[tintuc]Việc lựa chọn đúng các loại bánh dành cho người tiểu đường có thể giúp người bệnh không cần phải hy sinh niềm vui thưởng thức món ăn ngon chỉ vì lý do sức khỏe. Ngay trong bài viết sau, Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng trân trọng giới thiệu đến bạn danh sách 10 loại bánh cho người tiểu đường vừa thơm ngon, bổ dưỡng, vừa giúp kiểm soát tốt mức đường huyết.
10 loại bánh dành cho người tiểu đường thơm ngon kèm công thứcNgười bệnh tiểu đường ăn bánh được không? Đâu là các loại bánh dành cho người tiểu đường?

Chỉ số đường huyết của một số loại bánh phổ biến

Chỉ số đường huyết (Glycemic Index - GI) của thực phẩm là đơn vị đo lường cho phép bạn biết được tốc độ làm tăng glucose máu của thực phẩm đó sau 2 giờ tiêu thụ. Trong khi đó, tải lượng đường huyết (Glycemic Load - GL) là đơn vị đánh giá mức độ làm tăng đường huyết khi tiêu thụ 100 gam thực phẩm bất kỳ.Do đó, mỗi loại bánh khác nhau sẽ có chỉ số GI và GL khác nhau. Cụ thể như sau:
STT Phân loại bánh Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL) trên 100g thực phẩm
1 Bánh ướt 38.4217.80
2 Bánh phở 38.7012.54
3 Bánh tart trứng 457
4 Bánh mì yến mạch 4719.2
5 Bánh dầy 47.2723.64
6 Bánh cookies giòn 5023.4
7 Bánh mì kiều mạch đen 5022.9
8 Bánh trung thu 5636.25
9 Bánh pizza (không có phần topping ăn kèm) 6019.8
10 Bánh mì hamburger 6130.1
11 Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt 6531.2
12 Bánh mì lúa mạch đen 6531.2
13 Bánh mì nâu (làm từ bột mì nguyên hạt) 6526
14 Bánh quẩy 66.4327.35
15 Bánh mì truyền thống Việt Nam 7036
16 Bánh biscuit 7034
17 Bánh sừng trâu 7021.7
18 Bánh đa nem 71.2557
19 Bánh phồng tôm rán 72.0024
20 Bánh donut 7538.3
21 Bánh quy giòn 8010
22 Bánh gạo 8569.7
23 Bánh mì hoa cúc 9043.9
24 Bánh mì Baguette ổ dài 9546.5

Tiểu đường ăn bánh được không?

Người bệnh tiểu đường có thể ĐƯỢC ĂN BÁNH , nhưng cần chọn lọc loại bánh dành cho người tiểu đường và tiêu thụ chúng một cách vừa phải. Cụ thể:

1. Chọn lọc loại bánh dành cho người tiểu đường

Người bệnh nên chọn những loại bánh có chỉ số GI thấp (GI<55), hoặc tốt nhất là có cả chỉ số GI lẫn GL đều nằm ở mức thấp (GL<20). Bởi lẽ, tiêu thụ những loại bánh này ít có nguy cơ khiến đường huyết tăng nhanh và tăng cao. (1)

2. Kiểm soát hàm lượng tiêu thụ

Tính toán khối lượng ăn bánh dành cho người tiểu đường là nhiệm vụ quan trọng để duy trì mức đường huyết trong ngưỡng an toàn. Bởi lẽ, một thực phẩm dù có chỉ số GI thấp, vẫn có thể khiến đường huyết tăng cao nếu người bệnh ăn quá nhiều.Ngược lại, một thực phẩm có chỉ số GL cao, nhưng nếu tiêu thụ với một lượng ít, có thể không làm tăng đường huyết. Do đó, kiểm soát khối lượng ăn là điều vô cùng quan trọng, giúp người bệnh duy trì được mức glucose máu trong ngưỡng an toàn, bảo vệ sức khỏe tối ưu.
Tiểu đường ăn bánh được không?Người bệnh tiểu đường có thể ăn bánh nhưng cần kiểm soát chặt chẽ hàm lượng tiêu thụ

Tiểu đường có nên ăn bánh không?

Người bệnh tiểu đường KHÔNG NÊN ĂN NHIỀU bánh, bởi vì hầu hết các loại bánh hiện nay đều được làm từ bột mì hoặc bột gạo tinh chế. Cả hai đều là những nguồn nguyên liệu có hàm lượng carbohydrate và chỉ số đường huyết (GI) cao, tiềm ẩn nguy cơ khiến đường huyết tăng cao khi tiêu thụ quá mức.Thay vì tập trung tiêu thụ bánh, người bệnh tiểu đường nên cân nhắc thay thế chúng bằng các thực phẩm có chỉ số GI hoặc/và GL thấp khác như:
  • Rau lá xanh, các loại khoai, củ quả,… để ăn khi đói;
  • Trái cây ít đường, giàu chất xơ (cam, chanh, quýt, bưởi, nho,…), kẹo gum xylitol không calo hoặc hoặc sản phẩm từ sữa tách béo không đường khi muốn ăn vặt.

Cách lựa chọn bánh cho người tiểu đường ăn kiêng phù hợp

Nguyên tắc chung để lựa chọn bánh dành cho người tiểu đường là cần hướng đến những dòng bánh có chỉ số đường huyết thấp hoặc/và tải lượng đường huyết thấp. Trong đó bao gồm các loại bánh được làm từ:
  • Bột ngũ cốc nguyên cám: Như bánh mì gạo lứt, bánh mì nâu, bánh mì lúa mạch đen, bánh mì yến mạch, bánh mì lúa mạch nảy mầm,..;
  • Bột ngũ cốc nguyên hạt: Như bánh mì hạt lanh, bánh mì hạnh nhân, bánh mì hạt điều hoặc bánh mì kết hợp từ nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt;
  • Bột từ củ khoai nưa: Như sợi bánh canh nưa, sợi bánh phở nưa,…
  • Các loại bột khác có chỉ số GI thấp: Điển hình như bột cây gai dầu, bột quả hồ đào, bột củ dong, bột các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, lúa mạch,…).

Các loại bánh người bị tiểu đường nên tránh xa

Người bệnh nên tránh xa việc tiêu thụ các loại bánh được làm từ những nguyên liệu có chỉ số đường huyết cao, điển hình như:
STT Loại bột làm bánh có chỉ số GI cao Chỉ số đường huyết
1 Bột mì đa dụng 85
2 Bột khoai tây 95
3 Bột mì truyền thống 90
4 Bột gạo 88 - 95
5 Bột làm bánh (cake flour) 85
6 Bột mì ăn liền 85
7 Bột làm bánh ngọt 85
8 Bột sắn dây 70
9 Bột ngô 70
Bên cạnh đó, bánh dành cho người tiểu đường cũng không nên chứa nhiều chất phụ gia (bánh kem sinh nhật, bánh trung thu,…) hoặc các loại bánh sản xuất theo quy trình công nghiệp chứa nhiều chất bảo quản, đường bổ sung, kem, bơ sữa, mứt và hoa quả sấy khô.
Các loại bánh người bị tiểu đường nên tránh xaNgười bệnh tiểu đường không nên ăn các loại bánh được làm từ bột mì đa dụng hoặc bột gạo tinh chế

Cách ăn bánh an toàn hơn cho người tiểu đường

Để tiêu thụcác loại bánh dành cho người tiểu đườngmột cách an toàn, ngoài việc ưu tiên chọn lựa những loại bánh có chỉ số GI / GL thấp và kiểm soát chặt chẽ hàm lượng tiêu thụ, người bệnh tiểu đường cũng nên ưu tiên xây dựng một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.Việc tiêu thụ các loạibánh ăn kiêng cho người tiểu đườngchỉ nên được xem là một phần nhỏ trong thực đơn dinh dưỡng của người bệnh, chứ không nên được xem là món chính trong cữ ăn hoặc ăn liên tục trong nhiều ngày.Ngoài ra, người bệnh cũng nên ưu tiên tự làm bánh tại nhà hoặc tìm mua bánh ở những địa chỉ uy tín. Điều này giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mua phải loại bánh được “đóng nhãn” là “dành riêng cho người ăn kiêng”, “ít đường” nhưng thành phần dinh dưỡng lại không đúng như cam kết.

10 công thức làm bánh cho người tiểu đường ăn kiêng

Những loại bánh dành cho người tiểu đườngnên được làm từ bột ngũ mì nguyên cám, bột ngũ cốc nguyên hạt hoặc bột từ các loại hạt. Dưới đây là danh sách nấucác loại bánh cho người tiểu đườngăn kiêng, có chỉ số đường huyết thấp, hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả:

1. Bánh quy hạnh nhân

Bánh quy hạnh nhân đứng đầu danh sách bánh dành cho người tiểu đường bởi chúng vừa giàu dinh dưỡng, vừa có chỉ số đường huyết thấp, tốt cho người bệnh:

Nguyên liệu

  • 2 chén bột hạnh nhân;
  • 1/3 chén đường ăn kiêng erythritol hoặc stevia (giúp tạo ngọt mà không tác động nhiều đến đường huyết);
  • 1 quả trứng (để kết dính bột);
  • 1/4 chén dầu ô-liu hoặc bơ không muối, tan chảy;
  • 1 thìa cà phê chiết xuất vanilla;
  • 1/2 thìa cà phê bột làm bánh (loại không chứa phosphat);
  • 1/4 thìa cà phê muối biển;
  • 1/2 chén hạnh nhân đập dập (giúp tăng thêm kết cấu và hương vị).

Cách làm

  • Chuẩn bị lò và khay nướng: Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 175 độ C (350 độ F). Bên ngoài lò, lót sẵn giấy nướng trên khay bánh;
  • Trộn bột khô: Trong thời gian chờ lò nóng, lấy một tô lớn, trộn đều bột hạnh nhân với erythritol (hoặc stevia), bột làm bánh và muối;
  • Trộn nguyên liệu ướt: Trong một tô khác, trộn đều trứng, dầu ô-liu (hoặc bơ thực vật đã tan chảy) với vanilla và đánh đều. Sau đó, đổ toàn bộ hỗn hợp ướt vào bát nguyên liệu khô, trộn đều cho đến khi cả hai hỗn hợp hòa quyện;
  • Thêm hạnh nhân: Thêm hạnh nhân đập dập vào hỗn hợp;
  • Tạo hình bánh: Sử dụng thìa hoặc tay để tạo hình bánh theo ý muốn, sau đó đặt thêm hạt hạnh nhân lên trên cùng (để trang trí tùy thích) rồi cho lên khay nướng.
  • Nướng bánh: Nướng trong khoảng 12 - 15 phút hoặc cho đến khi bánh chuyển sang màu vàng nhạt. Lưu ý, thời gian nướng có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước của bánh;
  • Làm nguội và thưởng thức: Để bánh quy nguội một cách tự nhiên trên khay nướng trong vài phút trước khi chuyển chúng ra đĩa. Nếu chưa ăn liền, bạn có thể bảo quản trong hộp kín để giữ độ xốp (giòn).
Bánh quy hạnh nhân cho người bệnh tiểu đườngBánh quy hạnh nhân vừa thơm ngon, vừa dễ thực hiện

2. Bánh quy hạt dẻ yến mạch

Nếu bạn đang phân vân chưa biết là loại bánh dành cho người tiểu đường có công thức đơn giản, dễ nấu, hãy thử tự làm bánh quy hạt dẻ yến mạch tại nhà. Món bánh này tuy có phần nguyên liệu đơn giản, dễ chuẩn bị nhưng lại rất thơm ngon, bổ dưỡng và an toàn cho người bệnh tiểu đường.

Nguyên liệu

  • 120g hạt dẻ cắt nhỏ;
  • 90g bột yến mạch;
  • 60g bột mì nguyên cám;
  • 5g bột nở;
  • 5g muối;
  • 120g bơ thực vật;
  • 20g mật ong;
  • 15 - 20g đường ăn kiêng stevia hoặc erythritol;
  • 1 ống chiết xuất vani (~5g).

Cách làm

  • Trộn bột khô: Trong một bát lớn, trộn đều bột yến mạch, bột mì, bột nở, muối và hạt dẻ đã cắt nhỏ;
  • Trộn nguyên liệu ướt: Trong một bát khác, đun chảy bơ thực vật rồi hòa cùng mật ong (hoặc chất làm ngọt thay thế), trứng và chiết xuất vani. Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi mịn;
  • Kết hợp bột khô vào nguyên liệu ướt: Thêm hỗn hợp ướt vào bát chứa hỗn hợp khô và trộn đều cho đến khi tất cả các nguyên liệu kết hợp với nhau;
  • Tạo hình bánh: Dùng thìa hoặc tay để nặn hỗn hợp thành từng viên nhỏ, sau đó đè bẹp chúng ra thành hình tròn nhỏ trên khay nướng đã lót giấy nến;
  • Nướng: Nướng ở nhiệt độ 180°C trong khoảng 10-15 phút hoặc cho đến khi bánh chín vàng;
  • Thưởng thức: Lấy bánh ra khỏi lò và để nguội là đã có thể thưởng thức.

3. Bánh tart trứng

Trong sốcác loại bánh dành cho người tiểu đường, bánh tart trứng là món ăn có tải lượng đường huyết thấp hơn cả (GL=7). Do đó, bổ sung bánh tart trứng vào khẩu phần ăn cho người bệnh tiểu đường là sự lựa chọn đáng cân nhắc.

Nguyên liệu

Phần vỏ bánh:
  • 200g bột mì nguyên cám;
  • 100g bơ lạt, lạnh, cắt nhỏ;
  • 2-3 muỗng canh nước lạnh;
  • 5 - 1g muối.
Nhân trứng:
  • 4 quả trứng lớn;
  • 240ml sữa tách béo không đường (có thể sử dụng sữa thực vật không đường nếu người bệnh dị ứng với đường lactose hoặc đạm sữa);
  • 1 - 1.25g muỗng cà phê muối;
  • 1 muỗng canh đường ăn kiêng erythritol hoặc một loại chất làm ngọt không calo để thay thế;
  • 1/2 muỗng cà phê chiết xuất vani.

Cách làm

Vỏ bánh:
  • Trộn bột mì và một chút muối trong một bát lớn. Thêm bơ lạt vào rồi sử dụng dao làm bánh hoặc phới trộn để khuấy bơ và bột mì cho đến khi hỗn hợp hòa quyện.
  • Thêm nước lạnh, mỗi lần một muỗng canh, và trộn nhẹ tay cho đến khi hỗn hợp kết dính lại với nhau, tạo thành một khối. Sau đó đậy kín bát và để bột nghỉ trong tủ lạnh ít nhất 1 giờ.
  • Sau khi vỏ bánh đã được làm lạnh, cán mỏng và đặt vào khuôn tart đã được chuẩn bị. Dùng nĩa chọc vài lỗ nhỏ ở đáy bánh để tạo lỗ thoát khí, ngăn vỏ bánh nở phồng quá mức khi nướng.
Nhân trứng:
  • Trong một bát lớn, đánh đều trứng, sữa tách béo không đường, muối, đường ăn kiêng erythritol (hoặc chất làm ngọt thay thế) với chiết xuất vani cho đến khi hỗn hợp mịn.
Hoàn thiện bánh:
  • Đổ hỗn hợp nhân trứng vào vỏ bánh.
  • Nướng ở 180°C trong khoảng 30 - 35 phút hoặc cho đến khi nhân trứng đặc lại và vỏ bánh chín vàng.
  • Làm nguội bánh trước thưởng thức.
Bánh tart trứng cho người tiểu đườngBánh tart trứng có tải lượng đường huyết thấp, an toàn cho người bệnh tiểu đường

4. Bánh cà rốt

Nguyên liệu

Phần bánh:
  • 250g bột mì nguyên cám;
  • 10g bột nở;
  • 6g bột quế;
  • 5g muối;
  • 2g bột gừng khô;
  • 2g bột nhục đậu khấu;
  • 4 quả trứng lớn;
  • 200g đường ăn kiêng (erythritol hoặc loại chất làm ngọt phù hợp khác);
  • 180 ml dầu ô-liu;
  • 122g táo nghiền nát;
  • 10 ml chiết xuất vani;
  • 330g cà rốt bào nhỏ;
  • 60g quả óc chó băm nhỏ.
Phần kem phủ:
  • 225g kem phô mai, làm mềm ở nhiệt độ phòng;
  • 115g bơ thực vật không muối, làm mềm ở nhiệt độ phòng;
  • 60g đường ăn kiêng;
  • 5ml chiết xuất vani.

Cách làm

  • Trộn bột mì, bột nở, bột quế, muối, bột gừng khô và bột nhục đậu khấu trong một bát lớn;
  • Trong một bát khác, đánh đều trứng và đường ăn kiêng cho đến khi trứng bông mịn lên;
  • Thêm dầu ô-liu, táo nghiền và chiết xuất vani vào hỗn hợp trứng, sau đó khuấy đều;
  • Kết hợp hỗn hợp bột mì với hỗn hợp trứng và khuấy cho đến khi hòa quyện. Nhẹ nhàng cho cà rốt bào và quả óc chó băm vào hỗn hợp;
  • Đổ hỗn hợp vào khuôn đã chuẩn bị và nướng ở nhiệt độ 175°C trong khoảng 35 - 40 phút. Bạn có thể kiểm tra bánh đã chín hay chưa bằng cách dùng một que tăm châm vào giữa bánh. Nếu que tăm rút ra sạch (không dính phần nhân bánh) thì nghĩa là bánh đã chín;
  • Chờ bánh nguội hoàn toàn trước khi phủ kem;
  • Đối với phần kem phủ, đánh đều phô mai kem và bơ với đường ăn kiêng và chiết xuất vani cho đến khi hỗn hợp bông mịn. Phủ lên bề mặt bánh cà rốt đã để nguội.

5. Bánh yến mạch việt quất và chanh

Nguyên liệu

  • 240g bột yến mạch;
  • 60g bột hạnh nhân;
  • 2g muối;
  • 5g bột nở;
  • 2 quả trứng lớn;
  • 240 ml sữa hạnh nhân không đường;
  • 120 ml bơ thực vật đã làm tan chảy và để nguội;
  • 15 - 25g đường ăn kiêng erythritol hoặc stevia;
  • 30 ml nước cốt chanh;
  • Vỏ bào của 1 quả chanh;
  • 120g việt quất tươi.

Cách làm

  • Trộn bột yến mạch, bột hạnh nhân, muối và bột nở trong một bát lớn;
  • Trong một bát khác, đánh đều trứng, sữa hạnh nhân, bơ thực vật, đường ăn kiêng, nước cốt chanh và vỏ chanh bào cho đến khi hỗn hợp mịn. Sau đó, cho hết bát hỗn hợp ướt vào bát chứa hỗn hợp khô, khuấy đều cho đến khi hai hỗn hợp hòa quyện;
  • Nhẹ nhàng cho việt quất vào hỗn hợp. Đổ hỗn hợp vào khuôn đã chuẩn bị, có thể sử dụng khuôn muffin hoặc khuôn bánh nhỏ để tạo hình;
  • Nướng trong lò ở nhiệt độ 180°C khoảng 20 - 25 phút hoặc cho đến khi bánh chín vàng;
  • Làm nguội bánh trên khay trước khi thưởng thức.
Bánh yến mạch việt quất giàu chất xơ, giúp hạn chế hấp thụ carbohydrate và điều hòa đường huyết

6. Bánh yến mạch táo quế

Nguyên liệu

  • 240g bột yến mạch;
  • 60g bột hạnh nhân;
  • 5g bột quế;
  • 5g bột nở;
  • 2g muối;
  • 2 quả trứng lớn;
  • 240 ml sữa hạnh nhân không đường;
  • 80g đường ăn kiêng erythritol hoặc stevia;
  • 120 ml bơ thực vật đã làm tan chảy và để nguội;
  • 1 quả táo lớn, gọt vỏ và cắt hạt lựu;
  • 30 ml nước ép táo không đường (tùy chọn).

Cách làm

Bánh yến mạch táo quế có cách làm tương tự như bánh yến mạch việt quất và chanh. Tuy nhiên, thay vì cho việt quất vào hỗn hợp bột, bạn sẽ cho táo cắt hạt lựu và nước ép táo vào rồi khuấy đều trước khi đổ bánh vào khuôn.

7. Bánh Cheesecake phô mai chanh

Nguyên liệu

  • Đế bánh:
    • 200g bột hạnh nhân;
    • 50g bơ thực vật không muối, làm mềm ở nhiệt độ phòng;
    • 2-3 muỗng canh đường ăn kiêng erythritol hoặc stevia.
  • Nhân phô mai:
    • 450g phô mai cream cheese, làm mềm ở nhiệt độ phòng;
    • 120g đường ăn kiêng;
    • 2 quả trứng lớn;
    • 60 ml nước cốt chanh;
    • 1 muỗng canh vỏ chanh bào;
    • 1 muỗng cà phê chiết xuất vani.

Cách làm

  • Trộn bột hạnh nhân, bơ mềm và chất làm ngọt thay thế đường trong một bát lớn cho đến khi hỗn hợp kết dính. Nhấn hỗn hợp xuống đáy khuôn đã chuẩn bị để tạo thành đế bánh;
  • Trong một bát khác, đánh phô mai cream cheese và đường ăn kiêng đến khi mịn. Thêm trứng, nước cốt chanh, vỏ chanh bào và chiết xuất vani vào hỗn hợp phô mai, đánh đều cho đến khi hòa quyện;
  • Đổ hỗn hợp nhân phô mai lên trên lớp đế bánh;
  • Nướng ở nhiệt độ 160°C khoảng 20 - 25 phút hoặc cho đến khi nhân phô mai đặc lại nhưng vẫn còn mềm ở giữa;
  • Để bánh nguội hoàn toàn trong khuôn, sau đó để vào tủ lạnh ít nhất 4 giờ hoặc qua đêm trước khi cắt bánh và thưởng thức.

8. Bánh Castella matcha

Nguyên liệu

  • 4 quả trứng, tách riêng lòng đỏ và lòng trắng;
  • 30g đường ăn kiêng erythritol (hoặc một loại chất làm ngọt thay thế đường khác phù hợp với người tiểu đường);
  • 60g bột mì nguyên cám;
  • 20g bột matcha (bột trà xanh);
  • 60 ml sữa tách béo không đường;
  • 1/4 muỗng cà phê kem tartar (hoặc nước cốt chanh) để giúp lòng trắng trứng đánh bông tốt hơn;
  • Vài giọt tinh dầu vani (tùy chọn).

Cách làm

  • Trước hết, đun nóng lò ở nhiệt độ 160°C. Bên ngoài lò, chuẩn bị một khuôn vuông hoặc chữ nhật có lót giấy nến;
  • Kết hợp lòng đỏ trứng và một nửa lượng đường ăn kiêng vào một bát, đánh cho đến khi hỗn hợp mịn và có màu nhạt;
  • Trong bát khác, pha bột mì và bột matcha, sau đó từ từ rây vào hỗn hợp trứng, xen kẽ với việc thêm sữa. Trộn đều cho đến khi hỗn hợp mịn màng, không có cục bột;
  • Trong một bát lớn, đánh lòng trắng trứng với kem tartar hoặc nước cốt chanh cho đến khi xuất hiện bọt khí nhỏ. Dần dần thêm phần còn lại của đường ăn kiêng và đánh cho đến khi hỗn hợp đạt độ bông xốp;
  • Nhẹ nhàng đổ phần lòng trắng trứng vừa đánh vào hỗn hợp trứng và bột, tránh làm vỡ bọt khí để bánh có thể nở xốp;
  • Đổ hỗn hợp bánh vào khuôn đã chuẩn bị và gõ nhẹ khuôn xuống bàn để loại bỏ bọt khí lớn;
  • Nướng trong lò ở nhiệt độ 180°C khoảng 50 - 60 phút hoặc cho đến khi bánh chín và lớp vỏ có màu vàng nâu đẹp mắt;
  • Sau khi nướng, lấy bánh ra khỏi lò và để nguội trong khuôn ít nhất 1 giờ trước khi cắt và thưởng thức.
Bánh Castella matcha có vị ngọt dịu và hương thơm thanh mát từ bột matcha

9. Bánh óc chó

Nguyên liệu

  • 150g óc chó, xay nhuyễn;
  • 100g bột mì đa dụng (có thể sử dụng bột mì không gluten nếu cần);
  • 1 muỗng cà phê bột nở;
  • 1/2 muỗng cà phê bột quế;
  • 1/4 muỗng cà phê bột nhục đậu khấu;
  • 4 quả trứng, tách riêng lòng đỏ và lòng trắng;
  • 100g chất làm ngọt thay thế đường, phù hợp với người tiểu đường (ví dụ: erythritol hoặc stevia);
  • 1 muỗng cà phê tinh chất vani;
  • 60 ml dầu ô-liu hoặc bơ thực vật đun chảy;
  • 60 ml nước.

Cách làm

  • Làm nóng lò nướng lên 175°C và chuẩn bị một khuôn bánh có lót giấy nến;
  • Trong một bát lớn, trộn hạt óc chó xay, bột mì, bột nở, bột quế với bột nhục đậu khấu;
  • Trong một bát khác, đánh lòng đỏ trứng với chất làm ngọt cho đến khi hỗn hợp mịn và nhạt màu. Thêm tinh chất vani và dầu ô-liu, tiếp tục đánh đều;
  • Kết hợp hỗn hợp bột và hỗn hợp trứng, thêm nước và trộn đều cho đến khi hỗn hợp mịn;
  • Trong một bát sạch, đánh lòng trắng trứng đến khi chúng bông xốp lên, sau đó nhẹ nhàng cho lòng trắng trứng vào hỗn hợp bánh;
  • Đổ hỗn hợp vào khuôn đã chuẩn bị và nướng trong khoảng 30 - 35 phút hoặc cho đến khi bánh chín và có màu vàng nâu đẹp mắt;
  • Lấy bánh ra khỏi lò và để nguội hoàn toàn trước khi cắt và phục vụ.

10. Bánh dứa yến mạch úp ngược

Nguyên liệu

Cho phần mặt trên cùng của bánh (đáy khuôn bánh):
  • 1 hộp dứa cắt lát, không đường, lưu giữ nước
  • 50g chất làm ngọt thay thế đường (như erythritol hoặc stevia)
  • 2 muỗng canh bơ không muối, tan chảy
  • Một ít quế bột (tùy chọn)
Cho phần thân bánh:
  • 130g bột yến mạch (yến mạch xay nhuyễn);
  • 60g bột mì nguyên cám;
  • 1 - 1.5 muỗng cà phê bột nở;
  • 1/2 muỗng cà phê muối;
  • 2 quả trứng lớn;
  • 80g chất làm ngọt thay thế đường;
  • 60 ml bơ thực vật đã đun chảy;
  • 1 muỗng cà phê tinh chất vani;
  • 120 ml sữa không đường hoặc sữa thực vật;
  • Nước dứa (từ hộp dứa).

Cách làm

  • Làm nóng lò nướng trước ở 175°C. Bên ngoài lò, chuẩn bị một khuôn bánh tròn có thể chống dính;
  • Phết đều bơ tan chảy ở đáy khuôn, rải đều đường ăn kiêng và xếp đều các lát dứa dưới đáy khuôn. Rắc một chút quế bột lên trên nếu thích;
  • Trong một tô lớn, trộn bột yến mạch, bột mì, bột nở và muối;
  • Trong một tô khác, đánh trứng và đường ăn kiêng cho đến khi trứng bông mịn. Thêm bơ thực vật, tinh chất vani với sữa rồi trộn đều;
  • Kết hợp hỗn hợp bột khô với hỗn hợp nguyên liệu ướt, thêm nước dứa để điều chỉnh độ sệt của bột bánh (không quá lỏng và không quá đặc).
  • Đổ hỗn hợp bánh vào khuôn đã chuẩn bị, sau đó dàn phẳng bề mặt khuôn;
  • Nướng bánh ở khoảng 25-30 phút hoặc cho đến khi bánh chín vàng;
  • Lấy bánh ra khỏi lò, để nguội khoảng 10 phút trước khi lật ngược khuôn và đổ bánh ra đĩa.
Ở món bánh dứa yến mạch, phần đáy bánh sẽ trở thành mặt bánh sau khi úp ngược bánh ra khỏi khuôn
Xem thêm:
  • Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì - Kèm chỉ số GI, GL
  • Thực đơn cho người tiểu đường 7 ngày khoa học và đủ chất
  • 23+ món ăn cho người tiểu đường ổn định đường huyết, ngon dễ
  • Bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không? Nên ăn loại nào?

Một số lưu ý cho người tiểu đường khi ăn bánh

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà người bệnh tiểu đường cần lưu ý khi ăn bánh để quản lý tốt lượng đường trong máu:
  • Luôn theo dõi mức đường huyết của bản thân trước và sau khi ăn bánh để đánh giá ảnh hưởng của thực phẩm lên cơ thể;
  • Ăn chậm và nhai kỹ không chỉ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa mà còn giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và kiểm soát lượng đường được hấp thụ vào máu;
  • Đặc biệt, chế độ ăn uống cho người tiểu đường cân đối, kết hợp với hoạt động thể chất thường xuyên và lối sống lành mạnh (ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, cai thuốc lá và từ bỏ rượu bia) chính là những yếu tố quan trọng giúp quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh mối quan hệ giữa việc ăn bánh với sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu rõ người bệnh tiểu đường ăn bánh được không, cũng như cách nấu 10 loạibánh cho người tiểu đườngăn kiêng, vừa bổ dưỡng, vừa dễ dàng thực hiện tại nhà.Việc thưởng thức những loại bánh dành cho người tiểu đường không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu mà còn mang lại nhiều niềm vui trong cuộc sống. Nếu cần tư vấn thêm về danh sáchbánh ăn kiêng cho người tiểu đường, bạn hãy gọi đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để được các chuyên gia tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tư vấn chi tiết.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Cám ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi

Đăng ký nhận tin

Lưu ý: các sản phẩm trên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

© Bản quyền thuộc về Vay.Vn.Je Thiết kế bởi Web.Vn.Je 2021
Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn