[tintuc] Kiểm tra mỡ máu , hay kiểm tra lipid máu, từ lâu đã được xem như là một “thủ tục” bắt buộc trong các buổi khám sức khỏe tổng quát. Hiểu rõ về các chỉ số mỡ máu là điều kiện cần thiết để bạn đánh giá được tình hình sức khỏe của bản thân. Vậy, kiểm tra mỡ máu giúp phát hiện bệnh lý gì? Bạn có thể tiến hành kiểm tra mỡ máu tại nhà hay không? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Kiểm tra mỡ máu: Ai, khi nào cần và tại sao cần làm định kỳ?Tại sao bạn cần phải kiểm tra mỡ máu?

Tại sao cần kiểm tra mỡ máu?

Bạn cần kiểm tra mỡ máu vì kết quả xét nghiệm có thể giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề bất thường (rối loạn) về thành phần lipid máu , từ đó đánh giá được mức độ / nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gan, tụy, đột quỵ,… của cơ thể. Mỡ máu cao , bao gồm cholesterol và triglyceride cao, có thể dẫn đến xơ vữa động mạch - tình trạng mà trong đó các mảng bám tích tụ trong động mạch, gây cản trở lưu thông máu, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.Trong khi đó, bệnh mỡ máu thường không bộc phát triệu chứng rõ ràng cho đến khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, việc kiểm tra mỡ máu định kỳ là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe trước những rủi ro không thể lường trước khi mỡ máu tăng cao.

Dấu hiệu cảnh báo bạn cần kiểm tra mỡ máu

Trên thực tế, bệnh mỡ máu thường không bộc phát triệu chứng trong giai đoạn đầu mà chỉ đến khi bệnh gây tổn thương các cơ quan khác, các dấu hiệu mới bắt đầu hình thành.Do đó, ngay khi nhận biết cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau, bạn cần lập tức tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, và trong một số trường hợp, có thể là để được cấp cứu kịp thời:

1. Xuất hiện những cơn đau thắt ngực

Đau thắt ngực xảy ra do sự giảm lưu lượng máu đến cơ tim, thường là dấu hiệu của hiện tượng xơ vữa động mạch (bệnh mạch vành) liên quan đến mức cholesterol hoặc/và triglyceride cao trong máu.Cơn đau có thể xuất hiện thoáng quá (nhói lên trong tíc tắc rồi dứt) hoặc cũng có thể gây đau buốt trong thời gian dài, thường gián tiếp gây khó thở, buồn nôn, hoa mắt và chóng mặt.

2. Đau vùng bắp chân

Khi mức mỡ máu tăng cao, đặc biệt là tăng cholesterol, chúng có thể gây hẹp và co thắt mạch máu, đặc biệt là những mạch máu nhỏ nằm ở vùng bắp chân, khiến chân đau nhức.Cơn đau chủ yếu được cảm nhận khi bạn bước đi, dù chỉ một quãng đường ngắn. Đôi lúc, cơn đau cũng có thể xuất hiện cục bộ, dưới dạng từng cơn co thắt cơ (chuột rút) hoặc cũng có thể lan rộng tới đùi, tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn tuần hoàn máu trong hệ thống mạch máu ngoại vi.

3. Rối loạn thần kinh

Mỡ máu tăng cao khiến máu có xu hướng trở nên “đậm đặc”, làm giảm lưu lượng máu chảy lên não và ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh. Chóng mặt, đau đầu, nói lắp, tê bì tay chân, hoặc thị lực suy giảm thoáng qua có thể là dấu hiệu của việc giảm lưu lượng máu đến não khi mỡ máu tăng cao.
Dấu hiệu cảnh báo bạn cần kiểm tra mỡ máuThiếu máu não thoáng qua do mỡ máu tăng cao có thể gây đau đầu, hoa mắt và chóng mặt

