lưng trên hoặc giữa hai bả vai, nên rất dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng hoặc viêm xương khớp.

9. Vú bị đỏ và sưng

Nhiều người có thể gặp phải các triệu chứng như ngực nóng, ửng đỏ (đôi khi có màu tím) và sưng đau… Thường họ chỉ cho rằng đó là do nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm vú. Tuy nhiên, những triệu chứng này lại có thể là dấu hiệu của ung thư vú dạng viêm.

10. Tiết dịch núm vú bất thường

Dịch tiết từ núm vú có thể có nhiều màu sắc và kết cấu khác nhau. Nó có thể chảy ra mà không cần tác động vú hoặc chỉ xuất hiện ở một bên vú. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do sử dụng thuốc tránh thai, một số loại thuốc khác hoặc nhiễm trùng… Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư và cần phải được kiểm tra. Ở giai đoạn muộn, u tại vú có thể vỡ loét, tiết ra dịch hôi hoặc chảy máu.
Dấu hiệu nhận biết ung thư vúDấu hiệu ung thư vú có thể rất đa dạng và việc nhận biết sớm là rất quan trọng để tăng khả năng điều trị thành công
Xem thêm:
  • 7 bệnh về vú thường gặp: Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân

Nguyên nhân gây ung thư vú

Các nhà nghiên cứu đã xác định một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, bao gồm đột biến gen, mức độ dao động của nội tiết tố, lối sống và môi trường xung quanh.Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể của ung thư vú ở những người không có các yếu tố nguy cơ vẫn chưa được xác định rõ ràng, trong khi một số người có các yếu tố nguy cơ lại không mắc bệnh. Điều này cho thấy nguyên nhân ung thư vú có thể liên quan đến sự tương tác phức tạp giữa gen di truyền và môi trường sống.Mặc dù tiền sử gia đình mắc ung thư vú có thể làm tăng nguy cơ, nhưng phần lớn phụ nữ được chẩn đoán không có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Tuy nhiên, việc “không có tiền sử gia đình” cũng không đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ mắc ung thư vú.

Ai dễ mắc ung thư vú?

Giới tính là yếu tố nguy cơ lớn nhất liên quan đến ung thư vú, với khoảng 99% trường hợp xảy ra ở phụ nữ và chỉ 0,5-1% ở nam giới. Với một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, bao gồm tuổi tác, béo phì, tiêu thụ rượu không kiểm soát, tiền sử gia đình mắc bệnh, tiếp xúc với bức xạ, tiền sử sinh sản (như độ tuổi bắt đầu có kinh nguyệt và mang thai lần đầu), hút thuốc lá và liệu pháp hormone sau mãn kinh…Ngoài ra, một số đột biến gen di truyền có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú đáng kể, đặc biệt là các đột biến ở gen BRCA1, BRCA2 và PALB2.Phụ nữ mang đột biến ở gen BRCA1 hoặc BRCA2 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nhiều so với người không có đột biến, với tỷ lệ khoảng 45-65% trong suốt cuộc đời. Phụ nữ phát hiện có những đột biến này nên cân nhắc các biện pháp giảm nguy cơ, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ cả hai bên vú hoặc các phương pháp phòng ngừa bằng hóa trị từ sớm.
Ai dễ mắc ung thư vú?Người phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, tia bức xạ có nguy cơ mắc ung thư vú

Các loại ung thư vú thường gặp

1. Ung thư vú không xâm lấn

Vú được cấu tạo từ mô tuyến (bao gồm các tiểu thùy sản xuất sữa và ống dẫn sữa dẫn sữa đến núm vú), mô mỡ và mô liên kết hỗ trợ. Hầu hết các bệnh ung thư vú khởi phát từ mô tuyến. Khi ung thư chỉ giới hạn trong các tiểu thùy hoặc ống dẫn sữa, chúng được gọi là ung thư vú không xâm lấn (tại chỗ).Ung thư vú không xâm lấn vẫn nằm trong ống dẫn sữa và chưa lan sang các mô bình thường trong hoặc ngoài vú. Đây có thể được gọi là tiền ung thư, với khoảng 1 trong 5 trường hợp ung thư vú mới được chẩn đoán thuộc loại này và được xem là giai đoạn 0.Phụ nữ mắc ung thư vú ở giai đoạn này đều có thể được chữa khỏi. Tương tự như ung thư vú xâm lấn, ung thư vú không xâm lấn cũng cần phải phẫu thuật cắt bỏ và đôi khi yêu cầu điều trị bổ sung như xạ trị hoặc thuốc để làm giảm hoặc ngăn chặn hoạt động của estrogen. (1)

2. Ung thư vú xâm lấn

Ung thư vú đã lan vào mô vú xung quanh được gọi là ung thư vú xâm lấn. Phần lớn các loại ung thư vú đều thuộc dạng xâm lấn và có nhiều loại khác nhau. Hai loại phổ biến nhất là ung thư biểu mô ống dẫn sữa xâm lấn (IDC) và ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn (ILC).
  • Ung thư biểu mô ống dẫn sữa xâm lấn (IDC) là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% các trường hợp ung thư vú xâm lấn. IDC bắt đầu từ các tế bào lót bên trong ống dẫn sữa, sau đó phá vỡ thành ống dẫn và phát triển vào các mô vú xung quanh. Khi đến giai đoạn này, ung thư có thể lan rộng (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể qua hệ thống bạch huyết và máu.
  • Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn (ILC) chiếm khoảng 10% các trường hợp ung thư vú xâm lấn. ILC khởi phát từ các tiểu thùy trong tuyến vú, nơi sản xuất sữa. Giống như IDC, nó cũng có khả năng di căn đến các bộ phận khác. Tuy nhiên, ILC thường khó phát hiện hơn khi khám sức khỏe hoặc chụp hình ảnh như chụp nhũ ảnh. So với các loại ung thư xâm lấn khác, ILC có xu hướng ảnh hưởng đến cả hai bên vú, với khoảng 1 trong 5 phụ nữ mắc ILC bị ung thư ở cả hai bên vú tại thời điểm được chẩn đoán. (2)

Các giai đoạn của bệnh ung thư vú

Giai đoạn 0

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu phát triển trong ống dẫn sữa hoặc tuyến sữa, nhưng vẫn chưa có tính xâm lấn, nghĩa là chúng chưa lan sang các mô khác trong vú hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu phát hiện dấu hiệu ung thư vú giai đoạn sớm và điều trị kịp thời ở giai đoạn này, tỷ lệ thành công có thể đạt khoảng 90-100%.

Giai đoạn 1

Bắt đầu từ dấu hiệu ung thư vú giai đoạn đầu, các tế bào ung thư dần xâm nhập và tấn công các mô khỏe mạnh. Giai đoạn 1 được chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn:
  • Giai đoạn IA: Ung thư đã lan vào các mô mỡ trong vú, với kích thước khối u không vượt quá 2cm.
  • Giai đoạn IB: Số lượng nhỏ tế bào ung thư được tìm thấy trong một vài hạch bạch huyết gần vú.

Giai đoạn 2

Ung thư vú ở giai đoạn 2 cũng được chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn:
  • Giai đoạn IIA:
    • Không tìm thấy khối u ở vú hoặc phát hiện khối u có kích thước khoảng 2 cm, tế bào ung thư đã di căn ít nhất 1-3 hạch bạch huyết;
    • Phát hiện khối u có kích thước 2-5 cm, tế bào ung thư chưa di căn đến hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn IIB:
    • Khối u có kích thước khoảng 2-5 cm, tế bào ung thư đã lan đến 1-3 hạch bạch huyết.
    • Phát hiện khối u có kích thước lớn hơn 5 cm, tế bào ung thư chưa di căn đến hạch bạch huyết.

Giai đoạn 3

Ung thư vú giai đoạn 3 chưa di căn đến xương hoặc các cơ quan khác, nhưng được xem là đã tiến triển nặng và khó điều trị hơn.
  • Giai đoạn IIIA:
    • Phát hiện khối u với bất kỳ kích thước nào, tế bào ung thư đã di căn 4-9 hạch bạch huyết.
    • Phát hiện khối u có kích thước lớn hơn 5 cm, tế bào ung thư di căn đến 1-3 hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn IIIB:
    • Phát hiện khối u với bất kỳ kích thước nào, tế bào ung thư đã lan đến thành ngực.
    • Gây sưng vú, tế bào ung thư di căn đến 9 hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn IIIC:
    • Phát hiện khối u với bất kỳ kích thước nào, tế bào ung thư đã lan đến hơn 10 hạch bạch huyết.

Giai đoạn 4

Đối với dấu hiệu ung thư vú giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã lan ra xa vú và các hạch bạch huyết lân cận, di căn đến các bộ phận như ung thư vú di căn xương, phổi, gan và ung thư vú di căn não… Giai đoạn này được gọi là ung thư vú di căn, tức là ung thư đã mở rộng ra ngoài khu vực xuất hiện ban đầu.Theo thống kê, nếu ung thư vú được phát hiện muộn thì có thể dẫn đến di căn. Sau giai đoạn này, bệnh thường diễn biến nhanh chóng với tiên lượng xấu. Vì vậy, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong cơ thể, đặc biệt là ở hai bên vú, bạn nên tiến hành tầm soát ung thư vú ngay để ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng. (3)
Các giai đoạn của bệnh ung thư vúGiai đoạn ung thư vú dựa trên kích thước khối u và mức độ di căn của ung thư đến các bộ phận khác

Ung thư vú có nguy hiểm không?

Để trả lời cho câu hỏi ung thư vú có nguy hiểm không, cần xem xét rất nhiều yếu tố như tình trạng tiến triển của bệnh và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.Nếu ung thư vú được phát hiện sớm, tiên lượng sống còn sau 5 năm sẽ rất khả quan:
  • Ở giai đoạn 1 và 2, nếu điều trị kịp thời, tiên lượng sống còn sau 5 năm có thể đạt trên 90%, tùy thuộc vào phương pháp và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Ở giai đoạn 3, tỷ lệ sống còn sau 5 năm có thể lên đến 60 - 70% nếu được phát hiện sớm.
  • Ở giai đoạn cuối, khi ung thư đã di căn vào xương và các bộ phận khác, tiên lượng sống còn sau 5 năm chỉ đạt mức 22%.
Do đó, mức độ nguy hiểm của ung thư vú phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, điều quan trọng nhất là khả năng phát hiện sớm. Một phác đồ điều trị hợp lý có thể chữa khỏi bệnh ung thư vú. Nhưng nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối hoặc phát hiện sớm nhưng người bệnh lại không tuân thủ, không kiên trì điều trị cũng rất đáng lo ngại.

Ung thư vú có di truyền không?

CÓ! Ung thư vú có thể di truyền. Như đã đề cập, tiền sử gia đình là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Khoảng 5-10% các trường hợp ung thư vú có liên quan đến di truyền, thường do các đột biến trong gen BRCA1 và BRCA2 được truyền từ cha mẹ sang con cái.Các gen này có vai trò sản xuất protein sửa chữa DNA bị hư hỏng trong các tế bào bình thường. Tuy nhiên, phiên bản đột biến của những gen này có thể dẫn đến sự phát triển của các tế bào bất thường gây ra ung thư.

Cách kiểm tra ung thư vú tại nhà

Để tự khám vú, bạn có thể đứng trước gương để xem hình dáng và kích thước của hai bên vú ở tư thế bình thường, kiểm tra sự đối xứng. Sau đó, tiếp tục nâng hai tay lên cao và sử dụng ba ngón tay để sờ nắn toàn bộ bầu vú, chú ý đến khối u hoặc vùng da bất thường. Nếu phát hiện dấu hiệu lạ, bạn hãy đến gặp bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cụ thể.
Thao tác tự kiểm tra vú tại nhà rất đơn giản và mọi phụ nữ cần biết cách thực hiện

Chẩn đoán ung thư vú

Để chẩn đoán ung thư vú, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp sau:

1. Chụp nhũ ảnh

Chụp nhũ ảnh là một phương pháp chụp X-quang mô vú, thường được sử dụng để sàng lọc ung thư vú. Nếu trong quá trình sàng lọc phát hiện điều gì bất thường, bạn có thể được chỉ định chụp nhũ ảnh lần nữa để kiểm tra kỹ hơn tại khu vực đó. (4)

2. Siêu âm vú

Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh các cấu trúc bên trong cơ thể. Siêu âm vú có thể cung cấp cho bác sĩ thêm thông tin cần thiết về khối u vú. Cụ thể, siêu âm có thể giúp xác định xem khối u là khối rắn hay là một u nang chứa dịch.

3. Sinh thiết vú

Sinh thiết vú là một phương pháp lấy mẫu mô từ tuyến vú để kiểm tra dưới kính hiển vi, nhằm tìm kiếm tế bào ung thư. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật này khi bệnh nhân có khối u hoặc vùng cứng trong ngực có thể cảm nhận bằng tay hoặc phát hiện khi siêu âm.

4. Xét nghiệm ung thư vú CA 15-3

CA 15-3 là một loại mucin biểu mô đa hình hay kháng nguyên màng biểu mô, thường hiện diện nhiều ở vùng ngoại bào, dịch bào và màng tế bào. Nồng độ CA 15-3 sẽ tăng lên khi cơ thể mắc ung thư vú. Xét nghiệm CA 15-3 được sử dụng để theo dõi tiến trình điều trị bệnh ung thư vú.Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi mức CA 15-3 để đánh giá tình trạng bệnh. Để đạt hiệu quả điều trị cao, việc kết hợp các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và khám lâm sàng là thật sự cần thiết. (5)

Ung thư vú có chữa được không?

Ung thư vú có thể chữa được , đặc biệt nếu được phát hiện sớm. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư vú, nhưng việc lựa chọn phương pháp nào phù hợp và hiệu quả còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giai đoạn ung thư, bệnh lý nền đi kèm và khả năng chịu đựng các tác dụng phụ của từng bệnh nhân.Ngoài ra, sau quá trình điều trị, người bệnh cần tái khám đúng lịch hẹn để kiểm tra tình trạng bệnh, vì ung thư vú có khả năng tái phát. Mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra, xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác để đánh giá sự tái phát của ung thư. Ban đầu, các cuộc hẹn tái khám thường cách nhau từ 3-6 tháng, và sau 5 năm thì người bệnh có thể chỉ cần đến khám mỗi năm một lần. Việc theo dõi liên tục trong nhiều năm sau khi kết thúc quá trình điều trị là rất quan trọng.

Cách điều trị ung thư vú

Ung thư vú có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào loại ung thư và mức độ lan rộng của nó.
  • Phẫu thuật: Đây là quy trình mà trong đó bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u.
  • Hóa trị: Phương pháp này sử dụng các loại thuốc đặc biệt nhằm thu nhỏ hoặc tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc có thể được dùng dưới dạng viên uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch, thậm chí có thể kết hợp cả hai hình thức.
  • Liệu pháp nội tiết tố: Mục tiêu của liệu pháp này là ngăn chặn tế bào ung thư nhận hormone cần thiết để phát triển.
  • Liệu pháp sinh học: Phương pháp này giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại tế bào ung thư hoặc kiểm soát tác dụng phụ từ các liệu pháp điều trị ung thư khác.
  • Xạ trị: Sử dụng tia năng lượng cao (giống như tia X) để tiêu diệt tế bào ung thư. (6)

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh ung thư vú tại nhà

Bác sĩ khuyên rằng chị em nên chú ý đến việc tự kiểm tra vú hàng tháng tại nhà. Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng cũng là cách hiệu quả nhất để đảm bảo sức khỏe của bạn. Thực tế, các triệu chứng của ung thư vú rất khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề khác.Chế độ ăn uống điều độ và cân bằng không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư vú mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể. Các loại rau thuộc họ cải như cải mầm, cải thìa và súp lơ… cùng với quả óc chó, cá béo, thực phẩm giàu carotenoid, quả mọng, cà chua và đặc biệt là cần tây… đều có tác dụng phòng ngừa ung thư vú. Nên tránh xa các đồ uống có cồn như bia rượu, mặc dù chúng không trực tiếp gây ung thư vú, nhưng chúng có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư nếu bạn đã có nguy cơ.
Ăn nhiều rau xanh, tăng thêm thực phẩm giàu phytoestrogen ngăn ngừa ung thư vú

Nghi mắc ung thư vú: Khi nào đi khám bác sĩ?

Ung thư vú giai đoạn đầu thường có các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, trong khi những dấu hiệu ở giai đoạn muộn thường rất nổi bật. Tỷ lệ thành công trong điều trị ung thư vú cao hơn nhiều nếu bệnh được phát hiện và chẩn đoán sớm. Do đó, việc nhận diện sớm các dấu hiệu bất thường là rất quan trọng. Ngay khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ ung thư vú, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám.Hầu hết các khối u vú đều là sự thay đổi lành tính của tuyến vú, chỉ khoảng 10-20% là u vú ác tính. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ từ 40 tuổi nên chủ động tầm soát ung thư vú hàng năm. Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã và đang triển khai các gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú cho chị em phụ nữ có nhu cầu khám sàng lọc bệnh lý.Với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa như Chẩn đoán hình ảnh, Giải phẫu bệnh và Nội khoa Ung thư, Khoa Ngoại vú - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ mang đến cơ hội điều trị tốt nhất cho những bệnh nhân không may mắc căn bệnh này.Để đặt lịch kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư vú tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể gọi đến số hotline 028 7102 6789 – 093 180 6858 (TP.HCM) hay 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội).Như vậy, việc nhận biết các triệu chứng của ung thư vú và tiến hành thăm khám, điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình nhé!
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

[tintuc] Thực đơn cho người cận thị đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với những ai đang mắc phải tật khúc xạ này. Tuy nhiên, việc xây dựng thực đơn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của người cận thị không hề đơn giản, đòi hỏi sự hiểu biết và cân nhắc kỹ lưỡng. Chính vì thế, trong bài viết này, Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng sẽ mang đến những gợi ý thực đơn hữu ích, giúp bạn dễ dàng xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tối ưu cho đôi mắt.

thực đơn cho người cận thịThực đơn cho người cận thị cần có những món ăn nào?

Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị cận thị

Theonghiên cứu, xây dựng thực đơn cho người cận thị một cách khoa học và hợp lý có thể giúp bảo vệ sức khỏe thị lực. Cụ thể, việc đảm bảo đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất thiết yếu cho mắt sẽ góp phần làm chậm tiến triển của tật cận thị, từ đó giảm nguy cơ tăng độ.Ngoài ra, cải thiện chế độ dinh dưỡng còn hỗ trợ duy trì thị lực và giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh liên quan tới cận thị như thoái hóa điểm vàng, đục thuỷ tinh thể, khô mắt,…Do đó, bên cạnh các biện pháp y tế, người bị cận thị cũng nên chú trọng xây dựng một thực đơn phù hợp để bảo vệ sức khỏe mắt toàn diện và tối ưu hóa hiệu quả điều trị.

Lựa chọn thực phẩm trong thực đơn cho người cận thị

Việc lựa chọn thực phẩm giàu các dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin A, C, E,… là yếu tố then chốt trong việc hỗ trợ và cải thiện thị lực. Cụ thể, dưới đây là một số dưỡng chất quan trọng mà bạn nên nắm rõ trước khi xây dựng thực đơn cho người cận thị :
  • Vitamin A và beta-carotene: Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng giác mạc. Thiếu vitamin A có thể gây tổn thương giác mạc và mù lòa. Trong khi đó, beta-carotene, tiền chất của vitamin A, cũng giúp giảm viêm, chống oxy hóa và bảo vệ giác mạc;
  • Vitamin C:
    • Bảo vệ tế bào mắt khỏi gốc tự do: Vitamin C sở hữu thuộc tính chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ tế bào mắt khỏi gốc tự do, từ đó giúp cải thiện thị lực, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, chảy máu nhãn cầu;
    • Kích thích sản xuất collagen: Collagen là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của giác mạc và kết mạc. Vitamin C đã đượcchứng minhlà có khả năng hỗ trợ sản xuất collagen, đảm bảo chức năng bình thường của mắt,
  • Vitamin E: Với thuộc tính chống oxy hóa, vitamin E bảo vệ điểm vàng khỏi gốc tự do, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Đây là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở người bị cận thị và người cao tuổi.
  • Lutein và zeaxanthin:
    • Cải thiện chức năng thị giác: Theonghiên cứu, lutein và zeaxanthin là thành phần cấu tạo của điểm vàng - một vùng quan trọng của võng mạc chịu trách nhiệm thu nhận hình ảnh, nhận biết màu sắc và độ sắc nét. Hàm lượng hai chất này càng cao, khả năng xử lý hình ảnh và độ sắc nét càng được cải thiện;
    • Bảo vệ võng mạc: Lutein và zeaxanthin có khả năng bảo vệ võng mạc khỏi tác hại của ánh sáng xanh và gốc tự do, đồng thời hạn chế mỏi mắt - tình trạng thường gặp ở người cận thị;
  • Kẽm: Kẽm hỗ trợ enzyme bảo vệ võng mạc và tham gia vận chuyển vitamin A từ gan đến mắt, giúp tối ưu hiệu quả của vitamin A. Kết hợp kẽm với các chất chống oxy hóa khác như vitamin C, E có thể làm chậm tiến triển thoái hóa điểm vàng và giảm nguy cơ mất thị lực;
  • Omega-3: Axit béo omega-3, đặc biệt là DHA, cải thiện chức năng võng mạc và giúp duy trì độ ẩm mắt, ngăn ngừa khô mắt. Theonghiên cứu, omega-3 cũng giảm viêm và hỗ trợ lưu thông máu, giúp kiểm soát và cải thiện cận thị.
  • Chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hoá như anthocyanins, resveratrol, flavonoids,… có khả năng bảo vệ tế bào mắt khỏi tổn thương do gốc tự do. Chúng cũng giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và cải thiện sức khỏe mắt tổng thể.
Lựa chọn thực phẩm trong thực đơn cho người cận thịVitamin A là dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe thị giác
Xem thêm:
  • Thực phẩm tốt cho mắt cận thị

Thực đơn món ăn cho người cận thị

Dưới đây là một số gợi ý món ăn giúp bạn xây dựng thực đơn cho người cận thị một cách hiệu quả và khoa học:

1. Thực đơn món ăn sáng cho người bị cận thị

  • Cháo yến mạch với hạnh nhân và quả mọng: Yến mạch giàu vitamin B1, giúp duy trì chức năng thị giác. Hạnh nhân cung cấp axit béo omega-3, giúp cải thiện cận thị và ngăn ngừa khô mắt. Quả mọng như việt quất, dâu tây,… lại giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, góp phần bảo vệ mắt khỏi tổn thương do gốc tự do;
  • Bánh mì nguyên cám kẹp trứng gà và quả bơ: Trứng gà cung cấp lutein và zeaxanthin, bảo vệ võng mạc khỏi ánh sáng xanh và gốc tự do. Trong khi đó, quả bơ chứa nhiều chất béo không bão hoà đơn, giúp cơ thể hấp thụ tối ưu lutein và zeaxanthin. Trứng gà và bơ, kết hợp với bánh mì nguyên cám, sẽ đảm bảo một bữa sáng đầy đủ năng lượng, dưỡng chất thiết yếu;
  • Sinh tố rau xanh trái cây và hạt chia: Hạt chia giàu axit béo omega-3, giúp giảm viêm và hỗ trợ cấu trúc màng tế bào mắt. Rau xanh như cải bó xôi, cải xoăn chứa lutein và zeaxanthin, bảo vệ võng mạc khỏi tổn thương. Trái cây như cam, dâu tây,… lại cung cấp vitamin C, chống oxy hóa và hỗ trợ sản xuất collagen, đảm bảo chức năng cơ bản của mắt;

2. Thực đơn món ăn trưa cho người người cận thị

  • Cá hồi áp chảo với rau cải xoăn: Cá hồi giàu axit béo DHA và EPA, giúp cải thiện mắt cận và hạn chế tình trạng khô mắt. Trong khi đó, rau cải xoăn chứa nhiều lutein và zeaxanthin, giúp cải thiện khả năng xử lý hình ảnh và độ sắc nét;
  • Ức gà xào ớt chuông: Ớt chuông chứa hàm lượng cao vitamin C, lutein và zeaxanthin, giúp bảo vệ mắt chống lại tình trạng đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Ớt chuông, kết hợp với ức gà giàu protein, sẽ đảm bảo đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho bữa trưa;
  • Canh bí đỏ nấu tôm: Bí đỏ giàu beta-carotene, tiền chất của vitamin A, giúp bảo vệ giác mạc và ngăn ngừa tình trạng khô mắt. Trong khi đó, tôm cung cấp kẽm, có khả năng tối ưu hiệu quả của vitamin A tại mắt, đồng thời góp phần giảm thiểu tình trạng thoái hóa điểm vàng.
Thực đơn món ăn cho người cận thị Canh bí đỏ giàu chất chống oxy hóa beta-carotene

3. Thực đơn món ăn tối cho người mắc người cận thị

  • Gà nướng với súp lơ và cà rốt: Thịt gà giàu protein và kẽm. Súp lơ chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa như sulforaphane, polyphenols,… Cà rốt giàu beta-carotene. Sự kết hợp này sẽ góp phần giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mắt, giảm thiểu nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thuỷ tinh thế, xuất huyết kết mạc,…;
  • Salad rau củ với dầu ô-liu và quả bơ: Rau củ là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, C và chất chống oxy hóa. Dầu ô-liu và quả bơ lại giàu axit béo không bão hòa đơn và vitamin E. Với những lợi ích nêu trên, món ăn này sẽ giúp tăng cường sức khỏe võng mạc và cải thiện thị lực;
  • Canh rong biển: Rong biển giàu vitamin A, C và E, giúp duy trì thị lực và bảo vệ mắt khỏi các bệnh lý như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

4. Thực đơn bữa phụ cho người người cận thị

  • Sữa chua không đường: Sữa chua chứa nhiều vitamin A và kẽm, hai dưỡng chất quan trọng giúp bảo vệ giác mạc và cải thiện thị lực. Ngoài ra, lợi khuẩn trong sữa chua cũng giúp cải thiện hệ sức khỏe tổng thể, bao gồm sức khỏe thị giác;
  • Các loại hạt: Các loại hạt như hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh và quả óc chó rất giàu omega-3 và vitamin E, giúp giảm viêm, hỗ trợ tái tạo tế bào mắt, duy trì thị lực khỏe mạnh và cải thiện cận thị.

Công thức món ăn cho người người cận thị

1. Cháo yến mạch với quả mọng và hạnh nhân

Nguyên liệu

  • 102g yến mạch cán dẹt;
  • 480ml sữa hạnh nhân không đường;
  • 1 quả chuối, cắt lát;
  • 75g việt quất đông lạnh;
  • 14g hạt lanh xay;
  • 30ml siro lá phong;
  • 2g cà phê tinh chất vani;
  • 5g cà phê tinh chất hạnh nhân (tùy chọn);
  • 160ml sữa chua dừa không đường;
  • 45g bơ hạnh nhân;
  • Bột quế;
  • Hạnh nhân thái lát, rang.

Cách làm

  • Bước 1: Trộn đều yến mạch, sữa hạnh nhân, chuối cắt lát, việt quất đông lạnh và hạt lanh xay. Cho hỗn hợp lên bếp và đun sôi nhẹ, sau đó giảm lửa và đun nhỏ lửa trong 7 phút, thỉnh thoảng khuấy để tránh cháy;
  • Bước 2: Tắt bếp, thêm siro lá phong, tinh chất vani và tinh chất hạnh nhân, khuấy đều;
  • Bước 3: Chia cháo yến mạch ra các bát và thưởng thức kèm với sữa chua dừa, bơ hạnh nhân, bột quế và hạnh nhân rang.
Cháo yến mạch với quả mọng và hạnh nhân cho người cận thịCháo yến mạch với quả mọng và hạnh nhân vừa dễ tiêu hóa, vừa giàu dinh dưỡng

2. Cá hồi áp chảo với rau cải xoăn

Nguyên liệu

  • 4 miếng phi lê cá hồi;
  • 45ml nước cốt chanh tươi;
  • 45ml dầu ô-liu;
  • 2g muối;
  • 1 bó cải xoăn, bỏ gân, thái sợi mỏng;
  • 60g chà là, cắt lát mỏng (khoảng 1/4 cốc);
  • 1 quả táo, cắt sợi;
  • 30g phô mai Pecorino bào nhuyễn;
  • 24g hạnh nhân thái lát, rang;
  • Tiêu đen xay;
  • 4 ổ bánh mì nguyên cám nhỏ.

Cách làm

  • Bước 1: Để cá hồi ở nhiệt độ phòng trong 10 phút trước khi nấu;
  • Bước 2: Trong khi chờ, trộn nước cốt chanh, dầu ô-liu và muối trong một tô lớn. Thêm cải xoăn, trộn đều và để yên 10 phút;
  • Bước 3: Trong thời gian đó, cắt chà là thành lát mỏng và táo thành sợi. Thêm chà là, táo, phô mai và hạnh nhân vào tô cải xoăn. Nêm tiêu, trộn đều và để sang một bên;
  • Bước 4: Cá hồi ướp với muối và tiêu đen rồi đem áp chảo đến khi chín;
  • Bước 5: Chia đều cá hồi, salad vào bánh mì và thưởng thức.

3. Salad rau củ với dầu ô-liu và quả bơ

Nguyên liệu

  • 1 quả bơ chín;
  • 1 cây xà lách xoăn;
  • 1 quả táo;
  • 1 nhánh cần tây;
  • 50g hạt hướng dương;
  • 30ml nước cốt chanh tươi;
  • 15ml mù tạt Dijon;
  • 30ml mật ong;
  • 30ml giấm táo;
  • 15ml dầu ô-liu;
  • Muối;
  • Tiêu đen xay.

Cách làm

  • Bước 1: Chuẩn bị nước sốt:
    • Trộn đều nước cốt chanh, mù tạt Dijon, mật ong, giấm táo và dầu ô-liu;
    • Thêm muối và tiêu theo khẩu vị, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp hòa quyện.
  • Bước 2: Sơ chế nguyên liệu:
    • Bơ lột vỏ, bỏ hạt và cắt lát;
    • Táo rửa sạch, gọt vỏ (nếu muốn) và cắt lát mỏng;
    • Cần tây rửa sạch và thái mỏng;
    • Xà lách tách lá, rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 3: Cho xà lách, bơ, táo, cần tây và hạt hướng dương vào. Rưới nước sốt đã chuẩn bị lên trên và trộn nhẹ nhàng để các nguyên liệu thấm đều nước sốt.
  • Bước 4: Bày salad ra đĩa và thưởng thức ngay.

4. Trứng luộc kèm bánh mì nguyên cám

Nguyên liệu

  • 2 lát bánh mì nguyên cám;
  • 1 quả bơ chín;
  • 1 quả trứng gà;
  • Một ít rau mùi hoặc mùi tây thái nhỏ;
  • 10ml nước cốt chanh tươi;
  • Muối và hạt tiêu đen.

Cách làm

  • Bước 1: Luộc trứng:
    • Đun sôi nước trong nồi;
    • Khi nước sôi, nhẹ nhàng cho trứng vào và luộc trong khoảng 5-7 phút, tùy theo sở thích về độ chín của lòng đỏ;
    • Sau khi luộc xong, vớt trứng ra, ngâm ngay vào nước đá lạnh và bóc vỏ, cắt lát.
  • Bước 2: Chuẩn bị hỗn hợp bơ:
    • Bơ chín bóc vỏ, bỏ hạt và nghiền nhuyễn trong bát;
    • Thêm nước cốt chanh và rau mùi hoặc mùi tây thái nhỏ vào, trộn đều để tạo thành hỗn hợp bơ thơm ngon.
  • Bước 3: Nướng hoặc làm nóng bánh mì cho đến khi giòn và ấm. Phết hỗn hợp bơ lên bánh mì, thêm trứng, muối, hạt tiêu và thưởng thức.
Trứng luộc kèm bánh mì nguyên cám cho người bị cậnBánh mì trứng luộc ăn kèm bơ thích hợp dùng làm cữ sáng

5. Gà nướng với súp lơ và cà rốt

Nguyên liệu

  • 1 con gà ta (khoảng 1,5 - 1,8 kg);
  • 1 cây súp lơ xanh (khoảng 500g), cắt thành từng bông nhỏ;
  • 2 củ cà rốt lớn, gọt vỏ và cắt khúc vừa ăn;
  • 4 củ khoai tây vừa, gọt vỏ và cắt miếng vừa;
  • 1 củ hành tây lớn, bổ múi cau;
  • 4 tép tỏi, bóc vỏ và đập dập;
  • Dầu ô-liu;
  • Muối;
  • Tiêu đen xay;
  • Lá hương thảo khô;
  • Lá xạ hương khô;
  • 1 quả chanh, cắt đôi.

Cách làm

  • Bước 1: Sơ chế gà:
    • Rửa sạch gà, để ráo nước;
    • Ướp gà với muối, tiêu, lá hương thảo và lá xạ hương, xoa đều cả bên trong và bên ngoài;
    • Đặt nửa quả chanh và 2 tép tỏi vào bên trong bụng gà rồi để yên trong 30 phút.
  • Bước 2: Trộn súp lơ, cà rốt, khoai tây và hành tây với dầu ô-liu, muối, tiêu và 2 tép tỏi còn lại. Đảm bảo rau củ được phủ đều gia vị và dầu;
  • Bước 3: Nướng gà và rau củ:
    • Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 200°C;
    • Đặt gà lên khay nướng, xung quanh xếp đều rau củ đã trộn;
    • Nướng trong khoảng 45 phút đến 1 giờ, tùy theo kích thước gà, cho đến khi gà chín vàng và rau củ mềm;
    • Để kiểm tra gà chín, dùng nhiệt kế thực phẩm đo phần dày nhất của đùi gà;
    • Nhiệt độ đạt khoảng 75°C thì lấy gà ra khỏi lò, để nghỉ khoảng 10 phút.
  • Bước 4: Bày gà và rau củ ra đĩa, trang trí với nửa quả chanh còn lại rồi thưởng thức..

6. Súp bí đỏ và bánh mì nướng nguyên hạt

Nguyên liệu

  • 500g bí đỏ, gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng nhỏ
  • 1 củ hành tây, thái nhỏ
  • 2 tép tỏi, băm nhuyễn
  • 500ml nước dùng gà hoặc rau củ
  • 200ml sữa tươi không đường
  • 100ml kem tươi (whipping cream)
  • 10g bơ lạt
  • Muối, tiêu, hạt nêm
  • 4 lát bánh mì nguyên hạt

Cách làm

  • Bước 1: Đun nóng bơ lạt trong nồi, cho hành tây và tỏi vào xào đến khi mềm và thơm;
  • Bước 2: Thêm bí đỏ vào nồi, đảo đều trong 5 phút. Đổ nước dùng vào, đun sôi, sau đó giảm lửa và nấu khoảng 15 - 20 phút cho đến khi bí đỏ mềm;
  • Bước 3: Dùng máy xay cầm tay hoặc máy xay sinh tố, xay hỗn hợp đến khi mịn;
  • Bước 4: Tiếp tục đun súp dưới lửa nhỏ, thêm sữa tươi và kem tươi, khuấy đều. Nêm muối, tiêu và hạt nêm cho vừa khẩu vị. Đun nhẹ đến khi súp nóng, tránh để sôi;
  • Bước 5: Nướng giòn bánh mì, cho súp ra bát rồi thưởng thức.

7. Sữa chua không đường với các loại hạt

Nguyên liệu

  • 3 quả mơ khô, cắt nhỏ
  • 50g sữa chua Hy Lạp tách béo
  • 20g hạt óc chó, băm nhỏ

Cách làm

  • Bước 1: Cho sữa chua vào bát. Trộn đều mơ khô vào sữa chua sau đó để vào tủ lạnh khoảng 15 phút;
  • Bước 2: Lấy hỗn hợp sữa chua ra khỏi tủ lạnh, rắc hạt óc chó lên trên và thưởng thức.
Sữa chua không đường ăn kèm với các loại hạt cung cấp nhiều vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho mắt

Gợi ý thực đơn cho người cận thị

Thứ Hai
Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa chiều

(15h00)

Bữa tối

(18h00)

Món ăn - 100g Cháo yến mạch

- 180ml sữa tươi tách béo

- 1 bát cơm

- 200g cá hồi áp chảo- 70g rau cải bó xôi xào tỏi

- 50g canh bí đỏ

- 100g sữa chua không đường

- 50g việt quất

- 1 bát cơm

- 200g gà luộc- 70g salad rau xanh với dầu ô-liu

- 70g súp lơ xanh hấp

Cơ cấu khẩu phần - Năng lượng: 1617 kcal

- Đạm: 72 g- Đường bột: 268 g

- Béo: 27 g

Thứ Ba
Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa chiều

(15h00)

Bữa tối

(18h00)

Món ăn - Bánh mì đen ốp la (2 lát bánh mì đen, 1 quả trứng ốp la)

- 200ml sữa đậu nành

- 1 bát cơm

- 200g cá thu sốt cà chua

- 150g canh rau ngót thịt băm

- 100g sữa chua không đường

- 1 quả cam tươi

- 1 bát cơm

- 200g gà nướng mật ong- 70g canh bí đỏ nấu sườn

- 70g rau cải ngọt hấp

Cơ cấu khẩu phần - Năng lượng: 1605 kcal

- Đạm: 65 g- Đường bột: 280 g

- Béo: 25 g

Thứ Tư
Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa chiều

(15h00)

Bữa tối

(18h00)

Món ăn - Phở bò

(60g phở + 50g bò + 150g nước dùng + rau sống)

- 200ml sữa hạnh nhân

- 1 bát cơm

- 150g tôm rim- 200g canh cà chua trứng

- 70g bí xanh luộc

- 100g sữa chua Hy Lạp tách béo

- 50g mâm xôi

- 1 bát cơm

- 200g thịt lợn luộc- 100g rau muống luộc

- 70g nấm xào ớt chuông

Cơ cấu khẩu phần - Năng lượng: 1618 kcal

- Đạm: 60 g- Đường bột: 295 g

- Béo: 22 g

Thứ Năm
Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa chiều

(15h00)

Bữa tối

(18h00)

Món ăn - 2 quả trứng luộc

- 100g quả bơ

- 2 lát bánh mì nguyên cám

- 1 bát cơm

- 200g salad cá hồi với dầu ô-liu

- 100g canh rau cải

- 200ml sữa tươi tách béo

- 50g nho

- 1 bát cơm

- 250g mướp đắng nhồi thịt

- 80g đậu phụ luộc

Cơ cấu khẩu phần - Năng lượng: 1685 kcal

- Đạm: 70 g- Đường bột: 295 g

- Béo: 25 g

Thứ Sáu
Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa chiều

(15h00)

Bữa tối

(18h00)

Món ăn - 200g cháo yến mạch với hạt chia- 1 bát cơm

- 200g gà xào ớt chuông

- 150g bí đỏ luộc

- 100g sữa chua không đường

- 50g quả óc chó

- 1 bát cơm

- 150g đậu sốt cà chua

- 200g canh cá nấu dưa

Cơ cấu khẩu phần - Năng lượng: 1663 kcal

- Đạm: 60 g- Đường bột: 295 g

- Béo: 27 g

Thứ Bảy
Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa chiều

(15h00)

Bữa tối

(18h00)

Món ăn - 2 lát bánh mì yến mạch

- 20g bơ đậu phộng

- 200ml sữa tươi không đường

- 1 bát cơm

- 150g salad rau củ với dầu ô-liu- 150g súp bí đỏ

- 70g thịt luộc

- 100g bánh chuối nướng

- 50g sữa chua không đường

- 1 bát cơm

- 70 g thịt sườn nướng- 150 g canh canh rong biển thịt băm

- 50 g su su luộc

Cơ cấu khẩu phần - Năng lượng: 1690 kcal

- Đạm: 70 g- Đường bột: 285 g

- Béo: 30 g

Chủ Nhật
Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa chiều

(15h00)

Bữa tối

(18h00)

Món ăn - Miến xào hải sản (60g miến + 20g tôm + 20g mực + 50g rau cải ngọt)- 1 bát cơm

- 75g chả lá lốt- 50g đậu phụ luộc

- 100 g canh bầu nấu tép riu

- 200ml sữa đậu nành

- 50g đu đủ chín

- 1 bát cơm

- 200g gà nướng súp lơ và cà rốt

- 100 g bắp cải luộc

Cơ cấu khẩu phần - Năng lượng: 1645 kcal

- Đạm: 65 g- Đường bột: 290 g

- Béo: 25 g

Địa chỉ thiết kế thực đơn cho người cận thị cá nhân hóa

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe mắt, đặc biệt đối với người cận thị. Tuy nhiên, để xây dựng một thực đơn cho người cận thị vừa khoa học vừa đảm bảo cân bằng các dưỡng chất thiết yếu không phải là điều dễ dàng. Vì thế, sự hỗ trợ từ các chuyên gia là rất cần thiết.Hiện nay, Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng là địa chỉ đáng tin cậy trong việc thiết kế thực đơn cá nhân hóa cho người cận thị. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại, trung tâm có thể đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng của từng cá nhân, từ đó xây dựng thực đơn phù hợp, giúp cải thiện thị lực và nâng cao sức khỏe tổng thể.Trên đây là những gợi ý về thực đơn cho người cận thị , giúp cải thiện và bảo vệ thị lực một cách hiệu quả trong sinh hoạt hàng ngày. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích, hỗ trợ bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để chăm sóc mắt cận thị. Nếu còn thắc mắc về chủ đề thực đơn cho người cận thị , bạn hãy liên hệ với Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng qua hotline https://m.me/fit.vn.je để được hỗ trợ kịp thời.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

[tintuc]Việc lựa chọn thực phẩm tốt cho mắt loạn thị là mối quan tâm hàng đầu của những người mắc phải tật khúc xạ này. Vậy, đâu là những loại thực phẩm phù hợp với mắt loạn thị? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng khám phá danh sách các thực phẩm giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe thị lực, giúp bạn trả lời câu hỏi mắt bị loạn thị nên ăn gì.

thực phẩm tốt cho mắt loạn thịNgười bị loạn thị nên ăn gì tốt cho mắt?
Loạn thị là tật khúc xạ xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể không có độ cong đều, khiến ánh sáng không hội tụ chính xác trên võng mạc, dẫn đến hình ảnh bị mờ hoặc méo ở mọi khoảng cách.

Vai trò của dinh dưỡng với mắt bị loạn thị

Mặc dù tiêu thụ thực phẩm không thể giúp bạn hết bị loạn thị, nhưng việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, giàu các dưỡng chất thiết yếu cho mắt, hoàn toàn có thể góp phần làm chậm tiến triển của loạn thị, đồng thời hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng của tật khúc xạ này, như nhìn mờ, nhòe, mỏi mắt, đau đầu, khó nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu, từ đó hạn chế những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Bị loạn thị nên ăn gì?

Mắt bị loạn thị nên ăn gìchứa nhiều vitamin A, C, E, kẽm, omega-3, lutein và zeaxanthin, bởi đây đều là những dưỡng chất thiết yếu cho mắt. Cụ thể:

1. Beta-carotene và vitamin A bảo vệ giác mạc

Vitamin A và tiền chất của vitamin A - beta-carotene đóng vai trò trọng trong quá trình biệt hóa các tế bào biểu mô tại giác mạc, đồng thời hỗ trợ sản xuất lớp nhầy trong màng nước mắt - lớp bảo vệ mỏng che phủ bề mặt giác mạc. Nhờ những tác dụng nêu trên, vitamin A và beta-carotene có khả năng đảm bảo sự ổn định giác mạc, ngăn ngừa tình trạng khô rát, tổn thương tại bộ phận này.Bên cạnh đó, vitamin A còn là một trong những thành phần chính của rhodopsin - một protein trong võng mạc giúp mắt nhận biết ánh sáng yếu. Vì vậy, việc hấp thụ đầy đủ vitamin A và beta-carotene không những giúp bảo vệ giác mạc, mà còn góp phần cải thiện khả năng nhìn trong bóng tối ở người loạn thị.

2. Thực phẩm giàu omega-3 giảm khô mắt

Axit béo omega-3, cụ thể là DHA và EPA, có tác dụng kích thích các tuyến dầu tại mí mắt (tuyến meibomius), qua đó đó giúp duy trì độ ẩm và hạn chế khô mắt - một tình trạng phổ biến ở người loạn thị. Không những vậy, omega-3 cũng hoạt động như một chất chống viêm tự nhiên, góp phần bảo vệ mắt khỏi các tổn thương do viêm nhiễm, nâng sức khỏe thị giác.

3. Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho mắt loạn thị

Vitamin C không tác động trực tiếp đến việc điều trị loạn thị, nhưng việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất này có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của mắt, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn. Là một chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C có khả năng bảo vệ mắt khỏi tổn thương do các gốc tự do, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.Ngoài ra, theonghiên cứu, vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, một loại protein thiết yếu trong cấu trúc giác mạc và mạch máu trong mắt, giúp duy trì chức năng thị giác tốt hơn. Vì vậy, thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,… cũng sẽ là những thực phẩm tốt cho mắt loạn thì mà bạn nên lưu ý.
Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho mắt loạn thịTiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C giúp thúc đẩy sự hình thành collagen trong giác mạc và mạch máu mắt

4. Bị loạn thị nên ăn thức ăn chứa nhiều kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc, giúp tối ưu hóa tác dụng của vitamin A đối với sức khỏe mắt. Bên cạnh đó, kẽm kết hợp cùng vitamin C, vitamin E và beta-carotene có thể làm chậm tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ mất thị lực do bệnh này lên đến25%.

5. Lutein, zeaxanthin và các chất chống oxy hóa khác giúp ngăn tổn thương tế bào mắt

Lutein, zeaxanthin và các chất chống oxy hóa khác như polyphenols, flavonoids,… có thể góp phần bảo vệ tế bào mắt khỏi tổn thương do oxy hóa, từ đó góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.Đặc biệt, lutein và zeaxanthin còn giúp giảm tác động của ánh sáng xanh lên võng mạc, đồng thời cải thiện độ nhạy và độ sắc nét của thị giác. Tóm lại, việc bổ sung các chất này vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp nâng cao sức khỏe thị lực, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Xem thêm:

12 thực phẩm tốt cho mắt loạn thị quen thuộc

Ăn gì tốt cho mắt bị loạn thị? Câu trả lời có thể là cà rốt, cá hồi, cam, hàu, trứng,… Cụ thể như sau:

1. Cà rốt

Cà rốt là nguồn cung cấp beta-carotene dồi dào, giúp chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, hỗ trợ bảo vệ giác mạc và cải thiện thị lực ban đêm. Ngoài ra, beta-caroten trong cà rốt còn có thuộc tính chống oxy mạnh mẽ hóa, giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của các gốc tự do, từ đó giảm thiểu tỷ lệ mắc thoái hóa điểm vàng, đục thuỷ tinh thể,… Vì vậy, đây sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc cho danh sách những thực phẩm tốt cho mắt loạn thị .

2. Cá hồi

DHA và EPA trong cá hồi có tác dụng hạn chế tình trạng khô rát và bảo vệ mắt khỏi tổn thương, viêm nhiễm. Ngoài ra, DHA cũng là thành phần chủ yếu trong võng mạc và chất xám. Việc bổ sung dưỡng chất này không những giúp cải thiện chức năng thị giác, mà còn làm tăng độ nhạy của các neuron thần kinh, khiến quá trình dẫn truyền thông tin giữa mắt và não bộ diễn ra hiệu quả hơn.

3. Cải bó xôi

Cải bó xôi chứa nhiều lutein và zeaxanthin - hai chất chống oxy hóa quan trọng, giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh và gốc tự do, góp phần giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, rau cải bó xôi còn cung cấp vitamin C và beta-carotene, hỗ trợ nâng cao sức khỏe mắt tổng thể. Vì vậy, đây sẽ là một trong những lựa chọn đáng cân nhắc cho danh sách thực phẩm tốt cho mắt loạn thị .
ăn gì tốt cho mắt bị loạn thị, cải bó xôiCải bó xôi chứa nhiều lutein, zeaxanthin, vitamin C về beta-carotene

4. Cam

Cam là nguồn cung cấp vitamin C phong phú, giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của các gốc tự do, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,… Ngoài ra, vitamin C cũng tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, hỗ trợ cấu trúc của giác mạc và mạch máu trong mắt, giúp duy trì ổn định chức năng thị giác.

5. Hàu

Ăn gì tốt cho mắt loạn thị? Đáp án chính là hàu. Bởi lẽ, đây là nguồn cung cấp kẽm dồi dào, giúp hỗ trợ vận chuyển và tối ưu hóa tác dụng của vitamin A tại mắt. Hơn nữa, kẽm còn tham gia vào cấu trúc và hoạt động của các enzyme quan trọng trong võng mạc và giác mạc, như carbonic anhydrase, alkaline phosphatase,… Việc bổ sung đầy đủ kẽm có thể hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng của loạn thị, như nhìn mờ hoặc méo mó, bằng cách duy trì chức năng bình thường của võng mạc và giác mạc.

6. Lòng đỏ trứng

Hàm lượng dồi dào lutein và zeaxanthin trong lòng đỏ trứng có thể giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh, oxy hóa, từ đó phòng ngừa đục thuỷ tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp,… Không những vậy, trứng cũng chứa vitamin A và kẽm, có khả năng hỗ trợ duy trì sức khỏe giác mạc và võng mạc, cải thiện thị lực và giảm thiểu các triệu chứng của loạn thị.

7. Hạt hướng dương

Hạt hướng dương giàu vitamin E, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tế bào mắt khỏi tổn thương do gốc tự do. Việc bổ sung vitamin E thông qua hạt hướng dương có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.Ngoài ra, hạt hướng dương còn cung cấp selen cho cơ thể, góp phần nâng cao sức khỏe thị giác bằng cách giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh mắt do tuyến giáp và tình trạng tăng nhãn áp. Vì vậy, hạt hướng dương sẽ là một gợi ý phù hợp cho danh sách những thực phẩm tốt cho mắt loạn thị .

8. Dâu tây

Dâu tây là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C và các chất chống oxy hóa như anthocyanin, axit ellagic, flavonoids,… Trong đó, vitamin C, anthocyanin và axit ellagic giúp bảo vệ mắt khỏi viêm nhiễm và tác hại của gốc tự do, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng; còn flavonoids lại có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu đến mắt, hỗ trợ chức năng thị giác.Việc bổ sung dâu tây vào chế độ ăn uống sẽ góp phần tăng cường sức khỏe thị giác một cách toàn diện. Đặc biệt, với người bị loạn thị, điều này có thể giúp giảm bớt những bất tiện trong sinh hoạt do tật khúc xạ gây ra.
mắt bị loạn thị nên ăn gì, dâu tâyDâu tây chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho mắt

9. Ớt chuông

Ớt chuông sở hữu hàm lượng cao các dưỡng chất thiết yếu cho mắt như vitamin C, beta-carotene, lutein và zeaxanthin. Do đó, bổ sung thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày có thể giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể của mắt, phòng ngừa các bệnh lý như đục thuỷ tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp,…,đồng thời góp phần cải thiện chức năng thị giác.

10. Kiwi

Kiwi là một trong những thực phẩm tốt cho mắt loạn thị nhờ hàm lượng dồi dào vitamin C, lutein và zeaxanthin. Trung bình 100g kiwi có thể cung cấp khoảng 92.7 mg vitamin C, 122 mcg lutein và zeaxanthin. Với hàm lượng nêu trên, kiwi có thể giúp bảo vệ võng mạc khỏi ánh sáng xanh và oxy hóa, đồng thời ổn định cấu trúc giác mắc bằng cách hỗ trợ sản sinh collagen. Như vậy, tiêu thụ loại quả này cũng là một giải pháp hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe mắt toàn diện.

11. Quả bơ

Chất béo không bão hòa đơn trong bơ giúp tăng cường hấp thu các chất chống oxy hóa tan trong chất béo, như beta-carotene, lutein và zeaxanthin, hỗ trợ sức khỏe mắt tổng thể. Ngoài ra, bơ còn là nguồn cung cấp vitamin E, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Vì vậy, bơ sẽ là một gợi ý đáng cân nhắc cho danh sách thực phẩm tốt cho mắt loạn thị .

12. Hạnh nhân

Hạnh nhân chứa nhiều vitamin E, giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của các gốc tự do và giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, hạnh nhân còn cung cấp omega-3 và kẽm, hỗ trợ sức khỏe võng mạc và giảm thiểu các triệu chứng của loạn thị.

Bị loạn thị không nên ăn gì?

Để duy trì sức khỏe mắt và ngăn ngừa tình trạng loạn thị trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống sau:
  • Đồ uống có cồn: Rượu, bia và đồ uống có cồn có thể gây mất nước, làm khô mắt và giảm khả năng điều tiết của mắt;
  • Thực phẩm chứa nhiều đường và muối: Tiêu thụ quá nhiều đường và muối có thể dẫn đến tăng huyết áp và gây tổn thương mạch máu trong mắt, ảnh hưởng xấu đến thị lực;
  • Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Các loại thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể gây viêm và tổn thương tế bào mắt, khiến tình trạng loạn thị trở nặng;
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh thường chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia, có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể, bao gồm sức khỏe thị lực.
Bị loạn thị không nên ăn gì?Người bị loạn thị nên hạn chế tiêu thụ rượu bia và đồ uống chứa cồn

Chế độ ăn uống cho người bị loạn thị cần lưu ý gì?

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm tốt cho mắt loạn thị , bạn cũng cần nắm rõ một số lưu ý sau để kết hợp, chế biến và tiêu thụ những thực phẩm này một cách hiệu quả:
  • Ưu tiên thực phẩm tươi sạch: Lựa chọn các loại rau xanh, trái cây, cá và thịt nạc tươi để đảm bảo cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho mắt;
  • Đa dạng hóa dinh dưỡng: Thực đơn cho người loạn thị nên bao gồm sự kết hợp của nhiều nhóm thực phẩm như rau củ, trái cây, ngũ cốc, thịt và cá để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ tốt cho sức khỏe thị lực;
  • Chế biến theo cách lành mạnh: Người loạn thị nên chế biến thực ăn theo phương pháp hấp, luộc, nướng hoặc áp chảo để bảo toàn dưỡng chất trong thực phẩm, đồng thời tránh các món chiên rán nhiều dầu mỡ để hạn chế hấp thụ chất béo không lành mạnh;
  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì 3 bữa lớn, người bệnh loạn thị nên ăn từ 4 - 5 bữa nhỏ trong ngày để duy trì năng lượng và cung cấp dưỡng chất liên tục cho cơ thể.

Làm gì để ngăn ngừa mắt bị loạn thị nặng hơn?

Để ngăn ngừa tình trạng loạn thị trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần xây dựng và duy trì các thói quen sau:
  • Bảo vệ mắt khi ra ngoài: Đeo kính khi ra ngoài sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng của tia UV và gió tới mắt, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh khô mắt, đục thuỷ tinh thể,…;
  • Hạn chế tiếp xúc với màn hình: Người loạn thị nên giảm thiểu thời gian sử dụng thiết bị điện tử và duy trì thói quen nghỉ ngơi mắt sau mỗi 20 phút làm việc liên tục.
  • Khám mắt định kỳ: Kiểm tra mắt định kỳ, ít nhất 2 lần/ năm sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm các vấn đề và có những điều chỉnh phù hợp, giúp cải thiện mắt loạn thị;
  • Tập thể dục cho mắt: Thực hiện các bài tập mắt đơn giản như nhìn xa, nhìn gần, xoay tròn mắt sẽ giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe cho mắt.
Tóm lại, một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý cũng có thể góp phần hỗ trợ quá trình điều trị, giúp cải thiện tình trạng mắt loạn thị, tăng cường sức khỏe thị giác. Để tối ưu hóa lợi ích nêu trên, những thực phẩm giàu vitamin A, C, E, kẽm, omega-3, lutein và zeaxanthin như cà rốt, cá hồi, trứng gà,… nên được ưu tiên trong thực đơn hàng ngày.Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắcăn gì tốt cho mắt bị loạn thị. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về thực phẩm tốt cho mắt loạn thị , hãy liên hệ với Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng qua hotline https://m.me/fit.vn.je để được tư vấn cụ thể và nhanh chóng.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

[tintuc]Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe cho người mắc u vú. Vậy u vú nên ăn gì để giúp kiểm soát bệnh, giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm? Để nắm rõ hơn về tình trạng này và giải đáp chi tiết câu hỏi người bị u vú nên ăn gì , hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

u vú nên ăn gìNgười bị u vú nên ăn gì để kiểm soát bệnh?

Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người u vú

Một chế độ ăn khoa học, giàu chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có thể giúp hỗ trợ sức khỏe vú, bảo vệ mô và tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.Ngược lại, các yếu tố như tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo hoặc đường có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả u vú ác tính. Vì vậy, việc duy trì chế độ ăn lành mạnh cũng góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị, nâng cao thể trạng và ngăn ngừa sự chuyển biến của bệnh.

U vú nên ăn gì?

Người bị u vú nên ăn gì chứa nhiều chất chống oxy hóa, omega 3, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cụ thể:

1. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Trái cây và rau củ tươi rất giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, E, beta-carotene,…, có tác dụng hỗ trợ giảmcăng thẳng oxy hóa, một trong những yếu tố góp phần làm suy giảm sức khỏe người bệnh u vú.Không những vậy, vitamin C còncó vai tròquan trọng trong quá trình tổng hợp collagen và sửa chữa mô, trong khi vitamin E và beta-carotene lại kích thích phát triển tế bào và chức năng miễn dịch. Tăng cường các chống oxy hóa như vậy sẽ là một trong những giải pháp đáng cân nhắc cho câu hỏi u vú nên ăn gì .

2. Người bị u vú nên ăn thực phẩm chứa nhiều omega 3

Tình trạng viêm có thể làm tổn thương mô vú, thúc đẩy sự phát triển và lan rộng của khối u thông qua việc kích thích tăng sinh tế bào không kiểm soát. Trong khi đó, omega-3 lại là một axit béocó đặc tínhchống viêm, hỗ trợlàm chậm hoặc ngăn ngừasự phát triển của khối u vú và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Các nguồn cung cấp omega-3 dồi dào bao gồm cá hồi, hạt chia, hạt lanh.

3. Chất xơ tốt cho người có khối u ở vú

Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và chức năng của mô vú, Tuy nhiên, khi nồng độ estrogenquá cao, nó có thể khiến u vú lan rộng vì hormone này không chỉ kích thích sự phát triển của tế bào bình thường mà còn cả tế bào ung thư.Trong khi đó, chất xơgiúp kiểm soátnồng độ estrogen bằng cách giúp ruột hạn chế hấp thụ cholesterol - tiền chất quan trọng để cơ thể tổng hợp hormone này.Ngoài ra, chất xơ còn hỗ trợ duy trì sức khỏe đường ruột, từ đó tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể đối phó tốt hơn với các triệu chứng của bệnh. Vì vậy, thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt nên là lựa chọn hàng đầu trong danh sách người bị u vú nên ăn gì .
U vú nên ăn gì? Chất xơ từ rau củ quảRau củ quả giàu chất xơ, hỗ trợ kiểm soát nồng độ estrogen

4. Xem xét tăng cường thực phẩm giàu phytoestrogen

Các phytoestrogens, bao gồm isoflavone, lignan và coumestan, có thể giúp kiểm soát các triệu chứng u vú, nhờ khả năng cân bằng hormone và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong một số trường hợp.Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhóm chất này quá nhiều, đặc biệt từ các nguồn tinh chế hoặc bổ sung, có thể tiềm ẩn rủi ro gây tái phát ung thư, đặc biệt đối với người bệnh u vú nhạy cảm với hormone. Do đó, người bệnh cần chủ động hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách tiêu thụ thực phẩm giàu phytoestrogens một cách an toàn.

5. Chế độ ăn đa dạng, giàu vitamin và khoáng chất

Chế độ dinh dưỡng phong phú với sự kết hợp giữa các loại vitamin và khoáng chất cũng là chìa khóa để bảo vệ và cải thiện sức khỏe vú. Một số dưỡng chất quan trọng bao gồm:
  • Vitamin D: Giúp điều chỉnh sự phát triển của tế bào và có tác dụng chống lại sự lan rộng của khối u vú. Mức vitamin D thấp có thể làmtăng nguy cơtái phát và tử vong ở bệnh nhân ung thư vú;
  • Selen: Đóng vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh, selengiúp bảo vệtế bào vú khỏi tổn thương do gốc tự do, từ đó có khả năng ngăn ngừa ung thư vú;
  • Folate: Hỗ trợ quá trình tổng hợp và sửa chữa DNA, từ đó giúp ngăn ngừa đột biến DNA có thể dẫn đến sự phát triển khối u;
  • Kẽm: Kẽm góp phần tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sự phân chia tế bào, đồng thời giúp duy trì chức năng sửa chữa DNA, bảo vệ tế bào vú khỏi tổn thương;
  • Canxi: Canxi, kết hợp với vitamin D, có thểlàm giảm nguy cơphát triển ung thư vú và hỗ trợ sức khỏe xương;
  • Iốt: Iốt cần thiết cho chức năng tuyến giáp và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mô vú. Thiếu iốt có thể dẫn đến rối loạn trong sự phát triển của mô vú.
Việc kết hợp các dưỡng chất này trong một chế độ ăn đa dạng và cân bằng có thể giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tối ưu và tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe vú.

13 thực phẩm tốt cho người bị u vú

Một số thực phẩm tốt cho người bị u vú bao gồm trà xanh, nghệ, hành, tỏi, quả bơ,… Trong đó:

1. Rau họ Cải

Các loại rau họ Cải như súp lơ, bắp cải và bông cải xanh có thể giúp giảm nguy cơ u vú lan rộng. Bởi lẽ, nhóm thực phẩm này thường chứa các hợp chất glucosinolate.Khi vào cơ thể, các glucosinolate sẽ được chuyển hóa thành isothiocyanates với đặc tính chống ung thư mạnh mẽ. Vì vậy, người bị u vú nên ăn gì được chế biến từ các loại rau họ cải. Để bảo toàn giá trị dinh dưỡng, rau họ cải nên được hấp hoặc luộc.
bị u vú nên ăn gì, rau họ CảiRau họ Cải giàu chất chống oxy hóa glucosinolates

2. Trái cây họ Cam quýt

Trái cây họ cam quýt thường chứa nhiều folate, vitamin C, các carotenoid như beta-cryptoxanthin và beta-carotene, cùng với các chất chống oxy hóa nhóm flavonoid như quercetin, hesperetin, và naringenin. Các dưỡng chất này có khả năng hỗ trợ kiểm soát u vú bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm chống oxy hóa, khám viêm, và sửa chữa DNA.Việc tăng cường tiêu thụ cam, quýt, bưởi và các loại trái cây tương tự có thể làm giảm10%nguy cơ ung thư vú phát sinh và lan rộng. Do đó, nhóm thực phẩm này nên được xem xét bổ sung vào thực đơn cho người bị u vú.

3. Các loại quả mọng

Các chất chống oxy hóa trong quả mọng, như flavonoids và anthocyanins, đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và ngăn chặn sự phát triển, lan rộng của các tế bào ung thư. Vì vậy, thường xuyên tiêu thụ các loại quả này, bao gồm dâu, nho, việt quất,… có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe, cải thiện sức đề kháng, đồng thời làm giảm tỷ lệ biến chứng. (11,12)

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Việc tiêu thụ từ 7 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt trở lên mỗi tuần có thể giúp giảm nguy cơ phát triển u vú đến khoảng51%. Điều này xuất phát từ hàm lượng dồi dào chất xơ, vitamin (E, nhóm B), khoáng chất (như kẽm, selen), cùng các chất chống oxy hóa (polyphenol, phytosterol) có trong ngũ cốc nguyên hạt. Các dưỡng chất này giúp cân bằng hormone, giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, từ đó hạn chế sự tiến triển của bệnh.Bên cạnh khả năng kiểm soát ung thư vú, ngũ cốc nguyên hạt còn giúpgiảm nguy cơmắc các loại ung thư khác, bao gồm ung thư tuyến tụy, dạ dày, trực tràng và thực quản. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt nên được ưu tiên là yến mạch, gạo lứt, lúa mạch, lúa mì và quinoa.

5. Các loại đậu

Đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu xanh,… rất giàu chất xơ, folate, kẽm, và selen - các dưỡng chất quan trọng giúp kiểm soát u vú bằng cách cân bằng hormone, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình sửa chữa DNA. Theo một nghiên cứu trên 4.706 phụ nữ, những người tiêu thụ nhiều đậu có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn20%so với nhóm tiêu thụ ít.Một nghiên cứu khác cũng cho thấy việc ăn đậu thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư vú tới28%. Vì vậy, trả lời cho câu hỏi người bị u vú nên ăn gì , các loại đậu có thể là lựa chọn đáng cân nhắc.
u vú nên ăn gì, các loại đậuTiêu thụ đậu góp phần làm giảm nguy cơ khởi phát ung thư vú

6. Trà xanh

Trà xanh chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp kiểm soát ung thư vú và giảm nguy cơ biến chứng. Trong đó, EGCG (epigallocatechin gallate) có khả năng nổi bật trong việc giảm viêm và tiêu diệt các gốc tự do – những tác nhân gây tổn thương tế bào và thúc đẩy sự phát triển của ung thư.Bên cạnh đó, flavonoid và polyphenol trong trà xanh cũng hỗ trợ ngăn chặn quá trình oxy hóa và bảo vệ DNA khỏi những tổn thương.Theonghiên cứu, phụ nữ uống trà xanh đều đặn mỗi ngày có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư vú. Vì vậy, trà xanh là một lựa chọn dinh dưỡng hữu ích nên được bổ sung vào chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị.

7. Các loại cá

Cá béo như cá hồi, cá mòi, cá thu,… rất giàu omega-3, selen và chất chống oxy hóa như astaxanthin. Những dưỡng chất này đều có khả năng hỗ trợ giảm viêm, bảo vệ tế bào và hạn chế sự lan rộng của u vú. (18)Bên cạnh các loại cá kể trên, người bệnh nên tiêu thụ thêm các loại cá nạc như cá tuyết, cá rô phi, cá bơn,… để đa dạng dưỡng chất và đảm bảo nhu cầu cơ thể. Bên cạnh đó, cần cẩn thận với các loại cá có nguy cơ nhiễm thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá cam,…

8. Quả bơ

Bơ sở hữu hàm lượng cao các chất chống oxy hóa (vitamin E và carotenoids) cũng như axit oleic, một chất béo không bão hòa đơn. Tất cả đều có khả năng giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.Ngoài ra, chất xơ trong bơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hormone estrogen, từ đó giảm nguy cơ biến chứng và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Nhờ vào những dưỡng chất này, bơ là một lựa chọn lý tưởng khi cân nhắc người bị u vú nên ăn gì

9. Nghệ

Curcumin trong nghệ giúp ức chế các yếu tố gây viêm, ngăn chặn sự tăng sinh và lan rộng của u vú. Không những vậy, hợp chất này còn có khả năng kích hoạt quá trình apoptosis (chết tế bào theo chu trình), ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư, từ đó góp phần làm giảm kích thước của khối u. Với những đặc tính nêu trên, việc tăng cường curcumin từ nghệ có thể là giải pháp tối ưu trong việc hỗ trợ kiểm soát u vú và giảm nguy cơ biến chứng. (19)
u vú nên ăn gì, nghệNghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa curcumin

10. Hành, tỏi

Các hợp chất chống oxy hóa (flavonoids, selen, quercetin,…) trong hành và tỏi có khả năng làm chậm quá trình phát triển của khối u và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi những tổn thương do viêm nhiễm và căng thẳng oxy hóa.Đặc biệt, allicin trong tỏi không chỉ giúp ức chế quá trình phân chia của tế bào ung thư mà còn kích hoạt quá trình tự hủy của các tế bào này, góp phần hiệu quả trong việc kiểm soát sự phát triển của khối u. Vì vậy, việc bổ sung hành và tỏi vào danh sách người bị u vú nên ăn gì có thể mang lại nhiều lợi ích hỗ trợ điều trị. (20)

11. Các loại hạt

Các loại hạt như óc chó, đậu phộng, hạnh nhân thường chứa chất béo lành mạnh như axit alpha-linolenic - một loại omega 3, cùng với nhiều chất chống oxy hóa (vitamin E, polyphenols,…). Nhờ vậy, chúng có khả năng bảo vệ tế bào khỏi căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm - hai yếu tố góp phần vào sự phát triển của khối u.Theonghiên cứu, việc tiêu thụ đều đặn các loại hạt này có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú xuống 2–3 lần. Do đó, đây cũng là một trong những gợi ý phù hợp cho người bị u vú.

12. Lựu

Lựu thường chứa các hợp chất ellagitannins, giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của u vú. Cụ thể, Những hợp chất này có khả năng ức chế enzyme aromatase - một enzyme quan trọng trong việc chuyển hóa androgen thành estrogen, từ đó hỗ trợ làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư vú nhạy cảm với estrogen. Vì vậy, để kiểm soát khối u hiệu quả, người bệnh u vú nên tiêu thụ loại quả này thường xuyên. (22)

13. Sữa chua

Các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là các sản phẩm lên men như sữa chua, đã đượcchứng minhlà có khả năng giảm tỷ lệ phát triển ung thư vú. Điều này bắt nguồn từ các lợi khuẩn (probiotics) trong sữa chua - vốn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp tối ưu hoá quá trình điều trị.

Người bị u vú không nên ăn uống gì?

Bên cạnh việc tăng cường các thực phẩm có lợi, người bị u vú cũng nên hạn chế một số món ăn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và quá trình điều trị, như:
  • Thịt chế biến sẵn: Xúc xích, thịt xông khói, và các loại thịt chế biến sẵn thường chứa chất bảo quản như nitrit, nitrat, cùng với các hợp chất gây ung thư như HCA và PAH;
  • Món chiên xào, nhiều dầu mỡ: Khi chiên ở nhiệt độ cao, dầu ăn có thể sinh ra các chất gây ung thư như acrylamide, đồng thời thực phẩm chiên thường chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể gây viêm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe;
  • Rượu bia: Tiêu thụ quá nhiềurượu bia có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là ung thư nhạy cảm với hormone. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn thức uống này ra khỏi chế độ dinh dưỡng;
  • Thực phẩm nhiều đường bổ sung: Đường bổ sung trong bánh, kẹo, nước ngọt,… làm tăng mức insulin trong cơ thể, từ đó góp phần gây viêm và ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị ung thư;
  • Thực phẩm có hàm lượng natri cao: Các món ăn chứa nhiều muối như dưa muối, thịt xông khói,… có thể gây tích nước, tăng huyết áp, ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể và sức đề kháng của người bệnh.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và yêu cầu từ quá trình điều, các loại thực phẩm khác có thể cần hạn chế thêm theo chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh u vú nên kiêng thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ
Xem thêm:
  • Bị u vú kiêng ăn gì để an toàn cho sức khỏe?

Chế độ ăn cho người u vú cần lưu ý những gì?

Người bị u vú cần lưu ý một số yếu tố quan trọng trong chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình điều trị và duy trì sức khỏe, bao gồm:
  • Kiểm soát lượng calo: Lượng calo hàng ngày nên trong khoảng 1500 - 2000 calo tùy vào từng thể trạng và tần suất hoạt động. Việc duy trì lượng calo phù hợp sẽ giúp người bệnh có được thể trạng khỏe mạnh cho quá trình điều trị;
  • An toàn thực phẩm: Người bệnh cần chú trọng thực hiện ăn chín, uống sôi. Tránh sử dụng thực phẩm sống hoặc chưa nấu kỹ như sushi, salad rau sống, để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn;
  • Uống đủ nước: Đảm bảo uống từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, nước trái cây ít đường và trà thảo mộc để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể và tránh mất nước trong quá trình điều trị;
  • Điều chỉnh theo tình trạng sức khỏe: Chế độ ăn uống nên được tùy chỉnh theo loại u vú, giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị, và các tình trạng bệnh lý khác. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được hướng dẫn phù hợp nhất cho tình trạng sức khỏe cá nhân.

Người bị u vú nên nên làm gì?

Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bị u vú cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh bằng cách duy trì các thói quen tập thể dục, ngủ đủ giấc,… Cụ thể:
  • Duy trì hoạt động thể chất: Tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày với các hoạt động như đi bộ, đạp xe hoặc yoga có thể giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị;
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Người bệnh cần duy trì cân nặng vừa phải và tránh tăng hoặc giảm cân quá mức vì điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe tổng quát;
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Đảm bảo ngủ từ 7 - 8 giờ mỗi đêm để hỗ trợ cơ thể hồi phục tối ưu sau quá trình điều trị;
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Để theo dõi tiến triển bệnh và điều chỉnh kế hoạch điều trị, người bệnh nên thăm khám bác sĩ định kỳ ít nhất 6 tháng một lần ở các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa điều trị u vú chuyên biệt.
Chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên giúp kiểm soát bệnh hiệu quả
Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chúng tôi có chuyên khoa Ngoại Vú, chuyên cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị ung thư vú với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại và quy trình chẩn đoán chính xác. Đặc biệt, các phác đồ điều trị tại bệnh viện luôn được cá nhân hóa và kết hợp đa mô thức, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và cơ hội hồi phục.Để đặt lịch điều trị u vú tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể gọi đến số hotline 093 180 6858 - 028 7102 6789 (TP.HCM) hay 024 7106 6858 - 024 3872 3872 (Hà Nội).Tuy nhiên, nếu còn nhiều thắc mắc xoay quanh chế độ ăn cho người u vú, bạn hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng qua hotline https://m.me/fit.vn.je để được tư vấn chi tiết.Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi người bị u vú ăn gì từ Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng . Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết cũng như các gợi ý hữu ích cho quá trình tự xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý.Tóm lại, người bị u vú nên ăn gì chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như rau xanh, hoa quả, các loại đậu,… Bằng cách này, kết hợp với phác đồ điều trị từ bác sĩ, người bệnh có thể kiểm soát u vú một cách hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

FIT.VN.JE - SỨC KHỎE

Đăng ký nhận tin

Lưu ý: các sản phẩm trên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

© Bản quyền thuộc về Vay.Vn.Je Thiết kế bởi Web.Vn.Je 2021
Super store
Super store