4. Khó thở khi gắng sức

Cảm giác khó thở khi gắng sức có thể liên quan đến vấn đề tim mạch do cholesterol cao. Cụ thể, cholesterol cao có thể gây tích tụ mảng bám trong động mạch vành, làm giảm lưu lượng máu tới cơ tim.Khi cơ thể gắng sức, cơ tim cần hoạt động nhiều hơn để bơm oxy và dưỡng chất đi khắp cơ thể. Nếu lưu lượng máu bị cản trở, cơ tim không nhận đủ oxy, dẫn đến những đợt quặn thắt của cơ tim, gây đau ngực.Trong trường hợp nặng, sự tích tụ mỡ trong máu có thể gây ra suy tim, tình trạng tim không còn có khả năng bơm máu hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.Khi tim không thể bơm máu hiệu quả, máu có thể chảy ngược vào tĩnh mạch đưa máu qua phổi. Khi áp suất trong các mạch máu này tăng lên, chất lỏng (huyết tương) rò rỉ từ mạch máu sẽ bị đẩy vào các khoang khí (phế nang) trong phổi, làm giảm hiệu suất trao đổi oxy ở phổi.Vì vậy, suy tim có thể gây ra tình trạng khó thở, đặc biệt khi gắng sức, do sự tích tụ chất lỏng trong phổi khiến việc trao đổi khí trở nên khó khăn.

5. Có những mảng vàng hoặc lipoma bất thường

Vết phát ban vàng trên da (xanthomas) hoặc các nốt u mỡ (lipoma) có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn cần kiểm tra chỉ số triglyceride máu.Xanthomas hay các nốt u mỡ là những tổn thương da lành tính, xảy ra khi nồng độ triglyceride máu tăng cao, rò rỉ qua mao mạch và làm lắng đọng lipid quá mức ở lớp hạ bì.Các nốt u mỡ dưới da thường xuất hiện là ở khu vực xung quanh mắt, đầu gối, hoặc tay. Chúng có thể chỉ xuất hiện một cách lành tính, nhưng đôi lúc vẫn có thể gây ngứa và đau.
Dấu hiệu cần kiểm tra mỡ máuMinh họa những vết phát ban vàng trên mí mắt ở người bệnh tăng triglyceride máu

6. Dấu hiệu bất thường khác

Một số dấu hiệu bất thường cảnh báo bạn cần kiểm tra mỡ máu có thể bao gồm:
  • Đau ở vùng thượng vị: Tình trạng tắc nghẽn dòng lưu thông máu đến tụy do mỡ máu tăng cao có thể gây viêm tụy cấp tính, khiến bạn đau dữ dội ở vùng thượng vị, cần được cấp cứu kịp thời;
  • Rối loạn tiêu hóa: Tụy là cơ quan sản xuất ra nhiều loại enzyme tiêu hóa thức ăn. Do đó, tính trạng viêm tụy khi mỡ máu tăng cao có thể ảnh hưởng đến chức năng sản xuất enzym tiêu hóa của tụy, gây rối loạn tiêu hóa (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, phân chứa nhiều mỡ,…);
  • Tăng huyết áp: Mỡ máu cao khiến máu trở nên “đậm đặc”, cần tim bơm máu với nhiều lực hơn để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Điều này gián tiếp gây tăng huyết áp, khiến tim đập nhanh, hoặc gây đau đầu, chóng mặt và cảm giác bồn chồn mà không rõ nguyên nhân.
Lưu ý:
  • Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy đặt lịch kiểm tra mỡ máu để được tầm soát và can thiệp phù hợp.
  • Bất kỳ thay đổi nào, dù là nhỏ nhất, trong trạng thái sức khỏe cũng cần được chú ý, bởi vì mỡ máu cao thường không gây ra triệu chứng rõ ràng cho đến khi khởi phát các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

5 đối tượng cần kiểm tra mỡ máu định kỳ

5 đối tượng cần kiểm tra mỡ máu định kỳ bao gồm:

1. Người thừa cân béo phì

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao phát triển bệnh máu nhiễm mỡ do lượng mỡ dư thừa trong cơ thể có khả năng kích thích các phản ứng viêm, cản trở quá trình trao đổi chất và thúc đẩy các tế bào kháng insulin.Trong cơ thể, insulin là hoóc-môn có nhiệm vụ “ra hiệu” cho các tế bào hấp thụ năng lượng từ đường glucose chứa trong máu. Do đó, tình trạng tế bào kháng insulin sẽ gây tăng đường huyết.Điều này “vô tình” thúc đẩy gan tăng cường tổng hợp triglyceride (chất béo trung tính) từ lượng glucose dư thừa trong máu để dự trữ năng lượng cho cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tăng triglyceride máu - một dạng của bệnh máu nhiễm mỡ khởi phát.Theo ước tính, có đến60 - 70%người bệnh béo phì cũng đồng thời mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Do đó, kiểm tra mỡ máu định kỳ là điều vô cùng cần thiết đối với nhóm đối tượng này.
đối tượng cần kiểm tra mỡ máu định kỳCó trên 60% người bệnh béo phì đồng mắc bệnh máu nhiễm mỡ

3. Người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch

Ở người bệnh đái tháo đường, các tế bào cũng có xu hướng kháng insulin, nhưng ở mức độ nặng hơn so với người thừa cân, béo phì. Tình trạng đường huyết liên tục tăng cao ở người bệnh tiểu đường có thể kích thích gan tổng hợp triglyceride quá mức, dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tăng mỡ máu.Ở cả hai nhóm người bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch, mức độ mỡ máu cao, bao gồm cholesterol và triglyceride cao, là yếu tố nguy cơ chính khiến sức khỏe tim mạch bị suy yếu nhanh chóng.Cụ thể, mỡ máu cao không những gây tắc nghẽn, mà còn làm hẹp và cứng thành động mạch, gây khó khăn cho việc lưu thông máu và có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.Do đó, kiểm tra mỡ máu định kỳ ở hai nhóm đối tượng nêu trên là điều cần thiết, giúp theo dõi sức khỏe tim mạch và ngăn chặn sớm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

3. Người sử dụng nhiều rượu bia và thuốc lá

Rượu bia sau khi được hấp thụ, có thể được chuyển hóa thành acetaldehyde - một hợp chất có thể trực tiếp gây ngộ độc tế bào gan, ảnh hưởng đến khả năng của gan trong việc lọc và loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể, từ đó gây tăng mỡ máu.Trong khi đó, thuốc lá chứa nhiều hợp chất độc hại, nổi bật nhất là nicotine, có khả năng ảnh hưởng đến cách thức cơ thể chuyển hóa và sử dụng các chất béo, dẫn đến mất cân bằng lipid trong máu và tăng nguy cơ mỡ máu cao.Mặt khác, hút thuốc tạo ra nhiều gốc tự do, kích thích các phản ứng viêm gây tổn thương thành động mạch, khiến chúng dễ bị xơ vữa và tắc nghẽn khi mỡ máu tăng cao.Do đó, việc kiểm tra mỡ máu định kỳ giúp người sử dụng rượu bia và thuốc lá nhận biết sớm tình trạng mỡ máu cao, từ đó có biện pháp điều chỉnh lối sống và can thiệp y tế kịp thời để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

4. Người có lối sống thiếu khoa học

Người có lối sống thiếu khoa học, bao gồm lười vận động, tiêu thụ nhiều chất béo, ăn mặn, ăn nhiều đường, thường xuyên thức khuya và căng thẳng, cần kiểm tra mỡ máu thường xuyên vì những thói quen này tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao.Cụ thể, lối sống ít vận động và chế độ ăn không lành mạnh là hai tác nhân hàng đầu làm tăng cholesterol và triglyceride trong máu. Trong khi đó, thiếu ngủ và căng thẳng có thể làm tăng mức cortisol (hoóc-môn gây căng thẳng), thúc đẩy gan tăng cường tổng hợp cả triglyceride và cholesterol, khiến máu nhiễm mỡ.Vì vậy, người có lối sống thiếu khoa học cần kiểm tra mỡ máu thường xuyên để sớm phát hiện các vấn đề rối loạn lipid máu , từ đó có biện pháp điều chỉnh lối sống và can thiệp y tế kịp thời, giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Người có lối sống thiếu khoa học cần kiểm tra mỡ máuĂn uống thiếu khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh mỡ máu cao

5. Người trên 40 tuổi

Người trên 40 tuổi cần kiểm tra mỡ máu định kỳ vì tuổi tác tăng, cơ thể phải đối mặt với sự thay đổi trong chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao, bao gồm tăng cholesterol và triglyceride. Điều này dẫn đến rủi ro cao hơn về bệnh tim mạch và đột quỵ.TheoViện Sức khỏe Lâm sàng Quốc gia Hoa Kỳ(NICE), những người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với phần đông dân số còn lại. Vì thế, việc kiểm tra mỡ máu định kỳ (2 - 3 năm / lần) giúp phát hiện sớm và quản lý hiệu quả mức mỡ máu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Làm sao để kiểm tra mỡ máu?

Để kiểm tra mỡ máu , bạn cần thực hiện thủ tục xét nghiệm mỡ máu , hay còn gọi là xét nghiệm thành phần lipid máu tại các cơ sở y tế uy tín. Phương pháp này có thể giúp bạn xác định mức độ cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, cholesterol HDL và triglyceride trong máu.

Kết quả kiểm tra mỡ máu thế nào là bất thường?

Kết quả kiểm tra mỡ máu là bất thường khi các chỉ số lipid máu đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện sau:
  • Chỉ số cholesterol toàn phần TĂNG trên 200 mg/dL;
  • Chỉ số cholesterol LDL (xấu) TĂNG trên 130 mg/dL;
  • Chỉ số cholesterol HDL (tốt) GIẢM dưới 40 mg/dL với nam và 50 mg/dL đối với nữ;
  • Chỉ số triglyceride TĂNG trên 150 mg/dL.
Nếu kết quả kiểm tra mỡ máu của bạn vượt quá các giá trị nêu trên, điều này có thể chỉ ra rằng bạn có nguy cơ mắc 1 trong 4 trường hợp rối loạn mỡ máu phổ biến sau:
Chỉ số xét nghiệm Phân loại rối loạn mỡ máu
Tăng cholesterol máu Tăng triglyceride máu Tăng mỡ máu hỗn hợp Giảm cholesterol tốt (HDL)
Cholesterol toàn phần (TC)TăngTăngTăngKhông đổi
Cholesterol LDL (cholesterol xấu)TăngKhông đổiTăngKhông đổi
Cholesterol HDL (cholesterol tốt)Không đổiGiảmGiảmGiảm
Triglyceride (TG)Không đổiTăngTăngKhông đổi

1. Cholesterol toàn phần tăng

Công thức để xác định mức cholesterol toàn phần là:
TC = Cholesterol LDL + Cholesterol HDL + 20%*TG
Do đó, mức cholesterol toàn phần tăng cho thấy bạn đang mắc 1 trong 3 bệnh lý rối loạn mỡ máu sau:
  • Tăng cholesterol máu;
  • Hoặc tăng triglyceride máu;
  • Hoặc tăng mỡ máu hỗn hợp.
Để xác định chính xác bạn mắc bệnh rối loạn mỡ máu nào, cần tiếp tục xét đến chỉ số cholesterol LDL, HDL và triglyceride. Mức cholesterol toàn phần được xem là:
  • Lành mạnh: Khi chỉ số dưới 200 mg/dL;
  • Tiệm cận cao: 200 - 239 mg/dL;
  • Rất cao: Trên 240 mg/dL.
Mức cholesterol toàn phần cao trên 240 mg/dL được xem là nguy hiểm

2. Cholesterol LDL tăng

Cholesterol LDL, hay còn gọi là cholesterol tỷ trọng thấp, hoặc cholesterol xấu, là loại cholesterol có thể trực tiếp tích tụ trên thành mạch, làm tắc nghẽn động mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.Mức cholesterol LDL tăng cho thấy bạn đang mắc 1 trong 2 bệnh lý rối loạn mỡ máu sau:
  • Tăng cholesterol máu;
  • Hoặc tăng mỡ máu hỗn hợp.
Mức cholesterol LDL được xem là:
  • Lành mạnh: Khi chỉ số dưới 100 mg/dL;
  • Nguy cơ cao: 130 - 159 mg/dL;
  • Cao: 160 - 189 mg/dL
  • Rất cao: 190 mg/dL trở lên (cực kỳ cao).
Thông thường, khi chỉ số cholesterol LDL cao dưới 190 mg/dL, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định cải thiện lối sống (tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm cân,…) để cải thiện tình trạng bệnh.Tuy nhiên, khi mức cholesterol LDL cao trên 190 mg/dL, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc, kết hợp với việc điều chỉnh lối sống, để nhanh chóng điều hòa mỡ máu và dự phòng sớm biến chứng tim mạch.

3. Triglyceride tăng

Mức triglyceride tăng cho thấy bạn đang mắc 1 trong 2 bệnh lý rối loạn mỡ máu sau:
  • Tăng triglyceride máu;
  • Hoặc tăng mỡ máu hỗn hợp.
Mức triglyceride máu được xem là:
  • Lành mạnh: Khi chỉ số dưới 150 mg/dL;
  • Nguy cơ cao: 150 - 199 mg/dL;
  • Cao: 200 - 499 mg/dL
  • Rất cao: 500 mg/dL trở lên (cực kỳ cao).
Không phải tất cả trường hợp tăng triglyceride máu đều được chỉ định dùng thuốc. Trong hầu hết trường hợp, người bệnh tăng triglyceride máu chỉ cần điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống là được.Tuy nhiên, khi mức triglycerides tăng cao trên500 mg/dL, nguy cơ viêm tụy cũng bắt đầu tăng lên. Lúc này, người bệnh cần sử dụng thêm các loại thuốc kê đơn như statin (simvastatin, atorvastatin, rosuvastatin) để hỗ trợ hạ thấp triglyceride máu.

4. Cholesterol HDL giảm

Cholesterol HDL, còn gọi là cholesterol tỷ trọng cao hoặc cholesterol tốt, là loại cholesterol có khả năng “đánh tan” những mảng bám gây xơ vữa trên thành động mạch, sau đó “vận chuyển” chúng về gan để loại bỏ ra ngoài cơ thể.Vì vậy, khi chỉ số cholesterol giảm, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch cao hơn so với người bình thường. Mức cholesterol LDL giảm cho thấy bạn đang mắc 1 trong 3 bệnh lý rối loạn mỡ máu sau:
  • Tăng triglyceride máu;
  • Hoặc tăng mỡ máu hỗn hợp;
  • Hoặc giảm cholesterol tốt (HDL).
Sự hiện diện của cholesterol HDL giúp “làm sạch” mảng bám gây xơ vữa trên thành mạch máu

6 điều cần lưu ý trước kiểm tra mỡ máu để kết quả chính xác hơn

Để có kết quả kiểm tra mỡ máu chính xác, bạn cần:

1. Nhịn đói tối thiểu 10 giờ và tối đa 14 giờ

Nhịn đói trước khi kiểm tra mỡ máu giúp đảm bảo rằng thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ trọng lipid trong máu, do đó cung cấp kết quả chính xác hơn về mức cholesterol và triglyceride. Việc tiêu thụ thức ăn có thể tạm thời tăng mức lipid máu, do đó nhịn đói giúp loại bỏ biến số này khỏi kết quả xét nghiệm.

2. Tốt nhất tránh rượu bia, thức uống có ga trước thời điểm xét nghiệm 24 giờ

Rượu bia và thức uống có ga có thể tạm thời làm tăng mức glucose trong máu và do đó, ảnh hưởng đến tỷ trọng triglyceride trong máu. Tránh tiêu thụ nhóm thực phẩm này trước khi xét nghiệm giúp loại trừ sự ảnh hưởng tiềm ẩn đến kết quả xét nghiệm, đảm bảo kết quả kiểm tra mỡ máu có độ chính xác cao hơn.

3. Nên xét nghiệm ở trạng thái sinh lý và bệnh lý tương đối ổn định

Xét nghiệm khi sức khỏe ổn định, không bị ảnh hưởng bởi bệnh cấp tính hay trạng thái kiệt sức, giúp kết quả kiểm tra mỡ máu phản ánh chính xác hơn tình trạng sức khỏe thực sự của bạn. Bởi lẽ, bệnh cấp tính (viêm tụy, nhiễm trùng máu, sốt,…) hoặc tình trạng căng thẳng kéo dài có thể gây biến động mức lipid máu so với khi cơ thể khỏe mạnh.

4. Không kiểm tra mỡ máu khi đang dùng một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể tác động đến mức lipid trong máu, bao gồm thuốc trị đái tháo đường, thuốc kiểm soát huyết áp và một số loại kháng viêm chứa steroids. Nếu có thể, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc tạm thời ngừng sử dụng hoặc điều chỉnh lịch trình dùng thuốc, nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.

5. Nên xét nghiệm kiểm tra mỡ máu vào buổi sáng

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng (sau khi nhịn đói qua đêm) giúp đảm bảo cơ thể ở trong trạng thái lý tưởng - khi mức mỡ máu ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi khác. Điều này giúp kết quả xét nghiệm phản ánh chính xác nhất tình trạng sức khỏe thực sự của bạn.

6. Uống đủ nước

Uống đủ nước trước khi xét nghiệm không ảnh hưởng đến mức lipid trong máu nhưng giúp việc lấy máu trở nên dễ dàng hơn. Uống đủ nước cũng giúp duy trì sự ổn định của một số chỉ số sinh học khác, chẳng hạn như huyết áp, đảm bảo kết quả xét nghiệm cho độ tin cậy cao.
Uống đủ nước giúp việc lấy máu diễn ra dễ dàng hơn

Có thể kiểm tra mỡ máu tại nhà không?

KHÔNG! BẠN KHÔNG THỂ TỰ THỰC HIỆN KIỂM TRA MỠ MÁU TẠI NHÀ . Vì quá trình phân tích máu đòi hỏi sự tham gia của nhiều thiết bị chuyên dụng, được ứng dụng nhiều kỹ thuật phân tích máu hiện đại và cần phải tiến hành trong môi trường vô trùng tại phòng thí nghiệm.Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với các cơ sở y tế có cung cấp dịch vụ lấy mẫu máu tại nhà để có thể hoàn tất thủ tục kiểm tra mỡ máu từ xa mà không cần phải có mặt tại bệnh viện.Dịch vụ này cho phép nhân viên y tế chuyên nghiệp có thể đến nhà bạn để lấy mẫu máu, sau đó mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Sử dụng dịch vụ lấy mẫu tại nhà mang lại sự tiện lợi và giảm thiểu thời gian chờ đợi tại các cơ sở y tế, đồng thời vẫn đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm.Sau khi kết quả được phân tích, bạn sẽ được thông báo qua điện thoại hoặc email và có thể thảo luận với bác sĩ để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình cũng như những bước điều trị tiếp theo (nếu cần).
Một số cơ sở y tế có thể cung cấp dịch vụ lấy mẫu máu tại nhà
Nếu có nhu cầu kiểm tra mỡ máu , bạn có thể cân nhắc đến Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - một trong số ý những cơ sở y tế uy tín có Trung Tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012.Tiêu chuẩn này cho phép và đảm bảo quy trình xét nghiệm luôn diễn ra nghiêm ngặt, từ việc kiểm tra các điều kiện y tế nội bộ đến việc đảm bảo chất lượng của môi trường lấy máu từ bên ngoài phòng thí nghiệm, giúp bệnh nhân nhận được kết quả nhanh chóng và chính xác.Để đặt lịch kiểm tra mỡ máu tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể gọi đến số hotline 093 180 6858 - 028 7102 6789 (TP.HCM) hay 024 7106 6858 - 024 3872 3872 (Hà Nội).
Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề kiểm tra mỡ máu . Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu rõ tại sao nên kiểm tra mỡ máu định kỳ và cần chuẩn bị gì để buổi xét nghiệm diễn ra thuận lợi. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Administrator | tháng 6 19, 2024 | |

Trở về trang chủ

Không có nhận xét nào: